Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Đánh thuế nhà: Bóc lột hay lột truồng nhân dân


Ý kiến trên mạng: Đây không còn được gọi là bóc lột nữa mà là lột truồng cạo sạch lông nhân dân. Cho nhân dân về sống thời kì đồ đá, đồ đểu. Kiểu này chúng nó sẽ đánh thuế nhà sàn của Bác để lấy thuế cũng nên. Nhờ những chính sách thế này mà Đảng đã làm cho dân ta sáng mắt sáng lòng, ngày người dân dám đứng lên đồng khởi sẽ đến sớm hơn.
Đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng: Một đề xuất nguy hiểm!
An Chi - Đề xuất đánh thuế nhà ở trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính đang vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP Invest), kiến nghị đánh thuế với nhà ở trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính thậm chí còn nguy hiểm hơn cả đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai của bộ này đưa ra trước đó. 
 Ông Nguyễn Quốc Hiệp
Bộ Tài chính vừa có kiến nghị xây dựng Luật thuế Tài sản với đề xuất đánh thuế đối với đất ở và nhà. Theo đó, bộ này kiến nghị đánh thuế với nhà ở có giá trên 700 triệu đồng, ngưỡng không chịu thuế là nhà có giá trị dưới 700 triệu đồng. Phần bị đánh thuế là phần có giá trị trên 700 triệu đồng, mức thuế được áp dụng cho phần vượt lên ngưỡng là 0,4%.


Đề xuất của Bộ Tài chính ngay lập tức đã gây nhiều ý kiến tranh cãi trong giới chuyên gia bất động sản và sự phản ứng dữ dội từ dư luận trong suốt mấy ngày qua.

"Nguy hiểm hơn cả đánh thuế căn nhà thứ hai"

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP Invest), kiến nghị đánh thuế với nhà ở trên 700 triệu đồng của Bộ Tài chính thậm chí còn nguy hiểm hơn cả đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai của bộ này đưa ra trước đó. 

Ông Hiệp lý giải, đánh thuế căn nhà thứ hai còn có chút hợp lý vì những người có tiền mua căn nhà thứ hai trở đi thường là người có dư giả về tài chính, mua để đầu tư. Trong khi đó, đề xuất đánh thuế với nhà ở có giá trị từ 700 triệu đồng lại đánh thuế người mua nhà đầu tiên, giá nhà càng cao, mức thuế càng lớn.

"Đề xuất đánh thuế này nếu được thông qua chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản, khiến thị trường đi xuống. Người dân có tiền cũng không dám mua nhà để đầu tư do với mức thuế này, lời lãi từ đầu tư địa ốc sẽ chẳng còn đáng kể. Thị trường bất động sản tất yếu sẽ mất đi sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và cả những người mua nhà ở thực", ông Hiệp phân tích.

Cũng theo lãnh đạo GPInvest, lĩnh vực xây dựng hiện đang chiếm 11 - 12% GDP, do đó khi thị trường bất động sản suy giảm, chắc chắn sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Trước khi áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở, Bộ Tài chính cần hết sức thận trọng. Mỗi nước có một điều kiện phát triển và đặc thù khác nhau, không thể mang kinh nghiệm của các nước phát triển để áp thuế đối với các nước đang phát triển. Nếu thu thuế, có thể sẽ thu được thêm tiền ngân sách, tuy nhiên những hệ quả đối với nền kinh tế sẽ rất lớn.

Mặt khác, mức đánh thuế tài sản Bộ Tài chính đưa ra đối với nhà ở có giá từ 700 triệu đồng, đây là mức giá rất thấp. Với mức giá này, hầu hết người dân mua nhà đều sẽ phải nộp thuế. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho người mua nhà, nhất là những người có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội, ông Hiệp cho hay.

Lo ngại thuế chồng thuế

Về đề xuất đánh thuế tài sản đối với nhà ở, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM lo ngại, nếu Luật thuế Tài sản được ban hành tại thời điểm hiện nay sẽ có tác động rất lớn đối với thị trường bất động sản và người tiêu dùng.

Theo ông Châu, đề xuất đánh thuế của Bộ Tài chính chưa thật thỏa đáng và có thể gây ra tình trạng "thuế chồng thuế" do người tiêu dùng, người mua nhà vừa phải nộp tiền sử dụng đất rất lớn, vừa phải nộp thuế tài sản.

Nghiêm trọng hơn, sắc thuế này sẽ tác động đến mặt bằng giá cả nói chung mà trực tiếp là giá cả trên thị trường bất động sản, làm giảm phần nào hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp dẫn tới khả năng sụt giảm giao dịch trên thị trường bất động sản.

Ông Châu cho rằng, Luật thuế Tài sản được áp dụng ở đa số các nước trên thế giới, là nguồn thu quan trọng, ổn định và bền vững của ngân sách nhà nước tại địa phương, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, có điểm khác biệt cơ bản là ở các nước khác là đất đai thuộc sở hữu tư nhân, không có khoản thu ngân sách "tiền sử dụng đất" như ở Việt Nam.

Do đó, tiền sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay đang nguồn thu quan trọng của ngân sách, là "ẩn số", "gánh nặng", tạo ra cơ chế "xin-cho", nhũng nhiễu và doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục hành chính này.

Mặt khác, tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành nhà ở, như chiếm khoảng trên dưới 10% trong giá thành căn hộ chung cư; chiếm khoảng trên dưới 30% trong giá thành nhà phố; chiếm khoảng trên dưới 50% trong giá thành biệt thự. Vì vậy, nếu tính cả thuế tài sản như đề xuất của Bộ Tài chính sẽ gây ra gánh nặng rất lớn cho người mua nhà.



Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, việc đề xuất áp dụng mức thuế suất 0,4% đối với đất ở, đất xây dựng nhà chung cư, nhà ở có giá trị trên 700 triệu đồng có thể chấp nhận được nếu đi đôi với việc sửa đổi chính sách và cơ chế tính tiền sử dụng đất theo hướng quy định tiền sử dụng đất là một sắc thuế đánh trên hoạt động chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở, với thuế suất khoảng 10 - 15% tính trên bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành, được điều chỉnh hàng năm phù hợp với giá thị trường.

Điều này sẽ đảm bảo tính minh bạch, loại trừ cơ chế "xin-cho", để giảm mức thu tiền sử dụng đất rất nặng hiện nay về mức hợp lý hơn.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng đề nghị áp dụng thuế suất 0% đối với nhà ở có giá trị từ 1 tỷ đồng trở xuống để hỗ trợ thiết thực cho những người có thu nhập trung bình thấp và người có thu nhập thấp trong xã hội.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: