(Tiếp theo truyện ngắn của DHG )
**
Lại đang chuyện người Việt miền bắc bị kỳ thị ở nơi anh ở..
Một dạo anh họ tôi làm trại trồng cà chua, dưa leo. Khi giao dịch với khách hàng, đều phải nói giọng Sài Gòn mới bán được hàng.
“Nói giọng bắc, thua cuộc ngay”..
Ông cười chua chát: “Xứ này bây giờ vẫn thuộc liên hiệp Anh, vẫn tôn thờ và theo Nữ Hoàng Anh, người dân vốn hiền hòa, nhân ái không có chuyện phân biệt dù là đa sắc tộc.. Chả hiểu sao lại có chuyện kỳ cục như vậy?”
Rồi ông chuyển qua chuyện trí thức, văn nghệ sĩ trong nước. Những chuyện mà có nhẽ tôi chỉ nên nghe thôi, chứ không nên ghi lại. Toàn chuyện vừa tức, vừa buồn, lại buồn cười nữa. Chuyện một vị đại tá quân đội, một nhà văn chơi với anh rất thân hồi còn trong nước. Cách anh nhìn nhận và đánh giá về người này khiến tôi chưa nhất trí. Theo anh thì “ông này là người yêu nước theo lối cực đoan, có phần quá khích, chả làm được điều gì chỉ tổ thiệt thân”. Tôi bảo bách nhân, bách tính, phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và tâm thế của mỗi người..
Người nghe là tôi có vẻ không hào hứng, ông chuyển qua chuyện khác, nhẹ nhàng hơn. Ông kể nơi ông ở quan niệm về hôn nhân rất là buồn cười. Thông thoáng đến độ mất hết cả ý nghĩa. Cứ tình yêu là lên giường cái đã, không hợp là chia tay liền, nhẹ nhàng như người ta đọc thử cuốn sách. Đọc không thấy hay là quăng sang một bên. Chả bùi ngùi, lưu luyến, nuối tiếc gì.
Tôi biết đây có thể là tâm trạng thực của ông. Đàn ông dù ở đâu vẫn là đàn ông. Phương trời nào cũng vậy. Đàn ông độc thân nghĩ tới chuyện gái gú, đàn bà là lẽ đương nhiên. Anh ta thiếu cái đó, lại là thiếu thời gian dài, trầm trọng vì những định kiến, quan niệm mang nét á đông xưa cũ của mình.
**
Lại đang chuyện người Việt miền bắc bị kỳ thị ở nơi anh ở..
Một dạo anh họ tôi làm trại trồng cà chua, dưa leo. Khi giao dịch với khách hàng, đều phải nói giọng Sài Gòn mới bán được hàng.
“Nói giọng bắc, thua cuộc ngay”..
Ông cười chua chát: “Xứ này bây giờ vẫn thuộc liên hiệp Anh, vẫn tôn thờ và theo Nữ Hoàng Anh, người dân vốn hiền hòa, nhân ái không có chuyện phân biệt dù là đa sắc tộc.. Chả hiểu sao lại có chuyện kỳ cục như vậy?”
Rồi ông chuyển qua chuyện trí thức, văn nghệ sĩ trong nước. Những chuyện mà có nhẽ tôi chỉ nên nghe thôi, chứ không nên ghi lại. Toàn chuyện vừa tức, vừa buồn, lại buồn cười nữa. Chuyện một vị đại tá quân đội, một nhà văn chơi với anh rất thân hồi còn trong nước. Cách anh nhìn nhận và đánh giá về người này khiến tôi chưa nhất trí. Theo anh thì “ông này là người yêu nước theo lối cực đoan, có phần quá khích, chả làm được điều gì chỉ tổ thiệt thân”. Tôi bảo bách nhân, bách tính, phụ thuộc vào nhận thức, trình độ và tâm thế của mỗi người..
Người nghe là tôi có vẻ không hào hứng, ông chuyển qua chuyện khác, nhẹ nhàng hơn. Ông kể nơi ông ở quan niệm về hôn nhân rất là buồn cười. Thông thoáng đến độ mất hết cả ý nghĩa. Cứ tình yêu là lên giường cái đã, không hợp là chia tay liền, nhẹ nhàng như người ta đọc thử cuốn sách. Đọc không thấy hay là quăng sang một bên. Chả bùi ngùi, lưu luyến, nuối tiếc gì.
Tôi biết đây có thể là tâm trạng thực của ông. Đàn ông dù ở đâu vẫn là đàn ông. Phương trời nào cũng vậy. Đàn ông độc thân nghĩ tới chuyện gái gú, đàn bà là lẽ đương nhiên. Anh ta thiếu cái đó, lại là thiếu thời gian dài, trầm trọng vì những định kiến, quan niệm mang nét á đông xưa cũ của mình.
Đột nhiên ông hỏi: “ Tao biết giờ ở nhà nhiều người không thích phim Tàu, mặc dù có nhiều phim hay. Người ta cảnh giác mẹo xâm lăng văn hóa, đừng câu nệ thế. Dù có ghét cũng nên xem để biết nó như thế nào, mới biết cách phòng tránh. Chú hôm vừa rồi có xem phim “Việt Vương Câu Tiễn” không? Có biết Doãn Thường là ai không? Ông ấy chính là Câu Tiễn, có thể là tổ tiên họ Doãn đấy..”
Tôi nói có xem, nhưng chưa có nghe ai nói Doãn Thường , Câu Tiễn có mối liên hệ gì đến họ Doãn Việt Nam.
Hồi ông Căn con bác cả còn sống có cho tôi cuốn sách viết về Doãn tộc Việt Nam.
( Ông Căn là con bác cả trưởng tộc họ Doãn vùng nam thị xã Sơn Tây. Ông này vừa mới mất cách đây mấy năm. Bác tôi, bố nuôi anh họ tôi là thứ hai sau ông bác này ). Trong cuốn sách “Họ Doãn Việt Nam” do ban liên lạc họ Doãn biên soạn
Có ghi họ Doãn phát tích từ Vĩnh Lộc Thanh Hóa, có đền thờ, mộ tổ hiện nay ở đó. Về các danh nhân, danh tướng không có nhiều. Thời Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn có cụ Doãn Nỗ, một trong số mười hai bộ tướng của Lê Lợi. Cụ có nhiều công lao nhưng không rõ vì sao trong sử sách Việt Nam không được nhắc đến? Ông Căn lúc sống cũng thắc mắc, hỏi tôi câu này. Ông bảo chú đọc sách nhiều, chú có biết tại sao lại như vậy? Tôi thú thực là không biết.
Chỉ biết thưa với ông ấy rằng chính trường, triều chính từ cổ chí kim, bao giờ cũng vậy. Chuyện oan khuất, thiệt thòi là vô vàn kể, không riêng người trong họ mình. Vì chính trị là trò chơi nghiệt ngã, bất công là điều khó tránh vì ghế thì ít, đít lại nhiều..Đành phải hy sinh, bỏ bớt..Mà đâu chỉ có họ Doãn nhà mình, các dòng họ khác cũng thế cả.
Anh họ tôi suýt xoa: “Thật là dòng họ oan nghiệt và đầy cay đắng kể từ thời Câu Tiễn. Có người bài bác nhưng mà anh không tin. Kẻ không thích họ mình chúng nó nói: Câu Tiễn mặt cú, tinh khôn, giỏi chịu đựng. Khi còn nếm mật nằm gai thì thủy chung với đồng chí, đồng liêu, khi thành công rồi thì quay sang sát hại công thần. Phạm Lãi người đặc biệt có công khôi phục nước Việt là người khôn ngoan. Đánh dẹp xong Phù Sai của nước Ngô, rửa hận cho nước Việt, ông ấy bỏ đi, chu du thiên hạ, lẫn vào dân gian, không hưởng vinh hoa phú quý. Còn ông Văn Chủng thật đáng thương. Ông này ở lại, nghĩ mình là công thần có quyền được hưởng công danh, lợi lộc..Đâu có ngờ chịu cảnh thảm khốc sau này?
Tôi bảo đấy cũng là chuyện thường, chả cứ người họ Doãn không biết cư xử. Vẫn là chuyện triều chính xưa nay. Xa thì có chuyện Lê Lợi – Nguyễn Trãi, gần thì có Họ Mao đối với họ Bành, họ Chu, họ Võ Việt Nam.. Thời nào chả vậy. Vẫn là quan hệ Ghế và Đít!
Có gì lạ đâu. Anh phải tự hào rằng khác với nhiều dòng họ, họ Doãn nhà mình từ ngàn xưa tới giờ chưa có vị nào bán nước cầu vinh. Không có những tên vô lại như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ..chẳng hạn! Họ mình là họ bình thường, chưa có người kiệt xuất nhưng rất ít kẻ vô loài, đểu cáng để lại vết nhơ ngàn đời! Thế là may mắn lắm rồi. Hậu sinh đừng đòi hỏi thêm công sức của tiền nhân mà hãy gắng gỏi để tôn vinh họ mình.
Tôi nói có xem, nhưng chưa có nghe ai nói Doãn Thường , Câu Tiễn có mối liên hệ gì đến họ Doãn Việt Nam.
Hồi ông Căn con bác cả còn sống có cho tôi cuốn sách viết về Doãn tộc Việt Nam.
( Ông Căn là con bác cả trưởng tộc họ Doãn vùng nam thị xã Sơn Tây. Ông này vừa mới mất cách đây mấy năm. Bác tôi, bố nuôi anh họ tôi là thứ hai sau ông bác này ). Trong cuốn sách “Họ Doãn Việt Nam” do ban liên lạc họ Doãn biên soạn
Có ghi họ Doãn phát tích từ Vĩnh Lộc Thanh Hóa, có đền thờ, mộ tổ hiện nay ở đó. Về các danh nhân, danh tướng không có nhiều. Thời Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa Lam Sơn có cụ Doãn Nỗ, một trong số mười hai bộ tướng của Lê Lợi. Cụ có nhiều công lao nhưng không rõ vì sao trong sử sách Việt Nam không được nhắc đến? Ông Căn lúc sống cũng thắc mắc, hỏi tôi câu này. Ông bảo chú đọc sách nhiều, chú có biết tại sao lại như vậy? Tôi thú thực là không biết.
Chỉ biết thưa với ông ấy rằng chính trường, triều chính từ cổ chí kim, bao giờ cũng vậy. Chuyện oan khuất, thiệt thòi là vô vàn kể, không riêng người trong họ mình. Vì chính trị là trò chơi nghiệt ngã, bất công là điều khó tránh vì ghế thì ít, đít lại nhiều..Đành phải hy sinh, bỏ bớt..Mà đâu chỉ có họ Doãn nhà mình, các dòng họ khác cũng thế cả.
Anh họ tôi suýt xoa: “Thật là dòng họ oan nghiệt và đầy cay đắng kể từ thời Câu Tiễn. Có người bài bác nhưng mà anh không tin. Kẻ không thích họ mình chúng nó nói: Câu Tiễn mặt cú, tinh khôn, giỏi chịu đựng. Khi còn nếm mật nằm gai thì thủy chung với đồng chí, đồng liêu, khi thành công rồi thì quay sang sát hại công thần. Phạm Lãi người đặc biệt có công khôi phục nước Việt là người khôn ngoan. Đánh dẹp xong Phù Sai của nước Ngô, rửa hận cho nước Việt, ông ấy bỏ đi, chu du thiên hạ, lẫn vào dân gian, không hưởng vinh hoa phú quý. Còn ông Văn Chủng thật đáng thương. Ông này ở lại, nghĩ mình là công thần có quyền được hưởng công danh, lợi lộc..Đâu có ngờ chịu cảnh thảm khốc sau này?
Tôi bảo đấy cũng là chuyện thường, chả cứ người họ Doãn không biết cư xử. Vẫn là chuyện triều chính xưa nay. Xa thì có chuyện Lê Lợi – Nguyễn Trãi, gần thì có Họ Mao đối với họ Bành, họ Chu, họ Võ Việt Nam.. Thời nào chả vậy. Vẫn là quan hệ Ghế và Đít!
Có gì lạ đâu. Anh phải tự hào rằng khác với nhiều dòng họ, họ Doãn nhà mình từ ngàn xưa tới giờ chưa có vị nào bán nước cầu vinh. Không có những tên vô lại như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ..chẳng hạn! Họ mình là họ bình thường, chưa có người kiệt xuất nhưng rất ít kẻ vô loài, đểu cáng để lại vết nhơ ngàn đời! Thế là may mắn lắm rồi. Hậu sinh đừng đòi hỏi thêm công sức của tiền nhân mà hãy gắng gỏi để tôn vinh họ mình.
Mấy năm gần đây, tự ngày vị trí của anh họ tôi sa sút ngoài xã hội, có tin ông anh họ tôi muốn đổi về họ cũ, họ của bố mẹ đẻ, sinh ra anh.
Tôi tin rằng không có chuyện này. Miệng lưỡi thế gian không biết đâu mà lường. Người ta thường phù thịnh, chứ mấy ai phù suy?
Thấy anh họ tôi lâm bước va vấp, gian nan, có kẻ xấu bụng phao tin đồn bậy, gây xôn xao, nghi ngại trong nhà.
Anh ấy là kẻ có ăn có học, sách đọc cao hơn đầu chả lẽ không hiểu lẽ đời đơn giản, câu dân gian: “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”?
Công sinh thành vất vả nhưng dễ đâu sánh bằng khó nhọc nuôi dưỡng, cưu mang, gây dựng cả đời cho mình?
Không biết nhìn nhận giữa hai người mẹ: Một người mẹ tuy mang nặng đẻ đau, bán con để nuôi sống mình với người mẹ hy sinh bản thân, vất vả hàng chục năm trời nuôi dưỡng đứa con không phải mình sinh ra mà quý báu như ruột thịt, ai nặng ai nhẹ hơn ai?
Tôi nghĩ là anh họ tôi không lầm.
Anh nhắc đến câu chuyện họ mạc chẳng qua là muốn nghiên cứu, tìm hiểu về dòng họ mình đang mang chứ không phải bội bạc, thoái thác muốn tìm về họ cũ.
Tôi tin rằng không có chuyện này. Miệng lưỡi thế gian không biết đâu mà lường. Người ta thường phù thịnh, chứ mấy ai phù suy?
Thấy anh họ tôi lâm bước va vấp, gian nan, có kẻ xấu bụng phao tin đồn bậy, gây xôn xao, nghi ngại trong nhà.
Anh ấy là kẻ có ăn có học, sách đọc cao hơn đầu chả lẽ không hiểu lẽ đời đơn giản, câu dân gian: “Cha sinh không tày mẹ dưỡng”?
Công sinh thành vất vả nhưng dễ đâu sánh bằng khó nhọc nuôi dưỡng, cưu mang, gây dựng cả đời cho mình?
Không biết nhìn nhận giữa hai người mẹ: Một người mẹ tuy mang nặng đẻ đau, bán con để nuôi sống mình với người mẹ hy sinh bản thân, vất vả hàng chục năm trời nuôi dưỡng đứa con không phải mình sinh ra mà quý báu như ruột thịt, ai nặng ai nhẹ hơn ai?
Tôi nghĩ là anh họ tôi không lầm.
Anh nhắc đến câu chuyện họ mạc chẳng qua là muốn nghiên cứu, tìm hiểu về dòng họ mình đang mang chứ không phải bội bạc, thoái thác muốn tìm về họ cũ.
Mà giá như anh ấy có muốn như vậy người họ tôi cũng không hẹp hòi, không trách giận vì đấy là quyền con người tối thiểu của anh. Chỉ buồn vì nỗi sự hấp dẫn của họ tộc mình nếu có chuyện này, chưa đủ lôi cuốn một con người sống cho có trước có sau. Sự vinh hạnh đến mức người ngoại tộc cũng muốn nhảy sang khai nhận làm họ của mình như một vài dòng họ khác.
Tôi không dám hỏi anh về thắc mắc này, bởi như thế bất nhẫn, có thể làm anh đau lòng, gây một vết thương không bao giờ lành.
Một mất mát khủng khiếp giữa con người với nhau.
Nhưng mà tôi buồn từ câu chuyên anh gợi nên.
Một nỗi buồn sâu thẳm.
Chưa khi nào tôi thấy thương thân mình, dòng họ mình, đất nước mình như lúc này. Một đất nước nghe tiền nhân nói từ khi xưa nó là tổ đại bàng, giờ chỉ còn như tổ chim sẻ! Một lãnh thổ, biên cương xưa sát hồ Động Đình, nửa nước bạn bây giờ..Vậy mà chỉ còn một thẻo đất, chạy éo le sát bờ biển Đông.
Đã vậy đâu đã yên.
Vẫn nhiều bão tố, nguy cơ rình rập..
Làm người, không biết thì thôi, biết rồi liệu có thể vô tâm, cười nói, như chẳng có chuyện gì mãi được không?
Tôi định chia sẻ với anh họ tôi tâm sự này.
Nghĩ.
Lại thôi.
Ông ấy đang buồn, đang chới với tâm trạng. Nói với ông ấy vào lúc này liệu có nên?
Tôi không dám hỏi anh về thắc mắc này, bởi như thế bất nhẫn, có thể làm anh đau lòng, gây một vết thương không bao giờ lành.
Một mất mát khủng khiếp giữa con người với nhau.
Nhưng mà tôi buồn từ câu chuyên anh gợi nên.
Một nỗi buồn sâu thẳm.
Chưa khi nào tôi thấy thương thân mình, dòng họ mình, đất nước mình như lúc này. Một đất nước nghe tiền nhân nói từ khi xưa nó là tổ đại bàng, giờ chỉ còn như tổ chim sẻ! Một lãnh thổ, biên cương xưa sát hồ Động Đình, nửa nước bạn bây giờ..Vậy mà chỉ còn một thẻo đất, chạy éo le sát bờ biển Đông.
Đã vậy đâu đã yên.
Vẫn nhiều bão tố, nguy cơ rình rập..
Làm người, không biết thì thôi, biết rồi liệu có thể vô tâm, cười nói, như chẳng có chuyện gì mãi được không?
Tôi định chia sẻ với anh họ tôi tâm sự này.
Nghĩ.
Lại thôi.
Ông ấy đang buồn, đang chới với tâm trạng. Nói với ông ấy vào lúc này liệu có nên?
========
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét