Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018

Trung Quốc mở rộng phạm vi chống tham nhũng lên 200 triệu người


Tập Cận Bình
Từ trái sang, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, ông Vương Kỳ Sơn và ông Lý Khắc Cường. (Ảnh: Getty)
Hiến pháp mới của Trung Quốc sẽ được mở rộng thêm phạm vi chống tham nhũng lên tất cả bác sỹ, y tá và giáo viên.
Vào giữa tháng 1, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định sửa đổi hiến pháp của nhà nước. Việc sửa đổi này có thể sẽ diễn ra khi Quốc hội họp vào tháng 3. Đây sẽ là lần sửa đổi hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc trong 14 năm qua, theo Asian Nikkei Review.
Đã có rất nhiều ý kiến ​​về việc đưa thêm “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với các đặc điểm Trung Quốc cho kỷ nguyên mới” vào hiến pháp. Tuy nhiên, mục đích thực sự của việc sửa đổi hiến pháp là việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia – cơ quan chịu trách nhiệm chống tham nhũng, và một sửa đổi để công nhận cơ quan chống tham nhũng mới này.
“Mục đích ẩn sau việc sửa đổi hiến pháp quốc gia là thực hiện cải cách hành chính thông qua một cuộc đại tu quan trọng đối với các tổ chức chính phủ để hạn chế quyền lực và thẩm quyền của Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì”, theo một nguồn tin ở Bắc Kinh.
Kể từ khi giành quyền lãnh đạo của Trung Quốc vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triển khai một chiến dịch chống tham nhũng sâu rộng để loại bỏ các phe cánh chính trị đối lập.
Việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia liên quan chặt chẽ đến cuộc sống hàng ngày của người dân ở Trung Quốc. Cơ quan chống tham nhũng sẽ cùng chiến tuyến với Hội đồng Nhà nước, Ủy ban Quân sự Trung ương của Nhà nước, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là các cơ quan hàng đầu của Trung Quốc chịu trách nhiệm về truy tố và điều tra.
Hiện nay, bằng cách thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia, cuộc chiến chống tham nhũng sẽ được mở rộng để điều tra khoảng 200 triệu người, bao gồm các thành viên phi đảng viên, làm việc trong khu vực nhà nước.
Các tổ chức trực thuộc Ủy ban Giám sát quốc gia cũng sẽ được thành lập ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Nó sẽ được trao quyền lực để giám sát các công chức, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước, các bác sỹ, y tá, giáo viên, các nhà nghiên cứu, thậm chí cả những người làm vệ sinh tại các tổ chức công cộng.
Trước đây, thông qua Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng do ông Vương Kỳ Sơn lãnh đạo, có hơn 1,4 triệu quan chức và những người khác đã bị bắt giữ. Trong số đó có rất nhiều quan chức trung thành thuộc phe cánh của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Những quan chức này hầu hết có liên quan trực tiếp trong việc thực hiện cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, một môn khí công ôn hòa giúp nâng cao tâm tính và sức khỏe theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, do Giang Trạch Dân phát động.
Theo chỉ thị từ ông Giang, các quan chức trung thành của ông đã vận động cảnh sát, toà án và nhà tù để bắt giam, bỏ tù và tra tấn các học viên Pháp Luân Công, cho dù điều này đi ngược lại với quan điểm của hơn 100 quốc gia trên thế giới.
“Những lợi ích về thể chất và tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp khiến môn này phổ biến tới 114 quốc gia với hơn 100 triệu người theo tập”, trích bản Tuyên bố của thành phố North Bay, Canada nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.

Trên thực tế, Ủy ban Giám sát quốc gia sẽ là “quyền lực thứ tư” của chính phủ, cùng với các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, mặc dù 3 cơ quan quyền lực hiện tại không phân lập giống như các nền dân chủ phương Tây. Ở Trung Quốc, quyền lực thực sự là ĐCSTQ.
Đối mặt với sự tổn thất lớn nhất của những thay đổi này dự kiến ​​sẽ là Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu.
An Bình / Daikynguyen

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: