Cuối thế kỷ 21, 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 11% châu thổ sông Hồng có thể bị chìm ngập trong nước.
Alexei Syunnerberg
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong top mười thành phố trên thế giới đang có nguy cơ đe dọa nhiều nhất bởi mực nước tăng của các đại dương, — như nhận xét lưu ý trong Hội nghị chuyên đề Khu vực châu Á — Thái Bình Dương về "Ứng phó với biến đổi khí hậu" — do Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Quốc hội Việt Nam phối hợp tổ chức vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thảm họa sinh thái trở nên trầm trọng bởi thực tế tại TPHCM mật độ dân số cao hơn 17 lần so với bình quân cả nước, trên một cây số vuông lãnh thổ cần phải tạo ra sản phẩm nhiều hơn 36 lần và phải thu thuế gấp 45 lần so với mức trung bình của Việt Nam.
Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra bức tranh ảm đạm không chỉ đối với thành phố lớn nhất của đất nước. Trong hội nghị tại thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên gia Việt Nam đưa ra số liệu tính toán rằng cuối thế kỷ 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và 11% châu thổ sông Hồng có thể bị chìm ngập trong nước. Trước đó, chuyên gia Nga đã thực hiện những tính toán tương tự. Theo số liệu của họ, nếu mực nước biển tăng 80-100 cm, và đó là dự báo khá thực tế vào cuối thế kỷ này, thì 7 tỉnh ven biển Việt Nam có nguy cơ chìm ngập lãnh thổ. Điều này dẫn đến sự suy giảm 10 % GDP, mất 5 triệu tấn lúa mỗi năm, một phần năm hệ thống giao thông của đất nước bị tàn phá và nhu cầu tái định cư cấp thiết của khoảng mười triệu người.
Việt Nam — không phải là nạn nhân tiềm năng duy nhất của hiện tượng mực nước biển dâng cao. Mối đe dọa chìm ngập vào cuối của thế kỷ đang treo trên các thành phố Venice và St Petersburg, Los Angeles và Amsterdam, Hamburg và San Francisco. Và thậm chí sớm hơn nữa, khi mực nước biển gia tăng dù chỉ 20 cm, quốc đảo Thái Bình Dương Tuvalu sẽ chìm xuống biển, và ở quốc gia châu Phi Nigeria, 750 nghìn người sẽ mất chốn trú ngụ.
Mực nước biển dâng vì lý do trước hết là khí hậu trái đất của chúng ta nóng lên. Bởi vì nước sẽ nở ra khi bị hun nóng, do đó khối lượng của nó tăng lên trong các đại dương. Lượng nước phát triển còn vì sự tan chảy ngày càng nhanh chóng của băng tuyết ở Canada, Greenland, vùng Siberia của Nga; do những dải băng khổng lồ tan chảy ở Nam Cực và Bắc Cực.
Vấn đề biến đổi khí hậu ấm lên đã thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Và trước hết — trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi ngoài hiện tượng đó còn có thêm nhiều vấn đề liên quan đến thiên tai. Như Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury đã thông báo với những người tham gia hội nghị tại thành phố Hồ Chí Minh: trong vòng nửa thế kỷ qua, 88% cư dân thế giới đã chịu đựng hậu quả thiên tai, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nạn nhân do thiên tai hoành hành là 2 triệu người.
Trung tâm Nhiệt đới Việt —Nga đã chú trọng đến vấn đề ấm lên của khí hậu.
Trong giới khoa học, — ông Andrei Kuznetsov, giám đốc bộ phận Nga của Trung tâm Nhiệt đới cho biết — vẫn chưa có quan điểm đồng thuận về việc liệu có hiện tượng nóng lên toàn cầu hay không. Hoặc, những gì đang xảy ra — cái gọi là biến đổi, có nghĩa là thay đổi định kỳ tương đối an toàn, chỉ là sai lệch so với chỉ số trung bình. Những biến đối cụ thể - hiện tượng tăng hoặc giảm nhiệt độ trên hành tinh kéo dài trong thời kỳ hàng thập kỷ — đã xảy ra một số lần trong thiên niên kỷ trước. Câu hỏi cơ bản quan trọng đặt ra là: Điều gì đang xảy ra hiện nay? Nếu giả sử đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu — thì sẽ xảy ra tất cả các dự đoán thảm họa nêu trên. Nếu không — thì khi đó, cư dân Việt Nam và các quốc gia ven biển khác không có lý do đặc biệt quan ngại.
Tập thể nhân viên của Trung tâm Nhiệt đới góp phần vào việc giải quyết vấn đề này. Dự án mới của trung tâm dự tính lắp đặt hệ thống cột — cấu kiện kim loại cao khoảng 50 mét mà vượt lên trên những tán rừng và được trang bị hàng trăm thiết bị, cho phép giám sát liên tục các thông số khí hậu. Thành phần của khí quyển được đo bằng 20 thông số, nhiệt độ và vận tốc gió — theo 5 chỉ số. Đo cân bằng bức xạ, mức độ tiếp xúc ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng của rừng nhiệt đới với sự hình thành các thành phần khí quyển, ảnh hưởng của carbon trên hiệu ứng nhà kính. Các dữ liệu thu được, — ông Kuznetsov cho biết — giúp trả lời câu hỏi về những gì đang xảy ra tại Việt Nam? Hoặc đó chỉ là những biến đổi khí hậu thông thường, không gây ra nguy cơ cụ thể đáng ngại, hoặc sẽ là biểu hiện của hiện tượng nóng lên toàn cầu dẫn đến thảm họa chìm ngập lãnh thổ diện rộng.
Theo SPUTNIK
|
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017
Đến cuối thế kỷ, Việt Nam sẽ biến dạng ra sao do biến đổi khí hậu?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét