Tác giả: Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy HoàngNguồn: Neil Gross, “Why Are the Highly Educated So Liberal?”The New York Times, 13/05/2016.
KD: Là bởi đầu óc họ tư duy luôn vận động, khám phá và không chịu thỏa mãn những gì đang có ở thực tiễn nhiều khi thành vòng kim cô đối với tư tưởng họ.
————-
Nhiều người không nhất trí với quan điểm thị trường kể trên, nhưng cũng ủng hộ việc mở rộng qui mô đào tạo. Dù không thể biến tất cả sinh viên yếu thành cử nhân với chất lượng “tàm tạm”, nhưng cũng góp phần nâng cao dân trí. Hơn nữa, nếu được dung nạp vào các trường đại học thì sẽ giảm bớt số lượng thanh niên vừa rời khỏi trường phổ thông nhưng chưa biết làm gì, dễ sinh ra lêu lổng.
Đấy là chưa kể đến nhu cầu đào tạo cán bộ cho các địa phương, cho vùng sâu, vùng xa. Nhiều tỉnh cũng muốn lập trường đại học riêng. Lợi thì nhiều, ít nhất sẽ dễ chi phối đầu vào để giải quyết nỗi lo canh cánh của nhiều quan chức.
Ai cũng có lý. Những lý nói ra được và cả những lý không nói ra được. Thành thử lớp lớp mở ra, người người đi học. Bên cạnh hàng chục vạn sinh viên phải vượt qua kỳ thi tuyển quốc gia để bước vào cổng trường đại học, còn có một lực lượng hùng hậu đi tắt đón đầu trong đội hình tại chức, đào tạo từ xa và cử tuyển.
… và chất lượng
Điều đáng lo ngại là khi qui mô đào tạo phình ra thì chất lượng tụt xuống quá thấp. Những bài giảng chiếu lệ, bớt giờ lại được sinh viên nhiệt liệt hưởng ứng, bởi lẽ như vậy thì thi càng dễ – một cách nghĩ phổ biến khi mà kiến thức không còn là mục tiêu chính để phấn đấu. Về hình thức, điểm học của sinh viên vẫn cao, hằng năm vẫn có nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc. Nhưng những đánh giá ấy đáng tin cậy đến đâu? Một luận văn được cóp lộn xộn từ mấy tài liệu khác nhưng không bị lên án về tính trung thực, hội đồng chấm cho điểm 9,5 trong khi chỉ đáng một nửa, vậy mà tác giả còn được thầy hướng dẫn chia buồn vì không được điểm tối đa. Những chuyện tương tự không hiếm, nên nhiều khi điểm thể hiện tư cách người thầy hơn là trình độ của sinh viên.Dư luận kêu ca về tình hình giáo dục nước nhà, song thường chỉ đề cập đến giáo dục phổ thông, trong khi giáo dục đại học cũng ở mức báo động từ lâu rồi. Các thầy cô hay phàn nàn sinh viên lười và dốt, nhưng lại ít trăn trở về một yếu tố quyết định hơn, đó là trình độ và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên. Đúng là nước ta có nhiều thầy giỏi và tốt. Nhưng tỷ lệ được bao nhiêu và có đủ để đảm bảo cho chất lượng của hệ thống đào tạo đại học hay không?
Để xứng đáng dạy đại học, giảng viên phải thường xuyên dành nhiều thời gian tự học, bổ sung những kiến thức kinh điển mà mình còn thiếu và cập nhật những kiến thức mới mẻ nhằm theo kịp sự phát triển của khoa học và công nghệ. Tiếc rằng thời gian tự học của giảng viên ta quá ít, mặc dù trình độ chung còn lâu mới đáp ứng được yêu cầu. Một nguyên nhân quan trọng là qui mô đào tạo quá rộng, dẫn đến thời gian lên lớp quá nhiều. Thêm vào đó, những giáo trình có sẵn, đơn giản và ít thay đổi cũng khiến nhiều người ỷ lại, chỉ học một lần rồi giảng suốt mười năm.
Trong khi ở nhiều nước, nghiên cứu khoa học được dùng để đánh giá chất lượng các trường đại học, thì ở ta phần lớn giảng viên đại học không tham gia nghiên cứu (theo đúng nghĩa quốc tế). Một số người chẳng còn thời gian để nghiên cứu, số khác thì chưa bao giờ học nghiên cứu một cách thực sự. Cho nên, đòi hỏi họ phải dạy cho sinh viên tập nghiên cứu nhiều khi là điều không tưởng.
Nhằm khắc phục tình trạng giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, người ta đề nghị đưa các viện nghiên cứu cơ bản về các trường đại học. Liệu giải pháp ấy sẽ đem lại gì? Ví dụ: Nếu chia đều cán bộ nghiên cứu của Viện Toán học về các trường đại học và cao đẳng quanh khu vực Hà Nội thì mỗi trường cũng chỉ có thêm được một người. Liệu một người có đủ để giảm tải thời gian lên lớp và tạo ra phong trào nghiên cứu toán học ở trường ấy không? Hay kết quả đáng kể nhất là làm tan biến một tập thể nghiên cứu mà mấy chục năm phấn đấu với sự giúp đỡ to lớn của bè bạn quốc tế mới xây dựng được? Để khỏi tan, có ý kiến đề nghị đưa nguyên cả Viện Toán học về một trường đại học. Như vậy có thể có tác dụng tốt cho riêng trường ấy, nhưng ảnh hưởng gì đến hàng trăm trường khác?
Cần tìm giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu ngay trong chính các trường đại học. Trước hết phải hạn chế số giờ lên lớp ở mức độ hợp lý để giảng viên có thời gian nâng cao trình độ và tham gia nghiên cứu khoa học. Đồng thời phải có những qui định mang tính bắt buộc và biện pháp động viên thích hợp để thúc đẩy giảng viên làm tốt hai nhiệm vụ đang bị lơ là này.
Phải rất nghiêm túc và quyết tâm phấn đấu trong một thời gian dài thì mới hy vọng có thể củng cố và phát triển đội ngũ giảng viên đại học cho tương xứng với qui mô đào tạo hiện nay. Không còn con đường nào khác, nếu nhận thức rằng chất lượng giáo dục là một yếu tố quyết định số phận của cả dân tộc.
Làm ra một máy công cụ không đủ chất lượng thì phải bỏ đi, nếu cố dùng thì chỉ lãng phí vật liệu để sản xuất ra phế phẩm, đôi khi lại gây ra tai nạn. Sản phẩm giáo dục tồi thì tệ hại hơn vì không thể hủy đi, và có thể có ngày “sản phẩm” ấy sẽ ngoi lên được vị trí quan trọng, gây ảnh hưởng xấu cho cộng đồng. Bàn thêm như vậy để thấy đây không phải là điều có thể tặc lưỡi bỏ qua.
Nhu cầu và đáp ứng
Nhu cầu thì có nhiều loại, nhưng không phải loại nào cũng chính đáng và nên thỏa mãn. Con bạn có nhu cầu nghiện hút, liệu có nên chiều không? Bây giờ có nhiều người đi học nhưng không định học, chẳng màng kiến thức mà chỉ định kiếm mảnh bằng, để làm vỏ bọc tiến thân, hay dụng cụ ảo thuật, hay chỉ đơn thuần là có tí danh. Hiếu danh được ngụy trang bằng hiếu học. Có đáng hy sinh chất lượng giáo dục đại học vì đối tượng này hay không?
Nếu vì nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu kiến thức thì có thể mở ra hình thức đại học nhân dân, trong đó ai muốn hiểu thêm về lĩnh vực nào thì cứ đăng ký tham gia, học được gì tự mình biết lấy, cuối khóa học không có bằng chứng thực. Ở nhiều nước loại hình này thu hút rất đông học viên, nhất là những người lớn tuổi. Ở ta, nếu chỉ cung cấp kiến thức chứ không cấp bằng, chẳng hiểu còn bao người theo học? Nhưng sự hiện diện của một cơ sở đào tạo như vậy sẽ giúp cho những người có thiện ý đỡ phân vân và nhiều người bớt ngụy biện.
Nếu coi nhu cầu trang trí bằng cấp là chính đáng, bất chấp kiến thức kèm theo, thì cũng chẳng cần dùng đến các trường đại học để phải mở rộng qui mô. Trên internet vẫn xuất hiện đầy những quảng cáo theo kiểu: “Không phải học, không phải thi, không phải viết luận văn – Bạn có thể nhận được bằng cử nhân, hay thạc sĩ, hay tiến sĩ của bất cứ ngành nào mà bạn muốn.” Chỉ cần nộp ít tiền thì chẳng mấy lúc sẽ có 5-6 bằng tiến sĩ, của nước ngoài hẳn hoi. Đã có lần báo chí ngợi ca một trường hợp như vậy.
Xin trao đổi thêm đôi chút về phương diện quản lý xã hội. Nhiều thanh niên có thể trở thành những người lao động giỏi, thậm chí là xuất sắc, đóng góp cho xã hội còn hơn hẳn những kỹ sư làng nhàng. Nhưng nếu cho họ vào đại học thì không tiếp thu nổi. Được chiếu cố mảnh bằng thì chỉ thêm ngộ nhận, kéo dài thời gian lang thang thử nghiệm, cho đến khi lãng phí hết tuổi xuân lại phải bỏ nghề (cái nghề thực ra chưa bao giờ có) để kiếm kế sinh nhai. Trong hoàn cảnh đó có bao gia đình nghèo, bán hết gia súc, ruộng vườn và vay nợ cho con ăn học với hy vọng đổi đời, để rồi cuối cùng tiền mất tật mang. Với những trường hợp như vậy, có thể coi việc mở rộng cửa trường đại học là sự giúp đỡ cao thượng hay không? Tác dụng xã hội là giảm bớt số thanh niên lêu lổng cũng chỉ xuất hiện tạm thời trong mấy năm đầu thực hiện chính sách mở cửa, còn sau đấy thì đâu lại vào đó, chỉ biến một số thanh niên lêu lổng thành cử nhân lang thang mà thôi.
Bàn thêm như vậy để bớt mơ mộng và huyễn hoặc thôi, chứ không phải đòi hỏi bộ máy quản lý phải cân đối và tối ưu mọi mặt. Muốn điều khiển toàn diện và triệt để thì phải hiểu thấu đáo tình hình, cả trong nước lẫn quốc tế, cả hiện tại lẫn tương lai. Nhưng đấy là điều không tưởng, vì xã hội quá đa dạng và sự phát triển của nó quá phức tạp, dù muốn, dù cố cũng không thể bao quát hết được. Không hiểu mà can thiệp quá nhiều thì ảnh hưởng xấu sẽ nhiều hơn tốt.
Về lâu dài, mở rộng qui mô đào tạo đại học là một điều tất yếu. Trước mắt vẫn còn nhiều nhu cầu chính đáng của xã hội và đòi hỏi bức thiết của nền kinh tế chưa được đáp ứng. Nên khi cần thì vẫn phải mở thêm trường, thêm lớp, nhưng phải thận trọng, mở đến đâu chắc đến đấy. Đồng thời cũng phải xóa bỏ những nơi và hình thức đào tạo không còn xứng đáng tồn tại. Tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất phải là chất lượng đào tạo. Cơ sở quyết định quan trọng nhất phải là năng lực thực tế của đội ngũ giảng viên.
Lý do chính khiến ta chưa thể mở rộng, thậm chí còn phải thu hẹp qui mô đào tạo đại học, là số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được qui mô hiện nay. Điều này còn chính yếu hơn và bế tắc hơn nhiều so với chất lượng đầu vào và khó khăn về kinh phí. Khi không có đủ thầy thì chẳng thể bàn tới chuyện thỏa mãn nhu cầu đi học của xã hội. Để dễ hiểu, xin liên hệ với thị trường hàng hóa. Đúng là có cầu thì cung, có mua thì bán. Nhưng chỉ có thể cung khi người bán có hàng, mà là hàng đảm bảo chất lượng. Không có hàng hoặc chỉ có hàng giả kém chất lượng mà vẫn bán là lừa đảo. Nếu bộ máy quản lý làm ngơ thì vô trách nhiệm, còn nếu lại ra quyết định phải bán hàng trong khi chỉ có hàng giả thì không thể nào chấp nhận được. Khi coi giáo dục là một thị trường thì hàng hóa là kiến thức mà đội ngũ giảng viên thực có. Số lượng hàng hóa lệ thuộc vào số lượng giảng viên và thời gian họ có thể làm việc “tử tế”. Chất lượng hàng hóa phụ thuộc vào trình độ giảng viên và thời gian được dành để truyền thụ kiến thức cho mỗi lớp sinh viên. Khi không đủ giảng viên có trình độ để đảm bảo chất lượng của tất cả các giờ dạy mà vẫn tuyển sinh, mở lớp thì chẳng khác gì bày bán hàng giả! Trớ trêu thay: chẳng ai dám bán một chiếc kẹo cao su cho hai “thượng đế”, thế mà tên một số thầy lại hay được chưng ra để mở quá nhiều trường nhiều lớp.
Mấy kiến nghị cụ thể
- Nhà nước cần xây dựng quy hoạch dài hạn cho sự phát triển của qui mô đào tạo đại học, trong đó không chỉ dựa vào nhu cầu học tập của xã hội và đòi hỏi nhân lực của nền kinh tế, mà đặc biệt chú ý tới hiện trạng của đội ngũ giảng viên và khả năng đào tạo giảng viên bổ sung. Do ta không có nguồn dự trữ (như ở nhiều nước phát triển) và phải mất từ 5 đến 10 năm mới có thể đào tạo một người đã tốt nghiệp đại học loại giỏi trở thành giảng viên đại học có trình độ, nên muốn tăng qui mô đại học thì phải sớm có chính sách phù hợp để thu hút người giỏi và bắt đầu đào tạo giảng viên bổ sung từ 7-8 năm trước đó. Xây dựng cơ sở vật chất thì có thể vay vốn để hoàn thành trong một thời gian ngắn, nhưng nhân lực trí thức thì không thể vay mượn của ngân hàng mà cần phải đào tạo trong thời gian dài. Vì vậy không thể bỗng chốc lại tùy tiện đưa ra quyết định thành lập một trường đại học.
- Khi xét duyệt đề án thành lập mới một cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên kiểm tra kỹ phương án tuyển dụng giảng viên. Mỗi trường cần có một số lượng giảng viên khung tối thiểu để có thể chủ động đảm bảo chương trình giảng dạy trong mọi tình huống. Đối với giảng viên thuê ở ngoài, cần có đăng ký cụ thể là dạy bao nhiêu thời gian. Phải có biện pháp kiểm tra và quản lý tổng số giờ lên lớp của từng giảng viên (thực hiện ở tất cả các trường mà người ấy tham gia), tránh tình trạng dạy quá tải, gây hậu quả xấu cho chất lượng. Trong hoàn cảnh thiếu giảng viên đủ trình độ, không thể cho thành lập quá nhiều trường rồi để mặc các trường tự thân vận động. Chỉ có cái chăn vừa hẹp lại vừa mỏng, cố kéo lên che đầu sẽ hở chân, giằng co thì cuối cùng rách toặc.
- Để phục vụ cho việc qui hoạch đào tạo giảng viên và quản lý hoạt động của các trường, nên tiến hành khảo sát, thống kê và lập cơ sở dữ liệu về giảng viên đại học trên phạm vi toàn quốc, trong đó dùng mã số để xác định duy nhất từng người. Nếu đăng ký về số giờ giảng dạy được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu này thì có thể nhanh chóng kiểm tra xem những người tham gia dạy đồng thời ở nhiều trường có quá tải không và phương án huy động giảng viên của một trường có thể chấp nhận được hay không. Thực ra, đây cũng chỉ là một biện pháp bất đắc dĩ cho tình trạng thiếu tự giác, thuê giảng viên lộn xộn và dạy quá tải tràn lan ở nước ta hiện nay.
- Một khi đã đòi hỏi giáo viên phổ thông trung học phải có trình độ đại học thì khoảng cách tối thiểu giữa người dạy và người học đại học cũng phải là 5 năm đào tạo, nghĩa là giảng viên đại học phải có trình độ tiến sĩ. (Thậm chí, ở nhiều nước, chỉ các tiến sĩ đã được phong giáo sư hoặc phó giáo sư mới được đọc bài giảng tại các trường đại học, còn những tiến sĩ khác chỉ được làm trợ giảng.) Tuy còn lâu ta mới đạt được chuẩn này, nhưng cũng phải hướng vào đó mà phấn đấu. Không thể để diễn ra mãi cảnh vừa học xong đại học đã quay ra dạy đại học. Đặc biệt, không nên để các trường đại học chất lượng thấp tuyển sinh viên của chính mình làm giảng viên. Phải tập trung xây dựng một số trường đại học chất lượng cao để làm cơ sở đào tạo giảng viên cho các trường đại học trong toàn quốc.
- Đảm bảo chất lượng của đội ngũ giảng viên là vấn đề then chốt trong công tác tổ chức đào tạo đại học. Nhiệm vụ này rất khó khăn, đòi hỏi phải thường xuyên phấn đấu, phải nghiêm túc và thận trọng, nhất là lúc mới thành lập. Khi đã rơi vào trạng thái cán bộ đủ tiêu chuẩn chỉ là thiểu số nhỏ thì khó mà thoát ra khỏi. Nhân danh đa số, chuẩn dễ bị bóp méo và vai trò dễ bị đảo lộn. Xét từ góc độ này, phong trào “đại học hóa” các trường cao đẳng là một xu hướng đáng lo ngại. Ai cũng biết rằng xây nhà mới rẻ và tốt hơn hẳn so với cải tạo và nâng cấp nhà cũ. Nếu cứ cố tận dụng móng và tường của một ngôi nhà cấp 4 để nâng lên thành nhà nhiều tầng thì sẽ phải chịu mãi những hạn chế cơ bản của kiến trúc cũ, không thể khắc phục triệt để, và về lâu dài luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố. Việc nâng cấp một trường cao đẳng lên đại học còn nan giải hơn vì đụng đến con người (là đối tượng khó cải tạo hơn các công trình xây dựng) và bị chi phối bởi nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số. Nếu quan niệm không cần hệ đào tạo cao đẳng nữa thì hãy bỏ đi, còn nếu thấy vẫn cần thì nên duy trì các trường cao đẳng. Đừng biến chúng thành đại học rồi sau này lại phải sinh ra những trường cao đẳng non trẻ khác để bù lại, trong khi các bậc tiền thân khó trở thành đại học “xịn”. Nếu cứ để xu hướng “đại học hóa” này tiếp diễn, không chừng sẽ có nhiều trường mẫu giáo mầm non noi theo, xin nâng cấp thành trường phổ thông cơ sở.
- Nên xây dựng các cơ sở đào tạo đại học tương đối tập trung. Không nên phân tán, tỉnh nào cũng thành lập một trường đại học. Như vậy là phi kinh tế, vì chi phí để xây dựng và duy trì trường ấy còn cao hơn nhiều so với việc cấp học bổng ưu đãi cho tất cả sinh viên của tỉnh đến học tại các trường đại học đang tồn tại ở nơi khác. Đáng nói hơn là: trường đại học ở một tỉnh vừa nhỏ, vừa xa các trung tâm lớn khó có được đội ngũ giảng viên đủ trình độ. Cán bộ khoa học của tỉnh quá ít, còn trí thức từ nơi khác thì không muốn đến. Khi một trường đại học trở thành “vườn trẻ”, cả “mẫu giáo lớn” và “mẫu giáo bé” đều chật ních những người được tuyển theo cơ chế áp đặt hoặc thân quen, thì nó sẽ trở thành trung tâm hiểm họa hơn là trung tâm văn hóa của tỉnh.
- Lâu nay đã có quy định số giờ chuẩn cho giảng viên, nhưng nó được hiểu như nghĩa vụ tối thiểu và là cơ sở để tính quyền lợi khi dạy vượt giờ. Cần phải qui định cả số giờ dạy tối đa, vừa là kỷ luật lao động để bảo vệ sức khỏe và chất lượng giảng dạy, vừa là biện pháp để đảm bảo cho các giảng viên có thời gian bổ sung kiến thức và tham gia nghiên cứu khoa học.
- Một số qui định bằng cấp trong chính sách cán bộ mang nặng tính hình thức và có tác dụng xấu hơn là tốt. Chúng đẩy một lực lượng lớn của xã hội lao vào cuộc chạy đua tìm kiếm bằng cấp, tạo sức ép phi lí lên qui mô đào tạo và đẩy chất lượng xuống vực thẳm. Lãng phí thời gian và của cải. Bỏ bê nhiệm vụ đang đảm nhận. Truyền thụ kiến thức thì ít mà tiêu cực thì nhiều. (Điều này cũng xảy ra ở mấy môn học được áp trên diện rộng nhằm nâng cao giác ngộ và đạo đức của xã hội.) Cuối cùng lại làm tha hóa cả thầy, trò và bộ máy. Không thể làm ngơ trước những gì đang diễn ra nhân danh “chuẩn hóa cán bộ”. Nếu thực sự muốn đề cao bằng cấp thì Nhà nước phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng, điều khó mà làm được trong tình trạng xã hội hiện nay. Nếu không quản lý nổi chất lượng thì không có lý gì lại nhấn mạnh bằng cấp trong tiêu chuẩn cán bộ, để nhiều khi bằng thật thì mốc meo, còn bằng rởm lại được trọng dụng. Nói cho cùng, bằng cấp chỉ là mốc đánh dấu trên một chặng đường đào tạo, không phải thước đo trình độ và năng lực.
——–
Bài viết nhân dịp tham gia xê-mi-na bàn về chấn hưng giáo dục do Giáo sư Hoàng Tụy tổ chức tại Hà Nội từ tháng 3 đến tháng 5/2004, đã đăng trên báo Pháp luật Chủ nhật ngày 3/10/2004 và 10/10/2004.
(*) Chú thích: Hoàng Xuân Phú- Giáo sư, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu viên 1984, Phó giáo sư 1992, Giáo sư 1996)
Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg (Heidelberg Academy of Sciences and Humanities, Heidelberger Akademie der Wissenschaften) (từ 8.2004)
Viện sĩ thông tấn (Corresponding Member, Korrespondierendes Mitglied) của Viện Hàn lâm Khoa học Bavaria (Bavarian Academy of Sciences and Humanities, Bayerische Akademie der Wissenschaften) (từ 2.2010)
Viện sĩ (Fellow) của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới – vì sự tiến bộ của khoa học ở các nước đang phát triển (TWAS, The World Academy of Sciences – for the advancement of science in developing countries) (từ 10.2013)
Đại sứ khoa học (Ambassador Scientist, Vertrauenswissenschaftler) của Quỹ Alexander von Humboldt (Alexander von Humboldt Foundation, Alexander von Humboldt-Stiftung) (3.2010 – 2.2016)
Tổng biên tập của Vietnam Journal of Mathematics (từ 8.2011)
" data-medium-file="" data-large-file="" class="alignnone wp-image-20207" src="https://i2.wp.com/nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2017/02/intellectual-liberal.jpg?resize=620%2C358" width="620" height="358" style="margin-top: 0.5em; transition: opacity 0.3s linear; border: 4px double rgba(0, 0, 0, 0.0980392); max-width: 100%; height: auto; margin-bottom: 1.5em; opacity: 0.9;">
Năm 1979, trong một cuốn sách ngắn có nhan đề The Future of Intellectuals and the Rise of the New Class (Tương lai của giới trí thức và sự trỗi dậy của giai cấp mới), nhà xã hội học Alvin Gouldner giải quyết một câu hỏi được các nhà phân tích xã hội tranh luận sôi nổi lúc bấy giờ: Có phải các phong trào sinh viên trong những năm 1960 là dấu hiệu cho thấy những người có trình độ giáo dục cao đang trên đường trở thành một lực lượng chính trị lớn trong xã hội Mỹ?Câu trả lời của tiến sĩ Gouldner là đúng thế. Là một người tả khuynh, ông có nhiều cảm xúc lẫn lộn với diễn biến này, bởi ông nghĩ giới tri thức có thể sẽ muốn đặt những quyền lợi của riêng mình lên trên quyền lợi của những nhóm ngoài lề mà họ thường tự nhận là đại diện.
Ngày nay, với cách biệt ý thức hệ ngày càng lớn giữa những người có trình độ giáo dục khác nhau ở Mỹ, lập luận của tiến sĩ Gouldner đáng được xem xét lại. Giờ đây khi đã có quá nhiều người đi học đại học, người Mỹ có bằng cử nhân không còn tạo nên giới tinh hoa giáo dục. Nhưng những người Mỹ có trình độ học vấn cao nhất – những người đã học bậc sau đại học hay trường nghiệp vụ (như trường y hay trường luật) – đang bắt đầu tạo nên một khối chính trị.
Tháng trước, Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố một nghiên cứu cho thấy gần một phần ba những người học sau đại học hay trường nghiệp vụ có quan điểm “hoàn toàn” tự do về các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, trong khi điều này chỉ đúng với 1 trên 10 người Mỹ nói chung. Thêm 25% người tốt nghiệp sau đại học có quan điểm chủ yếu là tự do. Những con số này phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ: Mặc dù giới chuyên môn đã theo Đảng Dân chủ trong một thời gian dài, năm 1994 chỉ có 7% người có trình độ sau đại học có tư tưởng chính trị tự do kiên định.
“Giai cấp mới” của tiến sĩ Gouldner không hẳn là giới trí thức đương đại, như các nhà phân tích chính sách ở Washington, các nhà biên tập ở New York, hay các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học ở vùng vịnh San Francisco. Nhưng nó cũng gần như thế. Tiến sĩ Gouldner quan sát những thay đổi trong cấu trúc việc làm của Mỹ mà ông nghĩ đang làm thay đổi cân bằng quyền lực giữa các giai cấp xã hội. Như ông thấy, bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, sự phức tạp ngày càng lớn trong các vấn đề khoa học, công nghệ, kinh tế và quản trị có nghĩa là giới “nhà giàu cũ” ngày trước không còn có chuyên môn để trực tiếp quản lý quá trình làm việc hay lèo lái con tàu quốc gia.
Các thành viên của giai cấp cũ quay sang các nhà khoa học, kỹ sư, nhà quản lý, chuyên gia về quan hệ con người, các nhà kinh tế và các chuyên gia khác để tìm sự giúp đỡ. Khi số lượng những chuyên gia này gia tăng, họ nhận ra mức độ của sức mạnh tập thể của mình. Họ đòi hỏi những mức lương và địa vị xứng đáng và nhấn mạnh quyền tự chủ chuyên môn. Một “giai cấp mới” được sinh ra, không phải giới chủ cũng không phải giới công nhân.
Một đặc trưng của giai cấp mới này, theo tiến sĩ Gouldner, là cách họ nói và tranh luận. Ngập trong kiến thức khoa học và chuyên môn, họ đón nhận một “văn hóa diễn ngôn phê phán.” Bằng chứng và logic được đề cao; viện dẫn đến các nguồn thẩm quyền truyền thống thì không. Các thành viên của giai cấp mới nuôi dạy con cái trong một nền văn hóa như vậy. Và những đứa trẻ ấy, dị ứng với những giá trị chuyên chế, lớn lên lại trở thành trọng tâm của các cuộc nổi dậy sinh viên, tìm được nền tảng chung với các trí thức “nhân bản” bất mãn vốn quyết tâm thay đổi thế giới.
Tiến sĩ Gouldner cho rằng khi những sinh viên cấp tiến già đi và bắt đầu tham gia lực lượng lao động, họ sẽ giữ lại những tình cảm cánh tả của mình. Nhưng ông thừa nhận rằng họ cũng có thể sẽ tìm cách củng cố những đặc quyền của mình. Ông mô tả giai cấp mới như một niềm hy vọng lớn của cánh tả trong thời kỳ phong trào lao động của Mỹ suy thoái, nhưng cũng có điểm yếu.
Nghiên cứu của Pew không nhất thiết chứng minh toàn bộ học thuyết của tiến sĩ Gouldner. Nhưng nó chỉ ra rằng những người có chuyên môn và trình độ học vấn cao nhất nếu không hình thành một giai cấp mới thì cũng đang hình thành một nhóm chính trị tự do bền vững.
Dù có nhiều bằng chứng cho thấy giai cấp có chuyên môn đang sử dụng vốn kinh tế và giáo dục để bảo tồn những lợi thế của họ – hãy nghĩ đến việc những người có chuyên môn phân nhóm vào những khu vực riêng biệt, hay con cái của giới chuyên môn được dẫn dắt sớm vào một thế giới của văn chương, nghệ thuật và khoa học – sự chuyển dịch sang cánh tả của họ thể hiện rõ ngay cả trong các câu hỏi về tái phân phối kinh tế. Phân tích riêng của tôi về những dữ liệu của Tổng Khảo sát Xã hội (GSS) cho thấy rằng trong những thập niên gần đây, khi bất bình đẳng giai cấp gia tăng, những người Mỹ có bằng cấp cao ngày càng ủng hộ những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm khác biệt thu nhập, dù qua các thay đổi về thuế hay là củng cố hệ thống phúc lợi xã hội.
Về vấn đề này, quan điểm của những người có học vấn cao giờ đây cũng tương tự như quan điểm của những người có học vấn thấp hơn nhiều, những người có quyền lợi vật chất thực trong việc giảm bất bình đẳng. Ngay cả những người có bằng cấp cao có thu nhập cao hơn cũng ngày càng có tư tưởng ủng hộ tái phân phối, tuy không nhiều bằng các nhóm khác.
Điều gì giải thích sự hợp nhất của những người có học vấn cao thành một khối tự do chủ nghĩa? Số phụ nữ có bằng cấp cao ngày một lớn là một phần, do phụ nữ có học vấn cao có xu hướng có tư tưởng thiên tả. Quan trọng không kém là sự dịch chuyển của Đảng Cộng hòa sang cánh hữu từ những năm 1980 – đối nghịch với chủ nghĩa tự do xã hội mà đã từ lâu là đặc trưng của những người có trình độ học vấn cao – cùng với nhận thức rằng giới bảo thủ có tư tưởng phản trí thức, thù địch với khoa học và xung đột với các trường đại học.
Hiện tượng này chủ yếu có lợi cho Đảng Dân chủ. Dù chỉ 10% người Mỹ trưởng thành có bằng cấp cao, con số này dự kiến sẽ tăng. Nhóm này hoạt động chính trị tích cực và có ảnh hưởng.
Nhưng học thuyết giai cấp mới của tiến sĩ Gouldner cần cảnh báo Đảng Dân chủ về một mối nguy hiểm rình rập. Có lẽ đúng là cái gì đó như một văn hóa diễn ngôn phê phán có thể hiện diện trong nơi làm việc và các hộ gia đình và trong những ấn phẩm được đọc bởi những người Mỹ đã học sau đại học hay học chuyên nghiệp. Thách thức đối với Đảng Dân chủ trong chặng đường sắp tới sẽ là xây dựng sự thu hút với những cử tri không chỉ quan trọng với tập thể cử tri quan trọng này, mà còn với các nhóm quan trọng khác trong liên minh Dân chủ. Một trong những lý do mà Donald Trump thu hút cử tri nam giới da trắng trong giai cấp lao động là ví dụ như ông không nói chuyện theo kiểu văn hóa diễn ngôn phê phán. Trái lại, ông chế nhạo văn hóa đó, khai thác những oán giận giai cấp.
Những người ủng hộ Đảng Dân chủ có thể sẽ nhận ra họ cần từ bỏ một chút am tường của mình nếu muốn giành được những chiến thắng vang dội. Trở nên quá giống cái mà nhà bình luận Pat Buchanan từng gọi là “đảng của các tiến sĩ” không phải là lợi ích dài hạn của họ.
Neil Gross, giáo sư ngành xã hội học tại Colby College, là tác giả của cuốn Why Are Professors Liberal and Why Do Conservatives Care?(Harvard University Press, 2013).
—————-
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét