LẬT TẨY CHIÊU TRÒ “BỎ ĐẢNG” CỦA GIÁO SƯ TƯƠNG LAI
SHADOWLESS
Cách đây không lâu, ngày 2/9/2017, đúng vào dịp Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên các trang mạng như báo chí, blog, mạng xã hội đồng loạt đưa tin về việc ông giáo sư Tương Lai chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với vị giáo sư này thì hẳn là bạn đọc đã biết quá rõ về thông tin cá nhân cũng như những hành vi chống đối nhằm cổ súy cho đám “dân chủ giả cầy” trên các trang mạng hay ít nhất là đã từng nghe qua tên của y. Tuy nhiên, có phải vô cớ hay không khi mà các trang mạng lề trái, có những bài viết thể hiện quan điểm chống phá Nhà nước cầm quyền hiện tại ở Việt Nam thông qua sự việc tưởng chừng là rất cá nhân của vị giáo sư này thì tác giả tin chắc rằng bạn đọc đã có những nhận định chủ quan của riêng mình.
Chân dung giáo sư Tương Lai, ảnh: internet |
Với tư cách là nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam (chức danh cuối cùng của ông giáo sư trước lúc nghỉ hưu) thì tác giả tin chắc rằng nhận định cũng như tầm suy nghĩ và hiểu biết được thể hiện qua các bài viết về xã hội của ông Tương Lai là hoàn toàn rất sâu sắc. Tuy nhiên, khi một nhà nghiên cứu xã hội lại “mon men” bước sang lĩnh vực khác mà đặc biệt lại là chính trị thì thật sự đó là thảm họa. Chuyện từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam từ trước đến nay không phải là không có. Tác giả có thể lấy ví dụ như trường hợp của các ông Võ Văn Thôn - cựu giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Văn Hòa - cựu chuyên viên Ban Nội chính Trung ương, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nhà báo Tống Văn Công - nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động… và những người khác nữa vì nhiều lý do khác nhau không riêng gì giáo sư Tương Lai và họ đều là người đã từng làm việc trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, để chuyện bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam của một người lên đầu trang nhất của các trang mạng xã hội, blog và báo chí lề trái như vậy thì quả thực chỉ có 3 người, đó là ông Lê Hiếu Đằng, đối tượng Phạm Chí Dũng và ông giáo sư Tương Lai đáng kính đây.
Câu hỏi được đặt ra đó chính là đằng sau việc công bố chuyện riêng của cá nhân lên mạng với tần suất nhiều như vậy là nhằm mục đích gì? Tác giả cho rằng đó không chỉ đơn thuần giống như các trang mạng này đang “lăng xê” về cá nhân như ông giáo sư Tương Lai với tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước, đem lại cuộc sống ấm no cho dân tộc mà cần phải chỉ đích xác ở đây đó chính là chống phá, tuyên truyền, xuyên tạc chống phá chính quyền mới đúng. Bởi lẽ, nếu là chỉ chuyện không thích thú, tâm huyết với Đảng Cộng sản nữa thì ông Tương Lai hoàn toàn có quyền tự do cá nhân của mình rời khỏi tổ chức chính trị này mà không cần phải biện minh rằng là sau khi tổ chức tưởng niệm một người Trung Quốc luôn tích cực chông đối chính quyền Trung Quốc tên Lưu Hiểu Ba rồi bị cưỡng ép bỏ Đảng… trên các phương tiện thông tin đại chúng và để những trang báo này phỏng vấn, viết bài đăng tin những quan điểm của chính ông giáo sư với những lời lẽ rất thiếu thiện chí với chính quyền như vậy. Nếu là người đàng hoàng, yêu nước chân chính thì mặc dù có quan điểm không tương xứng với chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không đến mức hành xử như thế chứ chưa nói đến việc ông từng là nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam. Nếu bản thân ông cảm nhận rằng trong nội tại của đất nước có vấn đề không phù hợp với con đường phát triển thì ông hãy nên góp ý một cách xây dựng chứ không phải lợi dụng mấy trang mạng rẻ tiền đó để đưa ra quan điểm của mình nhằm mục đích tuyên truyền, chống phá đất nước, không tương xứng với trình độ và nhân cách vốn lẽ đáng có của ông. Còn những thể loại “ăn theo” như Phạm Chí Dũng thì không đáng để cá nhân tác giả đề cập trong bài viết này.
Cuối cùng, ông giáo sư Tương Lai nếu muốn xây dựng đất nước hay cố chứng tỏ mình muốn xây dựng đất nước thì ông hãy âm thầm thực hiện giống như bao người Việt Nam đang làm chứ không phải ầm ĩ tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản để xây dựng như vậy. Tác giả tin rằng, thông qua sự việc này thì chuyện ông lợi dụng truyền thông hay bị truyền thông lợi dụng thì có lẽ bạn đọc đã có câu trả lời cho bản thân mình rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét