Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

5 dấu hiệu sẽ xảy ra Chiến Tranh


https://baomai.blogspot.com/ 

Trước tình hình đe dọa an ninh thế giới của Trung Cộng (TC), Bắc Hàn và Iran, cùng với sự thay đổi nhân sự trong nội các của tổng thống Trump với những tên tuổi được mệnh danh là "diều hâu" như John Bolton, James Mattis, nhiều nhà quan sát cho rằng tổng thống Trump đang đưa Hoa Kỳ đến gần với chiến tranh.

Điều đầu tiên nên nhớ là không một nhà lãnh đạo quốc gia nào muốn khởi sự một cuộc chiến tranh mà họ biết rằng sẽ kéo dài và tốn kém, đó là chưa nói đến nguy cơ có thể bị đánh bại. Lịch sử cho thấy có nhiều trường hợp như vậy. Thế nhưng nhiều nhà lãnh đạo vẫn tự dối mình và cho là họ có thể chiến thắng một cách nhanh chóng, không tốn kém.

https://baomai.blogspot.com/

Trước Đệ Nhất Thế Chiến, các nhà lãnh đạo Đức cho rằng kế hoạch Schlieffen có thể giúp họ đánh bại Pháp và Nga trong vài tháng. 

Hitler cũng có những hy vọng tương tự với chiến thuật "blitzkrieg" và đã tổ chức toàn bộ máy chiến tranh của Đức Quốc Xã dựa trên giả thiết chiến tranh sẽ ngắn gọn.
  
Nhật Bản biết rằng họ không thể thắng một cuộc chiến tranh kéo dài với Hoa Kỳ, và cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một cuộc đánh liều tuyệt vọng mà Tokyo mong muốn sẽ làm tan vỡ tinh thần của Hoa Kỳ và thuyết phục Washington để cho họ tự do hành động ở Đông Á.

Saddam Hussein cho rằng không ai có thể chống lại việc xâm chiếm Kuwait.

https://baomai.blogspot.com/

Tổng thống George W. Bush cũng tin rằng chiến tranh ở Iraq sẽ dễ dàng, ngắn và không tốn kém.

Trong một chế độ dân chủ, các nhà lãnh đạo khi muốn lâm chiến phải thuyết phục công chúng rằng đó là điều cần thiết và khôn ngoan. 

Quốc hội Hoa Kỳ đã từ bỏ vai trò tuyên chiến, được hiến pháp cho phép, một thời gian dài trước đây, khiến các tổng thống được tự do lâm chiến, nhưng không một tổng thống nào có thể yêu cầu sử dụng vũ lực một cách quy mô, rộng lớn (ngoài việc dùng máy bay không người lái hoặc các cuộc đột kích nhỏ) nếu ông biết rằng dân chúng sẽ công khai và mạnh mẽ chống lại. Thay vào đó, tổng thống và nội các của ông sẽ cố gắng thuyết phục công chúng đồng ý với việc tham chiến.

https://baomai.blogspot.com/

Vì vậy, nếu một tổng thống và cố vấn của ông đang tìm cách để bắt đầu một cuộc chiến, họ phải làm sao để dân chúng đồng ý? Dưới đây là năm lý lẽ chính mà những nhà lãnh đạo "diều hâu" thường dùng để biện minh cho một cuộc chiến tranh. Chúng ta có thể xem chúng như là năm dấu hiệu cho biết Quốc Gia Của Chúng Ta Sẽ Tham Chiến. 

https://baomai.blogspot.com/

Tác giả của bài bình luận về những dấu hiệu cho biết là Hoa Kỳ đang đi gần đến chiến tranh này là Giáo Sư Stephen M. Walt dạy về môn Quan Hệ Quốc Tế - international relations - tại Viện Đại Học Harvard (1). Ở đây, chúng tôi sẽ lược qua "năm dấu hiệu" do ông trình bày, đồng thời đưa ra quan điểm và nhận xét riêng để đọc giả có dịp so sánh và tự tìm ra quyết định riêng về tình hình an ninh của Hoa Kỳ, nói riêng, và cả thế giới, nói chung.

1_ Nguy hiểm nghiêm trọng và ngày càng gia tăng.

Nguyên lý căn bản trong nguyên tắc phòng ngừa chiến tranh là giả định rằng chiến tranh đang có nguy cơ xảy ra và, tốt hơn hết là, phải chiến đấu ngay bây giờ thay vì sau này. Với lý do này, Đức đã đi vào cuộc chiến tranh - Đệ Nhất Thế Chiến - năm 1914 bởi vì họ tin rằng quyền lực của Nga sẽ vượt lên một cách nhanh chóng. Cũng vì vậy mà chính quyền Bush đã tấn công Iraq bởi vì họ cho rằng Saddam đã có được vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) và tình hình sẽ không thể tưởng tượng được nếu Saddam dùng loại vũ khí này. Theo đó, tại Hoa Kỳ, bất cứ người lãnh đạo nào muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh sẽ cố gắng thuyết phục công chúng rằng Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiều chiều hướng bất lợi và chỉ có thể đảo ngược được tình thế bằng hành động quân sự. Bài học cho chúng ta là hãy để ý đến các khẩu hiệu về "khoảng cách - gaps," "đường vạch đỏ - red lines," "điểm không trở lại - points of no return" hoặc "không còn thời gian - time is running out," điều này hàm ý rằng Hoa Kỳ phải hành động trước khi quá muộn.

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt lý luận rằng chính phủ của ông Trump lo ngại về Bắc Hàn đang có khả năng chế tạo bom nguyên tử và phi đạn liên lục địa, đồng thời Iran là quốc gia hiện đang muốn chế tạo bom nguyên tử, đe dọa an ninh trong vùng và cả Hoa Kỳ. Tuy vậy, có vũ khí là một chuyện, có dùng nó để xâm lăng hay gây chiến hay không, lại là một chuyện khác. Vì không ai có thể tiên đoán được tương lai.

Lý luận như thế thì hiển nhiên là chỉ nhận xét với cái nhìn của một nhà ngoại giao - méo mó nghề nghiệp. Về phương diện quân sự thì "chó sủa và sẽ cắn." Ông bà ta có câu "được đằng chân, lân đằng đầu." Nếu nhường bước trước kẻ hung hăng, có vũ lực thì chúng sẽ càng hung tợn hơn vì "lòng tham vô đáy." Và cũng nên hiểu rằng quy luật của chiến tranh là "tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh." Lý luận của ông Walt vẫn theo đúng quy luật chiến tranh của Hoa Kỳ là "Chỉ đánh trả khi bị tấn công trước." Thế nhưng nếu bị tấn công bằng bom nguyên tử thì có còn thời gian để trả đũa hay không? Hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Đệ Nhị Thế Chiến là câu trả lời rõ ràng nhất.

2_ Sẽ dễ thắng trong chiến tranh và ít tốn kém.

Như đã nói ở trên, không một nhà lãnh đạo nào muốn có một cuộc chiến tranh lâu dài và tốn kém, hoặc có thể bị thua. Do đó, nhà lãnh đạo muốn lâm chiến phải tự thuyết phục mình và dân chúng rằng sẽ dễ dàng chiến thắng và không tốn kém. Trên thực tế, điều này có nghĩa là thuyết phục mọi người rằng chi phí của Hoa Kỳ cho chiến tranh sẽ không đáng kể, có thể kiểm soát được sự rủi ro về bành trướng chiến tranh, và kết quả có thể dễ dàng đoán trước.

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt khuyên dân chúng phải để ý đến những từ ngữ được chính quyền dùng, như "lựa chọn bị giới hạn - limited options," "tấn công đẫm máu," sức mạnh của không lực, khả năng "tấn công chính xác," hoặc kiểm soát được tình trạng chiến tranh. Những từ ngữ này, theo ông Walt, là dấu hiệu chính phủ tự thuyết phục họ rằng có nhiều lựa chọn để đánh bại kẻ thù, đồng thời ít nguy hại cho đất nước. Và ông cũng cho biết rằng đối phương sẽ chống trả lại không kém.

Khi chiến tranh xảy ra, dù là tấn công hay tự vệ, thì thiệt hại cho quốc gia dĩ nhiên phải có. Thế nhưng, trong chiến tranh, thì ở vị thế mạnh (tấn công) vẫn có lợi hơn là ở vị thế yếu (tự vệ hoặc chống đỡ). Bởi thế, cho dù không muốn chiến tranh cũng phải tìm cách ở vị thế mạnh. Lịch sử thế giới đã chứng minh quốc gia yếu luôn bị các quốc gia mạnh tìm cách xâm chiếm.

https://baomai.blogspot.com/

Là người Việt Nam, chúng ta hiểu rõ việc này hơn ai hết. Thế cho nên , "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh" và nếu khởi chiến thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."

3_ Chiến tranh sẽ giải quyết được tất cả các khó khăn của chúng ta.

Những người ủng hộ cho chiến tranh thường hứa hẹn rằng chiến thắng sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề cùng một lúc. Saddam nghĩ rằng xâm chiếm Kuwait là một hành động chính trị nhằm loại bỏ một trong những chủ nợ chính của ông ta, tăng tổng sản lượng quốc gia của Iraq lên hàng tỷ đô la qua đêm, tăng cường cán cân quyền lực của ông ta đối với Ả-rập Xê-út, làm giảm bất mãn trong nước và cho ông ta quyền lực để cạnh tranh với Iran, quốc gia có tiềm năng mạnh hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Tương tự như vậy, ông Bush nghĩ rằng lật đổ Saddam sẽ loại bỏ một kẻ có tiềm năng xâm lược, gửi một thông điệp tới các quốc gia có vũ khí hạt nhân khác, khôi phục lại sự tin cậy của Hoa Kỳ sau ngày 9 tháng 11 và bắt đầu một quá trình dân chủ hóa ở Trung Đông, cuối cùng sẽ giảm thiểu nguy cơ khủng bố của những kẻ Hồi Giáo cuồng tín. 

Những người chủ chiến cho rằng nếu Hoa Kỳ sử dụng vũ lực, các quốc gia khác sẽ tôn trọng họ, củng cố được vị trí lãnh đạo, và hòa bình sẽ lan rộng khắp nơi. Ngược lại, nếu họ không hành động, kẻ thù sẽ được khuyến khích, các đồng minh sẽ bị ở thế yếu, và thế giới sẽ rơi vào bóng tối.

Giáo sư Walt lý luận rằng cho dù Hoa Kỳ có tham gia chiến tranh hay sử dụng vũ lực bao nhiêu lần - và trong nhiều thập niên gần đây, đã có rất nhiều lần sử dụng sức mạnh - xem ra vẫn chưa đủ.

https://baomai.blogspot.com/

Nói như thế thì chẳng lẽ Hoa Kỳ khoanh tay ngồi nhìn để TC biến Biển Đông thành tài sản riêng của chúng? Chẳng lẽ ngồi chờ xem Bắc Hàn có thể chế nổi một hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử rơi xuống miền tây nước Mỹ hay không? Ngồi chờ xem Iran có thể chế tạo được bom nguyên tử để tấn công Do Thái hay nước láng giềng nào khác trong vùng? Ngồi chờ xem Nga có dám tấn công các quốc gia Bắc Âu hay không? Bao nhiêu sinh mạng sẽ bị phí phạm nếu Hoa Kỳ ngồi khoanh tay xem "cuộc hí trường?"

Bàn như giáo sư Walt là loại lý luận của kẻ "ngồi chờ," kẻ "cầu may," hay đúng ra là kẻ có tinh thần bạc nhược, không có kiến thức quân sự: "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

4_ Địch thủ là kẻ độc ác, khùng điên, hoặc cả hai.

Giáo sư Walt cho rằng những nhà lãnh đạo thường lấy cớ địch thủ của quốc gia là những kẻ độc ác, khùng điên. Tác giả còn quên một điều là chúng còn có máu xâm lăng, mộng bá chủ. Đây không phải là cớ để Hoa Kỳ phải lâm chiến, nếu kẻ ác không động chạm gì tới quyền lợi của nước Mỹ. Thế nhưng bảo rằng TC chiếm toàn cõi Biển Đông là không đụng chạm đến Mỹ, Bắc Hàn chế tạo phi đạn liên lục địa mang đầu đạn nguyên tử là không nguy hiểm cho nước Mỹ, Iran hăm dọa sẽ chế tạo vũ khí nguyên tử để xóa nước Do Thái khỏi bản đồ thế giới là không nguy hại đến đồng minh của Mỹ, ... Các quốc gia kể trên cùng với cấp lãnh đạo của chúng nếu không độc ác, không điên khùng, không có mộng xâm lăng thì thử hỏi phải gọi chúng bằng những "từ ngữ ngoại giao" nào khác cho hợp với thực tế?

https://baomai.blogspot.com/

Giáo sư Walt lại đưa ra lý luận rằng nếu tấn công các quốc gia địch thủ thì họ cũng chẳng ngồi yên chịu đòn. Lẽ dĩ nhiên là như thế, đó là thực tế của chiến tranh và sẽ có thiệt hại cho cả đôi bên. Thế nhưng trở lại với chiến pháp thì, lập lại ở đây là "Đánh kẻ thù khi chúng còn yếu, thì mới có thể đỡ thiệt hại. Chờ cho đến khi chúng mạnh ngang mình rồi mới đánh thì sự thiệt hại sẽ khó lường, và có thể thua."

5_ Kêu gọi Hòa Bình là không yêu nước

Dấu hiệu sau cùng là khi chính phủ quấn vào mình lá cờ quốc gia để gọi những kẻ hoài nghi về biện pháp sử dụng vũ lực là không yêu nước. Giáo sư Walt dẫn chứng rằng trong chiến tranh Việt Nam, tổng thống Lyndon Johnson và Richard Nixon đã cáo buộc những kẻ phản chiến là giúp đỡ và khuyến khích cho kẻ thù. Chính quyền muốn cổ động cho chiến tranh buộc phải miêu tả những người phản đối họ là những kẻ yếu đuối, ngây thơ hoặc không có quyết tâm để bảo vệ cho nền an ninh quốc gia.

missile GIF

Giáo sư Walt lý luận rằng sau 17 năm chiến tranh chống khủng bố, người dân Hoa Kỳ đã quá quen thuộc với chiến tranh. Ngay cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều đồng lòng ủng hộ việc tổng thống Trump ra lệnh phóng mấy chục hỏa tiễn hành trình vào Syria và cho rằng hành động này chứng tỏ tổng thống Trump hành sử đúng với cương vị của một vị tổng thống Hoa Kỳ. Giáo sư Walt kết luận rằng khi một chính phủ muốn lâm chiến thì sẽ tìm đủ mọi cách có thể để hăm dọa hoặc hạ thấp giá trị những người hoài nghi. Cách đáng tin cậy nhất để làm điều đó là thúc đẩy lòng yêu nước của họ.

Bàn về việc tổng thống Trump sẽ khai chiến ở đâu? Giáo sư Walt cho rằng sẽ là ở Trung Đông, Iran, vì hai lý do. Thứ nhất, Bắc Hàn đã có bom nguyên tử và Iran thì chưa, nên gây chiến với Bắc Hàn nguy hiểm hơn. Thứ nhì, dù rằng chỉ xảy ra chiến tranh thuần túy ở bán đảo Triều Tiên thì cũng khiến Nam Hàn, Nhật Bản và TC phải lo ngại. Trái lại, các quốc gia ở Trung Đông sẽ rất hài lòng với việc ông Trump đánh Iran thay cho họ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng điều tiên đoán đó không có ý nghĩa gì vì, giáo sư Walt cho rằng chiến tranh với một trong hai quốc gia nói trên sẽ không xảy ra vì Hoa Kỳ chẳng có lợi gì khi lâm vào một cuộc chiến tranh nữa. Tuy nhiên ông không đề cập đến chính sách của Hoa Kỳ là "Hoa Kỳ sẽ phản công nếu bị tấn công." Sự tấn công không nhất thiết phải là cuộc tấn công thẳng vào Hoa Kỳ, nhưng vào một trong các quốc gia đồng minh có ký hiệp ước phòng thủ quốc phòng với Hoa Kỳ, trong đó có Phi Luật Tân, Nam Hàn, Nhật Bản ở Châu Á cũng như các quốc gia thuộc khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

https://baomai.blogspot.com/

Qua những nhận xét của giáo sư Walt, chúng ta thấy rõ ông chỉ có cái nhìn của một nhà ngoại giao, không có ý niệm căn bản về quân sự, và là một người không muốn nhìn thấy chiến tranh xảy ra khi ông còn sống. Đó là một quan điểm hẹp hòi và ích kỷ. Vì nó giúp kẻ địch có nhiều thời gian để phát triển sức mạnh, như thế con cháu của ông sẽ phải trả một giá rất đắt khi chiến tranh xảy ra.

Cũng vì không có kinh nghiệm về quân sự nên giáo sư Walt cũng tránh bàn luận đến các yếu tố thực sự khiến chiến tranh bùng nổ, trong đó có yếu tố bất ngờ, chỉ cần một bên, vì bất cứ lý do nào đó, nổ phát súng đầu tiên để khai mạc chiến tranh. Khi đó thì sức mạnh của tinh thần chiến đấu cùng với vũ khí tối tân sẽ quyết định thắng bại. Có lẽ giáo sư Walt quên câu  thành ngữ của Hoa Kỳ "The best defense is a good offense - Phương pháp phòng vệ tốt nhất là tấn công."

https://baomai.blogspot.com/

Dĩ nhiên là không ai thích chiến tranh, nhưng đôi khi chiến tranh là điều cần thiết để giải quyết những gì mà đường lối ngoại giao không thể làm được. Thế cho nên xin lập lại ở đây một lần nữa là "Si vis pacem, para bellum - Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh". Niccolò Machiavelli của Ý và Tôn Vũ của Trung Hoa cũng bàn về phương thức "Phòng thủ với mục đích phản công và tấn công," nghĩa là nếu phòng thủ thì phải mạnh, với mục đích tiêu diệt khả năng tấn công của đối phương, rồi sau đó tấn công khi địch đã bị yếu. Và trong trường hợp phải khởi đầu chiến tranh thì "Tiên hạ thủ vi cường - ra tay trước thì được ở thế mạnh."



Lâm Viên

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: