Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

"Đành gieo chữ nghĩa tù mù Văn chương chỉ cốt không tù là may"


NÓI NGHIÊM TÚC VỀ "MỐI CHÚA"
Mối Chúa của Tạ Duy Anh lẽ ra nên tách làm 2 truyện.
Truyện 1 từ trang đầu đến trang 235 đọc như văn Kafka, với nhân vật Mr. Đại như một thứ... Lâu Đài.
Từ trang 235 đến trang cuối cùng mới thấy Mối Chúa, (mà lẽ ra không nên thấy thì hơn). Phần này TDA viết như Mario Puzzo (trong truyện Bố Già). Có hiện lên 1 nhân vật rất "người tốt việc tốt" là cô sinh viên trường Luật.
Ghép 2 phần thành 1 tiểu thuyết, cho nên nó phi logic, cho nên nó khiên cưỡng, cho nên nó... rất gượng.
Sở dĩ mình đã từng so sánh với Mạc Ngôn bởi cách gọi nhân vật có chức, có quyền trong truyện là "huyện trưởng"; "xã trưởng".
Lại so sánh với Cao Hành Kiện bởi cái truyện chưa xứng với cái tên.
Con Mối Chúa được mô tả quá kinh. Trong khi cái "tổ" của nó lại quá bé.
Truyện này mới chỉ tới cấp... huyện.
Nhân vật "chính diện" là tay xã trưởng thì "ngôn" như 1 kẻ đạo đức giả, lại dẻo mồm như 1... facbooker.
Nhân vật "phản diện" là thằng huyện trưởng thì đểu cáng, lưu manh 1 cách trắng phớ, thật thà như đếm.
Chỗ này TDA nhầm to. Bọn quan chức bây giờ dối trá và lẻo mép, mị dân... chứ không đểu cả ra đằng mõm như thằng huyện trưởng ấy đâu.
Lạ một điều là những người "tốt" trong truyện đều là... cựu binh. Chả hiểu sao lại cứ phải như thế?
TDA (như được bác Paul Nguyễn Hoàng Đức mô tả) là người có "nguyên tắc" sống khép kín, ngại đám đông.
Có lẽ đây là lý do, khiến ông thiếu kiến thức thực tế chăng? Ví dụ bữa tiệc của 1 "ông lớn" mà TDA tả cứ hao hao bữa tiệc của Bùi Tiến Dũng đọc được trên mạng. Mấy cuộc "cưỡng chế" cứ lặp đi lặp lại "trận đánh đẹp" của Đỗ Hữu Ca...
Nghe nói TDA vì phải "bóp mồm bóp miệng" nên mới viết như thế.
Thật là:
"Đành gieo chữ nghĩa tù mù
Văn chương chỉ cốt không tù là may"
Thương thay...


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: