Phù xa sông Hồng mùa Tết
Tùy bút của Trần Quảng Nam
Nhà tôi gần nơi làm việc nên tôi hay đi bộ vòng bên ngoài tp nơi quy hoạch làm khu nhà vườn nhỏ, được trồng đủ các loại hoa và cây ăn quả sứ sở ôn đới mà nhiều nhất vẫn là cây táo , giữa tháng hai khi mà tuyết cũ chưa tan hết thì những bông tuyết mới lại đang nối tiếp nhau sa xuống những cành táo, trơ trụi , xù xì mốc thếch, nhìn chúng như đang hóa đá hay là được tạo ra bằng đá ấy, thế nhưng chỉ cần chú ý một chút đã thấy những chồi non, những nụ hoa đang nhú ra, lớn lên từng ngày chỉ chờ nắng ấm là bung ra màu xanh màu xuân vói những bông hoa trắng phơn phớt hồng gợi cho tôi nỗi nhớ về quê hương nơi Tết cổ truyền của dân tộc đang đến thật gần, rất gần như là người đồng nghiệp đứng bên cạnh khe khẽ hát theo điệu nhạc "Xuân! xuân ơi , Xuân đến rồi ...".
Hôm qua tôi được đọc tùy bút của tác giả Vũ Thư Hiên (Sương xuân và hoa đào) trên trang Tễu Blog . Cảm ơn tác giả, cảm ơn chú Tễu đã cho tôi được đọc bài viết này, nhẹ nhàng như một ngọn gió xuân nhưng khi đọc xong, tôi cứ có một cảm giác buồn man mác và cả tủi thân nữa đọc lại một lần nữa thì cái cảm giác đó cứ rõ nét dần lên.
Mẹ tôi chuyển về làm việc ở nhà máy Đường 19-5 ven sông Tích Giang, bên kia sông là thị xã Sơn Tây , được nối với nhau bằng chiếc cầu treo cứ mỗi lần có vài người đi qua là lại đung đưa như đưa võng từ năm 68 của thế kỷ trước. Năm đầu mẹ ở tập thể nên phải gửi tôi về quê ngoại bên kia sông Hồng ở vói ông bà, một năm sau tôi vào lớp một mới được mẹ đón về và bắt đầu đi học ở trường cấp một Trần Phú. Từ đây tháng nào tôi cũng về quê thăm ông bà ngoại , lần nào cũng phải đợi đò thật lâu để qua sông Hồng.
Vì đất nước có chiến tranh nên bố tôi phải lo công việc của người lính chiến, mười một cái Tết tôi ở đây với mẹ và hai đứa em thì 12 lần vừa chuyển nhà vừa sơ tán mà không bao giờ có mặt bố tôi nên việc ông làm gì, như thế nào để đón Tết cổ truyền cho tới hôm nay vẫn là bí mật với tôi và các em tôi. Cứ gần Tết các bác, bá đằng mẹ lại người cho gạo nếp để thổi xôi, người cho bánh người cho thịt cộng với túi hàng tết tiêu chuẩn của mẹ cũng đủ để ba mẹ con tôi có Tết ,chỉ có thiếu hoa, đúng là hoa thì chẳng bao giờ mẹ tôi mua chắc là không có tiền để chi cho cái khoản xa xỉ đó. Tết năm 77 tôi học cấp ba, lần đầu cùng mấy đứa bạn hàng sóm đi chặt chộm cành đào phai mang về nhà dựng trong chiếc vại sành, vậy là trong gian nhà tập thể chưa đến 10m2 mái tranh vách đất mùa xuân cũng lặng lẽ ùa vào theo cành đào phai. Sống ở khu tập thể nên chúng tôi chỉ biết lấy đường đi làm sân chơi giao, thừa thì kéo nhau ra cổng nhà máy nơi rộng rãi nhất và có cả ánh sáng đèn đường để đốt pháo. Chính nhờ những quả pháo thăng thiên khi đó cứ phải ngửa cổ lên trời để xem mà tôi đã bất chợt nhìn thấy vô số những giọt sương đêm vương trên cành nhờ có ánh sáng đèn điện cứ lấp lánh, lung linh như những vì sao li ti trên bầu trời đêm.
.
Mẹ tôi chuyển về làm việc ở nhà máy Đường 19-5 ven sông Tích Giang, bên kia sông là thị xã Sơn Tây , được nối với nhau bằng chiếc cầu treo cứ mỗi lần có vài người đi qua là lại đung đưa như đưa võng từ năm 68 của thế kỷ trước. Năm đầu mẹ ở tập thể nên phải gửi tôi về quê ngoại bên kia sông Hồng ở vói ông bà, một năm sau tôi vào lớp một mới được mẹ đón về và bắt đầu đi học ở trường cấp một Trần Phú. Từ đây tháng nào tôi cũng về quê thăm ông bà ngoại , lần nào cũng phải đợi đò thật lâu để qua sông Hồng.
Vì đất nước có chiến tranh nên bố tôi phải lo công việc của người lính chiến, mười một cái Tết tôi ở đây với mẹ và hai đứa em thì 12 lần vừa chuyển nhà vừa sơ tán mà không bao giờ có mặt bố tôi nên việc ông làm gì, như thế nào để đón Tết cổ truyền cho tới hôm nay vẫn là bí mật với tôi và các em tôi. Cứ gần Tết các bác, bá đằng mẹ lại người cho gạo nếp để thổi xôi, người cho bánh người cho thịt cộng với túi hàng tết tiêu chuẩn của mẹ cũng đủ để ba mẹ con tôi có Tết ,chỉ có thiếu hoa, đúng là hoa thì chẳng bao giờ mẹ tôi mua chắc là không có tiền để chi cho cái khoản xa xỉ đó. Tết năm 77 tôi học cấp ba, lần đầu cùng mấy đứa bạn hàng sóm đi chặt chộm cành đào phai mang về nhà dựng trong chiếc vại sành, vậy là trong gian nhà tập thể chưa đến 10m2 mái tranh vách đất mùa xuân cũng lặng lẽ ùa vào theo cành đào phai. Sống ở khu tập thể nên chúng tôi chỉ biết lấy đường đi làm sân chơi giao, thừa thì kéo nhau ra cổng nhà máy nơi rộng rãi nhất và có cả ánh sáng đèn đường để đốt pháo. Chính nhờ những quả pháo thăng thiên khi đó cứ phải ngửa cổ lên trời để xem mà tôi đã bất chợt nhìn thấy vô số những giọt sương đêm vương trên cành nhờ có ánh sáng đèn điện cứ lấp lánh, lung linh như những vì sao li ti trên bầu trời đêm.
.
Mùa Tết nước sông Hồng trong hơn rất it phù xa và cạn làm hở ra dải cát dài theo dòng nước phía bờ bên Vĩnh Phúc rộng cả trăm mét , không bằng phẳng thỉch thoảng lại có những vũng nước lớn trong veo mà những mùa khác chúng ẩn mình trong dòng nước vàng đục chứa trong mình hàng tỷ tỷ hạt phù xa để tạo nên đồng bằng sông Hồng hôm nay. Tiết trời hanh khô làm lớp phù xa phía trên bãi cát nứt nẻ, cong vênh tạo thành lớp vảy, sáng ánh vàng dưới nắng xuân tôi cứ chọn những nơi này để dẫm đôi trân trần của mình lên nghe tiếng gãy giòn tan, nhớ ông ngoại bẻ bánh đa để uống riệu trên chiếc chiếu hoa trải ở hè gian giữa nhà. Đặc biệt cảm nhận được một luồng khí vừa ấm áp lại vừa mát mẻ từ trong lòng đất qua bàn chân chạy khắp cơ thể mình .
Chao ôi, những hạt phù sa sông Hồng , những hạt nhỏ li ti hơn cả hạt sương đêm, nhìn thấy chúng đang chao liệng trong dòng nước mà không thể cầm bắt chúng được ,chúng mơm chớn, vuốt ve làn da bám vào mái tóc mỗi lần dầm mình trong dòng sông buổi trưa hè nóng nực. Gia đình tôi cũng như những hạt phù sa li ti cứ lênh đênh theo dòng nước trôi, trôi mãi lúc nào cũng bên nhau, quấn quýt xum vầy mà vẫn cứ xa nhau, xa mãi . Một mình băng qua bãi cát ngược với dòng người áo quần sặc sỡ, gương mặt hân hoan rạng ngời đang đi về phía bến đò để sang tx Sơn Tây chơi tết. Tôi cứ thầm hỏi trong lòng mình họ chơi cái gì ở đó nhỉ ? nơi mà tôi mới bỏ lại sau lưng để về xem Tết quê, hay là chỉ đi vòng quanh thành cổ rồi lại ra sông lên đò trở về.
Tôi cứ đi ngược qua các làng ven sông vừa xem mọi người reo hò trên các thửa ruộng có dựng những cây đu, không chỉ là bốn cột khen ai khéo khéo trồng mà có cây đu to, hai cột đứng thẳng với mỗi bên hai cột nghiêng buộc với hai cột đứng thẳng cao ngất là sáu cột , với cây xà bắc ngang phía trên rồi thêm hai cây tre thả xuống gần tới mặt đất phía dưới là miếng gỗ nhỏ để các cô các cậu đặt chân lên đó, hai tay nắm lấy cây tre mà khom khom cật với ngửa ngửa lòng cho thỏa thích. Đám khác thì đang cổ vũ reo hò huyên náo mỗi bước chân tôi đi qua cho hai chú gà trọi nhưng Thôi thúc nhất là tiếng trống ở sới vật ven đê, cứ thế đi qua ba làng tôi lên tới mặt đê , cây trôi đình làng bà ngoại đã hiện ra trước mắt. Các anh chị, con của các bác các bá và mấy đứa bạn quen đã đợi sẵn, chẳng cần nghỉ ngơi chúng tôi gặp nhau gần chục đứa hớn hở đi tiếp qua xã Cao Đại, Bạch Hạc lên cầu Việt trì cũng giống như đoàn người đi sang tx Sơn Tây chơi Tết. Chúng tôi đứng trên cầu nhìn ngắm nhìn dòng sông mùa cạn , xa xa là tp Việt Trì nhìn mãi cũng chỉ thấy mấy cái ống khói vươn cao hơn những tán cây và hít thở cái mùi tàu hỏa hăng hắc chán rồi lại đi về.
Tối trời trở lạnh hơn, mấy anh em tôi ngồi trên ổ rơm trong gian bếp đánh tam cúc ăn những đồng xu có lỗ với những tờ một hào mới được mừng tuối ban sáng . Tết của tôi những năm ấy chỉ có vậy mà sao đã hơn bốn mươi năm xa về thời gian , hơn một vạn km xa về không gian mà vẫn cứ như mới hôm qua vậy.
T.Q.N
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét