Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Đại học Bách Khoa: sinh viên tranh luận nảy lửa về ý thức hệ


Đón chào ngày đầu tháng 6 năm 2017, sinh viên đại học Bách Khoa TP.HCM đã có một cuộc tranh luận nảy lửa về ý thức hệ. Những lời bình luận dưới một status của sinh viên trường này trên trang Confessions (Những lời bộc bạch) cho thấy, tranh luận về chính trị sẽ là một xu thế tất yếu của giảng đường Việt Nam, ngay tại những trường kỹ thuật.




Status của sinh viên Bách Khoa yêu cầu
 thầy giáo chấn chỉnh vào ngày 29/05/2017
Câu chuyện xảy ra với khóa K15, giờ Thí nghiệm Hóa học, một giảng viên trường Bách Khoa chỉ trích ông Lê-nin và chủ nghĩa do ông ta sinh ra. Cả lớp sinh viên đều gật gù tán thưởng, vì sinh viên Bách Khoa không có nhu cầu phải nịnh nọt chế độ. Duy có một anh sinh viên còn nặng lòng với xã hội chủ nghĩa đã lấy điện thoại smartphone ra quay video nội dung bài chỉ trích của thầy giáo, và đe dọa sẽ nộp video trên cho ban giám hiệu trường nếu thầy không sửa.

Tóm lại, người thầy chỉ trích Lê-nin là tên phản bội nước Nga, có một người trò không đồng ý và đòi người thầy đính chính. Anh sinh viên bảo rằng mình tìm trong sách vở không thấy chỗ nào ghi rằng Lê-nin là phản bội nước Nga, rồi anh dọa rằng sẽ đưa clip anh quay được lên Ban giám hiệu để xử lý người giảng viên.

Chỉ chưa đầy một ngày, cụ thể sau gần 22h thôi, status trên đã nhận được 682 lượt thể hiện thái độ bằng biểu tượng. Trong tất cả 682 lượt đó, có 486 lượt like, 138 lượt haha (cười), 38 lượt love (yêu thích), 4 lượt angry (phẫn nộ), 2 lượt sad (buồn). Con số đang tăng lên.



Đã có 49 lượt shares (chia sẻ), và trên 250 comments (bình luận). Trong những bình luận đó, dễ dàng thấy rằng con số những sinh viên căm ghét Lê-nin đã là áp đảo. Đa số các sinh viên Bách Khoa sau thời gian chứng kiến thực tế xã hội đều đã không còn hứng thú gì với chủ nghĩa Marx-Lenin. 
Status của cậu sinh viên muốn Lê-nin kia bị chỉ trích khá nặng, chẳng hạn như một chỉ trích đạt đến 51 lượt likes (thích) như sau: “Anh này là sinh viên đại học thì hẳn là lớn hơn mình mà sao như một con cừu vậy. Anh có tìm hiểu, tìm tư liệu, tốt thật đấy! Mà anh tìm tài liệu bằng ngôn ngữ nào? Nếu dùng tiếng Nga để tìm thì em xin lỗi chứ anh tìm bằng tiếng Việt..Với lại theo em thì thầy anh chắc nói không đúng chứ chưa hẳn sai đâu ạ.”
Một bạn sinh viên khác thì bình luận bảo vệ thầy giáo: “Đừng vội quy chụp "suy đồi đạo đức" trên quan điểm cá nhân người ta. Thế giới này quả thực còn rất nhiều điều "bí ẩn" ta chưa biết. Hãy tìm hiểu thật kỹ để hiểu sâu và rộng hơn một vấn đề nào đó trước khi đưa ra kết luận. Những điều trước mắt ta thấy vậy mà nhiều khi không phải vậy!!!”

Những bình luận vạch mặt Lê-nin được tán thưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, cũng có những lời bình luận bảo vệ danh dự cho Lê-nin. Chẳng hạn bạn Nguyễn Trần Hồng Ân viết: “Tớ không biết đúng, sai ra sao nhưng những người Nga lớn tuổi đều kính trọng Lenin và những người trẻ tuổi vẫn hàng năm tổ chức trung đoàn bất tử.”
Từ tranh luận về một lãnh tụ, cuộc tranh luận lan sang cả vấn đề ý thức hệ. Sinh viên Bách Khoa về cơ bản chia làm hai phe. Một phe chống chủ nghĩa xã hội, chống Lê-nin, phe còn lại bảo vệ chủ nghĩa xã hội, và kiên quyết phản đối những người chỉ trích Lê-nin cùng các lãnh tụ cộng sản khác. Các bên tranh luận rất kịch liệt, mỗi lượt bình luận lại có vài chục lượt trả lời bình luận (reply to a comment). Gần như hết thảy 50000 sinh viên trong trường đã biết đến cuộc tranh luận này, rất nhiều sinh viên đã nhảy vào tranh luận. Đã có rất nhiều danh từ và tính từ khiếm nhã được cả hai bên sử dụng khi nói về đối phương.
Cũng có những bạn thể hiện quan điểm trung lập, chẳng hạn bạn Đang Nguyễn: “Bạn rất hay khi dám phản bác! Vì xã hội sẽ không bao giờ phát triển nếu m.n đều a du, sợ sệt hay thờ ơ. "Có đấu tranh thì mới có phát triển" - Nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin.”
“Thôi kết ở đây đi các bạn! Ai yêu CS yêu chế độ yêu Lênin yêu Bác Hồ cũng được. Ai ghét CS ghét Lênin ghét Bác Hồ cũng được. Đơn giản mỗi người có thế giới quan riêng và không ai bắt ai làm điều mình không thích cả. ”
Trong các trường đại học thuộc khối đại học Quốc gia TP.HCM, Bách Khoa được đánh giá là trường mà sinh viên tham gia phản biện xã hội nhiều nhất, và cũng là trường cởi mở nhất. Fanpage Bách Khoa Conffessions được coi là một trang fairplay, nơi mà mọi quan điểm có tính vấn đề đều được admin (quản trị) cho đăng. Sinh viên Bách Khoa lâu nay tự do thể hiện suy nghĩ mà không sợ bị trù dập, không sợ bị trả thù. Status đêm 01/06 tuy là một đoạn văn nhạy cảm về chính trị nhưng quản trị viên (admin) của fanpage này vẫn cho đăng, cho thấy sự thượng tôn tự do ngôn luận rất ghê gớm ở ngôi trường danh giá này. Người của đảng cài cắm trong ban giám hiệu trường này bối rối trong việc đối phó với tinh thần của các sinh viên Bách Khoa- những bộ óc thuần lý, không những giỏi về khoa học mà còn mạnh mẽ về chính trị.
Bạn sinh viên dọa kiện giảng viên nọ cũng gặp những khó khăn về pháp lý. Hiện tại chưa có văn bản luật nào ở Việt Nam nói rằng cấm hay không cấm giảng viên đại học nói những vấn đề bên ngoài bài học trong giờ học. Cũng chưa có văn bản luật nào bảo rằng cấm hay không cấm sinh viên dùng máy ảnh và máy ghi âm thu lại bài giảng của giáo viên ngay trong giảng đường. Tuy nhiên, ở trường đại học Bách Khoa nói riêng và nhiều trường trên toàn quốc nói chung, đã có tiền lệ phe bảo thủ trong nhà trường triệu tập họp hội đồng để nhắc nhở/kỷ luật những giảng viên bất đồng chính kiến.
Mã số của status trên là #cfs4236 , 
https://www.danluan.org/tin-tuc/20170602/chan-dong-dai-hoc-bach-khoa-sinh-vien-tranh-luan-nay-lua-ve-y-thuc-he

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: