Thứ ba - 27/02/2018 14:38
Nằm trong chương trình Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, tiến tới xây dựng ngày thơ thành ngày Văn học Việt Nam, sáng 27/2, tại Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam – số 9 Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) diễn ra Hội thảo Thơ và những vấn đề của thơ đương đại.
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Cinet
Mở đầu hội thảo, nhà thơ Vũ Quần Phương trình bày tham luận đề dẫn, nêu khái quát tình hình thơ Việt Nam hiện nay, những vấn đề cần trao đổi, tranh luận tại diễn đàn. Tham luận nhấn mạnh đến vị thế, vai trò và thực trạng của thơ. Là một đất nước của thi ca, nhiều người làm thơ, nhưng tại sao lại ít người đọc? Người đọc quay lưng với thơ vì đâu? Những khuynh hướng, trào lưu trong đời sống thơ ca? Những chuyển động, tiến tới hay thoái trượt của thơ trong hệ giá trị của cộng đồng văn chương nghệ thuật,… Cũng trong lời đề dẫn, Vũ Quần Phương nêu lên vấn đề chất lượng của thơ, chất lượng hội viên Hội Nhà văn, chất lượng phê bình, mối tương quan giữa đại chúng và tinh hoa trong đời sống nghệ thuật,…
Các ý kiến trao đổi tại hội thảo cũng đã xoáy vào các đề dẫn có tính trọng tâm. Theo đó, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nêu lên và thử lí giải nguyên nhân thơ mất mùa. Nhà thơ Thanh Thảo đặt ra vấn đề thơ tự do và phẩm tính tự do, khát vọng vượt thoát của chủ thể sáng tạo. Tại diễn đàn, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý cho rằng thơ đang chuyển động với những khuynh hướng đa dạng: cách tân và truyền thống. Nhà thơ Mai văn Phấn nhấn mạnh đến sự thay đổi, vượt thoát hệ hình thẩm mĩ trong tư duy sáng tạo từ kinh nghiệm bản thân. Nhà thơ Đặng Huy Giang băn khoăn trước câu hỏi: Giá trị thật của thơ ở đâu? Các ý kiến tham luận khác của Chử Văn Long, Đỗ Ngọc Yên,… cũng được hội thảo chú ý lắng nghe.
Kết thúc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã dành thời gian tóm lược các ý kiến, nêu lên một số vấn đề có tính cốt lõi của thơ Việt đương đại. Ông nhấn mạnh, thơ Việt Nam đương đại tồn tại đan xen ba đặc điểm: tập trung hóa, đa dạng hóa, kết tinh hóa. Đó là biểu hiện rất nổi bật, cho thấy nền thơ đang chuyển động và đồng thời đang kết tinh những giá trị. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, tựu trung, thơ cần phải hay, cái hay mang giá trị, tầm vóc văn hóa sẽ ở lại lâu bền trong lòng người. Đó là con đường và cũng là điểm đến của thơ Việt đương đại.
Ý THIẾP
Các ý kiến trao đổi tại hội thảo cũng đã xoáy vào các đề dẫn có tính trọng tâm. Theo đó, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nêu lên và thử lí giải nguyên nhân thơ mất mùa. Nhà thơ Thanh Thảo đặt ra vấn đề thơ tự do và phẩm tính tự do, khát vọng vượt thoát của chủ thể sáng tạo. Tại diễn đàn, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý cho rằng thơ đang chuyển động với những khuynh hướng đa dạng: cách tân và truyền thống. Nhà thơ Mai văn Phấn nhấn mạnh đến sự thay đổi, vượt thoát hệ hình thẩm mĩ trong tư duy sáng tạo từ kinh nghiệm bản thân. Nhà thơ Đặng Huy Giang băn khoăn trước câu hỏi: Giá trị thật của thơ ở đâu? Các ý kiến tham luận khác của Chử Văn Long, Đỗ Ngọc Yên,… cũng được hội thảo chú ý lắng nghe.
Kết thúc hội thảo, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã dành thời gian tóm lược các ý kiến, nêu lên một số vấn đề có tính cốt lõi của thơ Việt đương đại. Ông nhấn mạnh, thơ Việt Nam đương đại tồn tại đan xen ba đặc điểm: tập trung hóa, đa dạng hóa, kết tinh hóa. Đó là biểu hiện rất nổi bật, cho thấy nền thơ đang chuyển động và đồng thời đang kết tinh những giá trị. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, tựu trung, thơ cần phải hay, cái hay mang giá trị, tầm vóc văn hóa sẽ ở lại lâu bền trong lòng người. Đó là con đường và cũng là điểm đến của thơ Việt đương đại.
Ý THIẾP
http://vannghequandoi.com.vn/Su-kien/hoi-thao-tho-va-nhung-van-de-cua-tho-duong-dai-11740.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét