>> Trung Quốc đang trở thành "cường quốc cần sa"?
>> Tổng Bí thư nói việc xử lý ông Đinh La Thăng chưa dừng lại ở đó
>> Một phụ nữ Nga đối mặt tử hình vì đem cocaine vào Việt Nam
Trần Ngọc Lam Giang
>> Tổng Bí thư nói việc xử lý ông Đinh La Thăng chưa dừng lại ở đó
>> Một phụ nữ Nga đối mặt tử hình vì đem cocaine vào Việt Nam
Trần Ngọc Lam Giang
(Dân Việt) Thay vì cứ lăm le tăng thuế, có lẽ Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ này nên đặt mình vào vị trí nhân dân để có biện pháp nâng cao năng lực quản lý chống thất thu thuế.
Liên quan tới đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 12%, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) nói với báo chí rằng “người nghèo mua rau dưa ở chợ không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) nên tăng thuế lên 12% thì người nghèo không bị ảnh hưởng”.
Ở vị trí cao hơn ông Thi là bà Vũ Thị Mai - Thứ trưởng Bộ này tại họp báo Chính phủ thường kỳ giữ quan điểm rất “nhất quán” của Bộ: “tăng thuế VAT tác động lên người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp không nhiều”.
Cách nói của ông Thi và bà Mai đúng và “tròn vai” của một nhà quản lý nhưng lại chưa đặt mình vào vị trí nhân dân.
Nếu đặt mình vào vị trí người dân đặc biệt là những nông dân, người lao động chân chính thì đó là cách nhìn “thiển cận” và đôi phần nguỵ biện.
Cách trấn an của bà Mai hay ông Thi trước dư luận có lẽ sẽ hiệu quả nếu cách đây 10-15 năm khi mà có thể một số người tiêu dùng chưa hiểu hết bản chất về thuế giá trị gia tăng (VAT).
Còn giờ đây, đến cả anh bạn tôi là nông dân ở một xã xa tít tắp ở vùng miền Tây xứ Nghệ còn gọi điện chia sẻ trong bức xúc: Phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản… thì không ảnh hưởng bởi thuế VAT chắc? Rau, cá không dùng phân bón, thức ăn thủy sản và thuốc bảo vệ thực vật thì dùng bằng gì?
Đúng là thuế VAT tăng không trực tiếp làm “mớ rau, con cá” tăng giá nhưng những yếu tố đầu vào như trên và chưa kể chi phí nhân công, vận chuyển từ nơi sản xuất tới tiêu thụ tăng do giá xăng, dầu tăng rồi sẽ “đổ” hết lên người tiêu dùng khi bị dồn hết vào giá bán.
Không ít chuyên gia tài chính cũng đã khẳng định tăng thuế VAT sẽ khiến giá cả tăng theo hiệu ứng dây chuyền.
Thuế VAT tăng giá không những “không tác động tới người nghèo” mà trái lại tác động nặng nề theo cấp số nhân.
Có một vấn đề dù không muốn cũng phải nhắc đấy là tình trạng để xảy ra thất thu thuế khá phức tạp như hiện nay.
Theo thông tin báo chí của chính Bộ Tài chính, đợt gần đây nhất, ngành Thuế đã thực hiện kiểm tra 33.633 đối tượng là doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Cụ thể, gồm 19.281doanh nghiệp và 14.352 hộ kinh doanh.
Đã có 83,2% số doanh nghiệp đã được kiểm tra chống thất thu có số thuế tăng thêm sau kiểm tra, với tổng số thuế tăng thêm là 4.891,4 tỷ đồng.
Trong đó, số thuế truy thu và phạt đối với doanh nghiệp là 1.946,1 tỷ đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp là 2.913,1 tỷ đồng.
Đây mới chỉ là cuộc kiểm tra với trên 30.000 doanh nghiệp mà số thuế phải truy thu đã lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Với trên 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì số thuế thất thu nếu có sẽ còn khủng khiếp cỡ nào?
Thế nên, thay vì cứ lăm le tăng thuế, có lẽ chính cơ quan có trách nhiệm soạn thảo hay đề xuất những chính sách liên quan về thuế như Bộ Tài chính và lãnh đạo Bộ nên đặt mình vào vị trí nhân dân để hiểu và có biện pháp nâng cao năng lực quản lý để chống thất thoát về thuế và viện dẫn lý lẽ “tăng không ảnh hưởng tới người nghèo”!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét