Phạm Nguyên Trường dịch
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: http://theweek.com/articles/702650/how-does-impeachment-work
Với những vụ bê bối đang diễn ra xung quanh Nhà Trắng, trong Quốc hội có người đã nhắc tới chữ “I” (chữ cái đầu tiên của từ Impeachment, nghĩa là luận tội tổng thống – ND) . Đây là tất cả những gì bạn nên biết.
Trong suốt lịch sử của mình, Hạ viên mới luận tội hai vị tổng thống, cả hai sau đó đều được Thượng viện tuyên bố trắng án. Năm 1868, Andrew Johnson bị luận tội vì cuộc khủng hoảng chính trị, liên quan tới chính sách của ông đối với miền Nam sau Nội chiến; còn năm 1998 thì Bill Clinton bị luận tội vì câu chuyện tình ái với cô thực tập sinh ở Nhà Trắng, Monica Lewinsky. Richard Nixon bị đe dọa luận tội, nhưng ông đã từ chức từ trước. (Xem bên dưới). Hiện nay, sau khi công tố viên đặc biệt - điều tra về khả năng thông đồng giữa ban lãnh chiến dịch bầu cử của tổng thống Trump và Nga – được chỉ định, người ta nói rằng đội ngũ luật sư của Trump bắt đầu nghiên cứu những biện pháp bảo vệ nếu ông ta bị đưa ra luận tội.
Theo công ty các cược Paddy Power, khả năng Trump bị luận tội ngay trong năm cầm quyền đầu tiên đã tăng lên đến 60% và ít nhất đã có 26 đảng viên Dân chủ và 2 đảng viên Cộng hòa nói đến “từ có chữ I”. Nhưng quá trình luận tội thường kéo dài và phức tạp, và bị ảnh hưởng nhiều bởi những tính tóan của các đảng. Nếu nó xảy ra, Bill McCollum - một cựu nghị sĩ Cộng hòa, người đã từng bỏ phiếu đòi luận tội Clinton – nói: “Nó sẽ không xảy ra ngay lập tức được”.
Luận tội có nguồn gốc từ đâu?
Qui trình này xuất hiện ở Anh hồi thế kỉ XIV, người ta sử dụng nó để truy tố các nhà quí tộc (lord) và cố vấn của hòang gia, mà tòa án không có quyền động tới. Những người chấp bút Hiến pháp Mỹ - quan ngại vể khả năng xuất hiện chế độ chuyên chế - đã mượn ý tưởng luận tội để đưa vào hiến pháp như là biện pháp hòa bình, nhằm lọai bỏ những vị tổng thống, cũng như phó tổng thống, các bộ trưởng, các thẩm phán liên bang và thẩm phán tòa án tối cao có tội. Người ta đã từng tranh luận gay gắt về việc có nên giao cho Tòa án tối cao quyền luận tội hay không, nhưng cuối cùng, Hiến pháp Mỹ đã giao cho Hạ viện “quyền luận tội”, và Thượng viện “quyền phán xét tất cả các vụ luận tội” – nghĩa là quyết định có tuyên bố người phạm lỗi là có tội hay trắng án.
Những tội lỗi nào?
Theo Hiến pháp, đấy là những tội: “phản quốc, ăn hối lộ, và những tội nặng và hành vi xấu xa khác”. Nhưng không có định nghĩa thế nào là “những tội nặng và hành vi xấu xa khác”. Một số học giả về hiến pháp cho rằng, đấy là những hành động vi phạm luật pháp thành văn, một số người khác lại khẳng định rằng có thể áp dụng cho mọi hành động lạm dụng quyền lực hay hành vi làm hạ thấp phẩm giá của chức vị tổng thống. Trên thực tế, việc giải thích hầu như hòan tòan mang tính chính trị.
Clinton bị luận tội vì khai man trước tòa và cản trở công lý vì ông đã nói dối, sau khi thề nguyền – cả bằng văn bản lẫn lời khai trước bồi thẩm đòan – về quan hệ với Lewinsky. Trong quá trình này, các nhà báo còn phát hiện ra rằng một số nhà lãnh đạo đảng Dân chủ cũng phạm tội ngọai tình, nhưng họ khẳng định – không thành công – rằng đấy là nói dối chứ không phải ngọai tình. Nhưng năm 1970, Gerald Ford, lúc đó là lãnh đạo nhóm thiểu số tại Hạ viện, đã nói đùa rằng: “Bất cứ tội gì mà đa số tại Hạ viện vào thời điểm đó cho là đáng luận tội thì bị luận tội thôi”.
Quá trình này diễn ra như thế nào?
Trước hết, Hạ viện phải bỏ phiếu - bằng đa số đơn giản – cho phép bắt đầu quá trình luận tội. Bất kì hạ nghị sĩ nào cũng có thể trình nghị quyết về vấn đề này, một ủy ban náo đó, một thỉnh nguyện thư nào đó, một ủy viên công tố đặc biệt hay tổng thống cũng có thể trình nghị quyết. Chỉ cần đa số đơn giản chấp thuận một điều khỏan của kiến nghị luận tội thì tổng thống đã chính thức bị luận tội – tức là bị coi là có tội. Vụ việc được đưa lên Thượng viện để xét xử.
Quá trình xử án diễn ra như thế nào?
Hạ viện cử ra một số đại diện, gọi là “managers”, làm đại diện cho bên “nguyên”. Tổng thống lựa chọn các luật sư đại diện cho bên “bị”. Các thượng nghị sĩ làm bồi thẩm đòan, đứng đầu bồi thẩm đoàn là chánh án Tòa án Tối cao – Thượng viện còn phải xác định một số thủ tục, ví dụ, có cần nghe nhân chứng hay là không.
“Luận tội là hiện tượng cực kì đặc biệt”, cựu nghị sĩ Cộng hòa, Bob Barr, một trong những manager trong vụ xử Clinton, giải thích như thế. “Bồi thẩm đòan trong vụ án hình sự không đưa ra luật lệ và không được quyết định họ muốn thấy bằng chứng nào và không muốn thấy bằng chứng nào”, ông này nói. Cũng chưa có tiêu chuẩn xác định tội lỗi – vấn đề tội lỗi là do các thượng nghị sĩ tự quyết định theo ý mình. Nếu hơn hai phần ba thượng nghị sĩ cho rằng tổng thống có tội thì ông ta sẽ mất chức – phó tổng thống sẽ lên thay.
Trump có thể bị luận tội hay không?
Cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt, Robert Mueller, chắc chắn làm gia tăng khả năng đó. Nghị sĩ Cộng hòa bang Texas, Al Green, nói rằng ông ta đã bắt đầu chuẩn bị những điều khỏan luận tội của riêng mình. Ông này khẳng định rằng, Trump có tội trong việc cản trở công lý vì bị nghi là đã gây áp lực đối với James Comey, giám đốc FBI lúc đó, để ông này chấm dứt việc điều tra những mối quan hệ có thể có giữa những người thân cận với Trump và điện Kremlin, và sau đó thì bãi chức Comey với hi vọng rằng có thể ngăn chặn được quá trình điều tra.
Cả Clinton lẫn Nixon đều bị đưa ra luận tội vì cản trở công lý, nhưng khác với Trump, họ phải đối mặt với Quốc hội có thái độ thù nghịch, do phe đối lập kiểm sóat. Các đảng viên Cộng hòa chỉ quay sang chống lại vị tổng thống thuộc đảng của mình khi tỉ lệ cử tri ủng hộ ông ta thấp đến mức ông ta trở thành mối nguy cho tòan đảng. “99% phụ thuộc vào việc tổng thống được lòng dân tới mức nào”, Bruce Fein, cựu quan chức của Bộ Tư pháp nói như thế.
Nixon suýt bị luận tội
Richard M. Nixon bị dính vào vụ bê bối chính trị lớn nhất trong thế kỉ XX: Watergate. Bằng chứng chống lại ông rõ ràng đến mức hầu như chắc chắn là ông đã bị luận tội và mất chức, nhưng ông đã tránh được vụ ô nhục bằng cách từ chức. Tháng 7 năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã thông qua ba điều khỏan để luận tội liên quan đến việc thâm nhập trái phép trụ sở của đảng Dân chủ vào năm 1972: cản trở công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường Quốc hội.
Sáu ngày sau khi cuốn băng ghi âm chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, Nixon đã tìm cách ngăn cản cuộc điều tra. Khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa nói với ông ta rằng ông ta đã không còn được cả hai viện Quốc hội ủng hộ, Nixon quyết định từ chức. “Không cần kéo dài thêm nữa”, ông tuyên bố như thế. Một tháng sau, cựu phó tổng thống, người kế vị ông, Gerald Ford, tuyên bố ân xá tất cả những tội lỗi mà Nixon đã phạm. Nixon, Ford nói, “đã khổ đủ rồi”.
Theo công ty các cược Paddy Power, khả năng Trump bị luận tội ngay trong năm cầm quyền đầu tiên đã tăng lên đến 60% và ít nhất đã có 26 đảng viên Dân chủ và 2 đảng viên Cộng hòa nói đến “từ có chữ I”. Nhưng quá trình luận tội thường kéo dài và phức tạp, và bị ảnh hưởng nhiều bởi những tính tóan của các đảng. Nếu nó xảy ra, Bill McCollum - một cựu nghị sĩ Cộng hòa, người đã từng bỏ phiếu đòi luận tội Clinton – nói: “Nó sẽ không xảy ra ngay lập tức được”.
Luận tội có nguồn gốc từ đâu?
Qui trình này xuất hiện ở Anh hồi thế kỉ XIV, người ta sử dụng nó để truy tố các nhà quí tộc (lord) và cố vấn của hòang gia, mà tòa án không có quyền động tới. Những người chấp bút Hiến pháp Mỹ - quan ngại vể khả năng xuất hiện chế độ chuyên chế - đã mượn ý tưởng luận tội để đưa vào hiến pháp như là biện pháp hòa bình, nhằm lọai bỏ những vị tổng thống, cũng như phó tổng thống, các bộ trưởng, các thẩm phán liên bang và thẩm phán tòa án tối cao có tội. Người ta đã từng tranh luận gay gắt về việc có nên giao cho Tòa án tối cao quyền luận tội hay không, nhưng cuối cùng, Hiến pháp Mỹ đã giao cho Hạ viện “quyền luận tội”, và Thượng viện “quyền phán xét tất cả các vụ luận tội” – nghĩa là quyết định có tuyên bố người phạm lỗi là có tội hay trắng án.
Những tội lỗi nào?
Theo Hiến pháp, đấy là những tội: “phản quốc, ăn hối lộ, và những tội nặng và hành vi xấu xa khác”. Nhưng không có định nghĩa thế nào là “những tội nặng và hành vi xấu xa khác”. Một số học giả về hiến pháp cho rằng, đấy là những hành động vi phạm luật pháp thành văn, một số người khác lại khẳng định rằng có thể áp dụng cho mọi hành động lạm dụng quyền lực hay hành vi làm hạ thấp phẩm giá của chức vị tổng thống. Trên thực tế, việc giải thích hầu như hòan tòan mang tính chính trị.
Clinton bị luận tội vì khai man trước tòa và cản trở công lý vì ông đã nói dối, sau khi thề nguyền – cả bằng văn bản lẫn lời khai trước bồi thẩm đòan – về quan hệ với Lewinsky. Trong quá trình này, các nhà báo còn phát hiện ra rằng một số nhà lãnh đạo đảng Dân chủ cũng phạm tội ngọai tình, nhưng họ khẳng định – không thành công – rằng đấy là nói dối chứ không phải ngọai tình. Nhưng năm 1970, Gerald Ford, lúc đó là lãnh đạo nhóm thiểu số tại Hạ viện, đã nói đùa rằng: “Bất cứ tội gì mà đa số tại Hạ viện vào thời điểm đó cho là đáng luận tội thì bị luận tội thôi”.
Quá trình này diễn ra như thế nào?
Trước hết, Hạ viện phải bỏ phiếu - bằng đa số đơn giản – cho phép bắt đầu quá trình luận tội. Bất kì hạ nghị sĩ nào cũng có thể trình nghị quyết về vấn đề này, một ủy ban náo đó, một thỉnh nguyện thư nào đó, một ủy viên công tố đặc biệt hay tổng thống cũng có thể trình nghị quyết. Chỉ cần đa số đơn giản chấp thuận một điều khỏan của kiến nghị luận tội thì tổng thống đã chính thức bị luận tội – tức là bị coi là có tội. Vụ việc được đưa lên Thượng viện để xét xử.
Quá trình xử án diễn ra như thế nào?
Hạ viện cử ra một số đại diện, gọi là “managers”, làm đại diện cho bên “nguyên”. Tổng thống lựa chọn các luật sư đại diện cho bên “bị”. Các thượng nghị sĩ làm bồi thẩm đòan, đứng đầu bồi thẩm đoàn là chánh án Tòa án Tối cao – Thượng viện còn phải xác định một số thủ tục, ví dụ, có cần nghe nhân chứng hay là không.
“Luận tội là hiện tượng cực kì đặc biệt”, cựu nghị sĩ Cộng hòa, Bob Barr, một trong những manager trong vụ xử Clinton, giải thích như thế. “Bồi thẩm đòan trong vụ án hình sự không đưa ra luật lệ và không được quyết định họ muốn thấy bằng chứng nào và không muốn thấy bằng chứng nào”, ông này nói. Cũng chưa có tiêu chuẩn xác định tội lỗi – vấn đề tội lỗi là do các thượng nghị sĩ tự quyết định theo ý mình. Nếu hơn hai phần ba thượng nghị sĩ cho rằng tổng thống có tội thì ông ta sẽ mất chức – phó tổng thống sẽ lên thay.
Trump có thể bị luận tội hay không?
Cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt, Robert Mueller, chắc chắn làm gia tăng khả năng đó. Nghị sĩ Cộng hòa bang Texas, Al Green, nói rằng ông ta đã bắt đầu chuẩn bị những điều khỏan luận tội của riêng mình. Ông này khẳng định rằng, Trump có tội trong việc cản trở công lý vì bị nghi là đã gây áp lực đối với James Comey, giám đốc FBI lúc đó, để ông này chấm dứt việc điều tra những mối quan hệ có thể có giữa những người thân cận với Trump và điện Kremlin, và sau đó thì bãi chức Comey với hi vọng rằng có thể ngăn chặn được quá trình điều tra.
Cả Clinton lẫn Nixon đều bị đưa ra luận tội vì cản trở công lý, nhưng khác với Trump, họ phải đối mặt với Quốc hội có thái độ thù nghịch, do phe đối lập kiểm sóat. Các đảng viên Cộng hòa chỉ quay sang chống lại vị tổng thống thuộc đảng của mình khi tỉ lệ cử tri ủng hộ ông ta thấp đến mức ông ta trở thành mối nguy cho tòan đảng. “99% phụ thuộc vào việc tổng thống được lòng dân tới mức nào”, Bruce Fein, cựu quan chức của Bộ Tư pháp nói như thế.
Nixon suýt bị luận tội
Richard M. Nixon bị dính vào vụ bê bối chính trị lớn nhất trong thế kỉ XX: Watergate. Bằng chứng chống lại ông rõ ràng đến mức hầu như chắc chắn là ông đã bị luận tội và mất chức, nhưng ông đã tránh được vụ ô nhục bằng cách từ chức. Tháng 7 năm 1974, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã thông qua ba điều khỏan để luận tội liên quan đến việc thâm nhập trái phép trụ sở của đảng Dân chủ vào năm 1972: cản trở công lý, lạm dụng quyền lực và coi thường Quốc hội.
Sáu ngày sau khi cuốn băng ghi âm chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, Nixon đã tìm cách ngăn cản cuộc điều tra. Khi các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa nói với ông ta rằng ông ta đã không còn được cả hai viện Quốc hội ủng hộ, Nixon quyết định từ chức. “Không cần kéo dài thêm nữa”, ông tuyên bố như thế. Một tháng sau, cựu phó tổng thống, người kế vị ông, Gerald Ford, tuyên bố ân xá tất cả những tội lỗi mà Nixon đã phạm. Nixon, Ford nói, “đã khổ đủ rồi”.
Đã đăng trên Việt Nam Thời Báo
Nguồn: http://theweek.com/articles/702650/how-does-impeachment-work
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét