Gia đình Việt không thể vào Mỹ vì sắc lệnh của Trump
Một gia đình người Việt tị nạn không thể vào Mỹ sau sắc lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Donald Trump. Sắc lệnh hành chính được ban hành ngày 27/1, có hiệu lực ngay lập tức và trong 120 ngày, đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới gia đình hiện đang ở Bangkok, Thái Lan.
Sắc lệnh cấm người tị nạn nhập cư gây nhiều tranh cãi.
Gia đình muốn ẩn danh vì lý do an toàn từng bỏ trốn từ Việt Nam sang Campuchia sau khi bị bắt giam một tuần vì trước đó tham gia biểu tình đòi tự do tôn giáo hồi 2007, theo VOA Tiếng Việt. Được biết gia đình này đã được UNHCR công nhận tư cách tị nạn vào năm 2014.Luật sư Trịnh Hội, Giám đốc điều hành tổ chức VOICE, được Luật Khoa tạp chí dẫn lời nói rằng "Họ đã làm xong xuôi hết tất cả các thủ tục ở Thái Lan, đã được một gia đình bên Mỹ bảo trợ, vé máy bay cũng đã đặt xong và chỉ còn chờ lên đường vào ngày 22/2 tới đây.
"Thế nhưng bây giờ mọi thứ sẽ phải đình lại vì lệnh cấm của Tổng thống Trump mà không biết tương lai sẽ ra sao".
Ông Trịnh Hội cũng mô tả rằng trong hơn 20 năm trợ giúp pháp lý cho người tị nạn của mình thì đây là thời điểm khó khăn nhất với những ai được Cao uỷ chỉ định đi Mỹ.
Bản quyền hình ảnhBBC GRAPHIC
"Trước đây, người tị nạn chỉ cần chứng minh là họ bị truy bức ở trong nước là đủ điều kiện được công nhận tư cách tị nạn và được xem xét cho vào Mỹ. Nhưng nay, Tổng thống Trump còn yêu cầu người tị nạn phải chứng minh là họ có thể làm lợi cho nước Mỹ thì mới đủ điều kiện," ông Hội nói với Luật Khoa tạp chí.
"Làm sao những người tị nạn lang thang, chạy trốn khắp nơi hàng chục năm qua có thể chứng minh được điều đó? Điều này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn mà chính nước Mỹ đã ký kết".
Gia đình này trong phỏng vấn với VOA nói họ được xác nhận chính thức của Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok vào hôm thứ Hai.
"Khi nhận được cái tin này thì làm cho tôi và vợ tôi mất tinh thần luôn.
"Xin ông [Trump] hãy có lòng hảo tâm đối với những người tị nạn, yêu cầu ông nên xét lại và có nhân đạo đối với người tị nạn, không những riêng người Việt Nam mà kể cả các dân tộc khác cũng thế," người chồng trong gia đình nói với VOA.
Khác với thời 'thuyền nhân' sau Cuộc chiến Việt Nam, thời nay, người Việt ít được nhắc tới trong các cuộc khủng hoảng di dân trên thế giới bởi số lượng xin tị nạn không đông và làn sóng đi không ồ ạt như dân các nước khác như Syria.
Hiện có một số người vẫn đang chờ đợi được cứu xét đơn xin tị nạn rải rác tại các nước, trong đó có Thái Lan và Campuchia.
"Trước đây, người tị nạn chỉ cần chứng minh là họ bị truy bức ở trong nước là đủ điều kiện được công nhận tư cách tị nạn và được xem xét cho vào Mỹ. Nhưng nay, Tổng thống Trump còn yêu cầu người tị nạn phải chứng minh là họ có thể làm lợi cho nước Mỹ thì mới đủ điều kiện," ông Hội nói với Luật Khoa tạp chí.
"Làm sao những người tị nạn lang thang, chạy trốn khắp nơi hàng chục năm qua có thể chứng minh được điều đó? Điều này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn mà chính nước Mỹ đã ký kết".
Gia đình này trong phỏng vấn với VOA nói họ được xác nhận chính thức của Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok vào hôm thứ Hai.
"Khi nhận được cái tin này thì làm cho tôi và vợ tôi mất tinh thần luôn.
"Xin ông [Trump] hãy có lòng hảo tâm đối với những người tị nạn, yêu cầu ông nên xét lại và có nhân đạo đối với người tị nạn, không những riêng người Việt Nam mà kể cả các dân tộc khác cũng thế," người chồng trong gia đình nói với VOA.
Khác với thời 'thuyền nhân' sau Cuộc chiến Việt Nam, thời nay, người Việt ít được nhắc tới trong các cuộc khủng hoảng di dân trên thế giới bởi số lượng xin tị nạn không đông và làn sóng đi không ồ ạt như dân các nước khác như Syria.
Hiện có một số người vẫn đang chờ đợi được cứu xét đơn xin tị nạn rải rác tại các nước, trong đó có Thái Lan và Campuchia.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38842961
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét