Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Xem ra có vẻ hoang đường!

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Ba, ngày 21 tháng 6 năm 2016 | 21.6.16

IMG_4207
Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm.
Lữ Gia, cái tên của vị tướng nước Nam Việt tận trung vì nước, kiên quyết chống lại Hán quân xâm lăng, được người Việt qua các thời đại tôn vinh, cho dù không ít người vẫn đặt nghi ngờ về tính chính thống của nhà Triệu Nam Việt. Ngọn nguồn của thừa tướng Lữ Gia phải kể bắt đầu từ Triệu Vũ Đế, người sáng lập ra nước Nam Việt.

Vũ Đế họ Triệu tại làng Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình) đã kết duyên với bà Trình Thị. Trình Thị không phải là người con gái họ Trình, ở khu vực Đồng Xâm không hề có gia tộc họ Trình. Trình Thị đọc thiết âm là Trĩ. Đây là tên cúng cơm của Lữ Hậu, người vợ đã cùng Lưu Bang dựng nghiệp. Lưu Bang và Lữ Hậu mới là khởi nguồn thực sự câu chuyện về thừa tướng Lữ Gia nước Nam Việt.

Đất Thái Bình chẳng phải địa danh xa lạ gì trong cổ sử Trung Hoa vì Thái Bình đọc thiết âm làBái, là nơi Lưu Bang dựng cờ khởi nghĩa. Dưới chế độ hà khắc của nhà Tần, Lưu Bang được nhân dân đất Bái tôn làm Bái Công, lãnh đạo cuộc nổi dậy chống Tần của người Việt.

Triệu Vũ Đế ở Thái Bình là Bái Công Lưu Bang, người đã dẫn quân vào Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN, chiếm lại 3 quận lớn mà Tần Thủy Hoàng lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng và Nam Hải). Triều đại nhà Hiếu bắt đầu được tính từ đây. Năm 206 TCN là năm Hiếu Cao Tổ thứ nhất. Sử Tàu tráo đổi, biến triều Hiếu thành Hán, gọi triều đại do Lưu Bang lập nên là Tây Hán, cho dù Lưu Bang khởi nghĩa từ đất Thái Bình, là một người Việt chính cống.

Lưu Bang còn được sử Việt chép thành Nam Việt đế Lý Bôn người ở phủ Long Hưng đất Thái Bình. Hiện ở Thái Bình còn lưu đậm đặc các di tích, thần tích về thời kỳ Tiền Lý này vì đây là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Tần của Lý Bôn – Lưu Bang. Hoàng hậu của Lý Bôn ở Thái Bình được các thần tích chép là bà Đỗ Thị Khương. Đỗ Thị Khương hay Trình Thị thực chất đều là Lữ Hậu, người đã giúp Lý Bôn – Triệu Vũ Đế – Lưu Bang diệt Tần phá Sở, lên ngôi đế vương của thiên hạ Trung Hoa.

Họ Lữ là những đại công thần khởi lập của triều Hiếu nên đều đã được phong tước hậu. Những người anh của Lữ Hậu là Lữ Thai được phong là Lịch hầu, còn Lữ Sản là Giao hầu. Lịch là đọc sai của Lạc. 2 chức vụ Lịch hầu và Giao hầu của anh em họ Lữ càng cho thấy Giao Chỉ – Lạc Việt là vùng đất khởi nghiệp của Lưu Bang – Lữ Hậu.

Hiếu Cao Lưu Bang mất, Lữ Hậu lên nắm toàn quyền triều chính, phế lập các vị đế họ Lưu theo ý mình. Lữ Hậu đã nhiều lần muốn phá bỏ cam kết ăn thề từ thời Lưu Bang “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng nhau đánh nó”. Bà thái hậu này đã ép các quân thần và phong vương cho gia tộc họ Lữ. Tước vương đầu tiên được phong cho Lịch hầu Lữ Thai làm Lữ vương, tức là vua của vùng đất Lữ.

Đất Lữ là quê của Lữ Hậu, tức là vùng đất Bái – Thái Bình. Lữ Vương là một vị trí chức vụ rất quan trọng dưới thời nhà Lữ Hậu vì đó là người phụ trách hậu phương của họ Lữ. Người đầu tiên nắm chức Lữ Vương là Lữ Thai, anh của Lữ Hậu. Lữ Thai mất, thái tử Gia thay thế được lập làm Vương. Sau đó, Gia ăn ở kiêu ngạo hống hách, nên bị phế truất, cho Lữ Sản… làm Lữ Vương”. Mấy tháng sau, Lữ Sản được dời làm Lương Vương và làm thái phó. Lữ Hậu lập Bình Xương hầu Lữ Thai làm Lữ Vương, đổi tên đất Lương gọi là đất Lữ và đất Lữ đổi là Tế Xuyên(Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ).

Việc đổi Lữ Sản làm Lương Vương và đổi tên đất Lương thành đất Lữ cho thấy thực chất Lữ Sản vẫn giữ vai trò của Lữ Vương (vua đất Lữ). Còn vùng đất Lữ trước đây đổi thành Tế Xuyên (Tam Xuyên?) do một vị hầu tước khác cai quản.

Khi Lữ Hậu mất, Lữ Sản làm binh biến định dành ngôi vị nhưng không thành, bị đám cận thần trung thành với họ Lưu giết chết. Trong sự kiện này “những người họ Lữ không kể trai gái, già trẻ đều chém hết”. Tuy vậy, Sử ký không nói gì đến vị Lữ Vương cuối cùng là Bình Xương hầu Lữ Thai sau cuộc binh biến này ra sao. Một vị vương chủ chốt, nắm toàn bộ hậu phương của họ Lữ, do chính Lữ Hậu quan tâm gây lập nên qua mấy đời chắc chắn phải có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp của họ Lữ. Vậy mà tung tích của vị này lại không hề được nhắc tới.

Sử ký bàn: “Cao Hậu người đàn bà làm chủ, gọi mệnh lệnh của mình là “chế” nhưng việc chính sự không ta khỏi nhà, thiên hạ yên lành”. Có thật là “thiên hạ yên lành”, không ảnh hưởng gì bởi sự tiếm quyền của họ Lữ? Yên lành gì mà ngay sau khi Lữ Hậu mất ở phương Nam bỗng nhiên nổi lên nước Nam Việt của Triệu Đà, chiếm mất cả nửa diện tích Trung Quốc:

“Cao Hậu mất… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc”.

Đặc biệt hơn nữa lúc này trong triều Nam Việt nhà Triệu bỗng xuất hiện Thừa tướng Lữ Gia. Theo Sử ký thì Lữ Gia dưới thời Triệu Anh Tề đã làm thừa tướng tới ba đời vua, tức là từ Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế tới Triệu Minh Vương (Anh Tề). Như vậy Lữ Gia là thừa tướng của nhà Triệu ngay từ vị vua Triệu lập quốc đầu tiên sau khi Lữ Hậu mất.

Sử sách của nhà Hiếu (Sử ký Tư Mã Thiên) đã dấu đi hoặc đã cố ý không nói tới một sự thật. Sự tiếm ngôi của họ Lữ đã không hề kết thúc một cách yên lành sau khi Lữ Hậu mất. Họ Lữ ở kinh thành Trường An bị giết hết nhưng vẫn còn vị Lữ Vương cuối cùng, người nắm giữ vùng đất Lữ ở phương Nam. Đây chính là thừa tướng Lữ Gia của Nam Việt. Vị Lữ Vương này đã lập một người cháu của Lưu Bang lên làm vua Triệu của nước Nam Việt, bắt đầu thế đối kháng Bắc Nam. Vua Triệu xưng đế ngang với nhà Hiếu ở phương Bắc.

Diễn biến tiếp theo của nước Nam Việt thì như đã biết, sau khi Minh Vương Triệu Anh Tề mất, thái tử Hưng lên ngôi là Triệu Ai Vương. Thái hậu Cù Thị, truyền thuyết Việt gọi là Cảo Nương, con của Triệu Quang Phục, có ý theo về với nhà Hiếu ở phương Bắc. Tất nhiên thừa tướng Lữ Gia không đời nào đồng ý việc này vì mối thù diệt tộc khi Lữ Hậu mất vẫn còn đó, và họ Lữ đã mất công mấy đời gây dựng nước Nam Việt để có lãnh thổ riêng, vương quyền riêng, không thể nào lại hàng nhà Hiếu. Lữ Gia nhanh chóng giết mẹ con Cù Hậu, lập Triệu Kiến Đức lên ngôi và tích cực chiến đấu chống quân nhà Hiếu.

Khi kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt thất thủ, vua Triệu Kiến Đức cùng Lữ Gia và cả gia đình hoàng thân quốc thích hàng trăm người đã lên thuyền đi về phía Tây. Phía Tây của Phiên Ngung (Quảng Đông) tức là đất Giao Chỉ, là miền đất gốc của họ Lữ từ thời Lữ Hậu (đất Bái). Không may, khi thuyền vừa mới tới miền đất cũ của họ Lữ, vua Triệu cùng Lữ Gia bị quân nhà Hiếu truy sát bắt được.

IMG_4785
Đền thờ Lữ Gia ở chân núi Gôi.
Câu chuyện thảm thương, kết thúc một triều đại này trong sử Việt được truyền thuyết kể thành chuyện Triệu Việt Vương bị Hậu Lý Nam Đế đuổi, chạy đến cửa Đại Ác thì đường cùng, ra biển mà mất. Đại Ác là cửa sông Đáy đổ ra biển, nay còn di tích đền Độc Bộ (Ý Yên, Nam Định) thờ Triệu Quang Phục, “cháu đời xa của Triệu Vũ Đế”. Gần đó ở chân núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định) là nơi thừa tướng Lữ Gia tử trận. Ngôi đền thờ vị tể tướng 4 đời vua Triệu này còn lưu câu đối, nói tới chí khí kiên cường chống giặc của Lữ Gia:

趙氏有天存社稷
漢人無地出楼船
Triệu thị hữu thiên tồn xã tắc
Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.
 
Dịch:
Còn trời họ Triệu còn xã tắc
Không Hán, lên thuyền đất chẳng chung.

Trong truyền thuyết Việt câu chuyện Lữ Gia không kết thúc ở đây. Sau thất bại ở Phiên Ngung Lữ Gia đã lui về vùng phía Tây dựng phòng tuyến chống lại quân nhà Hiếu. Đó là phòng tuyến bên sông Lô với các di tích về Lữ Gia ở 2 bên bờ sông ở Việt Trì và Lập Thạch. Cũng có chỗ là ở vùng đất Hà Tây (cũ), như các di tích Linh Tiên quán (Hoài Đức), nơi tương truyền Lữ Gia đã gặp tiên đánh cờ.

P1010119
Nghi môn Linh Tiên quán.
Câu đối ở quán Linh Tiên :
聖駕仙棋趙承留勝跡
靈僊古觀三教顯名藍

Thánh giá tiên kỳ Triệu thừa lưu thắng tích
Linh tiên cổ quán tam giáo hiển danh lam.

Dịch

Thánh giá cờ tiên, Triệu tướng lưu thắng tích
Linh Tiên quán cổ, Tam giáo tỏ danh lam.

Trong huyền sử Việt Lữ Gia còn được kể dưới một loạt các tên khác nữa. Đó là Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai (Đỗ động). Họ Đỗ ở đây cũng giống như trường hợp Lữ Hậu ở Thái Bình được gọi là Đỗ Thị Khương. Đỗ Cảnh Thạc bị sử Việt ghép thành 1 trong 12 sứ quân của thời Đinh Bộ Lĩnh, cách sau đó hơn nghìn năm.

P1130096
Đình Giá ở Yên Sở trong ngày hội.
P1240859
Đình Lợ ở thôn Mai Trung thờ Lữ Gia, thầy dạy của Trương Hống, Trương Hát.
Truyền thuyết Việt còn kể về thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu dưới tên nhân vật Lý Phục Man. Lý Phục Man là đại tướng của Lý Nam Đế, khi tử trận được người nhà là Trương Hống, Trương Hát đưa về an táng tại làng Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Lý Phục Man cũng được gọi là Đỗ Động tướng quân. Nơi mất của Lữ Gia – Lý Phục Man – Đỗ Cảnh Thạc đều ở dưới chân Sài Sơn là chứng thực rõ nhất rằng cả 3 sự tích này đều là về vị thừa tướng họ Lữ lẫy lừng của nhà Triệu Nam Việt.
Về Lữ Gia còn có thêm một dẫn chứng liên hệ nữa. Ở thôn Mai Trung xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có đình Lợ hay gọi là đình Mới thờ Lữ tể tướng nhà Triệu. Tuy nhiên đây lại là di tích nằm trong trong cụm di tích làng Mai thờ anh em Trương Hống, Hát, Lẫy, Lừng và Đạm Nương cùng con thứ của Trương Hống là Trương Kiều. Lễ hội Mai Thượng ở Hiệp Hòa bên dòng sông Cầu tới nay vẫn là một lễ hội lớn, đặc sắc bởi màn tung hoa (bánh dày) để tưởng nhớ tới thánh Trương Kiều, hy sinh theo cha lúc mới 8 tuổi tại đây. Theo sự tích ở thôn Mai Trung thì Lữ Gia là thầy dạy của 5 vị thánh họ Trương.
Sự tích về thánh Tam Giang ở Vân Mẫu (Quế Võ, Bắc Ninh) cũng kể anh em họ Trương đã theo học tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang. Tới khi Triệu Quang Phục khởi nghĩa ở đầm Dạ Trạch thì cả nhà họ Trương cùng dấy binh theo về… Triệu Quang Phục phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách đánh giặc.
Thật khó hiểu vì sao thừa tướng nước Nam Việt ở thời kỳ trước Công nguyên lại làm “thầy” của các vị tướng thời Triệu Việt Vương, mà theo chính sử ngày nay là vào thế kỷ 6 sau Công nguyên. Chỉ khi xác định Triệu Quang Phục là vua Triệu nước Nam Việt thì thừa tướng Lữ Gia mới là cùng thời với anh em họ Trương.

Lữ Gia là “thầy” của Trương Hống, Trương Hát. Chữ “thầy” ở đây không phải là thầy dạy học. Thầy nghĩa là cha. Lữ Gia là bố của anh em họ Trương, hay anh em Trương Hống Trương Hát mang họ Lữ. Cũng chính Trương Hống, Trương Hát là “người nhà” đã đem thi hài của Lữ Gia về an táng ở Yên Sở dưới chân núi Sài trong thần tích về Lý Phục Man ở Yên Sở.

Và cũng Trương Hống, Trương Hát là những người tiếp tục sự nghiệp của cha mình để làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo ở đất Phong Châu. Trương Hống, Trương Hát chính là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các vị nữ vương này mang họ Lữ/Lã của gia tộc họ Lữ và nối tiếp truyền thống “quần thoa anh kiệt” từ tiền nhân là Lữ Hậu. Sông Như Nguyệt (sông Cầu) mới là dòng Lãng Bạc nơi nổ ra cuộc chiến ác liệt giữa quân của Trưng Vương và Phục Ba tướng quân.

Dòng họ Lữ của nhà Triệu Nam Việt sau thất bại của Trưng Vương vẫn còn cầm đầu các cuộc nổi dậy tiếp theo với sự kiện Triệu Quốc Đạt – Triệu Thị Trinh chống Mã Viện nhà Đông Hán. Họ Triệu của anh em Bà Triệu cho liên hệ với nhà Triệu Nam Việt. Lệ Hải bà vương Triệu Ẩu có thể mang họ Lữ/lã vì Lệ Hải thiết . Khu vực khởi nghĩa của Bà Triệu được gọi là nước Nam Triệu, là tiền thân của nước Nam Chiếu thời kỳ sau này (Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái).

Lịch sử luôn diễn biến theo quy luật, không có gì tự nhiên mà có. Các triều đại, các cuộc khởi nghĩa thời đầu Công nguyên ở nước Nam đã nối tiếp nhau và được xuyên suốt bởi một dòng họ Lữ từ khi Lữ Hậu theo Lưu Bang thấy rồng vàng bay lên trên sông Nhị Hà tới khi Bà Triệu tử tiết ở Tượng Sơn. Cái khí tiết anh hùng “mẹ truyền con nối” ấy thật đáng khâm phục, để lại cho đời sau cả một trang sử hào hùng, phát triển nền tảng của nước Nam người Việt qua mấy trăm năm.

(Bách Việt trùng cửu)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: