Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Tin sách:

Tập truyện ngắn đầu tay "Pơ lang sẽ phủ cành" của nữ tác giả trẻ Trương Thị Chung (Bút Chì) vừa ra mắt bạn đọc tuần qua.
Giá bìa là 56.000 đ. Quý bạn đọc có thể liên hệ mua sách với tác giả qua facebook Bút Chì.
Bén duyên với văn chương từ khá sớm, kết thân với Tạp chí văn nghệ Gia Lai lần đầu tiên vào mùa hè năm 2014 bằng truyện ngắn "Vết sẹo từ đáy biển", vài năm gần đây chị liên tục có nhiều tác phẩm đăng trên các Tạp chí Trung ương và địa phương.
Tạpchí Vănnghệ GiaLai chúc mừng chị, chúc chị luôn dồi dào sức sáng tạo  

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TƯ DUY CỦA NHÀ TIỂU THUYẾT



Người viết tiểu thuyết không giống với người thường, họ là một giống người khác, nếu là một tiểu thuyết gia đại tài, họ giống như một con quái vật thì đúng hơn. Nhà tiểu thuyết giỏi có cái tư duy hình học của một kiến trúc sư, có cái tư duy lôgich của một nhà điều tra tội phạm, có cái mơ hồ tinh tế của chuyên gia tâm lí, có cái mẫn cảm, dịu dàng của một chuyên gia làm đẹp. Victor Hugo, không riêng gì trong NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS, trong các tiểu thuyết của ông nổi lên một nhà kiến trúc sư đại tài, một chuyên gia lôgích lừng danh, một họa sĩ có tài và một chuyên gia tâm lí có hạng. Vì sao, vì cái nhà thờ vĩ đại ấy được khắc họa hết sức kì công, vì những diễn biến của các nhân vật đều có các chân rết ngầm báo trước và những vẻ đẹp của cơ thể, nỗi khát khao yêu đương thì các họa sĩ và các chuyên gia tâm lí đều thèm khát. Vì thế ông giống một con quái vật hơn một nhà tiểu thuyết, vì ông biết quá nhiều và làm nó quá tinh vi, vì ông quá khôn ngoan mà đôi lúc tham lam phô diễn cái kiến trúc nhà thờ làm người ta khó chịu. Nhưng dù có khó chịu đôi chỗ người ta vẫn phải tin rằng ông là một nhà tiểu thuyết vĩ đại, một nhân vật biết quá nhiều và tư duy quá tốt và tất nhiên nếu gọi ông là một con quái vật văn chương cũng không sai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mày giỏi quá rồi còn gì!


Tặng Vietnam Airlines và an ninh mạng xứ ta.

Một cô gái làng gặp cụ lý trưởng kiện về chuyện thằng tuần đinh nó làm cho mình có chửa. Lý trưởng hỏi đầu đuôi làm sao, mày phải kể ngọn ngành thì các cụ mới họp bắt tội nó được. Cô kể, con đang nằm ngủ thì nó mò vào. 

-Rồi sao nữa? 
-Con không đóng cửa, mà dây yếm của con bị tuột. 
-Lằng nhằng, kể tiếp đi. 
-Nó sờ sịt, ấy tay lên chim con. 
-Sao mày không hất tay nó ra? 
-Con cũng cứ để thế xem sao. 
-Rồi gì nữa? 
-Nó tụt váy con xuống. 
-Sao mày không tát vào mặt nó? 
-Con cũng cứ để thế xem sao. 
-Sau thì nó làm gì mày? 
-Nó... nó... cứ... cứ.... 
-Mày phải kêu lên cho người ta biết, vùng chạy ra ngoài chứ! 
-Con cũng cứ để thế xem sao.
-Thế thì ngày mai mày không cần ra đình kêu các cụ nữa, mày giỏi quá rồi còn gì.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐBQH: 'Việc lớn không xử lý hình sự, vụ ‘con cá lá rau’ lại xử lý nghiêm'?

(VTC News) - Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội bày tỏ có mâu thuẫn khi nhiều vụ việc lớn cần xử lý nghiêm thì lại bị chậm trễ, trong khi đó những vụ án nhỏ nhặt lại bị xử lý nghiêm khắc.

Bên hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn VTC News, luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội đã nêu quan điểm về những vụ án hiện nay đang khiến dư luận xôn xao.
nguyen-van-chien-1

Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội  (Ảnh: Phạm Thịnh)

- Ông đánh giá thế nào về việc vừa qua Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình vừa yêu cầu Tòa án Nhân dân TP.HCM xem xét lại vụ việc 2 thanh niên ở TP.HCM bị xử lý hình sự vì trộm bánh mỳ?
Chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình hợp với lòng dân và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tòa án Nhân dân TP.HCM cần phải xem xét lại những vụ việc rất nhỏ nhặt trong xã hội mà có dấu hiệu liên quan đến vấn đề tội phạm.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta thấy rằng rất nhiều vụ việc mà lẽ ra các cơ quan bảo vệ pháp luật cần vào cuộc để xử lý thật nghiêm và khẩn trương thì lại bị cho là khó và có những yếu tố này khác để chậm trễ xem xét hoặc không xử lý hình sự.
Bên cạnh đó, những vụ việc như là trộm cắp “cái mũ, cái bánh mỳ, con cá lá rau” là những vụ việc vặt vãnh thì lại xử lý rất nghiêm khắc.
Đặc biệt là vụ việc xử lý 2 thanh niên chưa thành niên trộm bánh mỳ vừa qua ở TP.HCM. 2 thanh niên này lại chưa thành niên, chưa đến tuổi trưởng thành nhưng phạm tội thì nhà nước ta có chính sách pháp luật, đường lối xử lý riêng đối với những người này.
Đối với những vị thành niên phạm tội thì đáng lẽ ra phải có những biện pháp giáo dục để giúp đỡ họ phát triển lành mạnh trở thành người có ích cho xã hội hơn là việc đưa họ vào nhà tù để có những biện pháp trừng trị nghiêm khắc.
hai thanh nien

 Hai thanh niên cướp bánh mỳ lãnh 10 tháng tù

- Phải chăng Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quá cứng nhắc khi xử lý vụ việc này?
Đây là vụ việc thuộc về trật tự xã hội nên cũng cần thiết để xem xét xử lý. Nhưng việc đảm bảo trật tự an ninh xã hội phải phù hợp với từng đối tượng, đối với tính chất từng vụ việc để qua đó có hình thức xử lý, hình phạt phù hợp.
Trong trường hợp 2 thanh niên trộm bánh mỳ ở TP.HCM thì không nhất thiết cứ tống giam vào tù tất cả.
 
Trong trường hợp 2 thanh niên trộm bánh mỳ ở TP.HCM thì không nhất thiết cứ tống giam vào tù tất cả.
Luật sư Nguyễn Văn Chiến
- Vừa qua dư luận nhắc nhiều đến sự việc 5 lãnh đạo Vinaconex được miễn xử lý hình sự vì nhân thân tốt. Ông thấy điều này có hợp lý? 
Qua thông tin trên phương tiện đại chúng, tôi thấy rằng dư luận rất quan tâm đến việc này. Trong trường hợp này, hành vi là cả một quá trình hệ thống và hậu quả rất nghiêm trọng.
Vì vậy, để đánh giá xem xét mức độ sai phạm đến đâu, có cần xử lý trách nhiệm hình sự hay không thì các cơ quan chức năng đã vào cuộc xem xét.
Quyết định cuối cùng như thế nào thì cơ quan chức năng đã căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt phải trên cơ sở quy định của pháp luật. Việc không xử lý hình sự cũng phải trên các căn cứ của pháp luật.
Trong các trường hợp vừa qua, căn cứ vào yếu tố nhân thân mà miễn xử lý hình sự thì còn khiên cưỡng và chưa thực sự phù hợp.
duong ong nuoc song da

Sau hơn 6 năm đưa vào hoạt động, đường ống nước sạch sông Đà đã gặp sự cố gần 20 lần, gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô 

- Liệu liên đoàn luật sư Việt Nam liệu có kiến nghị trực tiếp về vụ việc này không, thưa ông?
Kiến nghị trực tiếp thì chúng tôi nghĩ rằng phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền vào cuộc.
Liên đoàn luật sư trước hết bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ công lý. Công lý phải đảm bảo sự công bằng.
Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điều tra, cơ quan viện kiểm sát và cơ quan xét xử thì
trách nhiệm trước tiên thuộc về cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra phải thu thập xử lý chứng cứ để đánh giá, xác định có phạm tội hay không, mức độ xử lý hay không xử lý. Sau đó, cơ quan viện kiểm sát giám sát việc tuân thủ pháp luật để đưa ra quyết định phù hợp.
Khi quyền con người chưa được đảm bảo, khi đương sự, bị can cần đến sự hỗ trợ của luật sư thì cho dù họ có sai phạm hay không sai phạm, sai phạm ở mức độ nào thì luật sư chúng tôi cũng tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ để đảm bảo điều tra, truy tố, xét xử phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Ông cũng vừa cho rằng việc miễn xử lý hình sự đối với 5 lãnh đạo của Vinaconex do có nhân thân tốt là việc khiên cưỡng. Vậy là một đại biểu Quốc hội, ông có kiến nghị gì về vấn đề này không không?
Tôi cho rằng trước các ý kiến của cử tri, của dư luận thì các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần xem xét thấu đáo để có những quyết định trên cơ sở pháp luật, đảm bảo công lý, hợp lòng dân.
Xin cảm ơn ông!
Video: Vỡ đường ống nước sông Đà: Đề nghị truy tố 9 bị can
Phạm Thịnh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hacker TQ 'phủ nhận cáo buộc tấn công VN'



Nhóm hacker Trung Quốc phủ nhận cáo buộc tấn công sân bay và hàng không Việt Nam trong lúc lãnh đạo tập đoàn công nghệ BKAV nói với BBC Tiếng Việt rằng “sự việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin”.
Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và website Vietnam Airlines chiều 29/7 được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa và hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay.
Dường như sự cố cũng khiến dữ liệu về danh sách hơn 400 ngàn khách hàng bị rò rỉ.
Cục hàng không đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an xử lý sự cố.
Vietnam Airlines sau đó đã gửi email thông báo cho khách hàng: “Đến 17:45 hôm 29/7, tình hình đã được khôi phục, đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.”
“Vietnam Airlines đã bước đầu kiểm soát được dữ liệu của hội viên Chương trình Bông Sen Vàng và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích của hội viên.”
“Quý hội viên vui lòng thay đổi mật khẩu tài khoản sau khi nhận được thông báo hệ thống kết nối trở lại từ Vietnam Airlines,” email viết.
Tin tặc đã tấn công và kiểm soát được màn hình của Vietnam Airlines trong một thời gian hôm 29/7

Hôm 30/7, có thêm tin là website Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bị tấn công.
Cùng ngày, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của tập đoàn công nghệ BKAV hẹn trả lời phỏng vấn BBC qua email nhưng sau đó ông gửi phản hồi:
“Do hiện tại, sự việc đang trong quá trình điều tra, chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin trong lúc này. Rất xin lỗi phóng viên và chúng tôi sẽ cung cấp thông tin sớm nhất khi có thể.”

'Trút giận'

Hôm 29/7, các báo Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Tuy nhiên, hôm 30/7, website được cho là của nhóm 1937cn lên tiếng phủ nhận trách nhiệm.
"Tổ chức chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học," bản thông báo viết bằng tiếng Hoa ghi, tuy không nhắc cụ thể tới các sân bay Việt Nam hay trang mạng của Vietnam Airlines.
Tin tặc đã tấn công và kiểm soát được màn hình của Vietnam Airlines trong một thời gian hôm 29/7 
Nội dung đăng trên trang 1937cn.net nói nhóm này không thực hiện vụ tấn công hôm 29/7/2016 (từ bị xóa trong dòng chữ khổ lớn trên cùng là từ có nội dung tục tĩu) 
"Chúng tôi nhã nhặn đề nghị người dân Việt Nam trong những ngày hè nóng nực này, hãy bình tĩnh, hãy uống trà, bật quạt lên, lên xe máy đưa gia đình ra biển," thông báo này viết thêm, trước khi kết thúc bằng đoạn: "và hãy hô to, Biển Nam Trung Hoa thuộc về Trung Quốc."
Trong bài viết trên trang Diplomat hôm 22/7, tác giả Anni Piiparinen nhận định vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông là các cuộc tấn công mạng.
“Sau khi thua cuộc trước Philippines trong cuộc chiến pháp lý tại The Hague, các chiến binh mạng Trung Quốc trút giận bằng các vụ tin tặc,” bài báo viết.
“Chỉ trong vài giờ sau Phán quyết PCA, ít nhất 68 website của chính phủ Philippines bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).”
“Bên cạnh Philippines, Việt Nam cũng là mục tiêu của hacker Trung Quốc. Năm 2014, Việt Nam trở thành quốc gia bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều nhất của hacker nước láng giềng.”
Tác giả nhắc tới hai đợt tấn công trong năm đó, một xảy ra vào hồi tháng Năm, "sau các cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc", và một vào tháng Mười, khi Hà Nội "mua vũ khí tăng cường khả năng an ninh hàng hải”.
“Thời điểm đó, các tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập mạng tình báo Việt Nam và lấy được các thông tin nhạy cảm về chiến lược ngoại giao và quân sự của nước này”.
“Hiện chưa rõ về mức độ các hacker được chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, khuyến khích, hay nhắm mắt làm ngơ trong các vụ tấn công trên mạng,” Diplomat nói.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CÔ VÀ TRÒ



Truyện ngắn của HG

Đêm đã thức khuya soạn bài, nhưng sáng nào bà Huệ cũng dậy rất sớm. Ăn sáng qua loa, sắp xếp bài vở đến trường. Có hôm còn kịp cho đàn gà ăn, nhưng thường thì không. Tất tất, tả tả đến trường. Bà không muốn cô hiệu trưởng nói nặng nói nhẹ đến mình.
“Cô này khô chân, gân mặt, tính khắt khe,chặt chẽ, soi mói đến từng cái lá rơi,sợi rơm vướng trước cửa lớp nếu không may học sinh chưa kịp nhặt trước khi trống vào lớp.
 Mà cũng kỳ lạ thực, nhà cô ta ở cách trường đến hơn hai chục cây. Không biết cô ấy dậy từ khi nào mà chưa có giáo viên nào đến, cô đã có mặt ở trường.
Chính sự ráo riết, khắt khe này cô vẫn được trên người ta tín nhiệm, mặc dù không ít đơn thư tố cáo cô vi phạm. Từ việc gây khó, ăn chặn giáo viên khi làm thủ tục bảo hiểm, hay hạch về chuyên môn thiếu sót của một vài người, đến số tiền “những khoản chi khác”.
Đã từng có lần thanh tra huyện, tỉnh, về làm việc. Thậm chí cả công an tỉnh về điều tra. Tai tiếng ồn ào một dạo, rồi lại vẫn đâu vào đấy.
Chỉ khổ giáo viên trong trường.
Thay vì môi trường cởi mở, thân thiện, chan hòa tình đồng nghiệp, là không khí căng thẳng, bức bối, e ngại với nhiều người.
Người ta bảo chính sự mẫn cán hơi thái quá của cô mà được trên tín nhiệm.
Cũng có kẻ ác ý bảo cô là “Con bà hàng bún, có chịu “bóp mới ra khoản”. Mới được những giáo viên non về nghiệp vụ cung phụng, quà cáp”.
Cả trường chỉ có mỗi “bà thày” được cô ưu ái. Bà này chuyên ngồi hầu đồng vào thứ bảy, chủ nhật, có tâm linh gọi là món gọi hồn, xem vận hạn. Bà chưa nhận lễ lấy tiền của ai, có đặt lên ban, xong quả lễ bà lại trả lại cho con nhang đệ tử.
Chưa ai nói ra nhưng bà Huệ biết “bà thày” đang dọn đường, tìm thêm thu nhập cho lúc về hưu.
Bây giờ mà nhận tiền của khách chắc không ổn. Quy định của ngành giáo dục đâu cho phép bà ta làm như vậy? Không chừng còn bị kỷ luật, đuổi khỏi ngành cũng nên!
Bà thày cũng chạc tuổi bà. Chỉ năm nay nữa thôi là cả hai nhận sổ hưu. Sao cùng tuổi nhau mà tích cách, cư xử khác nhau như vậy? Một người bị xét nét hàng ngày, hở một tí là ghi vào sổ theo dõi, một người lại trọng vọng, có làm kém, chuyên môn yếu vẫn được trọng vọng, đề cao? Chỉ tai mình không có khoa bói toán, hay được ăn lộc thánh nên thua kém người ta cũng là phải, bà Huệ tự an ủi mình như vậy. So bì làm gì cho thêm mệt, mất tình cảm chị em. Người ta có nói thế nào, đối xử thế nào bà vẫn chỉ cười. Bà không tự nhìn được cái cười của mình. Nếu nhìn thấy nụ cười của mình chắc không khỏi đau lòng..
Tuy không thân, nhưng bà Huệ chẳng bao giờ ghen tị. Dù chuyên môn của bà thày kém bà Huệ, nhưng năm nào cũng được khen thưởng, được công nhận “thi đua tiên tiến”. Nhất là sau mấy lần trên về thanh tra, bà thày cầu cạnh thần Phật thế nào đấy, tất cả đều tai qua nạn khỏi, cái ghế hiệu trưởng của cô Hà không hề lung lay. Đã tín nhiệm bà thày càng được thêm phần ưu ái, tín nhiệm. Mồng một ngày rằm nào bà thày cũng đều đặn ra trường chính làm lễ thắp nhang, khấn vái xì xụp. Lúc đầu, ở nơi trường học lập ban thờ nom cũng khó coi. Nhưng lâu dần cũng trở thành quen. Hôm nào đúng phiên tuần, tiết bà ra muộn, người ta lại có ý ngóng đợi, hoặc thậm chí cho người lên tận phân hiệu hai đón bà thầy, cho dù đường vào đó cực khó đi. Phải tay lái lụa mới dám đi những con đường như vậy..”
Bà Huệ đã sắp xong cặp, buộc vào xe nhưng vẫn chưa đi ngay. Bà đang có ý đợi ai đó trước khi đến trường. Những ý nghĩ như trên thoáng qua trong đầu khiến bà sốt ruột, không muốn chờ đợi thêm.
Gần đây chắc ai đó thêm bớt điều gì, bà thấy cô Hà hiệu trưởng có cái nhìn khang khác, để ý kỹ hơn mọi khi.
Bà không muốn chậm thêm phút nào nữa. Sẽ là cái cớ để cho cô ta sài sẻ, làm mất mặt mình trước mọi người, nhất là trước mặt cả đám học sinh. Cô này vừa chua vừa chát, mỗi lần cô ấy mắng là bà Huệ mất ngủ đến vài đêm. “Tôi nói cho cái mặt bà biết..” Ai đời lãnh đạo mà ăn nói như thế bao giờ? Cứ làm cái trường này là tiền của bố mẹ cô bỏ ra, cô có đầy quyền uy, muốn nói ai thế nào cũng được?
Chả còn bao lâu nữa, đến lúc nghỉ hưu, bà Huệ muốn không có điều tiếng gì trước khi, như chị em nói là: “Hạ cánh an toàn”.
Bà đã dắt xe ra cổng.
Chợt con chó mực xích ngoài vườn sủa lên tràng dài. Người mà bà có ý chờ đang đứng ngoài ngõ, sợ chó cắn chưa dám vào. Bà biết ngay là ai. Đúng là cái Huyền, con anh cu Tài rồi. Nó vừa là học sinh, vừa là hàng xóm của bà..
**
Con bé vẫn mặc chiếc áo bò dài tay, màu xanh nước biển cũ. Cái áo đứa con gái cô giáo Huệ cho nó, hồi chưa đi đại học, còn ở nhà vì nó mặc đã chật. Nó đun bếp, củi lửa thế nào mà than bắn vào, áo cháy mấy lỗ nhỏ ở hai cánh tay. Nhưng phải công nhận vải bò là thứ vải may áo rất bền, gần chục năm rồi mà chưa sút chỉ, hơi ơn nơi cổ. Có điều chưa hết mùa nóng nực thế này mà vận nó vào thì không hợp lắm. Mùa này người ta mặc áo mỏng, cộc tay chứ không ai ăn mặc như nó. Nhưng nó đâu có được lựa chọn? Hoàn cảnh nhà nó lúc này, có áo mặc là tốt rồi, nó đâu dám đòi hỏi hơn?
Con bé gầy và đen hơn mấy tháng trước. Suốt kỳ nghỉ hè vừa rồi nó đâu có nghỉ buổi nào? Không theo mẹ lên nương làm cỏ sắn thuê cho người ta nó cũng dãi nắng ở vườn ươm ở nhà Hoàn Mị.
Lão chủ vườn ươm cây có tiếng trai lơ ở vùng này. Người ta đồn lão “xơi” gần hết đám đàn bà con gái làm công cho nhà mình. Mánh lới cũng thật đơn giản: Nhận lời lão đưa lên đồi. Ở đó lão lão có cái chòi canh cây, để mặc lão muốn làm gì thì làm. Sau đó ngủ một giấc, dậy ăn cơm.. công lão trả gấp đôi ngày thường.
Con bé mới mười ba tuổi lão đã có ý nhòm ngó. Nó biết tỏng trò vớ vẩn của lão, nhất định không chịu. Lão cười khẩy: “Đã nghèo lại còn sĩ”! Nó không “sĩ”, nhưng nó sợ. Điều đó là cái gì khủng khiếp, ghê rợn đối với đứa con gái ở tuổi nó.
Từ hôm ấy, lão bảo đã đủ người, không nhận nó vào làm nữa.
Không làm thì thôi, thiếu gì việc?
Nó đi phát cỏ vườn, phun thuốc diệt cỏ, thuốc sâu cho những trang trại trong vùng. Chỉ có điều công việc bấp bênh, không ổn định, khi có, khi không..
Những việc đó bà giáo Huệ biết cả. bà thương nó mà chẳng thể giúp được gì. Nhìn chỏm tóc đuôi gà vàng hoe, chắc ít khi đụng tới cái lược của nó bà cảm thấy nhói trong lòng.
Bà đã từng có một tuổi thơ vất vả không kém gì nó.
Không phải ngẫu nhiên bà cử nó làm lớp trưởng của lớp bà chủ nhiệm. Thông thường các lớp khác giáo viên thường cắt cử con em cán bộ, hay những nhà khá giả làm chân này. Riêng bà thì không.
Không phải chỉ vì ý thức bình đẳng giữa người với người, không phân sang hèn. Không phải vì muốn thay đổi tập tục: “Con vua rồi lại làm vua” hay muốn lấy lòng cán bộ, toa dập theo lề lối phong kiến, mà nhiều người thời nay nhiễm phải và cảm thấy tự nhiên, không có điều gì.
Chỉ đơn giản đó là cách khích lệ, động viên để nó có thêm “dũng khí”, vượt qua hoàn cảnh bản thân..
Mọi sáng, dịp nghỉ hè, cũng tầm này nó đến gọi cổng. Hôm thì mớ ốc nó nhặt được ngoài suối, hôm món cá tép nhỏ bố nó lặn ngụm đêm hôm ngoài sông kiếm được.
Nó cũng biết “tiếp thị” ra phết. Nó bảo: “Cô ạ cá của em là cá sạch, không phải cá nuôi tăng trọng”.
Bà chỉ cười, cái này thì bà biết chứ. Nhưng tôm cá của nó lẫn lộn, nhiều sạn, lại quá nhỏ, nhặt rất mất công. Thôi thì bà mua cho nó để nó khỏi phải ra chợ. Mỗi hôm vài ba lạng thế này, đi chợ chả bõ.
Nhưng hôm nay nó đến không, tay cầm tờ giấy, nước mắt vòng quanh.
Nó:
- Em thưa cô, em đến xin cô cho nghỉ học. Từ ngày mai cô cử bạn khác làm lớp trưởng thay em. Nhà em hoàn cảnh quá, có khi em phải đi làm kiếm tiền. Bố em dạo này kiếm không được cá. Chả biết dưới sông cá đi đâu hết, đêm nào đến sáng bố em cũng về không. Mẹ em lại mới ngã xe đạp, bị trẹo gân phải nghỉ ở nhà. Em không đi thì nhà không có tiền mua gạo. Em biết cô rất thương em nên em đến đây xin phép cô cho em nghỉ..

Điều này thì bà giáo Huệ biết, nó đã bỏ học cần gì phải phép tắc nữa? Nhưng nó là đứa sống có tình, nó mới đến nói như vậy.
Sự việc xảy ra đột ngột, khiến bà Huệ lúng túng không biết nói thế nào. Bà chỉ biết bảo nó phải cân nhắc. Dù thế nào cũng không nên bỏ học ở tuổi nó. Mai sau không có kiến thức, em sẽ làm gì để sống trong thời buổi văn minh, “kinh tế tri thức” này? Làm sao để tồn tại trong xã hội cạnh tranh ngày càng khốc liệt về công ăn việc làm? Nó bảo: “Em biết, nhưng nhà em khó thế, cô bảo biết làm sao?”. Nó cúi đầu “Em chào cô”rồi vụt đi như chạy.
Chắc nó sợ cô giaó không cho đi, hoặc nói nữa, nó sẽ khóc òa lên mất!
Trong đời dạy học của mình, bà giáo Huệ gặp không ít điều trớ trêu, phức tạp. Nhiều chuyện cảm động đến nao lòng.. Nhưng buổi sáng hôm nay là buổi bà cảm thấy sốc nhất.
Đầu óc choáng váng, bà chạy xe trên đường, suýt nữa thì va vào chiếc công nông đi ngược chiều.
Thật may hôm nay cô “hiệu” có buổi họp hội gì dưới phòng. Nếu không cô ta sẽ nhắc lại điệp khúc: “ Có nói lại kêu oan, chuyên môn đi muộn giờ, trang phục lại không chỉn chu như người ta. Bà thử xem cái cổ áo bà để thế kia có được không? Có khác gì bà bán cá ở chợ? Có mà oan Thị Mầu”!

Trống vào lớp, bà Huệ cảm thấy như mình vừa mất đi một thứ gì quý giá và quan trọng. Lớp thiếu con bé Huyền ban nãy như vắng  hẳn đi. Con bé có cái tên thật hay, tính nết ngoan ngoãn, học giỏi, sao nó lại vất vả thế không biết?
Mắt bà cay cay, sợ học trò nhìn thấy, bà quay vào trong, kín đáo lau dòng nước mắt tự nhiên nóng hổi trên má mình.


( Còn nữa )


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùi Văn Bồng1: Không có cái họa nào lớn hơn…

Bùi Văn Bồng1: Không có cái họa nào lớn hơn…: “Hữu nghị” với kẻ cướp. Ảnh: internet “Kinh tế thì lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc, từ Nam ra Bắc chỗ nào cũng có mặt người Trung Quốc,... Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÀNG, RỪNG, TÂY NGUYÊN VÀ... NƯỚC




         Bản thân tôi, định in một tập sách về Tây Nguyên, bản thảo xong xuôi hết rồi, nhà sách nơi xuất bản nhờ nhà văn Nguyễn Quang Lập biên tập. Ông nhà văn tài năng và khó tính này đọc xong, lia cho tôi một trang, góp ý nên dỡ ra ghép lại theo hệ thống như thế như thế. Tôi mất một tháng nghiên cứu cái sơ đồ ấy rồi nhắn cho Lập, té ra tôi chưa hiểu gì về Tây Nguyên hết ông ạ. Lập nhắn: Thế thì tôi tin ông làm tốt, vì tôi chỉ sợ ông bảo không ai hiểu Tây Nguyên bằng ông thì mới toi...



          Nhưng tôi toi thật. Cho đến giờ tập sách ấy vẫn lặng lẽ trong laptop. Sau cuộc hội thảo vừa rồi tôi càng thấy mình... toi.




          Cứ tưởng ở Tây Nguyên mấy chục năm, chịu khó tìm hiểu và học hỏi, biết kha khá về Tây Nguyên rồi, cho đến khi dự cái cuộc hội thảo “An ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên” do Ban chỉ đạo Tây Nguyên phối hợp với Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Pan Nature tổ chức thì mới biết, té ra mình chưa hiểu gì về Tây Nguyên cả?

          Mới đây, một nhà báo kỳ cựu ở Tây Nguyên, viết một bài về những cái lạ của dân tộc Jrai, sai từ đầu tới cuối, sai tới cả cái họ của người Jrai, dân tình xôn xao lắm, ban đầu tôi ngạc nhiên, sau tặc lưỡi, thì ra sống lâu chưa phải là đã hiểu

          Cái hội thảo này chỉ bàn về nước, nhưng cuối cùng, từ nước nó lại nảy sinh ra bao vấn đề. Nước vừa là nước, lại vừa không chỉ nước, và nó là nước.

          Nước cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nước H2O và nước, Tổ quốc.

          Trước hôm hội thảo, tôi ngồi ăn cơm với nhà văn Nguyên Ngọc, một chuyên gia về văn hóa Tây Nguyên, được ban tổ chức mời vào và đã có một tham luận hay nhất hội thảo. Ông bảo, rừng nó không chỉ là bóng mát, là lá phổi, là gỗ... nó chính là nước đấy. Mà Tây Nguyên là rừng. Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng. Nó giữ nước cho toàn bộ miền Trung, và cả Nam bộ nữa, thông qua hệ thống sông. Tôi giật mình, ừ nhỉ. Giờ đồi núi trọc lốc hết, mưa xuống nước cuồn cuộn tuôn, Tây Nguyên bạc màu, đổ nước xuống hết đồng bằng, cuốn theo của cải làng mạc. Hết mưa là hết nước. Khô khát như... Tây Nguyên.
Cũng trước hôm hội thảo, tôi và 2 đồng nghiệp vào rừng Chư Pưh, vào tận lõi rừng, nơi chỉ cách đây chục năm vẫn là rừng nguyên sinh, giữa trưa ngẩng đầu không thấy mặt trời, giờ, trọc lốc, à trọc nhưng không trắng, bởi nó um tùm mì (sắn). Biến cái gọi là rừng nghèo thành cao su đã là kinh hoàng rồi, giờ rừng già được phát để trồng sắn, bạt ngàn sắn, còn sự hủy hoại nào đau xót hơn?

          Nếu theo tiêu chí, rừng không chỉ là gỗ, hay chính xác, gỗ chỉ là một phần nhỏ để hình thành nên rừng, thì rừng nghèo theo nghĩa ta hiểu lâu nay, tức là rừng gỗ tạp, là hết sức sai lầm. Bởi rừng là một tập hợp đa dạng sinh vật, chứ không chỉ gỗ, và cái quan trọng nhất, rừng để giữ nước. Chúng ta nói nhiều về rừng là lá phổi, là ở chức năng của lá, trong khi, té ra, bộ rễ của nó cũng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là hơn. Và như thế thì, không có rừng nghèo.

          Tôi kể với ông Nguyên Ngọc là trong cuộc lội rừng hôm qua ấy, làng giờ vơ váo lắm, chỏng lỏn giữa nắng, giữa bụi, cô đơn và thất thểu. Ông Ngọc bảo, với người Tây Nguyên, giữa làng và rừng có 4 cấp độ, chính xác là bốn vùng. Một là làng, hai là rẫy, ba là rừng để người ta vào lấy cái tổ ong, bắt con thịt... và 4 là rừng ma, rừng thăm thẳm ấy. Làng chiếm ít rừng nhất, chỉ là chỗ để ở, mỗi làng chừng mươi mười lăm nóc nhà, không có vườn. Rẫy cũng ít, đồng bào làm rẫy cố định, gọi là du canh nhưng khi đất bạc màu thì họ du cư, đến lúc nào đấy, rẫy hồi sinh thì họ quay lại, hoặc không quay lại thì rừng ở đấy cũng tái sinh rất nhanh, bởi xung quanh vẫn là rừng để dìu cây ở khu rẫy này nhập bọn. Còn phần thứ 3 là rừng lân cận, là nơi dân làng thi thoảng ghé vào, vừa là khách, vừa là chủ, họ không xâm hại đến loại rừng này bao nhiêu, bởi những thứ họ lấy ở đấy rất nhỏ nhoi và không lấy thì nó cũng sẽ tự hoại. Thứ tư là đại ngàn, là cái nơi họ biết là của họ nhưng họ chỉ từ xa ngắm, hoặc có vào thì cũng chỉ như khách, và họ thờ cúng, họ coi đấy là nơi trú ngụ của thần linh... Cứ thế người và rừng hòa quyện nương tựa nhau, tôn nhau và tồn tại và phát triển.

          Ngay cả sau này, khi chúng ta có kế hoạch trồng rừng (dù trồng cũng chả được bao nhiêu, không đủ để... phá) thì đấy vẫn không phải là... rừng. Bởi rừng là một thực thể đa dạng, nhiều loại cây, nhiều tầng thực vật, nhiều thực bì. Còn những rừng cây ta trồng, chúng chỉ có một loại cây, vậy thì về mặt nào đấy, chúng cũng chỉ như “rừng” cao su.

          Và nó không tích nước.

          Bộ rễ vì đại cả hàng triệu triệu loại sinh vật tạo nên rừng, và thảm thực bì cũng vĩ đại không kém, chính là những cái hồ chứa nước trên cao, như những cái thùng trên các khu nhà cao tầng bây giờ (là tôi cứ hình dung thô thiển thế), để điều tiết nước tại chỗ, và không chỉ tại chỗ, cho cả khu vực, cho cả khu vực khác...

          Giờ, rừng hết, thì những hồ nước khổng lồ ngầm dưới đất ấy, cũng khô, cũng trở thành vô dụng. Hạn hán là điều đương nhiên.
          Chưa kể còn thủy điện, lấy nước sông này chuyển sang sông kia, khiến vừa lãng phí nước, vừa tạo sự khô hạn tại chỗ, kéo theo nhiều hệ lụy khác, mà lớn nhất, là cưỡng lại tự nhiên, chống lại tự nhiên, điều mà cha ông cố tránh. Cha ông chúng ta cố gắng hòa thuận với tự nhiên, nương theo tự nhiên mà sống. Cái truyền thuyết dân làng mỗi năm lại phải cống một cô gái trinh xinh đẹp cho thủy thần, hoặc thủy quái... là minh chứng cho điều này. Chúng ta thì cố gắng “thay trời” để chống để cưỡng lại tự nhiên, dẫn đến tự nhiên nổi giận, hết hạn hán lại lũ lụt. Làm ăn tích cóp cả đời, một cơn trời nổi giận, là tay trắng...


          Phó ban chỉ đạo Tây Nguyên, thiếu tướng Trần Đình Thu, phát biểu trong hội thảo, cho biết hiện có đến hơn 2000 hộ dân Tây Nguyên không có đất sản xuất, nếu cấp đất cho họ thì buộc phải... phá rừng. Cũng theo số liệu trong hội thảo thì 1.800 hộ dân ở Đăk Nông, Bình Phước đã phá hơn 2000 hec ta rừng để làm đất nông nghiệp. Có một tiến sĩ hiến kế: trong tình hình khẩn cấp hiện nay, phải tuyên truyền vận động để... ai có gì dùng nấy, có chậu dùng chậu có phuy dùng phuy, có thùng dùng thùng có vại dùng vại, để... trữ nước. Tất nhiên ý kiến chung vẫn là phải thay đổi cơ cấu cây trồng ở Tây Nguyên, phải trồng cây gì, con gì dùng ít nước nhất. Chắc phải nuôi cừu và trồng... xương rồng thôi, tôi nhớ mình có đế lên câu ấy...

          Rất nhiều ý kiến thú vị được đưa ra, nhưng như tiến sĩ Y Ghi Nie, người Ê Đê ở Đăk Lăk nói, ở đây chỉ các nhà khoa học với nhân dân thì làm được gì. Nước là chuyên môn của bộ Tài nguyên Môi trường, thực hiện là của bộ Công thương, nhưng có ai ở đây đâu, và lâu nay cũng rất ít thấy họ. Chỉ thấy các công trình rải mành mành, làm nửa chừng thì hết vốn, hoặc làm xong thì... để đấy, không sử dụng được. Ông bảo, giao cho dân làm, vừa rẻ lại vừa hiệu quả, nhưng có ai giao đâu. Nhiều cơ quan ban ngành quá, giao cho dân thì họ (các cơ quan ban ngành ấy) lấy gì mà làm...

          Năm nay Tây Nguyên hứng chịu đợt khô hạn lịch sử trong hơn 20 năm qua. Hệ thống sông suối, hồ chứa... cạn kiệt kinh khủng. Mực nước ngầm giảm sâu đến mức khó có thể khai thác phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chứ chưa kể tưới cho cây công, nông nghiệp các loại. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho đến đầu tháng 4 năm 2016, có đến hơn 160.000 héc ta diện tích cây trồng thiếu nước. Hàng ngàn héc ta cà phê, tiêu... mất trắng. Thiệt hại mỗi tỉnh không dưới 100 tỉ đồng. Rõ ràng Tây Nguyên đang đối mặt với thách thức lớn về an ninh nguồn nước.

          Trở lại nhà văn Nguyên Ngọc, ông khẳng định rằng, ở Tây Nguyên, rừng chính là nước. Rừng có chức năng giữ nước, để mưa ào xuống không biến ngay thành lũ tàn phá mà tằn tiện tích lại, từng giọt, cho Tây Nguyên và cho cả các vùng chung quanh. Cho cả một mảng rộng lớn Nam Đông Dương. Đơn giản vì Tây nguyên ở trên cao, và tự biến mình thành cái tháp nước cho cả khu vực...

          Và vì thế, chủ sở hữu giữ rừng cũng chính là chủ sở hữu giữ nước. Nước ở cả 2  nghĩa là nước sinh học, nước sự sống H2O và nước nghĩa chính trị xã hội: Nước nhà, Tổ quốc, như đã nói ở trên.

          Thì về mặt quân sự, chả từng có quan niệm: chiếm được Tây nguyên là chiếm được Đông Dương là gì. Nó là mái nhà của Đông Dương. Mà ai giữ Tây Nguyên. Là người Tây Nguyên với các làng Tây Nguyên. Những ngôi làng ấy, gắn kết với rừng như một thực thể hài hòa, làm nên Tây Nguyên.

          Bây giờ, trong các lõm sâu của rừng già Tây Nguyên, là các ngôi làng, những ngôi làng tự phát, hoặc là các rẫy sắn. Tôi gặp giữa rừng (từng là rất già) ở Chư Pứ một đại gia đình người Jrai ở huyện Phú Thiện. Họ đến đấy, làm một cái nhà sàn rất vững chãi, dưới gầm sàn có mấy cái xe máy, có xe công nông, và... phá rừng làm rẫy trồng sắn. Hàng chục héc ta mênh mông. Nghỉ hè, có cả các cháu bé đến ở, thấy trồng cả rau muống ở suối... hỏi ở đến bao giờ, bảo: trồng xong làm cỏ đợt đầu thì về, chừng khi nào thu hoạch lại vào, như một đại công trường, nhổ sắn, băm và phơi khô tại chỗ, rồi hoặc bán ngay, hoặc dùng xe Công Nông chở xuyên núi về Phú Thiện. Vào đây mới biết, té ra Chư Pứ và Phú Thiện (hai huyện của tỉnh Gia Lai, nếu đi đường bộ thì có vẻ ngược nhau) cũng gần...
         
                                                         
Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 TƯ TƯỞNG MAO TRẠCH ĐÔNG VÀ CỘNG SẢN TOÀN CẦU




Người ra đi để lại sách đỏ cho quốc tế cộng sản
Bài đọc liên quan:
+ Đặng và Mao
+ 6 đời chủ tịch quân ủy trung ương Trung Hoa
+ 3 sách lược cai trị Trung Hoa của Mao
+ Ai là người cứu sống các đảng cộng sản trên toàn thế giới?


Phong trào cộng sản thế giới chỉ có 4 nhà tư tưởng. Hai trong số đó là những nhà tư tưởng mang tính lý thuyết là Friedrich Engels và Karl Marx. Hai còn lại là những nhà tư tưởng thực hành gồm Lenin và Mao Trạch Đông. Những lãnh tụ còn lại không phải nhà tư tưởng, mà chỉ là những chính khách thực hành theo tư tưởng của 4 vị kia.


Lịch sử Trung Hoa cũng chỉ có 3 lãnh tụ thống nhất được giang sơn: Hán Cao Tổ, Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông. Nhưng mở rộng giang sơn Trung Hoa to lớn nhất gấp 3 lần so với thời Tần Thủy Hoàng, nhằm nắm yết hầu Châu Á qua nguồn nước chi phối 80% các dòng sông lục địa này ở Tây Tạng, thì chỉ có Mao. Một bài viết ngắn về tư tưởng của Mao không thể giải thích hết ý nghĩa của 5 tư tưởng của ông, công tội của ông với nhân dân Trung Hoa và nhân loại.


Mao Trạch Đông là một nhà tư tưởng mang dấu ấn đậm nét nhất trong quá trình vận hành, và phát triển, cũng như sự tồn tại của các đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới. Có 5 tư tưởng được Mao vận hành rất thành công trong lúc lãnh đạo, và nó đã được các đảng cộng sản cầm quyền khác thực hiện theo.


Hội nghị Bắc Đới Hà diễn ra hằng năm ở Trung cộng là một hội nghị bất thường, không quy định ngày tháng, vô cùng quan trọng. Nó giống như Hội Nghị Diên Hồng của nước Việt ngày xưa. Hội nghị này lần đầu tiên được Mao Trạch Đông tổ chức đầu tiên năm 1950 để lên danh sách tiêu diệt những đồng đội vào sanh ra tử với mình trong Vạn Lý Trường Chinh, trong đó có người vợ đầu ấp tay gối, đồng cam cộng khổ với Mao là Hạ Tử Trân. Vì Mao cho rằng vĩ nhân cũng tầm thường với vợ, nên cần khớp mõm đầu tiên! Tất cả nhằm thâu tóm quyền lực sau khi thống nhất Trung Hoa và giữ ngai vàng.


Trước Hội Nghị Bắc Đới Hà lần thứ nhất, Mao thức trắng 3 ngày 3 đêm và ghi ra danh sách cần thủ tiêu, cùng ý tưởng: "Họng súng đẻ ra chính quyền". Mao có một sinh hoạt ngược đời là ngày ngủ, đêm làm việc, rồi đưa ra những công việc mới cho hôm sau quan quân tùy tùng cộng sản Trung Hoa thực hiện. Ban ngày khi Mao ngủ, không được ai đánh thức, nhưng với Mao, có khi nửa đêm, ông triệu tập thường trực ban bí thư trung ương đảng cộng sản họp khẩn cấp, nếu ông thấy cần, thì mọi người phải thức dậy đến nơi ông ngủ với gái tơ để làm việc. Ý nghĩ phải có Hội nghị Bắc Đới Hà hằng năm của Mao cũng xuất phát từ 1 đêm toan tính mưu đồ bá nghiệp này.


Kể qua chuyện này, để thấy Bắc Đới Hà nghị đàm là một hội nghị vô cùng quan trọng với Trung cộng hằng năm. South China Morning Post, ngày 30/7/2015 đưa tin, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Hoa đương nhiệm cũng như nghỉ hưu tuần tới sẽ tề tựu về khu nghỉ mát Bắc Đới Hà nhóm họp để giải quyết các vấn đề hệ trọng, cấp bách. Suy giảm kinh tế và những biến động của thị trường chứng khoán Trung Quốc, chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình được cho là những nội dung chính của hội nghị này.


Sóng gió khu vực Thái Bình Dương sẽ nổi lên kể từ cái Bắc Đới Hà nghị đàm sắp tới của họ Tập chăng?


Sau Đại Nhảy Vọt, Mao không còn uy tín trong đảng và trong dân. Mao đẻ ra tư tưởng: "Nông thôn bao vây thành thị" nhằm dùng dân ngu, đám đông vô thức để tiêu diệt đồng đội. Kết quả là, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Bành Đức Hoài và một số đồng đội bị tiêu diệt hoặc giam lỏng để ngai vàng của mình được giữ vững. Sử dụng nông dân để đánh ai trong chính quyền mà Mao e ngại sẽ chiếm quyền mình, và cũng đồng thời làm việc mà Mao ảo tưởng.


Để bóp họng trí thức và sai khiến dân ngu cùng đám đông vô thức, Mao đưa ra tư tưởng: "Trí thức là cục phân" nhằm biến khối lãnh đạo của cộng sản không phải là những chính khách có tầm vóc kỹ trị, mà chỉ là những người hoạt động chính trị đi lên từ cơ sở. Nó cũng nhằm để ông thao túng quyền hành và giữ ngai vàng. Có không biết bao nhiêu trí thức đã bị tiêu diệt ở Trung Hoa trong số 37.5 triệu người mà Mao đã làm chết trong 2 cuộc cách mạng về kinh tế là Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa ở Trung Hoa trong từ 2 thập niên 1950 và 1960. Nó là nguyên nhân biến các chế độ chính trị cộng sản sống bằng bán tài nguyên và đi vay nợ để ăn chia, chứ không sáng tạo ra của cải vật chất để tự lực, tự cường.


Cái cuối cùng mà Mao đưa ra để nhằm giữ khối đoàn kết giả tạo, nhưng bền vững trong đảng cộng sản là tư tưởng "Hai cái phàm là". Phàm là đảng và Mao nói là đúng, cấm cãi là thứ nhất. Thứ hai là, cán bộ cốt cán của đảng phải có tỳ vết, là cái phàm là thứ hai như cái thòng lọng treo lơ lửng trên đầu mỗi đảng viên, để họ trung thành tuyệt đối với đảng, dù đảng có sai trăm phần. Hai cái phàm là này đã biến đảng cộng sản cầm quyền thành một đảng ăn chia. Cái sổ hưu, cái lượng thì ít, lậu lậu thì nhiều, v.v... vô cùng quan trọng trong khối đoàn kết, thống nhất trong đảng. Ai thoát ra khỏi 2 cái phàm là, chắc chắn số đông còn lại sẽ trùm mền thủ tiêu hoặc hạ bệ.


Nhìn lại, hầu hết các đảng cộng sản cầm quyền ở các quốc gia trên thế giới từ Đông sang Tây đều áp dụng 5 tư tưởng trên của Mao. Năm tư tưởng này, nó giúp hình thái kinh tế chính trị đơn nguyên, tập quyền của những nhà nước cộng sản vẫn cứ tồn tại trên sự thói nát. Đó là vết nhơ của nhân loại. Nó kéo nhân loại về lại thời kỳ Trung Cổ - chế độ chiếm hữu nô lệ kiểu mới rất tàn độc trong 3 sách lược cai trị Trung Hoa của Mao.

Ôn lại 5 tư tưởng của Mao để soi rõ quá khứ, và hiện tại nhằm hiểu những nhà nước cộng sản mà tránh, và nên xóa bỏ cái gì, xây dựng cái gì là điều phải làm. Tôi đã từng viết, đọc sách là đọc tư tưởng của sách, chứ đừng đọc những gì sách viết. Đọc tư tưởng các vĩ nhân là điều khó, nhưng đọc được thì sẽ thoát tư tưởng xấu của họ được, phải không?


Asia Clinic, 11h22' ngày thứ Sáu, 31/7/2015



BA SÁCH LƯỢC CAI TRỊ TRUNG HOA CỦA MAO

Bài đọc liên quan:
+ Ai là người cứu sống các đảng cộng sản còn sót lại trên thế giới?
+ Ngây thơ và không tưởng
+ Bò, sói, sư tử và người
+ Thuận lợi và khó khăn cho tương lai Việt Nam
+ Đảng cộng sản còn tồn tại ở Trung Hoa được bao lâu nữa?


Nghiên cứu về Mao Trạch Đông là việc rất nên làm. Vì công Mao với Trung Hoa được một vị đại tá Tân Tử Lăng viết trong cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, liệt kê lắm công, nhưng tội nhiều hơn công. Theo tác giả họ Tân thì, bảy phần tội, chỉ ba phần công.


Nhưng để tổng kết những sách lược trị nước của Mao thì hình như chưa ai tổng kết ngắn gọn cho mọi người hiểu. Bài viết này tôi xin làm một cái tổng kết ngắn và đơn giản 3 sách lược "vĩ đại" của Mao trong cai trị Trung Hoa.


Khi Tôn Dật Tiên lật đổ nền phong kiến trị vì Trung Hoa hàng ngàn năm, và xây dựng nền cộng hòa với việc sao y bản chính của Hoa Kỳ và Pháp một thể chế tam dân. Nó là nền tảng để Mao gầy dựng chế độ cộng sản toàn trị trên đất nước có diện tích, dân số, lịch sử và văn hóa lớn hàng đầu thế giới này. Tuy ít học, nhưng khả năng tự học và đúc kết tư tưởng nhân loại của Mao có thể nói là vô địch thiên hạ.


Công lao của Mao với Trung Hoa không ai có thể chối cãi khi ông mở rộng lãnh thổ Trung Hoa lên gấp 3 lần so với triều đại phong kiến cuối cùng của thời nhà Thanh. Trong đó, một số sách lược đi kèm với mở rộng lãnh thổ Trung Hoa cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ như, nếu sách lược Hoa Kỳ là chiếm lấy năng lượng để điều hành toàn cầu thì, Mao chiếm lấy nguồn nước của châu Á: Tây Tạng - nơi cung cấp đến 80% nước sạch cho các dòng sông ở châu Á - là sách lược vô cùng thâm độc để sai khiến lục địa này. Đó là chưa kể, bằng mọi giá phải hất Đài Loan của Tưởng Giới Thạch ra khỏi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và Trung Hoa lục địa thay thế, và Trung Hoa phải có bom hạt nhân để có tiếng nói của mình trong những quốc gia điều khiển toàn cầu.


Nhưng tội của Mao không nhỏ với Trung Hoa và với nhân loại, khi 3 sách lược của ông được hầu hết các nhà độc tài trên toàn cầu học tập và áp dụng theo.


Sách lược cai trị Trung Hoa đầu tiên của Mao giúp ông thao túng quyền bính về tay mình ai cũng rõ là, súng đẻ ra chính quyền. Sau khi nắm lấy súng, ông làm đất nước Trung Hoa đảo điên với những chính sách hại dân, hại nước như Đại Nhảy Vọt làm chết đói đến 37,5 triệu dân nước này. Và với việc giữ lấy súng, ông thao túng chính trường và xã hội Trung Hoa đến lúc trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh, mà các cận thần của ông không dám có bất kỳ một hành động nào làm suy suyển quyền lực của ông. Nó được mô tả rất chi tiết trong cuốn, Mao cuộc đời chính trị và tình dục của bác sỹ riêng của ông - Lý Chí Thỏa.


Sách lược thứ hai của Mao, là nhằm tạo sự đoàn kết giả tạo trong đảng cộng sản cầm quyền. Bằng vào 2 cái phàm là của ông đưa ra, Mao đã làm nên một sự đoàn kết trong giới chóp bu cầm quyền Trung Hoa để chia phần miếng bánh. Hai cái phàm là của Mao rất đơn giản, nhưng vô cùng ghê gớm để mọi đảng viên đảng cộng sản ở Trung Hoa răm rắp tuân theo. Một là, Mao và đảng nói là đúng. Hai là, cán bộ của đảng phải có tỳ vết. Tỳ vết là cái để cán bộ luôn phải biết giữ gìn sự đoàn kết và trung thành tuyệt đối với đảng cầm quyền. Ai đi ra khỏi cái đường ray định hướng, chiến lược sẽ bị cái phàm là thứ hai nghiền nát.



Báo chữ to - 大自报 - của Mao chỉ đạo nhóm Hồng Vệ Binh thực hiện ở Đại Học Thanh Hoa để đánh Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ vào năm 1964


Và sách lược cuối cùng của Mao là, phát huy sách lược tuyên truyền của Joseph Goebbels đến tuyệt đỉnh - chân lý là hàng ngàn lần nói láo. Mao đã dùng báo chữ to để tiêu diệt đồng đảng như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, v.v... Mao đã dùng sách đỏ để tuyên truyền để nói láo làm ngu dân Trung Hoa từ thế hệ này sang thế hệ khác, và cả các Hồng Vệ Binh, mà ngày nay gọi là Dư luận viên. Bằng vào kết hợp 3 sách lược trên Mao đã tạo ra quanh mình những con rối công thần, thành những con sói biết ăn thịt người, và biến hơn 600 triệu dân Trung Hoa lúc bấy giờ là những con bò người để xẻ thịt khi cần.


Ba sách lược trên của Mao được ông sử dụng một cách có nghệ thuật cao trong chính trường Trung Hoa. Và ngày nay, tại Trung Hoa được các thế hệ kế tiếp áp dụng rất nhuần nhuyễn. Còn hơn thế nữa, các quốc gia chư hầu của Trung Hoa cũng áp dụng không thua gì Mao.


Và 3 sách lược ấy ngày nay được các thế hệ cầm quyền ở tại Trung Hoa và các chư hầu nâng tầm lên cao hơn Mao một bậc là, xưa Mao chỉ dùng cho riêng mình, thì nay nó được dùng cho quyền lợi nhóm. Vì để có một sức mạnh đủ để diệt một cá nhân dễ hơn nhiều lần diệt một tập thể hơn 80 triệu đảng viên như ở Trung Hoa.


Suy cho cùng, ngày nào nhân loại còn tư tưởng cai trị quốc gia dân tộc dã thú  thì, ngày ấy 3 sách lược của Mao vẫn còn đứng vững như bài phát biểu của giáo sư gần đây: cai trị ngàn thu và vạn thế hệcũng không ngoa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hiểm họa của Internet Việt Nam do dùng thiết bị Trung Quốc

Hơn 300 nghìn thiết bị định tuyến Internet tại Việt Nam đang chứa lỗ hổng, trong đó trên 90% được sản xuất tại Trung Quốc

Đó là số liệu vừa được Bkav công bố dựa trên một nghiên cứu quy mô lớn.
Nghiên cứu của tập đoàn này về tình trạng an ninh đối với 21 triệu thiết bị định tuyến Internet (router) trên toàn thế giới cho thấy hơn 5,6 triệu router trên khắp thế giới đang chứa lỗ hổng. Riêng tại Việt Nam, con số này là 300 nghìn, có nghĩa là 300 nghìn hệ thống mạng của các gia đình, cơ quan, doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ về an ninh mạng.
Theo Bkav, trong số các loại lỗ hổng trên router, lỗ hổng nguy hiểm thường gặp tồn tại trong cơ chế xác thực của trang quản trị. Lợi dụng dạng lỗ hổng này, hacker có thể vượt qua cơ chế xác thực, chiếm quyền kiểm soát router. Ngoài ra, một số loại router cho phép truy cập vào trang cấu hình DNS mà không cần đăng nhập, hacker có thể thay đổi DNS của router về server giả mạo, từ đó kiểm soát toàn bộ truy cập web của những người dùng trong mạng. Người dùng có thể bị tấn công bằng các hình thức tấn công MitM, Phishing để ăn cắp tài khoản ngân hàng, mạng xã hội, email...
Router hay còn gọi là bộ định tuyến, là thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối. Nói một cách dễ hiểu, truy cập Internet của hầu hết các gia đình, văn phòng hiện nay đều được thực hiện thông qua kết nối tới các router bằng dây LAN hoặc Wifi.

Hiem hoa cua Internet Viet Nam do dung thiet bi Trung Quoc
Theo Bkav, từ năm 2014, nhiều lỗ hổng an ninh trên router được phát hiện và công bố rộng rãi, trong số này có những lỗ hổng cho phép tin tặc dễ dàng chiếm quyền điều khiển hệ thống từ xa, được Bkav gọi chung là Pet Hole.
"Chúng tôi dự đoán rất nhiều các router của người dùng có thể chưa hề được vá lỗ hổng Pet Hole, bởi vì việc vá lỗ hổng trên các thiết bị mạng khó khăn hơn nhiều so với vá lỗ hổng trên phần mềm. Điều này thôi thúc Bkav thực hiện một nghiên cứu với hơn 21 triệu router có nguy cơ tồn tại lỗ hổng trên khắp thế giới để tìm câu trả lời, đồng thời đưa ra cảnh báo và hướng dẫn khắc phục" - Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu của Bkav đã được tiến hành bằng cách xây dựng riêng một hệ thống cho dự án này gọi là Pet Hole Checker (PHC) nhằm quét từng IP trong cơ sở dữ liệu 21.465.118 router trên toàn cầu theo cách không lấy về mật khẩu quản trị của router, mà chỉ trả về 2 trạng thái YES và NO, với YES đồng nghĩa với việc router có lỗ hổng và có thể bị khai thác, và NO là router an toàn trước lỗ hổng.
Kết quả nghiên cứu của Bkav chỉ ra trong số 5,6 triệu hệ thống mạng trên thế giới tồn tại lỗ hổng Pet Hole, Ấn Độ, Indonesia, Mexico "dẫn đầu" về số lượng router có lỗ hổng. Việt Nam cũng nằm trong Top 5 quốc gia có số router bị lỗ hổng nhiều nhất, trong khi đó hầu hết các quốc gia thuộc nhóm G8 không thuộc Top 10 quốc gia có hệ thống tồn tại lỗ hổng nhiều nhất.
Hơn 90% router có lỗ hổng được sản xuất tại Trung Quốc
Một điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu của Bkav đưa ra là 93% các router có lỗ hổng được sản xuất tại Trung Quốc, trong đó xếp "đầu bảng" là các router của TP-Link – chiếm 75%, tiếp đó là ZTE (13%), Huawei (3%), D-Link (2%).
Theo Bkav, các lỗ hổng được xem xét trong nghiên cứu đều được công bố rộng rãi từ giữa năm 2014. Tuy nhiên, đến thời điểm thực hiện nghiên cứu, tức là sau 2 năm, thì rất nhiều những model router mới nhất bán trên thị trường vẫn chưa được cập nhật bản vá.
Bkav đưa ra nghi vấn phải chăng nhà cung cấp cố tình để ngỏ cửa ngõ để khi cần thì có thể can thiệp lấy thông tin, làm tê liệt hệ thống, hoặc thực hiện rất nhiều những hành động không minh bạch khác?
Bkav cũng cho biết các lỗ hổng này thậm chí nguy hiểm hơn Heartbleed – một trong những lỗ hổng bảo mật lớn nhất trong lịch sử Internet. Bởi vì, trong khi với Heartbleed phải là người có trình độ chuyên gia về an ninh mới có thể khai thác thành công, thì khai thác Pet Hole chỉ cần kỹ năng cơ bản.
Theo hãng này, chỉ với một vài hướng dẫn, thậm chí người sử dụng với ít kiến thức về an ninh mạng cũng có thể tấn công một router có lỗ hổng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào; một hacker nghiệp dư cũng có thể khai thác thành công để chặn thông tin trao đổi của người dùng, chuyển hướng truy cập DNS để điều hướng đến website mà chúng mong muốn... Hơn nữa, trong khi việc vá lỗ hổng Heartbleed tương đối đơn giản thì vá Pet Hole phức tạp hơn rất nhiều.
"Router giống như cánh cửa kết nối người dùng đến Internet. Việc hơn 300 nghìn hệ thống tại Việt Nam có lỗ hổng thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Nếu một quốc gia có mưu đồ gián điệp quốc gia khác, họ hoàn toàn có thể thực hiện việc này thông qua cửa ngõ router", ông Ngô Tuấn Anh nhận định.
Bkav đồng thời cung cấp công cụ kiểm tra lỗ hổng Pet Hole và hướng dẫn khắc phục tại địa chỉ PetHole.net. Người dùng Việt Nam có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra hệ thống router của mình, bao gồm cả các modem WiFi được tích hợp router.
Theo ICTPress


Phần nhận xét hiển thị trên trang