Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Tường Linh và lời từ biệt ‘Gặp Trên Đường Về’


https://baomai.blogspot.com/ 
Ngày 12 tháng 12 năm 2005, nhân sinh nhật lần thứ 74, ông viết “Gặp trên đường về” (xem phụ lục) với một chú thích được đặt trong ngoặc đơn “(Dành cho ngày từ biệt tất cả)” Vậy “Gặp trên đường về” là gặp trên đường từ biệt thế gian, từ biệt cõi đời này, là “sống gửi thác về”, là “về” với ông bà.

“Gặp trên đường về” là bài thơ thứ 396 trong tập “Thơ Tường Linh tuyển tập” (NXB Văn học, năm 2011) và cũng là bài thơ cuối cùng của tuyển tập thơ mà tác giả cho rằng “cũng tạm tiêu biểu cho cả đời thơ” của ông như ông đã nói trong “Thư vào tập” ở đầu tuyển tập đồ sộ này.

Tuy là “(Dành cho ngày từ biệt tất cả)” nhưng bài thơ đã biểu hiện tâm trạng lưu luyến thế gian, lưu luyến cõi đời này và không ít lo âu của nhà thơ trước hiện thực đất nước và thế giới.

Bài thơ mở đầu bằng một lời phân trần:

https://baomai.blogspot.com/ 

Có lẽ nhà thơ nghĩ rằng việc đưa thi hài của mình về an táng ở quê nhà là không cần thiết và cũng phức tạp, khó khăn cho con cháu, người thân dù nhà thơ trọn đời thương nhớ “chốn quê xưa”. Và ông đã thành khẩn xin lỗi: “Ngàn lần xin lỗi Mẹ/ Ngàn lần xin lỗi cố hương.”.

Đoạn hai khái quát hình ảnh tác giả lúc ra đi thời trai trẻ và ngày “về” khi tuổi đã cao. Tác giả cũng nói rõ một thực tế không vui của một người cao tuổi:

https://baomai.blogspot.com/ 

Trên đường “về” ấy, nhà thơ đã gặp: người gái Chăm, hiện thực đất nước, hiện thực thế giới, tảng đá vô hồn và chú chim bầu bạn thời thơ ấu.

Thật lạ nhưng cũng dễ hiểu vì sao “người gái Chăm kiều diễm” là đối tượng mà nhà thơ gặp đầu tiên trên đường “về” bên kia cuộc đời. Làng Trung Phước của nhà thơ chỉ cách Thánh Địa Mỹ Sơn non 10 cây số đường chim bay. Nhà thơ hẳn biết rõ quá khứ không vui gữa hai dân tộc Kinh, Chăm. Nhà thơ đã bắt gặp “đôi mắt hờn trái chủ”, đôi mắt hờn trách của một chủ nợ, của cô gái Chăm. Nhà thơ cũng khổ tâm lắm, đấy là món nợ mà nhà thơ chẳng hề vay và cũng chẳng biết phải trả như thế nào! Mời đọc đoạn thơ dưới đây để có thể đồng cảm với nhà thơ:

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 
image 

Đọc đoạn thơ trên, tôi cũng có những dằn vặt như nhà thơ. Làng tôi ở sát cạnh làng nhà thơ Tường Linh. Trong huyết quản của tôi, ai dám bảo không có những giọt máu Chăm? Hai dân tộc sống bên nhau suốt mấy trăm năm rồi! Tôi có nhiều người bạn Chăm thân thiết, có hàng ngàn học sinh người Chăm. Tôi thấy chẳng có giải pháp nào tốt hơn cho hôm nay là hai dân tộc Chăm, Kinh và hơn 50 dân tộc anh em khác đang sinh sống trên quê hương Việt Nam phải được bình đẳng với nhau, thương yêu, đoàn kết để chung sức bảo vệ và dựng xây một nước Việt Nam chung, một nước Việt Nam hùng cường và giàu đẹp!

https://baomai.blogspot.com/

Đối tượng thứ hai mà nhà thơ gặp trên đường “về” là hiện thực đất nước. Đó là một hiện thực với nhiều thành tựu, nhiều đổi mới nhưng cũng còn không ít những điều bất hợp lý, những điều đáng lo âu. Nhà thơ vừa vui mừng vừa buồn phiền và dù đang trên đường “về” bên kia thế giới, ta vẫn thấy ông gắn bó, lưu luyến cõi đời này biết bao nhiêu:

https://baomai.blogspot.com/ 
https://baomai.blogspot.com/ 

Và, trước một thế giới còn lắm bất ổn, còn không ít những kẻ cực đoan, những kẻ hung bạo, nhà thơ chẳng thể an tâm khi rời xa nó:

https://baomai.blogspot.com/ 

Đối tượng thứ tư mà nhà thơ “gặp lại, đối diện cùng” là tảng đá vô hồn. Tảng đá là một biểu tượng. Ta có thể hiểu tảng đá là sự vô tri, sự vô giác, sự vô cảm, sự vô hồn, sự bảo thủ, sự cực đoan, sự giáo điều, sự độc đoán, …

https://baomai.blogspot.com/ 

Nhà thơ đã khốn khổ vì tảng đá vô hồn này không ít:

Ta như loài chim:

https://baomai.blogspot.com/ 

Cuối cùng, thật may mắn, trên đường “về”, nhà thơ gặp chú chim thời thơ ấu, chú chim chốn quê xưa. Ở trên, nhà thơ đã nói “Ta như loài chim”. Bây giờ, “chim” lại gặp chim, nhất là được gặp lại chú chim của những ngày còn bé, chú chim chốn quê nhà, hẳn là vui khôn xiết:

https://baomai.blogspot.com/ 

Cuối cùng, bài thơ khép lại với 4 câu thơ được tác giả cho in đậm. Đến thế gian với tay trắng, từ giã thế gian cũng tay trắng. Nhà thơ trân trọng gửi lại “phía bình minh” một đời thơ, một đời lao động nghệ thuật miệt mài, cần mẫn:

https://baomai.blogspot.com/ 

Với một ngôn ngữ thơ trong sáng, ý thơ phong phú, “Gặp trên đường về” đã biểu hiện bao tâm tư, bao tình cảm sâu lắng, bao yêu thương gắn bó và bao âu lo của nhà thơ đối với cõi đời này, thế giới này, dù nhà thơ đang trên đường rời xa nó.




PHAN THÀNH KHƯƠNG

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: