Bản quyền hình ảnhBEN STANSALLImage captionChủ tịch ExxonMobil Rex Wayne Tillerson trong một hội nghị ở London về dầu lửa hồi 2015. Hiện ông Tillerson là Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Giải thích chính thức của Trung Quốc không đề cập gì đến khả năng có mâu thuẫn giữa hai bên.
Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc gần
Philippines đã bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ
Tuy nhiên, Ngô Sĩ Tồn, chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải đặt tại Hải Nam, nói với South China Morning Post:
"Một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc cắt ngắn chuyến thăm của ông Phạm có thể là vì Bắc Kinh xem Việt Nam nuốt lời hứa không khai thác dầu khí ở khu vực tranh chấp ở Nam Hải."
Ông này nói: "Việt Nam gần đây cũng quan hệ nhiều hơn với Mỹ và Nhật."
Trung Quốc không nói rõ về 'tin đồn giàn khoan'
VN: Nỗ lực cân bằng với Trung Quốc và Mỹ
Phần nào tán thành đánh giá này, chuyên gia về Biển Đông của BBC, Bill Hayton, nhắc đến hai dự án quan trọng trên Biển Đông.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Bill Hayton, tác giả cuốn "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á" (2014), hiện ở Anh Quốc, nhận định:
Bill Hayton: Trung Quốc quan ngại về hai dự án khai thác ngoài khơi cụ thể của Việt Nam. Đó là dự án Mỏ Cá Voi Xanh của ExxonMobil trong lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, và dự án Cá Rồng Đỏ ở lô 136-03 hợp tác với Talisman.
Bản quyền hình ảnhBLOOMBERGImage captionRepsol của Tây Ban Nha có nhiều kinh nghiệm khai thác dầu khí ở Địa Trung Hải và vùng biển Bắc Phi
Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.
Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.
Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Exxon trước đây đã chống lại sức ép của Trung Quốc. Talisman của Canada cũng bỏ qua yêu cầu ngừng hoạt động của Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2015 Repsol của Tây Ban Nha đã mua lại Talisman. Không rõ Repsol sẽ cứng rắn thế nào trước sức ép Trung Quốc.
Theo thông tin chính thức, Repsol có liên doanh với Sinopec ở Biển Bắc và Brazil. Việc này có thể giúp bảo vệ Repsol trước sức ép của nhà nước Trung Quốc.
Talisman-Vietnam (công ty địa phương vẫn giữ tên cũ cả sau vụ mua lại) đã khoan thăm dò ở lô 136-3 cuối năm 2014, và đã tìm cách khoan định giá kể từ thời gian đó. Lô 136-03 ở cạnh các giếng dầu của Talisman ở lô 07-03, cách bờ biển đông nam của Việt Nam khoảng 450 cây số - ở ngay sát rìa vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionThủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 31/5
Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.Bill Hayton
BBC: Dự án Cá voi Xanh được Việt Nam ký với Exxon Mobil gần đây. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về dự án này?
Dự án Cá voi Xanh của Exxon thì gần bờ biển Việt Nam hơn. Mỏ khí chỉ cách bờ khoảng 88 cây số (ở lô 118). Tuy nhiên, "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò) mơ hồ của Trung Quốc lại đi vào giữa lô. Đây là nguồn cơn phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc chưa từng giải thích ý nghĩa của "đường 9 đoạn".
Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc như ông Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu Nam Hải ở Hải Nam cho rằng Trung Quốc có "quyền lịch sử" với tài nguyên của biển, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Không quốc gia nào đồng tình với diễn giải này. Năm ngoái một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng đòi hỏi này không có cơ sở theo luật quốc tế. Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh.
BBC: Vì sao Việt Nam vẫn tiến hành các dự án này dù biết rằng Trung Quốc bực bội? Liệu Việt Nam có đánh giá thấp sức ép từ Bắc Kinh?Image captionBill Hayton (trái) trong một thảo luận trên kênh YouTube và Facebok Live của BBC Tiếng Việt
Theo tôi, có thể chính phủ Việt Nam cảm thấy Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC], và Trung Quốc đang muốn quảng cáo cho 'Một vành đai, Một con đường'.
Chúng ta sẽ phải chờ xem sẽ xảy ra chuyện gì - liệu Việt Nam sẽ nhượng bộ hay sẽ vẫn tiến hành và dám thách thức Trung Quốc.
Các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng. Có thể Việt Nam cho rằng tốt hơn là hành động bây giờ trước khi các căn cứ này đi vào hoạt động.
Bill Hayton, đang làm việc tại kênh truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.
Trung Quốc thì đã bán quyền khai thác cùng khu này, mà họ gọi là Wan-an Bei 21 - cho một công ty Mỹ Crestone năm 1992. Rồi một công ty đặt ở Hong Kong, Brightoil, lại mua lại quyền này tháng Bảy 2014. Một số giám đốc trong Brightoil là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính phủ Việt Nam đã từng từ chối nhiều đề nghị để tránh làm phật lòng Trung Quốc. Tuy vậy, theo tôi biết, gần đây Việt Nam lại cho phép. Vì thế chính phủ Trung Quốc mới giận như vậy.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.
Tướng Phạm Trường Long đã thăm Tây Ban Nha trước khi đến Việt Nam. Rất ít thông tin được công bố, nhưng sẽ không ngạc nhiên nếu ông ấy yêu cầu Tây Ban Nha gây sức ép buộc Repsol từ bỏ dự án.Bill Hayton
BBC: Dự án Cá voi Xanh được Việt Nam ký với Exxon Mobil gần đây. Ông cho biết quan điểm của Trung Quốc về dự án này?
Dự án Cá voi Xanh của Exxon thì gần bờ biển Việt Nam hơn. Mỏ khí chỉ cách bờ khoảng 88 cây số (ở lô 118). Tuy nhiên, "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò) mơ hồ của Trung Quốc lại đi vào giữa lô. Đây là nguồn cơn phản đối của Trung Quốc. Trung Quốc chưa từng giải thích ý nghĩa của "đường 9 đoạn".
Tuy nhiên, một số học giả Trung Quốc như ông Ngô Sĩ Tồn ở Viện Nghiên cứu Nam Hải ở Hải Nam cho rằng Trung Quốc có "quyền lịch sử" với tài nguyên của biển, hơn cả những gì ghi trong Công ước Luật biển 1982. Không quốc gia nào đồng tình với diễn giải này. Năm ngoái một tòa án quốc tế đã phán quyết rằng đòi hỏi này không có cơ sở theo luật quốc tế. Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh.
BBC: Vì sao Việt Nam vẫn tiến hành các dự án này dù biết rằng Trung Quốc bực bội? Liệu Việt Nam có đánh giá thấp sức ép từ Bắc Kinh?Image captionBill Hayton (trái) trong một thảo luận trên kênh YouTube và Facebok Live của BBC Tiếng Việt
Theo tôi, có thể chính phủ Việt Nam cảm thấy Trung Quốc không sẵn sàng gây đối đầu vào thời điểm hiện nay, vì sắp diễn ra Đại hội Đảng tại Bắc Kinh [cuối 2017-BBC], và Trung Quốc đang muốn quảng cáo cho 'Một vành đai, Một con đường'.
Chúng ta sẽ phải chờ xem sẽ xảy ra chuyện gì - liệu Việt Nam sẽ nhượng bộ hay sẽ vẫn tiến hành và dám thách thức Trung Quốc.
Các căn cứ đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng. Có thể Việt Nam cho rằng tốt hơn là hành động bây giờ trước khi các căn cứ này đi vào hoạt động.
Bill Hayton, đang làm việc tại kênh truyền hình BBC World News, là tác giả hai cuốn sách về Đông Nam Á. Cuốn Vietnam: Rising Dragon (2010) dựa trên các tư liệu thu thập trong một năm ông thường trú ở Việt Nam. Năm 2014, ông ra mắt cuốn South China Sea: The struggle for power in Asia, viết về tranh chấp Biển Đông. Hiện ông cũng là thành viên Viện nghiên cứu Chatham House tại London.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40409328
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét