Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng


24/02/2018 - Đội con đĩ đánh bồng đi đến đâu là có tiếng cười đến đó. Những chàng trai giả gái, môi son má phấn rất được người dân yêu mến. Hội làng Triều Khúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chính thức khai hội lúc 14h ngày 24-2. Đây là lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798).

Đoàn rước vua Phùng Hưng từ đình thờ Sắc, 
đưa ngài về đại đình Triều Khúc - Ảnh: VIỆT DŨNG
Làng Triều Khúc vào thế kỷ thứ 8 chính là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La. Thời gian này ngài đã cho binh lính giả trang thành nữ, múa trống bồng động viên tinh thần binh sĩ. Sau này, để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng, hàng năm dân làng Triều Khúc mở hội từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch. Trong lễ hội này không thể thiếu màn con đĩ đánh bồng.
Chiều mùng 9 tháng giêng, làng đã tổ chức rước kiệu từ đại đình Triều Khúc đến rước Đại Vương ở đình thờ Sắc. Đoàn rước đã đi một vòng quanh ao chùa Triều Khúc, đưa Đại Vương về tới đại đình.

Phía trước đoàn rước có một đoàn múa sênh tiền do các thiếu nữ múa và đội múa bồng của các nam nhân giả gái (hay còn gọi là con đĩ đánh bồng).

Đội múa sênh tiền đi trước đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng. Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười. Đội múa bồng đi tới đâu là đem niềm vui tới đó cho mọi người.

Vào ngày này nhiều gia đình bày đồ lễ trước cửa nhà, thắp hương đợi đoàn rước đi qua để bày tỏ lòng thành với Bố Cái Đại Vương và nghĩa quân của ngài.

Đội múa con đĩ đánh bồng luôn thu hút sự chú ý của người đi hội - Ảnh: VIỆT DŨNG

Người dân ở đây kiêng nói từ "bố" trong những ngày này vì sợ phạm húy. Vào ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.

Khi người làng nhìn thấy một thanh niên đứng ngoài bancông tầng 3 của một ngôi nhà nơi đoàn rước sắp qua, đã vội nhắn ngay cho người thanh niên đi xuống vì sợ anh này sẽ bị "ngài phạt".

Đô thị hóa đã khiến làng Triều Khúc chật hẹp hơn, khiến những người dẫn đường cho đoàn rước phải vất vả dẹp đường.


Nhưng người dân làng đều rất có ý thức nhường đường cho đoàn rước. Trong ngày này dễ nhận thấy những cử chỉ đẹp của dân làng Triều Khúc. Nhiều người đã chuẩn bị sẵn nước mời đoàn rước và những cụ già đi theo đoàn rước.

Hội làng sẽ kéo dài hết ngày 12 âm lịch (27-2):

Một số hình ảnh tại hội làng Triều Khúc

Người dân chăm chú theo dõi đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Những người già đều thành kính vái khi kiệu ngài đi qua - Ảnh: VIỆT DŨNG

Người gánh lư hương thơm theo đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Các cụ ông của làng đi sau đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ảnh: VIỆT DŨNG

Ảnh: VIỆT DŨNG

Ảnh: VIỆT DŨNG

Điệu múa con đĩ đánh bồng - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ảnh: VIỆT DŨNG

Ảnh: VIỆT DŨNG

Người dân mang nước mời các cụ già - Ảnh: NGỌC DIỆP

Nhiều gia đình dâng lễ bày tỏ lòng thành kính với vua Phùng Hưng - Ảnh: NGỌC DIỆP

Một cụ già đem khay trầu mời mọi người - Ảnh: NGỌC DIỆP

Người dân quây quanh ao chùa đợi đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP

Những đứa trẻ rất tò mò khi đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP

Nhiều cháu bé sơ sinh được ông bà, bố mẹ cho đi chơi hội - Ảnh: NGỌC DIỆP

Rước vua Phùng Hưng về đại đình - Ảnh: NGỌC DIỆP

Do đô thị hóa nên đường làng có rất nhiều dây điện - Ảnh: NGỌC DIỆP

Nên trước đoàn rước có bốn người đàn ông dùng sào nâng dây điện để đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP


NGỌC DIỆP - Ảnh: VIỆT DŨNG, NGỌC DIỆP
https://tuoitre.vn/cuc-vui-di-hoi-lang-trieu-khuc-xem-con-di-danh-bong-20180224165002172.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: