Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2017

Các quan Nghệ An quả là có hiếu!

Nghệ An: Cặp bánh chưng 7 tạ và gần 1.800 tấn gạo cứu đói

>> Giải mã sự tụt hậu của Việt Nam
>> Cảnh cáo kiểm sát viên làm oan vụ ‘đi tè’
>> Hiến máu bắt buộc chỉ là giả định!
>> Việt Nam đối diện thách thức về an ninh nguồn nước


Lê Tra















TTVN - Là địa phương vừa xin gạo cứu đói nhiều nhất trong số các tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán 2017, nhưng ra Tết, Nghệ An vẫn tiếp tục làm cặp bánh chưng nặng 7 tạ để dâng mộ. 

Sáng 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ dâng bánh chưng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Được biết, hơn 600kg gạo nếp, 100kg đậu xanh, thịt, dưa hành và nhiều chiếc lá dong đã được huy động để làm thành cặp bánh với kích thước 1m x 1m x 0,25m mỗi chiếc.

Cặp bánh do hơn 60 người gói, nấu liên tục trong 2 ngày. Đến sáng 2/2, xe chở bánh đi từ TP.Vinh, qua hơn 12 km tới dưới chân núi Động Tranh. Tiếp đó, 20 người địa phương khênh tiếp cặp bánh đi nhiều bậc thang để lên sảnh chính của khu mộ.

Đây là năm thứ 5 UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ dâng bánh chưng lên khu mộ bà Hoàng Thị Loan dịp đầu năm. Năm ngoái, việc làm cặp bánh chưng nặng 7 tạ bị dư luận phản ứng gay gắt do gây lãng phí, tốn kém. Trả lời về việc này, ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Nghệ An cho biết chi phí làm bánh là huy động từ các doanh nghiệp chứ không lấy ngân sách của nhà nước. Ông Cường cho hay đây là một hoạt động “có chiều sâu và sự lan tỏa mạnh trong hoạt động từ thiện và du lịch” theo ý tưởng của các Hiệp hội du lịch Nghệ An.

Trong năm nay, ban tổ chức cho biết toàn bộ kinh phí thực hiện hoạt động dâng bánh chưng cũng được huy động từ nguồn xã hội hóa do các các công ty du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh đóng góp, hoàn toàn không sử dụng đến nguồn ngân sách của Nhà nước. Tuy nhiên, việc này vẫn vấp phải ý kiến từ dư luận cho rằng thay vì tôn vinh giá trị tinh thần, việc làm bánh lớn bị sa vào hình thức, dễ dẫn đến lãng phí trong khi nhiều người dân phải trông chờ vào gạo cứu đói trong dịp Tết.

Vừa qua, Nghệ An cũng là tỉnh xin nhiều nhất trong số các tỉnh xin gạo cứu đói Tết Nguyên đán 2017. Theo danh sách 15 tỉnh được phê duyệt cấp gạo, Nghệ An nhận gần 1.800 tấn gạo, gấp hơn 5 lần so với tỉnh nhận ít nhất (Tuyên Quang).

Trong 10 năm qua, hầu như năm nào Nghệ An cũng có tên trong danh sách các tỉnh xin hỗ trợ gạo. Đáng chú ý, năm 2015, thu ngân sách của Nghệ An là hơn 8.712 tỷ đồng nhưng tổng chi lên tới 20.783 tỷ đồng. Năm 2016, dự toán tổng thu ngân sách là 10.281 tỷ đồng, nhưng dự toán tổng chi là hơn 19.938 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển chỉ chiếm 1/4 ngân sách.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: