Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

Vì mỗi một nguyên nhân ai cũng biết mà chưa thể nói ra. Đừng đổ lỗi cho nhau nữa!

Tại sao chúng tôi phải trả thuế để làm phim không ai xem?

>> Nguyễn Hữu Đang: một bi kịch lớn
>> Là con gái, đừng vì cô đơn quá lâu mà nắm vội một bàn tay
>> Kết luận biệt phủ Phạm Sỹ Quý: Sao không mời báo chí?
>> Hot girl Nhật ký Vàng Anh: Tôi tự chụp ảnh sexy để... giảm stress


ANH ĐÀ
LĐO - Câu chuyện cổ phần hoá hãng phim truyện Việt Nam đang đến hồi... đấu tố. Các văn nghệ sĩ chửi không thương tiếc chuyện “các ông chỉ là người buôn đất”!

Nhưng trong chiều hướng ngược lại, những người dân đóng thuế có quyền hỏi ngược lại: Tại sao chúng tôi phải trả thuế nuôi các anh, chỉ để ra đời những bộ phim chỉ bán được vài vé.

”Không bán nổi một vé” là cách mà báo chí nói về bộ phim “Sống cùng lịch sử”! Tất nhiên, đó chỉ là một cách nói, về một sự thật cũng chẳng khác mấy.

Năm 2014, bộ phim 21 tỷ bạc này làm cháy báo, cháy mạng (chứ không phải cháy vé). Nguyên do, dù luôn được chiếu trong khung giờ ưu tiên như: 10h, 19h30, 20h tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, dù giá vé chỉ 40.000 - 50.000 đồng nhưng rạp phải thường xuyên hủy chiếu vì không có khán giả.

Những dòng tít “không bán nổi một vé” đã khiến đạo diễn Nguyễn Thanh Vân khi ấy rất giận dữ khi ông cho rằng truyền thông “thiếu thiện chí”. Tất nhiên, ông cũng chẳng nói không bán nổi một vé thì bán được... mấy vé.

Và cái văn rất quen, giống y như chuyện cổ phần hoá hãng phim bây giờ, là chuyện “tâm huyết”, “nỗ lực”, “công sức” lại được đưa ra.
Đành rằng các nghệ sĩ có tâm huyết nỗ lực nhưng kết quả là cho ra những bộ phim chẳng mấy ai xem. Không ai xem cũng chẳng chết ai. Và được trả bằng 21 tỷ đồng tiền thuế.

Nói thật với các nghệ sĩ, tiền ấy là tiền mồ hôi nước mắt của dân. 

Xin hãy thử thuyết phục những người đóng thuế lý do tồn tại một hãng phim thua lỗ, tiêu tiền thuế của dân và với những bộ phim không có khách.

Con số đây: Năm 2015 hãng lỗ hơn 7 tỷ đồng, năm 2016 lỗ 11 tỷ, nửa năm đầu 2017 lỗ 4,7 tỷ.

Và còn thực tế này nữa: “Một số đối tượng cứ xem mình là nghệ sĩ, nhưng nhiều năm qua không có sản phẩm gì mà vẫn được hưởng lương và bảo hiểm xã hội. Nhiều người không làm gì vẫn được đóng bảo hiểm và chính họ là những người góp phần làm hãng phim nợ mấy chục tỷ", lời ông Nguyễn Thủy Nguyên - chủ tịch công ty vận tải thủy Vivaso (đơn vị mua lại Hãng Phim truyện Việt Nam).

Cổ phần hoá có phải là “cướp có môn bài” mảnh đất vàng kia không còn phải chờ thời gian trả lời. Nhưng cái không cần phải cần thời gian là sự tồn tại của một hãng phim thua lỗ, làm phim không ai xem.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: