Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Nông học của người Maya cổ đại đã thay đổi thế giới hiện đại như thế nào?

Maya là một trong những nền văn minh lâu đời nhất từng được biết đến trên thế giới. Lịch sử của họ kéo dài 3.500 năm. Thành tựu khoa học lớn nhất của người Maya phải kể đến là nông học. Họ chính là những chuyên gia vĩ đại nhất trong lịch sử nông học thế giới. 

Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Người Maya là những nhà nông học vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. (Ảnh: Ancient Origin)
Nền văn minh của người Maya phát triển song song với các nền văn minh cổ đại khác, bắt đầu từ năm 2500 TCN cùng thời với người Sumer cổ và kết thúc vào năm 900 SCN.
Những chuyên gia về Nông học
Họ đã phát triển nhiều ngành khoa học tiên tiến như thiên văn học, toán học, y học và sở hữu một trong năm ngôn ngữ nguyên thủy nhất trên thế giới. Họ đã xây dựng các thành phố tráng lệ với các công trình nghệ thuật và kiến ​​trúc giá trị. Tuy nhiên, thành tựu khoa học lớn nhất của người Maya là về nông học. Họ là những chuyên gia vĩ đại nhất trong lịch sử nông học thế giới. Người Maya đã phát triển nhiều loại cây trồng để làm thức ăn, giúp họ phát triển nhanh chóng thành một xã hội của những nhà tư tưởng uyên thâm.
Trong hơn 8.000 năm, các nhà nông học Maya đã tạo ra các giống cây có chất lượng vô song, bằng cách kết hợp khoa học vào chọn giống cây trồng. Mục đích là để phát triển nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống của dân chúng.
Trong quá khứ, sau khi phát hiện ra châu Mỹ, các nhà thám hiểm người Tây Ban Nha đã khám phá ra những giống cây của người Maya, họ đã sử dụng và phổ biến chúng trên khắp thế giới. Việc người dân trên lục địa Á-Âu phổ biến những giống cây độc đáo này đã làm thay đổi lịch sử thế giới.
Nhu cầu về cây trồng của người Maya trên khắp thế giới
Trong thế kỷ 16, cây trồng của người Maya đã được mang đến các nền văn hóa trên toàn cầu. Năm 1530 cà chua được trồng ở Ý, ngô được trồng ở Châu Phi năm 1590, đu đủ đã được trồng ở châu Á vào năm 1530, thuốc lá năm 1520. Năm 1550, người châu Âu đã mang sắn và đậu phộng đến vùng nhiệt đới Đông Nam Á và Tây Phi.
Sự trao đổi các giống cây trồng, vật nuôi và những kiến thức này được gọi là thời kỳ trao đổi Columbus. Các nhà nghiên cứu tin rằng sự biến đổi sinh thái sau thời kỳ đó là một trong những sự kiện đã thiết lập nên thế giới hiện đại.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Các cây trồng bản địa của Châu Mỹ: Từ trái qua phải: 1. Ngô 2. Cà chua 3. Khoai tây 4. Vani 5. Cây cao su Pará 6. Cacao 7. Thuốc lá. (Ảnh: ancient-origins)
Tác động lâu dài nhất của thời kỳ trao đổi Columbus nằm ở việc giới thiệu các giống cây Maya với phần còn lại của thế giới. Các giống cây của Maya đã làm thay đổi thế giới bao gồm:
  • Thuốc lá
  • Bông
  • Ngô
  • Khoai lang
  • Cà chua
  • Đậu phộng
  • Sắn
  • Cacao
  • Chicle (chất làm kẹo cao su)
  • Henequen (cây làm sợi dùng trong công nghiệp may)
  • Hạt giống hoa hướng dương
  • Đu đủ
  • Cây vani
  • Ớt
  • Đậu
  • Bí đao
Những giống cây này đã tạo ra những thay đổi lớn trong sự bảo đảm lương thực cho toàn thế giới. Ngoài ra, việc giới thiệu các giống cây trồng từ Châu Mỹ đã có một tác động đáng kể đến nhân khẩu học.
Thay đổi thế giới bằng thực phẩm
Cây trồng của Maya đã có ảnh hưởng lớn đến chính trị, luật pháp, hải quan, công nghệ và tài chính của các quốc gia. Họ đã thúc đẩy các cuộc cách mạng vũ trang, những cuộc nổi dậy, thay đổi các ranh giới chính trị, thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp, kỹ thuật và khoa học, bắt đầu các hệ thống trường học, và thay đổi văn hoá, âm nhạc và phong cách sống của người dân.
Khái quát mà nói, cây trồng của người Maya thực sự đã thay đổi lịch sử thế giới. Dưới đây là một số thay đổi quan trọng trên thế giới nhờ sự xuất hiện của các giống cây trồng được tạo ra từ nền văn minh cổ đại này:
Ớt đã trở thành loại gia vị nổi tiếng nhất thế giới. Ớt của người Maya đã làm thay đổi gia vị thực phẩm trên toàn thế giới. Hãy tưởng tượng thức ăn Ấn Độ và Thái sẽ ra sao nếu không có ớt?
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
(Ảnh: Medium)
Sô-cô-la là một hương vị ngọt ngào phổ biến khắp 5 châu và nó là món ăn ưa thích trong các ngày lễ lớn của Cơ Đốc giáo.
Sợi cotton của người Maya là loại sợi ưa thích của thế giới. Nó đã khởi xướng cuộc cách mạng công nghiệp, bắt đầu cuộc nội chiến Hoa Kỳ và gia tăng chế độ nô lệ, biến Hoa Kỳ thành một siêu cường công nghệ. 90% quần áo của người dân thế giới được làm từ sợi cotton.
Ngô là ngũ cốc được ưa thích và được cung cấp cho hàng tỷ người mỗi ngày. Ngô đã có những thay đổi đáng kể trong lịch sử, như là thị hiếu thực phẩm mới cho thế giới, và cả việc tạo ra loại rượu danh tiếng, Whisky.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Ngô với nhiều màu sắc đa dạng. (Ảnh: Big Picture)
Đậu phộng là một vị được ưa thích trong bánh kẹo và sandwich.
Các nỗ lực để phát triển dứa ở châu Âu đã dẫn đến việc ra đời hệ thống cây trồng trong nhà kính, và việc ốp kính lên các tòa nhà cao tầng trong các thành phố hiện đại.
Thuốc lá, chất gây nghiện được ưa thích trên thế giới đã giết chết nhiều người hơn bất kỳ các cuộc chiến tranh hay bệnh dịch nào trong lịch sử. Nó đã giết tới 100 triệu người trong thế kỷ 20.
Cà chua là trái cây ưa thích của người dân thế giới. Loại trái cây màu đỏ này bị coi là độc hại ở Ý và ở Mỹ cho mãi đến thế kỷ 19.
Vanilla là hương vị được ưa chuộng trên thế giới. Một chi của họ phong lan, hương vị vani nổi tiếng khắp mọi nơi và tạo ra thương hiệu bánh ‘nana pudding’ huyền thoại.
Thương mại đã mang những hạt giống này đến toàn cầu 
Nhờ thời kỳ trao đổi Columbus mà người Châu Âu đã thu được nhiều nguồn thực phẩm và loại sợi mới. Cuộc trao đổi vĩ đại giữa Thế giới Mới (châu Mỹ) và Thế giới Cũ (châu Âu, châu Á, châu Phi) đã làm thay đổi lịch sử của hành tinh của chúng ta mãi mãi. Thay đổi này bao gồm cả sự chết chóc của người Mỹ bản địa, người châu Âu trỗi dậy, cải thiện sự đảm bảo toàn cầu về lương thực và những thay đổi lịch sử quan trọng khác.
Dân số thế giới hiện nay hơn 7 tỷ người và các cây trồng của người Maya hiện đang cung cấp lương thực cho 60% trong số đó. Chỉ riêng sắn đã có 500 triệu người ăn mỗi ngày.
Thế Giới, thay đổi, nông học, người Maya,
Tranh cây sắn vào thế kỷ 17. (Ảnh: ancient-origins)
Sự xuất hiện của các giống cây của người Maya đã gây ra sự tăng trưởng dân số thế giới. Năm 1500, dân số thế giới ở mức 425 triệu người. Đến năm 1600, đã đạt được 545 triệu người, và 610 triệu vào năm 1700.
Sau đó, nhờ nguồn dinh dưỡng được tăng cường từ các loại cây trồng này, dân số lại tiếp tục tăng nhanh hơn. Đến năm 1750 dân số thế giới đứng ở mức 720 triệu người; Đạt được 1 tỷ vào năm 1810 và 1930 là 2 tỷ. Cột mốc 3 tỷ người được thông qua vào năm 1960, năm 1980 con số đã vượt qua được 4 tỷ, năm 1990 đạt mốc 5 tỷ. Năm 2000 dân số vượt quá 6 tỷ và năm 2010 đã chứng kiến ​​thế giới có hơn 7 tỷ người sinh sống.
Hoàng An biên dịch

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: