Quan chức Mỹ - Trung gặp mặt về vấn đề Triều Tiên
Lãnh đạo ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Trung hội đàm để tìm cách thúc ép Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
Tại Đối thoại Ngoại giao và An ninh Mỹ - Trung ở Washington, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cùng Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis ngày 21/6 gặp nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Dương Khiết Trì và tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết cuộc họp tập trung vào các biện pháp để tăng áp lực với Triều Tiên, đồng thời nhắc đến các vấn đề như chống khủng bố và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, theo Reuters .
Mỹ dự kiến thúc giục Trung Quốc hợp tác để tăng cường biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên. Mỹ và các đồng minh muốn áp đặt lệnh cấm vận về dầu và lệnh cấm hãng hàng không và lao động Triều Tiên ở nước ngoài, tuy nhiên các biện pháp này đã bị Trung Quốc và Nga phản đối.
Các cuộc đàm phán diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng nỗ lực của Trung Quốc trong việc thuyết phục Triều Tiên kiềm chế chương trình vũ khí đã thất bại.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/6 nói rằng Bắc Kinh đã nỗ lực không ngừng để giải quyết căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, không phải do áp lực từ bên ngoài mà là vì Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và việc giải quyết vấn đề hạt nhân là vì lợi ích riêng của họ.
Lần cuối Triều Tiên thử nghiệm bom hạt nhân là vào tháng 9 năm ngoái, nhưng họ đã tiến hành nhiều vụ thử tên lửa và tuyên bố sẽ phát triển một tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công vào đất liền Mỹ.
Ông Trump đã có những tuyên bố cứng rắn với Triều Tiên sau cái chết của Otto Warmbier, sinh viên Đại học Virginia qua đời vào ngày 19/6, người từng bị Triều Tiên giam giữ trong 17 tháng. Tổng thống Mỹ ngày 20/6 gọi điều xảy ra với Warmbier là "một sự ô nhục".
Cựu đại sứ Mỹ ở LHQ nói 'cần trừng phạt Bắc Hàn'
Cựu Thống đốc bang New Mexico và cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, ông Bill Richardson vừa có phát biểu đề nghị Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt Bắc Hàn "vì cái chết của Otto Warmbier".
Trả lời BBC News, ông Richardson, nguyên là nhà đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Hàn, xác nhận ông đã trao đổi rất nhiều lần trong năm qua với quan chức nước cộng sản Đông Bắc Á mà không nghe họ nói gì về tình trạng của Otto Warmbier "đã bị hôn mê".
"Phải một năm sau tôi mới được biết chuyện đó."
Không giấu vẻ bực bội, ông Richardson lên án Bình Nhưỡng về cái chết của sinh viên 22 tuổi, Otto Warmbier:
"Đây là một vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, cách họ che dấu, kiểu dùng thuốc ngủ, và họ có thể đã tra tấn cậu ấy."
"Họ đã không chạy chữa cho cậu ấy, để Otto hôn mê hơn một năm."
Ông Richardson, người từng có vị trí cao cấp trong Đảng Dân chủ Hoa Kỳ cũng phê phán chính quyền Barack Obama đã không tiết lộ chuyện sinh viên Otto Warmbier bị Bắc Hàn cầm giữ.
Bản thân ông Richardson từng được bổ nhiệm chức bộ trưởng trong chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu, nhưng nay ông lại khen chính quyền của đảng Cộng hòa:
"Tôi muốn ca ngợi chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã vào cuộc mạnh mẽ, để buộc Bắc Hàn phải trả Otto Warmbier về."
Đi tour vào thăm Bắc Hàn hồi tháng 12/2015, Otto Warmbier bị bắt vài tháng sau ̣đó và bị xử tù.
Ngày 13/06, Otto Warmbier được trả về Hoa Kỳ sau 17 tháng bị giam cầm ở Bắc Hàn.
Nhưng anh trở về trong tình trạng hôn mê, không còn khả năng giao tiếp và não bị tổn thương nặng.
Một tuần sau, Warmbier qua đời.
Gia đình người sinh viên ở Cincinnati, Ohio, lên án "cách đối xử tra tấn tàn nhẫn khủng khiếp" mà họ nói anh phải chịu trong thời gian ở Bắc Triều Tiên.
Đánh hay không đánh?
Hiện Hoa Kỳ đang xem xét các khả năng tiếp cận vấn đề Bắc Hàn và cái chết của Otto Warmbier có thể góp thêm sự ủng hộ của một phần dư luận Mỹ cho một giải pháp mạnh mẽ mà Tòa Bạch Ốc đang nghiên cứu.
Về biện pháp quân sự, gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã trình bày trước Quốc hội "một bức tranh u ám", theo các báo Hoa Kỳ hôm 16/06.
Trả lời dân biểu Tim Ryan về chuyện Hoa Kỳ có sẵn sàng lâm chiến để ngăn Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử hay không, ông Mattis nói:
"Cuộc chiến sẽ nghiêm trọng hơn những gì chúng ta thấy về sự tàn khốc với con người năm 1953, sẽ có pháo kích hàng loạt vào thủ đô của nước đồng minh, một trong những đô thị có mật độ dân số lớn nhất thế giới."
Trong câu nói đó, ông đề cập đến Seoul có 25 triệu dân.
Nhưng ông Mattis khẳng định "cuối cùng thì chúng ta sẽ thắng".
Cũng tin liên qua, chính quyền của ông Trump, hoặc ít ra là riêng ông, bày tỏ thái độ hết nhẫn nại với Trung Quốc mà Washington trông đợi sẽ giúp "kiềm chế Bắc Hàn".
Hôm Thứ Ba 20/06, ông Donald Trump lại nhắn trên Twitter rằng "nỗ lực của Trung Quốc để kiềm chế Bắc Hàn "hóa ra đã không có hiệu quả gì".
Tuần này, Bộ trưởng James Mattis có cuộc họp cao cấp với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện của Trung Quốc để bàn về an ninh Đông Bắc Á.
Để thị uy với Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ vừa cử hai phi cơ ném bom siêu thanh B-1B Lancers bay ngang bán đảo Triều Tiên hôm 20/06.
Các báo Mỹ viết rằng đây là chuyến bay "cảnh cáo" Kim Jong-un sau cái chết của Otto Warmbier.
Một số nhà bình luận tin rằng việc tấn công ồ ạt hoặc đổ bộ vào Bắc Hàn là "khó xảy ra" nhưng việc oanh kích các địa điểm cụ thể thì có thể là phương án Washington xem xét.
Elon Musk tuyên bố đưa 1 triệu người lên sao Hỏa
Quá trình này được thực hiện bằng hệ thống các tên lửa Falcon do công ty SpaceX của Elon Musk phát triển.
Ông chủ Amazon sắp giàu nhất thế giới, chỉ kém Bill Gates 5 tỷ USD
Trong một bài phát biểu hồi tháng 9 năm trước tại Mehico, CEO Elon Musk của Tesla đã đặt ra tầm nhìn về việc loài người sẽ định cư trên sao Hỏa. Theo đó, sẽ có 1 triệu người được đưa lên sinh sống tại hành tinh đỏ như một giải pháp dự phòng cho sự sống trên Trái đất.
Chi phí để đưa mỗi người lên đó sẽ chỉ khoảng 100.000 - 200.000 USD/người. Và công ty SpaceX của Elon Musk sẽ là người đưa ra các giải pháp thực tế để hiện thực hóa điều đó.
Mới đây, trong một bài viết được đăng trên tạp chí khoa học New Space, vị CEO của Tesla đã mô tả một cách cụ thể và chi tiết hơn dự án đang được thực hiện của mình. Theo Musk, việc sử dụng tên lửa để đưa người lên vũ trụ sẽ giúp giảm bớt chi phí đến hàng nghìn lần. Bài báo này cũng mô tả thiết kế của mẫu tàu vũ trụ khổng lồ mà ông này đang ấp ủ xây dựng. Con tàu này sẽ có tên Hear of Gold hay Trái tim của Vàng.
So với bài phát biểu trước đây, Elon Musk đã đề cập một cách rõ ràng hơn tới việc làm thế nào để có thể chi trả chi phí cho quá trình phát triển và hoạt động của một chiếc tên lửa khổng lồ. Elon Musk đã vạch ra một quá trình bao gồm 4 giai đoạn để có thể giúp loài người định cư trên sao Hỏa. Ông cũng tiến hành giải thích về việc làm sao để tạo ra nhiên liệu và không khí nhằm duy trì sự sống trên hành tinh này.
Bồn chứa nhiên liệu khổng lồ dùng cho dự án tàu vũ trụ của SpaceX.
Trong phát biểu mới nhất của mình, Musk cũng tiết lộ sự tồn tại của một bồn chứa nhiên liệu khổng lồ dùng cho hoạt động của tàu vũ trụ. Chiếc bình này đã được chế tạo và thử nghiệm thành công vào tháng 11 vừa qua. Nó được chế tạo hoàn toàn từ sợi cacbon, loại vật liệu rất nhẹ và bền chắc.
Trước đó, SpaceX của Elon Musk đã thành công trong việc hạ cánh một tên lửa sau khi đưa nó ra ngoài không gian. Đây là một bước tiến quan trọng bởi nó sẽ giúp giảm bớt hàng tỷ USD chi phí do có thể tận dụng được những chiếc tên lửa nhiều lần. Hãng này cũng đang loay hoay tìm câu trả lời cho sự cố phát nổ của chiếc tên lửa Falcon 9 tại Florida cách đây ít tháng.
SpaceX của Elon Musk đang nỗ lực phát triển Falcon Heavy. Đây là một hệ thống phóng tên lửa lớn hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, trong một bài đăng mới đây trên Twiiter, Elon Musk cho biết một tên lửa mới với trọng lượng siêu nhẹ sẽ có thể được SpaceX cho cất cánh vào tháng 9. Nếu tất cả đều đúng theo kế hoạch, Falcon Heavy có thể đưa 2 hành khách bay quanh mặt trăng vào năm 2018. Họ không cần là các phi hành gia chuyên nghiệp, họ chỉ cần trả tiền cho trải nghiệm của mình.
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét