(Từ trái sang): Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh và Mao Trạch Đông
Bức ảnh cỡ lớn của Đặng Tiểu Bình cho đến nay vẫn được treo ở quảng trường thành phố Thâm Quyến, so với ảnh của Mao Trạch Đông ở Thiên An Môn thì còn to hơn, cao hơn, và từ trước đến nay chưa hề bị làm bẩn. Tuy nhiên trên thực tế, cách cai trị của Đặng Tiểu Bình, không chỉ không tốt hơn của Mao Trạch Đông, từ một ý nghĩa nào đó mà nói thì độc hại và tai họa mà Đặng Tiểu Bình mang lại cho Trung Quốc so với Mao Trạch Đông còn nặng nề hơn. Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tằng Tiết Minh, năm 2007 lần đầu đăng tại “Ngọn lửa Tự do”.Đặng Tiểu Bình dám làm những điều Mao Trạch Đông không dám
Từ những năm 20 của thế kỷ trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐSCTQ) thành lập, những việc như sát nhân phóng hỏa, diệt tuyệt đông đảo quần chúng nhân dân, “đánh cường hào”, giết địa chủ, “cắt xường xám”, “ăn nhà giàu”, giết đoàn thể xyz, “túc phản”, trồng thuốc phiện, “chỉnh phong” (chỉnh đốn tác phong), thông đồng với địch bán nước v.v..không có chiến dịch nào mà Đặng Tiểu Bình không góp mặt. Mao Trạch Đông là chủ mưu, còn Đặng Tiểu Bình là người trợ giúp; những phong trào sau “giải phóng” như “trấn phản”, “cải cách ruộng đất”, “chống cánh hữu”, “đại nhảy vọt”, “công xã nhân dân”, việc gì Đặng Tiểu Bình cũng tham gia. Rõ ràng nếu Mao Trạch Đông là chủ mưu, thì Đặng Tiểu Bình là tòng phạm. Lúc bấy giờ khi Đặng Tiểu Bình giữ cương vị Tổng Bí thư thì còn là tướng cốt cán hàng đầu “chống cánh hữu”.
Cùng là khi đối diện với cuộc tập trung kháng nghị quy mô lớn của người dân, Mao Trạch Đông có tàn bạo đến mấy, vào tháng 4/1976 khi người dân tập trung đông đảo biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn, thì ông ta cũng không dám nổ súng, chỉ dám xuất dân quân dùng gậy giải tán. Còn Đặng Tiểu Bình lại dám chọn dùng thủ đoạn hung ác gấp vạn lần so với quân phiệt Bắc Dương năm xưa là điều động mấy chục vạn quân dã chiến giữa thanh thiên bạch nhật nổ súng thảm sát, đó là chỗ mà Đặng Tiểu Bình so với Mao Trạch Đông thì còn hung hãn và tàn ác hơn.
Điều đó cho thấy, tất cả những tội lỗi mà Mao Trạch Đông phạm phải trong lịch sử, thì Đặng Tiểu Bình đều phạm và những việc mà Mao Trạch Đông không dám làm, thì Đặng Tiểu Bình lại dám làm.
Đặng Tiểu Bình dập tắt nhiệt tình của người dân đối với chính trị, khiến người dân sa đọa trở thành “động vật kinh tế”
Chỗ mà Đặng Tiểu Bình gây độc hại nặng nề hơn so với Mao Trạch Đông chính là việc dập tắt nhiệt tình chính trị và đam mê lý tưởng của dân chúng Trung Quốc, khiến họ quay trở lại thành “động vật kinh tế”. Điều này không chỉ khiến cho người dân Trung Quốc quên đi “thuyết về đặc quyền” và vận động “bức tường dân chủ”, ngoài ra còn một lần nữa dần dần dập tắt đam mê theo đuổi tiến bộ chính trị, khiến tập tính của người Trung Quốc quay trở lại những tật xấu thâm căn cố đế truyền thống.
Văn hóa Trung Quốc vừa không phải là một loại văn hóa có truyền thống tôn giáo, cũng không phải là một loại văn hóa có truyền thống triết học, mà là văn hóa truyền thống Nho gia. Chịu ảnh hưởng của văn hóa trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, người Trung Quốc vẫn luôn là một dân tộc chỉ chú trọng thực chất về kinh tế mà thờ ơ cực đoan về tự do chính trị, người Trung Quốc thông thường là chỉ cần có một bữa cơm, thì sẽ không quan tâm đến chính trị. Dưới ảnh hưởng của văn hóa, người Trung Quốc trở thành một dân tộc mà ngay đến nhiệt tình quan tâm về chính trị cũng khiếm khuyết, động lực và cảm hứng để truy cầu tiến bộ thể chế chính trị từ đâu tới? Cho dù bị bức bách đứng lên tạo phản, người Trung Quốc có chăng cũng chỉ là những xung động về thay đổi triều đại, mong mỏi đối với việc giảm lao dịch thuế má và Hoàng đế tốt, hoặc là ngay cả như vậy thôi cũng không được, chỉ là phát tiết tâm trạng cực đoan hận kẻ giàu, kẻ làm quan, điển hình nhất thì chỉ như Trương Hiến Trung (lãnh tụ khởi nghĩa nông dân cuối đời nhà Minh, từng kiến lập chính quyền Đại Tây)…
Chú trọng thực chất kinh tế mà thờ ơ cực đoan với tự do chính trị, đó chính là nguyên nhân mà trải qua hai nghìn năm Trung Quốc thường xuyên thay đổi bao nhiêu triều đại, sinh linh lầm than cũng không hề có tiến bộ thể chế chính trị gì, đó chính là nguyên nhân mà dưới ảnh hưởng đến từ phương Tây từ thời cận đại tới nay, người Trung Quốc học cái gì cũng không thành, chính đạo không đi nổi, tà đạo lại đi nhanh vô cùng, đến nay vẫn không kiến lập nên nền chính trị dân chủ lập hiến.
Sau khi ĐCSTQ nắm quyền, mặc dù mưu đồ lấy văn hóa đảng để diệt tận gốc văn hóa truyền thống Nho gia, nhưng vẫn chưa thành công, ngược lại còn khiến cho văn hóa Trung Quốc càng thêm hỗn tạp, trở thành một thứ văn hóa méo mó pha tạp với văn hóa đảng.
Nhưng ở một phương diện khác mà nhìn thì việc thi hành ngang ngược điên cuồng của Mao Trạch Đông là một lần thay đổi hoàn toàn tập tính của người Trung Quốc chỉ chú trọng thực chất kinh tế mà không quan tâm đến chính trị. Mao Trạch Đông thông qua một loạt các cuộc vận động chính trị cuồng nhiệt, khiến cho toàn dân trở thành “con người chính trị”, người Trung Quốc vào thời đại Mao Trạch Đông, từ “động vật kinh tế” qua hai nghìn năm bỗng chốc trở thành “động vật chính trị”, điều này gây ra hai hậu quả:
Một là dưới quyền uy cực đại của Mao Trạch Đông và sự cổ vũ cuồng nhiệt về hình thái ý thức, người dân Trung Quốc cho dù có ăn đói mặc rét cũng có thể âm thầm nhẫn chịu, chứ không liên hệ điều ấy đến phương diện chính trị do họ có niềm đam mê về lý tưởng cách mạng. “Đại nhảy vọt” khiến cho 40 triệu người chết đói, vẫn không xảy ra bạo loạn lớn, đã chứng minh cho điều đó.
Hai là việc Mao Trạch Đông kích phát nhiệt tình chính trị và đam mê lý tưởng, có thể sẽ trở thành một động lực theo đuổi tiến bộ chính trị lớn mạnh, sau khi Mao Trạch Đông chết, rất dễ dàng tích tụ thành trào lưu lịch sử lật đổ sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Từ “Thuyết đặc quyền” của Trần Ương Triều, Đại tự báo của Lý Nhất Triết, “Tuyên ngôn nhân quyền” của Nhậm Uyển Đinh, câu khẩu hiệu “hiện đại hóa lần thứ năm” của Đại tự báo của Ngụy Kinh Sinh…
Rõ ràng việc chính trị hóa của Mao Trạch Đông vô hình chung, một cách phản diện đã khiến cho dân chúng Trung Quốc bừng tỉnh giác ngộ về chính trị; từ trong ký ức lịch sử của cuộc vận động bức tường dân chủ, người ta có thể hồi tưởng lại rõ ràng nhiệt tình cực đại mà người Trung Quốc những năm đó theo đuổi: bộ quần áo kiểu Tôn Trung Sơn kham khổ đơn giản, đôi giày mỏng thô kệch, diễn giả với nhiệt tình trào dâng, độc giả khán giả đông như nước triều chăm chú theo dõi, cho dù là diễn giả, hay là khán giả, độc giả, trong mắt đều ánh lên niềm đam mê lý tưởng và khát vọng chân thành, trên khuôn mặt trông không hề nhìn thấy sự thờ ơ lãnh cảm và sự bất cần đời như trên mặt người Trung Quốc hiện nay…
Trung Quốc năm ấy, lực lượng quần chúng cự đại với khát khao tiến bộ chính trị và hoàn cảnh xã hội chân thành như thế đó.
Rất nhiều người cho rằng năm 1989 là cơ hội tốt nhất để Trung Quốc được dân chủ hóa từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, kỳ thực thời kỳ chuyển giao giữa những năm từ 1978-1981 mới là cơ hội dân chủ hóa tốt hơn.
Các giai tầng ở Trung Quốc lúc bấy giờ, đối với việc kết thúc nền bạo chính chuyên chế đều có một nhận thức thống nhất cao độ hơn so với năm 1989: Lúc bấy giờ kể cả hầu như tất cả các giai tầng trong giai tầng đặc quyền của ĐCSTQ, đều cảm nhận sâu sắc cái khổ của Cách mạng Văn hóa, đối với căn nguyên xảy ra Cách mạng Văn hóa – thể chế độc tài chuyên chế – đều có nhận thức ở các mức độ khác nhau. Những “lão cán bộ” như Đặng Tiểu Bình do hiểu rõ sự vận hành của thể chế ĐCSTQ, nên đối với cái hại của độc tài chuyên chế thậm chí còn có nhận thức sâu sắc hơn so với đại đa số dân thường, điều này cũng là nguyên nhân cao giọng hô hào dân chủ trong nội bộ ĐCSTQ vào cuối những năm 70 thậm chí đầu những năm 80 của thế kỷ trước.
Do Cách mạng Văn hóa gây hại trên diện rộng lớn, toàn bộ xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, từ trên xuống dưới đều nổi lên phong trào tư tưởng lớn mạnh xét lại về Cách mạng Văn hóa, tiếp thu bài học của Cách mạng Văn hóa, những yêu cầu cải cách thể chế chính trị như yêu cầu thật sự dân tuyển cho Đại hội Đại biểu Nhân dân, yêu cầu tách bạch đảng – chính quyền, yêu cầu tự do xuất bản tin tức so với thời năm 1989 thì còn rõ rệt hơn, còn có “bối cảnh” hơn.
Hơn nữa, thời kỳ chuyển tiếp từ 1978-1981, do không có kinh tế hàng hóa, giai tầng đặc quyền ĐCSTQ vốn đã có được lợi ích về kinh tế chỉ dừng lại ở [hưởng] đãi ngộ theo thứ hạng, từ cấp quyền quý nhất trong ĐCSTQ cho đến các quan chức ở địa phương các cấp chưa từng nếm trải qua vị ngọt của tư bản đặc quyền như việc câu kết giữa quyền lực và thị trường, thao túng thị trường, lũng đoạn thị trường, lại chưa hình thành nên “tập đoạn mua bán quan chức” như năm 1989, càng chưa hình thành nên kiểu tập đoàn lợi ích quan liêu đặc quyền kết hợp với thị trường, ngoan cố đối kháng với bất kể sự cải cách chính trị nào như về sau này. Quy luật tâm lý của con người chính là: Với những thứ có được trong tay, những thứ đã được nếm vị ngọt so với những thứ chưa được nếm trải vị ngọt thì càng khó buông bỏ hơn. Trước và sau năm 1978 tuyệt đại đa số người trong tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ và quan chức các cấp, trước giờ chưa từng nếm trải qua “vị ngọt” của kết hợp đặc quyền và thị trường, bởi vậy không tồn tại ý chí ngoan cường đối kháng với cải cách vì lợi ích đã có.
Bởi vậy, Trung Quốc lúc đó, việc thúc đẩy dân chủ hóa chính trị đối với tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ và quan chức các cấp chỉ là vấn đề chuyển biến quan niệm, hoàn toàn không chịu sự ngoan cố đối kháng do lợi ích đã có được như hiện nay, chỉ cần kiến lập nên chế độ mà bảo đảm đãi ngộ hưởng thụ khi về hưu của tầng lớp quyền quý cao nhất và quan chức của ĐCSTQ, thì việc thực hiện quá trình chuyển đổi dân chủ hóa thể chế chính trị của Trung Quốc lúc bấy giờ sẽ là việc vô cùng thuận lợi.
Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình với tư cách đứng đầu của phe thiểu số nắm quyền tối cao của ĐCSTQ, vì để mưu đồ lợi ích lớn nhất cho cá nhân và gia tộc, tại thời khắc của lịch sử, đã khăng khăng một mực nắm lấy Trung Quốc đi theo con đường phát-xít của chủ nghĩa tư bản quyền quý. Những người như Đặng Tiểu Bình biết rất rõ, thậm chí trong tình huống cảm thụ sâu sắc cái hại của độc tài chuyên chế của Mao Trạch Đông, biết rõ nhưng cố phạm, đã đi ngược lại trào lưu lịch sử, khi mới lên nắm quyền, đã gấp rút thủ tiêu chút tự do ngôn luận trong Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ_ tự do của “tứ đại” (Đại minh, Đại phóng, Đại tự báo, Đại biện luận), rồi tiếp đến là cuộc vận động “bức tường dân chủ” bị trấn áp, bắt giữ và xét xử nặng những lương tâm của Trung Quốc như Trần Ương Triều, Ngụy Kinh Sinh, Từ Văn Lập. Đặng Tiểu Bình đưa ra “bốn cái kiên trì” (tức “kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản”), đối với nghiên cứu lịch sử thì “khái lược tốt hơn chi tiết“, tìm mọi cách cản trở dân chúng Trung Quốc phán xét kỹ càng đối với Cách mạng Văn hóa, cho đến thể chế độc tài chuyên chế của ĐCSTQ; Đặng Tiểu Bình từ việc tiếp thu “thực sự cầu thị” của Khơ-rút-xốp một cách phản diện mà phủ định Stalin, dẫn đến bài học về sự lung lay của chuyên chế đảng cộng sản, một cách xảo trá đưa ra đánh giá Mao Trạch Đông là “ba phần tội bảy phần công“, để tiếp tục duy trì sinh mệnh chuyên chế của đảng cộng sản…
Đặng Tiểu Bình sau khi kế nhiệm Mao Trạch Đông đã tiếp tục thực hiện chủ nghĩa phát xít, dùng gậy gộc bạo lực và hệ thống tuyên truyền lừa gạt, thẳng tay đàn áp và bào mòn đam mê theo đuổi tiến bộ chính trị của dân chúng Trung Quốc, đồng thời, Đặng Tiểu Bình còn đánh lạc hướng chú ý người dân theo các cách như sau:
1. Dẫn dụ toàn bộ nhân dân hướng ánh mắt vào tiền – ngăn cản việc xét lại tội ác của ĐCSTQ
Ở nông thôn Đặng Tiểu Bình phế bỏ công xã nhân dân, đấy mạnh “chế độ khoán trách nhiệm sản xuất”, khoán sản đến từng hộ.
Về mặt kinh tế, buông lỏng cho người nông dân ở mức độ nhất định; ở thành phố, dần dần giảm thiểu kế hoạch kinh tế chỉ huy, nới lỏng cho xí nghiệp nhà nước ở mức độ nhất định, cho phép các cơ chế khuyến khích khen thưởng nhiều hơn… Đồng thời với việc bố thí những ân huệ nhỏ nhoi, ĐCSTQ với Đặng Tiểu Bình làm thủ lĩnh, thông qua bộ máy tuyên truyền đã không ngần ngại tuyên dương những nhân sinh quan dung tục nhìn đâu cũng ra tiền, nào là “làm giàu là vinh quang, bần cùng là hổ thẹn”, “giai điệu chính” của truyền hình điện ảnh truyền thông đầy rẫy những tác phẩm tô vẽ như “sự nghiệp ngọt ngào sự nghiệp ngọt ngào vui vẻ đẹp vô hạn…..”, “ở trên đồng ruộng hy vọng“, gắng hết sức dẫn dụ nhân dân chú tâm vào những ân huệ nhỏ nhoi trước mắt, làm “cuộc đời mới những năm 80“, đừng nhớ lại quá trình bạo chính khủng bố đầy máu tanh vừa mới trải qua, từ đó hết mực ngăn cản dân chúng Trung Quốc xem xét và suy xét lại về tội ác chuyên chế của ĐCSTQ.
Một mặt khác, ĐCSTQ với sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình luôn bám chắc lấy bánh lái và cái gốc độc tài chuyên chế của ĐCSTQ, không hề buông lơi chút nào. Đặng Tiểu Bình thi hành chính sách khoán sản đến từng hộ, nhưng lại từ chối khôi phục chế độ tư hữu về ruộng đất, thật sự trả lại cho nông dân ruộng đất ở nông thôn. Cải cách khập khiễng mà Đặng Tiểu Bình khai sáng, cải tới cải lui mãi cho đến hiện nay, đều không hề buông lơi một chút nào cái cơ sở là độc tài chuyên chế của ĐCSTQ. Chế độ công hữu về ruộng đất thực chất phục vụ cho ĐCSTQ thao túng thị trường, cưỡng bức di dời, cưỡng bức trưng thu đem lại sự bảo đảm cho chế độ, chống đỡ cho chút hơi tàn của sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ.
Đặng Tiểu Bình từ chối thủ tiêu việc kỳ thị nông dân, chế độ hộ tịch hạn chế tự do đi lại của người Trung Quốc; từ chối thủ tiêu chế độ lao động cải tạo vi phạm nhân quyền được kiến lập từ thời của Mao. Đặng Tiểu Bình không chỉ từ chối bất kể chuyển biến hướng đến pháp trị hóa thật sự – độc lập tư pháp nào, ngược lại còn lấy danh nghĩa “đánh tội phạm hình sự“, mà giơ lên thanh đao “đánh tàn khốc”, lạm sát vô cớ, xem mạng người như cỏ rác, sau “Cách mạng Văn hóa” lại tiếp tục phá hoại pháp chế trên quy mô lớn, lại một lần nữa tạo ra một lượng lớn án oan sai.
Về lĩnh vực kinh tế, Đặng Tiểu Bình đã buông lỏng sự trói buộc của kinh tế kế hoạch hóa, nhưng lại đưa ra “sinh đẻ kế hoạch“, tiếp tục sau thời đại của Mao, lấy phương thức xảo trá hơn nữa xâm phạm dã man quyền lợi tự do của dân chúng Trung Quốc là quyền tự do sinh đẻ. ĐCSTQ do Đặng Tiểu Bình lèo lái không quy hậu quả của việc nước nghèo gây ra bởi sự bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ, mà lại đổ lỗi cho việc người Trung Quốc sinh sản quá nhiều, dựa vào thiên kiến của một bộ phận chuyên gia làm quốc sách, thi hành cưỡng chế, dùng thủ đoạn lưu manh để “điều tiết” nhân khẩu, vì điều ấy mà không tiếc sát hại trẻ sơ sinh trên quy mô lớn… Sau khi Stalin chết, Liên Xô với Khơ-rút-xốp làm thủ lĩnh đã đình chỉ bức hại trên quy mô lớn; còn Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông chết, lại dùng phương thức xảo trá hơn nữa, tiếp tục tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ trong thời kỳ của Mao Trạch Đông, điều này về mặt khách quan đã kéo dài sinh mệnh chuyên chế tà ác của ĐCSTQ.
2. Lấy “cải cách” làm danh nghĩa để gia cường bộ máy chuyên chế
Liên Xô cũ sau khi Stalin chết, bắt đầu chú trọng bảo đảm phúc lợi cho công dân, đến thời kỳ của Bonie Brezhnev đã thành lập hệ thống bảo hiểm xã hội công dân của Liên Xô hoàn chỉnh. Đặng Tiểu Bình lại vừa đồng thời duy trì chế độ chính trị xâm hại nhân quyền của ĐCSTQ từ thời của Mao, lấy danh nghĩa “cải cách”, vắt óc suy tính nhằm dứt bỏ trách nhiệm phúc lợi của quốc gia đối với người dân: Ở nông thôn, thuận theo việc loại bỏ công xã nhân dân, đã thủ tiêu toàn bộ chút “phúc lợi” của nông dân là cơ cấu hợp tác xã y tế có từ thời Mao. Ở thành phố, đầu tiên là yêu cầu xí nghiệp quốc doanh phải “hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm”, rũ bỏ trách nhiệm về những vấn đề mà ĐCSTQ một tay gây ra cho xí nghiệp quốc doanh, sau đó lấy các loại danh nghĩa “cải cách”, dần dần rũ bỏ trách nhiệm chi phí y tế công của quốc gia đối với cư dân thành thị… Đến thời kỳ của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ lại dứt khoát rũ bỏ toàn bộ trách nhiệm đối với bất kỳ phúc lợi quốc dân nào, thực hành “thị trường hóa” hoàn toàn mà bất chấp sự sống chết của nhóm người yếu nhược…
Cho đến nay, hệ thống bảo hiểm xã hội của Trung Quốc vẫn cứ chầm chậm không thể dựng lên được, nguyên nhân không phải là Trung Quốc không có tiền để dựng lên hệ thống bảo hiểm xã hội, mà là ĐCSTQ hoàn toàn không có ý muốn dựng lên hệ thống bảo hiểm xã hội. Bắt đầu Từ thời Đặng Tiểu Bình trở đi, mưu tính như ý của ĐCSTQ chính là tận sức bòn rút của cải xương máu của nhân dân Trung Quốc, dùng tỷ lệ lãi suất lớn ứng dụng vào tiền bảo hiểm phúc lợi của người dân đem “tiết kiệm” lại, để bảo đảm đặc quyền đãi ngộ của cán bộ cao cấp, mở rộng quân đội cảnh sát, tăng cường trang bị vũ khí, làm ra dự án “Golden Shield” để tăng cường giám sát khống chế nhân dân…, tóm lại là tận hết khả năng đem tiền dùng vào tăng cường bộ máy chuyên chế.
3. Thảm sát Lục Tứ: Làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân
Vì để làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân Trung Quốc, chuyển dịch ánh mắt, một mặt là “buông lỏng”, cho được lợi; hai là vì để bịt kín cánh cửa cải cách chế độ chính trị, không ngại nổ súng Lục Tứ, “giết hai mươi vạn, bảo đảm ổn định trong hai mươi năm”. Đặng Tiểu Bình giữ lấy đường lối chuyên chế, có thể nói là vắt óc tính toán và dụng tâm chặn đứng con đường phát triển dân chủ của nhân dân Trung Hoa.
Kỳ thực, điều nguy hại thâm sâu hơn so với thảm sát Lục Tứ, chính là chủ trương giết người của Đặng Tiểu Bình làm tê liệt ý chí chiến đấu của nhân dân. Bắt đầu từ khi trấn áp cuộc vận động bức tường dân chủ, ĐCSTQ do Đặng Tiểu Bình làm thủ lĩnh, đã dùng đủ mọi cách để dẫn dụ người Trung Quốc chú tâm vào những lợi ích thực chất kinh tế trước mắt và tất cả những vấn đề vụn vặt không liên quan, để làm “động vật kinh tế” không thắc mắc về chính trị, thờ ơ về vấn đề tự do chính trị. Đây chính là độc kế xảo trá âm hiểm hơn cả khi Mao Trạch Đông thống trị. Bởi lẽ quyền tự do chính trị là một sự bảo đảm cho tất cả các quyền tự do khác của các thành viên trong xã hội, đối với kẻ thống trị mà nói, tước bỏ một cách chắc chắn quyền tự do chính trị của kẻ bị thống trị, đồng thời lại cho họ hưởng các quyền tự do về kinh tế và ở những phương diện khác một mức độ nhất định nào đó, vừa có thể làm yếu đi ý chí tranh đấu của người bị thống trị, vừa có thể căn cứ vào nhu cầu của hình thế mà gia cường hoặc buông lỏng quản lý khống chế ở những lĩnh vực cụ thể, làm được “thu phóng như ý”.
Mao Trạch Đông dựa vào cực quyền (xã hội bị phong bế hoàn toàn và bị tẩy não nhồi nhét) xúi bẩy cuồng nhiệt về hình thái ý thức và sùng bái cá nhân để duy trì sự thống trị, vừa dễ dẫn đến “vật cực tất phản“, lại cũng khó duy trì được lâu dài, bởi vì một khi “đại cứu tinh” chết đi, thì trụ cột thống trị rất có khả năng sẽ sụp đổ. Nếu sau khi Mao Trạch Đông chết, Hoa Quốc Phong, Đặng Tiểu Bình đoạt quyền thất bại, những người như Giang Thanh kế nhiệm thành công, thì chính quyền ĐCSTQ rất có khả năng sẽ sụp đổ vào thập niên 80, tuyệt đối không thể duy trì được cho đến nay.
Cách làm của Đặng Tiểu Bình lại là lợi dụng một cách đầy đủ những tật xấu thâm căn cố đế của người Trung Quốc để duy trì sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Do ảnh hưởng văn hóa, người Trung Quốc vốn dĩ đặc biệt coi trọng thực chất kinh tế, coi nhẹ tự do chính trị, lịch sử và hiện thực đều đã chứng minh: đối với sự thống trị độc tài chuyên chế, người Trung Quốc thậm chí là người Hoa ở hải ngoại vẫn bảo trì văn hóa Trung Quốc so với người phương Tây có một sức nhẫn nại bền bỉ, chỉ cần về kinh tế có được chút thực chất, thì bạo chính của độc tài chuyên chế, nền chính trị hà khắc đối với người Hoa vẫn có thể duy trì được thời gian rất lâu, hơn nữa còn tương đối ổn định, sau khi độc lập Singapore chính là một ví dụ như thế, chỉ cần có một miếng cơm, người Trung Quốc sẽ khó mà tạo phản được, trong lịch sử Trung Quốc tuyệt đại đa số cuộc bạo động nông dân, đều là do nguy cơ về sinh tồn dẫn đến. Đặng Tiểu Bình đã sáng tạo ra cải cách khai phóng, cực lực phóng đại tật xấu của người Trung Quốc là coi trọng thực chất kinh tế, mà coi nhẹ tự do chính trị. Bởi vậy, biện pháp thống trị của Đặng Tiểu Bình, là một biện pháp thống trị kéo dài trong khả năng hết mức nền bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ, đường lối “làm sống lại kinh tế, làm chết đi chính trị” của Đặng Tiểu Bình, mặc dù không thể vĩnh viễn giữ được sự thống trị của ĐCSTQ, nhưng lại có thể làm tăng cái giá chuyển đổi của Trung Quốc đến tối đa.
Có câu nói rằng: “Cái đau dài không bằng cái đau ngắn”. Bạo chính của Mao Trạch Đông về cơ bản là người mất thì chính trị sinh sôi, còn đường lối “cải cách khai phóng” của Đặng Tiểu Bình để duy trì chuyên chế, sau khi họ Đặng chết lại tiếp tục làm hại Trung Quốc, duy trì chút hơi tàn của nền chuyên chế ĐCSTQ, từ ý nghĩa này mà nói, ảnh hưởng độc hại của Đặng Tiểu Bình đối với người Trung Quốc so với Mao Trạch Đông còn ghê gớm sâu xa hơn.
Giang Trạch Dân dẫn đầu kích động truy cầu về thanh sắc vật dục – tiêu diệt sự theo đuổi đam mê lý tưởng về tiến bộ chính trị của nhân dân
Độc kế duy trì chuyên chế của Đặng Tiểu Bình có thể nói là tính toán “không chê vào đâu được”, nhưng điều Đặng Tiểu Bình không ngờ tới chính là, do lương tri của người kế nhiệm ông ta là Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, vào những năm 80, việc chấp hành độc kế này của Đặng Tiểu Bình rất không triệt để, đến nỗi lần lượt xảy ra phong trào học sinh sinh viên năm 86 và vận động nhân dân năm 89, ĐCSTQ xém chút nữa thì bị lật nhào, mãi đến cuối mới chọn Giang Trạch Dân làm người kế nhiệm, mới triệt để quán triệt đường lối duy trì chuyên chế của Đặng Tiểu Bình.
Giang Trạch Dân không chỉ tiến thêm một bước lấy lợi ích kinh tế để chuyển dịch triệt để làm tiêu tan nhiệt tình chính trị của người dân, hơn nữa còn tự làm gương, dẫn đầu kích động toàn bộ xã hội Trung Quốc truy cầu thanh sắc vật dục, Giang Trạch Dân lấy kinh nghiệm dùng tiệc tùng để làm tan rã thành công cuộc vận động của dân chúng ở Thượng Hải những năm 80, đã tiêu diệt một cách triệt để niềm đam mê lý tưởng theo đuổi tiến bộ chính trị của toàn bộ xã hội Trung Quốc.
Ngày nay, không thể không nói Đặng Tiểu Bình có sách lược “hai cánh tay” một tay cứng, một tay mềm đã thu được hiệu quả rất lớn khiến người Trung Quốc hầu như chỉ quan tâm đến ví tiền của bản thân, còn vô cùng khiếm khuyết nhiệt tình theo đuổi tiến bộ chính trị_ khuyển Nho hóa và con buôn hóa một cách phổ biến. Người Trung Quốc ngày nay so với người Trung Quốc cuối những năm 70 cứ như là hai dân tộc khác nhau; ngày nay, nền bạo chính chuyên chế của ĐCSTQ so với những năm 80 thì có phần còn tệ hơn. Vận động dân quyền và chống bạo lực của người Trung Quốc thông thường chỉ dừng lại ở việc cầu xin Trung ương ĐCSTQ chủ trì chính nghĩa, đòi hỏi về phương diện kinh tế như tổn thất cá nhân, chứ không hề có ý thức về theo đuổi tiến bộ chính trị, vận động dân quyền cũng bởi vậy mà không thể hình thành vận động nhân quyền giành lấy quyền lợi chính trị công dân. Điều này sẽ không thể tiêu trừ cái gốc bệnh, mà cái gốc đó là thể chế chuyên chế một đảng ĐCSTQ vốn không ngừng xâm hại quyền lợi của con người, bức bách người ta phải đứng lên đòi dân quyền.
Bởi vậy, phong trào vận động dân quyền của Trung Quốc hiện nay mặc dù thanh thế lớn mạnh, mặc dù có trường hợp cá biệt thành công, nhưng chẳng thể mảy may uy hiếp được sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ. Trừ phi kinh tế Trung Quốc phá sản hoặc lực tấn công chính trị từ bên ngoài cường đại, nếu không sự thống trị chuyên chế của ĐCSTQ không thể trong thời gian ngắn mà diệt vong. Đây chính là một trong những thể hiện của hậu quả mà đường lối của Đặng Tiểu Bình khiến cho cái giá để chuyển biến Trung Quốc tăng đến tối đa.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Tằng Tiết Minh, năm 2007 lần đầu đăng tại “Ngọn lửa Tự do”.
http://trithucvn.net/trung-quoc/dang-tieu-binh-va-mao-trach-dong-ai-gay-hai-cho-trung-quoc-nhieu-hon.html?utm_content=buffer271f5&utm_medium=social&utm_source=facebook.com&utm_campaign=buffer
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét