TIỀN CỦA BẠN ĐI ĐÂU?
FB Luân Lê
1-8-2016
Người dân cõng trên mình 432 loại phí, thuế. Nguồn: internet
Người dân cõng trên mình 432 loại phí, thuế. Nguồn: internet
Khi nào bạn phải trả thuế, phí, lệ phí trong cuộc sống hàng ngày? Đó là khi bạn mua hàng hoá tiêu dùng hoặc phục vụ cuộc sống của bạn.
Người dân cõng trên mình 432 loại phí, thuế. Nguồn: internet
Khi nào bạn phải trả thuế, phí, lệ phí trong cuộc sống hàng ngày? Đó là khi bạn mua hàng hoá tiêu dùng hoặc phục vụ cuộc sống của bạn.
Khi bạn có đứa con đi học lớp 1, bạn phải trang trải học phí, tiền sách vở cho con cái. Những thứ đó đã bao gồm thuế, phí và các nghĩa vụ tài chính được tính vào giá thành của nó mà bạn phải thanh toán mỗi học kỳ cho đứa con của mình.
Khi bạn ốm đau phải vào viện, tất nhiên, bạn phải thanh toán viện phí và tất tần tật các khoản phí cho việc điều trị, mua thuốc uống, nằm giường bệnh. Và hiện nay viện phí ngày càng tăng, nên hãy cố giữ sức khoẻ để chớ có ốm đau mà chỉ tốn tiền, khổ thân.
Bạn ra đồng, phải mua tư liệu sản xuất như cuốc, cày, máy gặt, trâu bò kéo, công nông, máy móc thiết bị khác, mua phân, cây, hạt giống để gieo trồng, và các chi phí đó được tính vào trong giá thành các sản phẩm và nó đã bao gồm thuế trong giá hàng hoá. Khi được mùa thu hoạch thì bạn phải thanh toán thuế, phí, lệ phí về đất, sản vụ, các loại phí thuỷ lợi, công ích, canh tác,…khi nuôi được con gà, con vịt đẻ trứng thì tiền thuế về chăn nuôi, bảo vệ môi trường, phí kiểm dịch,…đều được tính thẳng vào giá thành số trứng đó khi bạn đem bán ra thị trường. Đắt thì khó bán, mà rẻ thì bạn lại thiệt thòi. (Người nông dân hiện tại ở nước ta phải gánh hơn 1000 loại thuế, phí, lệ phí – một con số kinh hoàng).
Mua chiếc xe máy, ô tô thì đóng đủ các loại thuế cho chúng như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí kiểm định, đăng kiểm, phí đường bộ,…muốn di chuyển thì phải mua xăng đổ vào bình, và trong giá xăng nếu tính trong 100.000 đồng thì người mua phải đóng đến gần 60.000 tiền thuế, phí mà cấu tạo nên giá thành của xăng đó.
Mua cái áo, cái quần, mua chai bia, điếu thuốc, mua cái mâm, cái bát, bó đũa, lọ tăm,…thì giá thành của chúng đều đã được tính các loại thuế, phí, lệ phí ở trong đó, mà chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là người phải thanh toán toàn bộ các loại thuế, phí, lệ phí nếu muốn sử dụng đồ vật, thành phẩm đó trong cuộc sống hàng ngày.
Và những thứ liên quan đến giá thành hàng hoá, trong đó đã bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí (hiện tại là 432 loại, cao nhất khu vực Asean) đã được ấn định vào trong giá bán, thì nó được quyết định bởi ai? Đó chính là nhà nước này. Và ai phải gánh chịu những thứ ấy? Đó chính là người dân.
Và mỗi người dân chúng ta đang sống mỗi phút, từng giờ là bị bủa vây bởi một ma trận những loại thuế, phí, lệ phí trên đầu trong cuộc sống hàng ngày, và nó hoàn toàn phụ thuộc vào những chính sách pháp luật ban hành ra của nhà nước này, mà chỉ có sự phản ứng và đòi hỏi của người dân thì mới có thể ngăn cản, kiểm soát hay đình bỏ được những thứ đó từ chính phủ mà thôi.
Vì vậy, trách nhiệm của bạn là nhận ra việc mình đã đóng góp những gì để nuôi sống nhà nước và phải có trách nhiệm giám sát, kiểm soát và cả đấu tranh để đòi hỏi việc sử dụng minh bạch, đúng đắn số tiền mà mỗi người dân phải cật lực đóng góp từng giờ cho nhà nước để có thể tồn tại mà làm tròn bổn phận và chức trách của mình là ổn định xã hội, bảo vệ người dân và cả tổ quốc này nữa.
Vì vậy, bất cứ ai, nhất là làm trong chính quyền, nếu có hiểu biết, đều sẽ không bao giờ dám đặt câu hỏi hỏi người dân một nước là đã làm gì được cho quốc gia hay chưa. Và chắc chắn rằng, họ phải có nghĩa vụ để sẵn sàng nghe những lời chỉ trích từ những ông chủ bỏ tiền ra để nuôi sống mình. Nhưng ở ta đang hành xử ngược lại điều văn minh hiển nhiên này.
_____
Mời xem lại: Người Việt cõng 432 loại phí đã đủ chứng minh yêu nước? (Phụ nữ Today). – Việt Nam: Phí ‘ngủ đêm’, phí ‘tắc nghẽn’ và 432 loại phí (NĐT).
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét