GS Nguyễn Đăng Hưng
Cứ mỗi độ thu về, lá vàng bay khắp lối, là ta nghe vang vọng đâu đây tiếng trống tựu trường.
Năm nay ở cái tuổi cổ lai hy, ngày tựu trường có nhiều điều làm tôi lo nghĩ.
Lại một năm học bắt đầu với bao nỗi bất an!
Trước hết là sự việc áp dụng mô hình VNEN lấy từ Colombia đã không có tác dụng tích cực!
Sự thất bại là chuyện phải chờ đợi!
Từ 42 năm nay, Bộ GD&ĐT đã xem tuổi trẻ Việt Nam như những con chuột bạch, thoải mái đem ra thử nghiệm để rồi chẳng đi đến đâu, chẳng lưu tâm đến những hậu quả cho vài thế hệ đã trải nghiệm. Mà mang về mô hình này, Bộ có nghiên cứu kỹ lưởng đâu? Bộ chỉ làm theo kiểu phong trào. Không ít người đặt ra câu hỏi, phải chăng khi có được gần 90 triệu USD từ ngân hàng thế giới là triển khai rầm rộ để có dịp xài tiền, có dịp có tiền tiêu?
Thêm nữa, Bộ đâu có triền khai dự án với cái tâm cần thiết và dùng người quản lý có tầm thực sự đâu?
Từ một năm nay (tháng 8/2016) nguồn tiền đổ về đã cạn kiệt, dự án bị phản đối từ mọi nơi nên Bộ phải chấp nhận khai tử không kèn không trống thôi…
Nay đem về áp dụng nguyên si mà không chịu theo dõi điều chình, không lắng nghe phản ảnh của các giáo viên tâm huyết, các bậc phụ huynh có ý thức về tương lai con em mình, thì hậu quả là một sự phá sản không hơn không kém, chẳng để lại vết tích dấu ấn nào đáng kể nào hết!
Năm nay lại tung lên đự định sẽ áp dụng chương trình giáo dục của Phần Lan !
Chính tôi trong những năm 2000, sau khi tham khảo các thống kê về thành quả giáo dục các nước (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện, tôi đã lần đầu tiên nhắc đến Phần Lan như một mẫu mực giáo duc đào tạo cần học hỏi trong một bài phỏng vấn của báo chí Việt Nam.
Nay đọc báo Tuổi Trẻ (5/9/2017) giật tít lớn trên trang nhất: “VN sẽ 'nhập khẩu' giáo dục Bắc Âu?”, tôi không khỏi ngỡ ngàng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã dẫn một phái đoàn hùng hậu đi thăm các nước Bắc Âu và ký kết nhiều bản ghi nhớ hợp tác!
Thú thật từ “nhập khẩu giáo dục” làm tôi hoang mang vì hệ thống giáo dục Phần Lan đâu phải là một sản phẩm có bản quyền, Phần Lan không bế quan tỏa cảng, nước nào cũng có thể tham khảo và đem về áp dụng thôi. Nếu phải dùng sách giáo khoa của họ thì phải nghiên cứu tường tận, chọn lọc ngành nghề, cấp bậc trình độ nghiêm túc trước khi đề nghị đem về Việt nam sử dụng… Việc này không thể theo cảm hứng, thực thi theo kiểu phong trào mà phài có tổ chức của một ban tu thư hẳn hoi, làm việc dài hơi. Lần nữa, tôi không hay chưa thấy có sự chuẩn bị chu đáo cần thiết cho một quyết định đổi mới thực thụ về chương trình giáo dục.
Nhưng điều quan trọng nhất không phài sách vở hay chương trình đào tạo mà là quan điểm, đường lối, triết lý giáo dục…
Việt Nam có thật sự xây đựng một nền giáo dục nhân vãn, tôn trọng tính trung thực đa dạng của tri thức, vì tương lai con em, không áp đặt mà để con em lựa chọn tụ do, điều kiện để có thói quen phản biện và sáng tạo?
Chính một quan chức giáo dục Phần Lan đã đưa ra nhận xét về sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Phần Lan ngày nay:
“Giáo viên của chúng tôi được trao quyền tự chủ rất lớn; họ được tự do trong phương pháp sư phạm, tài liệu dạy học và tổ chức chương trình. Giáo viên cũng như học sinh không bị kiểm soát và giám sát nghiêm khắc. Chúng tôi không có những bài kiểm tra tiêu chuẩn vì không muốn học sinh phải bị áp lực. Điều quan trọng, chúng tôi cần học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi tới trường”.
Phải nói thêm là học sinh, sinh viên Bắc Âu không phải theo học những bài giảng chính trị giáo điều, xơ cứng, những bài học lịch sử một chiều gây phản cảm thường trực cho người dạy cũng như người học.
Việt Nam có dám theo Phấn Lan ở điểm căn bản này không?
Ban tuyên giáo có quyết định tháo gỡ vòng kim cô ý thức hệ lỗi thời này không?
Chưa thực hiện điểm mấu chốt này thì “nhập khẩu” giáo duc từ Âu, từ Mỹ, từ Hàn Quốc chỉ là một việc làm nửa chừng, chỉ là thêm một động tác vẻ vời đế báo chí đăng tải cho vui mỗi năm ngày khai giảng mà thôi!
Còn chương trình giàng dạy thì đi xa tìm kiếm làm chi cho tốn thời gian, ngân sách?
Chỉ cần lấy lại chương trình giáo dục của GS Hoàng Xuân Hãn xây dụng chỉ trong 4 tháng năm 1945 và đã được đưa ra áp dụng. Sau đó chính quyền Miền Nam không cần sang Mỹ, sang Nhật tìm hiểu, đã dùng chương trình của nhà trí thưc tâm huyết này trong 20 năm (1955-1975) với những thành quả mà ngày nay ai cũng công nhận.
Tôi may mắn đã là một học sinh trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, đã thụ hưởng nền giao dục này mới có ngày hôm nay.
Chỉ cần động tác khiêm tốn và thực tâm nhỏ này cũng sẽ làm thay đổi hẳn cục diện bế tắc triền miên từ hơn 42 năm qua của nền giáo dục Việt Nam!
GS Nguyễn Đăng Hưng
Sài Gòn ngày 5/9/2017
Thú thật từ “nhập khẩu giáo dục” làm tôi hoang mang vì hệ thống giáo dục Phần Lan đâu phải là một sản phẩm có bản quyền, Phần Lan không bế quan tỏa cảng, nước nào cũng có thể tham khảo và đem về áp dụng thôi. Nếu phải dùng sách giáo khoa của họ thì phải nghiên cứu tường tận, chọn lọc ngành nghề, cấp bậc trình độ nghiêm túc trước khi đề nghị đem về Việt nam sử dụng… Việc này không thể theo cảm hứng, thực thi theo kiểu phong trào mà phài có tổ chức của một ban tu thư hẳn hoi, làm việc dài hơi. Lần nữa, tôi không hay chưa thấy có sự chuẩn bị chu đáo cần thiết cho một quyết định đổi mới thực thụ về chương trình giáo dục.
Nhưng điều quan trọng nhất không phài sách vở hay chương trình đào tạo mà là quan điểm, đường lối, triết lý giáo dục…
Việt Nam có thật sự xây đựng một nền giáo dục nhân vãn, tôn trọng tính trung thực đa dạng của tri thức, vì tương lai con em, không áp đặt mà để con em lựa chọn tụ do, điều kiện để có thói quen phản biện và sáng tạo?
Chính một quan chức giáo dục Phần Lan đã đưa ra nhận xét về sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Phần Lan ngày nay:
“Giáo viên của chúng tôi được trao quyền tự chủ rất lớn; họ được tự do trong phương pháp sư phạm, tài liệu dạy học và tổ chức chương trình. Giáo viên cũng như học sinh không bị kiểm soát và giám sát nghiêm khắc. Chúng tôi không có những bài kiểm tra tiêu chuẩn vì không muốn học sinh phải bị áp lực. Điều quan trọng, chúng tôi cần học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi tới trường”.
Phải nói thêm là học sinh, sinh viên Bắc Âu không phải theo học những bài giảng chính trị giáo điều, xơ cứng, những bài học lịch sử một chiều gây phản cảm thường trực cho người dạy cũng như người học.
Việt Nam có dám theo Phấn Lan ở điểm căn bản này không?
Ban tuyên giáo có quyết định tháo gỡ vòng kim cô ý thức hệ lỗi thời này không?
Chưa thực hiện điểm mấu chốt này thì “nhập khẩu” giáo duc từ Âu, từ Mỹ, từ Hàn Quốc chỉ là một việc làm nửa chừng, chỉ là thêm một động tác vẻ vời đế báo chí đăng tải cho vui mỗi năm ngày khai giảng mà thôi!
Còn chương trình giàng dạy thì đi xa tìm kiếm làm chi cho tốn thời gian, ngân sách?
Chỉ cần lấy lại chương trình giáo dục của GS Hoàng Xuân Hãn xây dụng chỉ trong 4 tháng năm 1945 và đã được đưa ra áp dụng. Sau đó chính quyền Miền Nam không cần sang Mỹ, sang Nhật tìm hiểu, đã dùng chương trình của nhà trí thưc tâm huyết này trong 20 năm (1955-1975) với những thành quả mà ngày nay ai cũng công nhận.
Tôi may mắn đã là một học sinh trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, đã thụ hưởng nền giao dục này mới có ngày hôm nay.
Chỉ cần động tác khiêm tốn và thực tâm nhỏ này cũng sẽ làm thay đổi hẳn cục diện bế tắc triền miên từ hơn 42 năm qua của nền giáo dục Việt Nam!
GS Nguyễn Đăng Hưng
Sài Gòn ngày 5/9/2017
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét