Nguyễn Quang Dy
“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)
Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy
Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.
Là một cựu chiến binh đã nếm mùi Chiến tranh Việt Nam và tham gia quá trình hòa giải (đầy nan giải) trong thời hậu chiến, tôi có dịp kết giao với các cựu chiến binh tham gia chiến tranh cũng như hòa giải, góp phần tạo dựng và phát triển FETP. Tuy không ngạc nhiên, nhưng tôi hơi lo ngại khi “bóng ma Việt Nam” (và Thạnh Phong) lại trỗi dậy, làm u ám bầu không khí hòa giải do cuộc tranh cãi gây bất đồng về vai trò của Bob Kerrey, sau Cơn sốt “Obamania” đầy cảm hứng. Tuy tranh cãi có thể cần thiết, nhưng tranh cãi gây chia rẽ lúc này chỉ có lợi cho ông bạn láng giềng phương bắc. Một khi đã không tránh được tranh cãi thì hãy bình tĩnh lắng nghe nhau, tránh thái độ cực đoan cố chấp, để tìm mẫu số chung cho lời giải, và nên đặt vấn đề tranh cãi cụ thể trong một bức tranh rộng lớn hơn (in perspectives).
Câu chuyện Bob Kerrey và đại học Fulbright
Gần đây, dư luận ồn ào tranh cãi về Bob Kerrey khi được cử làm chủ tịch quỹ tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV). Sau một thời gian dài tưởng đã trôi vào quên lãng, quá khứ đau buồn của Bob Kerrey liên quan đến vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em tại Thạnh Phong (25/2/1969) lại trỗi dậy như bóng ma ám ảnh Bob Kerrey (và tương lai của FUV). Năm 2001, New York Times và CBS News "60 Minutes" đã điều tra vụ thảm sát Thạnh Phong, để lại một vết đen lớn trong sự nghiệp của Bob Kerrey, nguyên thống đốc bang Nebraska và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ. Năm 1992, Bob Kerrey đã ra tranh cử tổng thống, nhưng quyết định rút lui sớm khỏi cuộc đua (primary), trước khi bóng ma Thạnh Phong trỗi dậy.
Có một sự thật mà chắc nhiều người đều biết là Bob Kerrey đã thành tâm ân hận sám hối và làm nhiều việc có ích để chuộc lỗi lầm. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của Bob Kerrey, cũng như John McCain và John Kerry, trong quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Gần đây, nếu không có ba vị cựu chiến binh này dũng cảm đứng ra “chống lưng” thì chưa chắc Tổng thống Obama đã dám tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt mới cho quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) giữa hai nước cựu thù, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Kinh nghiệm về giáo dục của Bob Kerrey làm chủ tịch “New School University” (2001-2010) và dự án “Đại học Minerva” cũng là một vốn quý (asset) để đóng góp xây dựng FUV theo mô hình mới.
Nhưng có một sự thật mà chắc nhiều người khó quên là Bob Kerrey có vai trò chính trong vụ thảm sát Thạnh Phong, giết hại 21 thường dân (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) như một tội ác chiến tranh (dù trong hoàn cảnh nào). “Bóng ma Việt Nam” (hay Thạnh Phong) vẫn chưa chết, sẵn sàng trỗi dậy ám ảnh không những Bob Kerery mà còn nhiều người khác. Đừng quên bóng ma Việt Nam đã từng chia rẽ nước Mỹ, đang tiếp tục chia rẽ cộng đồng người Việt, và ám ảnh quan hệ Mỹ-Việt. Vì vậy, cần nhạy cảm với “bóng ma Việt Nam” tránh sa vào tranh cãi gây bất đồng, dễ bị mắc kẹt trong đường hầm không lối thoát (như “catch 22”). Đừng nên cố chấp biến mình thành “tù binh của quá khứ” (prisoners of the past), nhưng cũng đừng chủ quan coi nhẹ bóng ma chiến tranh còn đè nặng lên tâm thức nhiều người. Trong chiến tranh, những người lính (như Bob Kerrey) là nạn nhân của những luật chơi tàn bạo (như “Phoenix program”). Do cực đoan và vô cảm, cả hai phía đã gây ra nhiều tội ác, hận thù.
Muốn biến hận thù thành lòng nhân ái, phải biến gánh nặng (liability) của quá khứ thành vốn quý (asset) cho tương lai, “biến lưỡi gươm thành lưỡi cầy” (turning swords into ploughshares). Đó chính là sứ mệnh của FUV, đã trải qua gần hai thập kỷ “lên bờ xuống ruộng”, nay mới thành hiện thực, để làm đòn bẩy cho quan hệ hai nước. Vì vậy, sứ mệnh của FUV lớn hơn sự nghiệp của từng con người tham gia xây dựng nó. Bob Kerrey là một sự lựa chọn “táo bạo” vì những lý do thiết thực nói trên, nhưng lại gây tranh cãi (như đã từng gây tranh cãi tại New School). Phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó. Hoặc là phải tránh ngay từ đầu, hoặc là phải kiên trì theo đuổi đến cùng để từng bước hóa giải gánh nặng của quá khứ bằng nỗ lực phi thường cho tương lai. Rút lui giữa chừng là chấp nhận thất bại.
Chiến tranh đã để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên, không chỉ mất mát to lớn về người và của mà còn để lại những vết thương dai dẳng về tinh thần và tâm thức. Đã bốn thập kỷ trôi qua nhưng bom mìn chưa nổ và chất độc da cam vẫn còn đang khủng bố những người dân vô tội, và người Việt Nam vẫn chưa hòa giải được với nhau, vẫn còn hận thù và định kiến. Người Việt cùng một phía cũng dễ bất đồng và xung khắc với nhau. Trong khi vụ cá chết hàng loạt gần đây tại Miền Trung gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm phân hóa và xung đột xã hội, thì bộ phim “Terror in Little Saigon” đã khơi lại vết thương cũ thời hậu chiến trong cộng đồng người Việt. Phải chăng cũng là do cực đoan và vô cảm?
Trong khi đó, bộ ba cựu chiến binh như “ba ngự lâm pháo thủ” (John McCain, John Kerry và Bob Kerrey) là biểu tượng của hòa giải, là vốn quý (asset) mà Chiến tranh Việt nam để lại như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Việc làm của họ đã cổ vũ hàng ngàn cựu chiến binh (của cả hai phía) đóng góp vào quá trình hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh. Chuck Searcy (project Renew) vẫn đang lặng lẽ rà phá bom mìn tại Quảng Trị, Wayne Karlin (nhà văn) viết những cuốn truyện cảm động về hòa giải (Wandering Souls: the Journey of the Dead and the Living in Vietnam, Nation Books, 2009)…
Câu chuyện Obamania và Việt Nam
Cách đây hơn 8 năm, người Mỹ đã lên cơn sốt “Obamania”, đổ xô bầu cho Obama, một chính khách trẻ không có tên tuổi, nhưng đã nhạy cảm nắm bắt được tâm trạng cử tri đang muốn thay đổi. Khẩu hiệu “Change, yes we can” đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Nhưng nếu bây giờ (giả thiết) Obama ra tranh cử lần nữa thì chưa chắc thắng, vì giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials) đã thất vọng và chán ghét các chính khách “nắm quyền lực” (establishment), đơn giản vì họ cho rằng những chính khách này chẳng quan tâm đến họ và không đem lại gì mới cho nước Mỹ, nên họ đã quay ra bầu cho Donald Trump và Burnie Sanders.
Khi sang thăm Việt Nam (23-25/6/2016), Obama đã một lần nữa chứng kiến cơn sốt Obamania lặp lại tại Việt Nam, khi thái độ ứng xử thân thiện và bài diễn văn đầy cảm xúc với “sức mạnh mềm” đã chiếm được “trái tim khối óc” (heart and mind) của người Việt đang thất vọng và bất bình vì những gì đang diễn ra và thèm khát sự thay đổi. Nếu Obama lúc này ra tranh cử (tại Viêt Nam) thì chắc chắn sẽ giành được nhiều phiếu. Chuyến thăm Việt Nam chứng tỏ Obama không vô cảm và đã đem lại tầm nhìn mới cho quan hệ Mỹ-Việt. Nếu không khéo thì tranh cãi về Bob Kerrey sẽ tạo ra một sự “hẫng hụt” (như “anti-climax”).
Tuy chưa thay đổi được bức tranh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng Obama đã đem lại hy vọng đổi mới cơ bản và lâu dài tại Việt Nam, nếu hai nước bắt tay hợp tác chiến lược để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông. TPP và quan hệ đối tác chiến lược sẽ hậu thuẫn cho thay đổi thể chế và nhân quyền (như đã hóa giải vấn đề MIA trước đây). Muốn hay không, quá trình đổi mới sẽ diễn ra theo quy luật (“đầu xuôi đuôi lọt”).
Câu chuyện Donald Trump và nước Mỹ
Tại sao đa số cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump, một tỷ phú lỗ mãng có xu hướng bảo thủ cực đoan, trở thành ứng cử viên đảng Cộng Hòa? Không phải vì người Mỹ quá yêu quý ông này mà chủ yếu vì họ quá chán ghét những ông kia, (thuộc “establishment”). Tuy xu hướng cử tri (lòng dân) đã thay đổi, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các chuyên gia (pundits) vẫn vô cảm và chủ quan coi nhẹ, trong khi đó Donald Trump và những người ủng hộ đã nhạy cảm hơn, nắm bắt được xu hướng cử tri, nên giành được nhiều phiếu hơn.
Nói cách khác, cử tri Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo đảng Cộng Hòa (và cả Dân Chủ) bằng phong trào “chiếm phố Wall” (occupy Wall street) hay phong trào “tiệc trà” (Tea Party), nhưng dường như họ vẫn vô cảm. Khi lãnh đạo đảng Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn Donald Trump thì đã quá muộn. Đảng Cộng Hòa thất bại là cái giá phải trả cho thái độ vô cảm đó. Nhưng nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì có thể là tai họa. Ông ấy có thể đưa nước Mỹ trượt theo xu hướng “biệt lập” (isolationism), quay lưng lại với TPP và “Pivot”.
Hillary Clinton là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy con đường đến Nhà Trắng còn nhiều trở ngại và góc khuất (như hồ sơ Benghazi và sử dụng email cá nhân). Việc thắng cử (primary) để trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ chưa thể đảm bảo thắng lợi. Muốn đánh bại được Donald Trump, Hillary Clinton phải thay đổi hình ảnh và chiến lược để thuyết phục và giành được phiếu của giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials). Dù Hillary Clinton có được Tổng thống Obama ủng hộ, thì khả năng thắng cử không hề dễ, chỉ vì bà là… Hillary Clinton!
Câu chuyện “Terror in Little Saigon”
Chắc nhiều người còn nhớ, khi bộ phim “Terror in Little Saigon” (của Frontline & ProPublica) được PBS công chiếu (12/2015) thì tranh cãi lại nổ ra trong cộng đồng người Việt tại Mỹ liên quan đến vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt bị nghi là do tổ chức “K-9” của “Mặt trận” Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) gây ra, để bịt miệng và răn đe những nhà báo đi tìm sự thật về những hoạt động mờ ám của tổ chức này (giai đoạn 1981-1990).
Câu chuyện đau buồn này vẫn chưa kết thúc, vì Nguyễn Thanh Tú (con trai một nhà báo bị giết hại) đang thu thập chứng cứ để khởi kiện, và yêu cầu FBI mở lại cuộc điều tra, với sự ủng hộ của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Điều đáng nói là điều tra trước đây của FBI đã bị đình chỉ, không có kết luận. Vì những lý do “nhạy cảm”, chính quyền Mỹ và cộng đồng người Việt đã im lặng (vô cảm) trước cái chết bí ẩn của các nhà báo gốc Việt, vì họ theo đuổi tự do ngôn luận, nên đã bỏ mạng vì khủng bố ngay trên đất Mỹ, như nạn nhân của bạo lực.
Nếu đủ chứng cứ, liệu FBI có mở lại cuộc điều tra một cách khách quan hay không là một phép thử đối với nền dân chủ và luật pháp Mỹ. Điều này có ý nghĩa không chỉ ổn định tâm lý cộng đồng người Việt tại Mỹ, mà còn củng cố lòng tin chiến lược cho quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng an ninh (và chiến tranh lạnh mới) tại Biển Đông.
Câu chuyện cá chết và Formosa
Hơn hai tháng qua, người Việt vẫn đang bị mắc kẹt trong câu chuyện cá chết hàng loạt tại Miền Trung gây thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm bầu không khí bị đầu độc không kém gì nước Biển Đông bị nhiễm độc. Sự bất cập về truyền thông và lúng túng về xử lý khủng hoảng bộc lộ sự yếu kém và bế tắc về giải pháp, làm người dân lo lắng và bức xúc. Họ càng bất bình và phẫn nộ trước thái độ vô cảm của chính quyền đối với thảm cảnh của ngư dân và biện pháp trấn áp bằng bạo lực đối với biểu tình ôn hòa, trong khi không có biện pháp điều tra thích đáng đối với Formosa là nghi phạm chính. Trong bối cảnh thảm họa môi trường lớn đang de dọa cuộc sống của hàng triệu người gây khủng hoảng lòng tin, không thể đòi hỏi dân chúng bình tĩnh ngoan ngoãn ngồi yên chờ chính phủ giải quyết.
Câu chuyện Vũng Áng và Formosa làm bộc lộ không chỉ sự bất cập lớn về chủ trương đầu tư và bảo vệ môi trường, mà còn bất ổn lớn về lòng tin của dân chúng, là chỗ dựa chiến lược cho an ninh quốc gia và “quốc phòng toàn dân”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh đất nước và lòng tin của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh quan hệ công chúng tồi, công tác truyền thông cũng kém. Chương trình “đối thoại” (talk show) trên VTV “60 phút mở” (bắt chước chương trình “60 minutes” của CBS News) là một cố gắng cải tiến format có ích, nhưng lại vụng về (như “đấu tố”) nên đổ thêm dầu vào lửa, làm công chúng bất bình “ném đá”. Không chỉ những người làm chương trình vô cảm trước tâm trạng bức xúc của công chúng, mà đa số công chúng cũng cực đoan “ném đá” vùi dập một chương trình mới có ích.
Thay lời kết
Tại sao người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ xô ra đường chào đón Obama như người thân (dù Mỹ từng là kẻ thù “nợ máu”), trong khi họ quay lưng lại với Tập Cận Bình như kẻ xa lạ (dù Trung Quốc là bạn vàng “bốn tốt”). Không phải vì họ yêu Mỹ hay ghét Tàu, mà đơn giản vì họ cảm nhận được sức mạnh mềm và dị ứng với sức mạnh cứng. Cũng như người Mỹ, họ chỉ muốn thay đổi cho dễ sống hơn. Vì vậy, hãy tìm cách hóa giải tâm trạng bất an và bức xúc của người dân để khôi phục lòng tin và làm chuyển hóa thái độ vô cảm và cực đoan của chính quyền, một nhân tố cản trở quá trình hòa giải cộng đồng, hội nhập quốc tế và đổi mới thể chế.
NQD. 10/6/2016
Tác giả gửi cho viet-studiesngày 10-6-16
Nguyễn Quang Dy
“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)
Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy
Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.
Là một cựu chiến binh đã nếm mùi Chiến tranh Việt Nam và tham gia quá trình hòa giải (đầy nan giải) trong thời hậu chiến, tôi có dịp kết giao với các cựu chiến binh tham gia chiến tranh cũng như hòa giải, góp phần tạo dựng và phát triển FETP. Tuy không ngạc nhiên, nhưng tôi hơi lo ngại khi “bóng ma Việt Nam” (và Thạnh Phong) lại trỗi dậy, làm u ám bầu không khí hòa giải do cuộc tranh cãi gây bất đồng về vai trò của Bob Kerrey, sau Cơn sốt “Obamania” đầy cảm hứng. Tuy tranh cãi có thể cần thiết, nhưng tranh cãi gây chia rẽ lúc này chỉ có lợi cho ông bạn láng giềng phương bắc. Một khi đã không tránh được tranh cãi thì hãy bình tĩnh lắng nghe nhau, tránh thái độ cực đoan cố chấp, để tìm mẫu số chung cho lời giải, và nên đặt vấn đề tranh cãi cụ thể trong một bức tranh rộng lớn hơn (in perspectives).
Câu chuyện Bob Kerrey và đại học Fulbright
Gần đây, dư luận ồn ào tranh cãi về Bob Kerrey khi được cử làm chủ tịch quỹ tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV). Sau một thời gian dài tưởng đã trôi vào quên lãng, quá khứ đau buồn của Bob Kerrey liên quan đến vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em tại Thạnh Phong (25/2/1969) lại trỗi dậy như bóng ma ám ảnh Bob Kerrey (và tương lai của FUV). Năm 2001, New York Times và CBS News "60 Minutes" đã điều tra vụ thảm sát Thạnh Phong, để lại một vết đen lớn trong sự nghiệp của Bob Kerrey, nguyên thống đốc bang Nebraska và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ. Năm 1992, Bob Kerrey đã ra tranh cử tổng thống, nhưng quyết định rút lui sớm khỏi cuộc đua (primary), trước khi bóng ma Thạnh Phong trỗi dậy.
Có một sự thật mà chắc nhiều người đều biết là Bob Kerrey đã thành tâm ân hận sám hối và làm nhiều việc có ích để chuộc lỗi lầm. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của Bob Kerrey, cũng như John McCain và John Kerry, trong quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Gần đây, nếu không có ba vị cựu chiến binh này dũng cảm đứng ra “chống lưng” thì chưa chắc Tổng thống Obama đã dám tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt mới cho quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) giữa hai nước cựu thù, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Kinh nghiệm về giáo dục của Bob Kerrey làm chủ tịch “New School University” (2001-2010) và dự án “Đại học Minerva” cũng là một vốn quý (asset) để đóng góp xây dựng FUV theo mô hình mới.
Nhưng có một sự thật mà chắc nhiều người khó quên là Bob Kerrey có vai trò chính trong vụ thảm sát Thạnh Phong, giết hại 21 thường dân (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) như một tội ác chiến tranh (dù trong hoàn cảnh nào). “Bóng ma Việt Nam” (hay Thạnh Phong) vẫn chưa chết, sẵn sàng trỗi dậy ám ảnh không những Bob Kerery mà còn nhiều người khác. Đừng quên bóng ma Việt Nam đã từng chia rẽ nước Mỹ, đang tiếp tục chia rẽ cộng đồng người Việt, và ám ảnh quan hệ Mỹ-Việt. Vì vậy, cần nhạy cảm với “bóng ma Việt Nam” tránh sa vào tranh cãi gây bất đồng, dễ bị mắc kẹt trong đường hầm không lối thoát (như “catch 22”). Đừng nên cố chấp biến mình thành “tù binh của quá khứ” (prisoners of the past), nhưng cũng đừng chủ quan coi nhẹ bóng ma chiến tranh còn đè nặng lên tâm thức nhiều người. Trong chiến tranh, những người lính (như Bob Kerrey) là nạn nhân của những luật chơi tàn bạo (như “Phoenix program”). Do cực đoan và vô cảm, cả hai phía đã gây ra nhiều tội ác, hận thù.
Muốn biến hận thù thành lòng nhân ái, phải biến gánh nặng (liability) của quá khứ thành vốn quý (asset) cho tương lai, “biến lưỡi gươm thành lưỡi cầy” (turning swords into ploughshares). Đó chính là sứ mệnh của FUV, đã trải qua gần hai thập kỷ “lên bờ xuống ruộng”, nay mới thành hiện thực, để làm đòn bẩy cho quan hệ hai nước. Vì vậy, sứ mệnh của FUV lớn hơn sự nghiệp của từng con người tham gia xây dựng nó. Bob Kerrey là một sự lựa chọn “táo bạo” vì những lý do thiết thực nói trên, nhưng lại gây tranh cãi (như đã từng gây tranh cãi tại New School). Phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó. Hoặc là phải tránh ngay từ đầu, hoặc là phải kiên trì theo đuổi đến cùng để từng bước hóa giải gánh nặng của quá khứ bằng nỗ lực phi thường cho tương lai. Rút lui giữa chừng là chấp nhận thất bại.
Chiến tranh đã để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên, không chỉ mất mát to lớn về người và của mà còn để lại những vết thương dai dẳng về tinh thần và tâm thức. Đã bốn thập kỷ trôi qua nhưng bom mìn chưa nổ và chất độc da cam vẫn còn đang khủng bố những người dân vô tội, và người Việt Nam vẫn chưa hòa giải được với nhau, vẫn còn hận thù và định kiến. Người Việt cùng một phía cũng dễ bất đồng và xung khắc với nhau. Trong khi vụ cá chết hàng loạt gần đây tại Miền Trung gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm phân hóa và xung đột xã hội, thì bộ phim “Terror in Little Saigon” đã khơi lại vết thương cũ thời hậu chiến trong cộng đồng người Việt. Phải chăng cũng là do cực đoan và vô cảm?
Trong khi đó, bộ ba cựu chiến binh như “ba ngự lâm pháo thủ” (John McCain, John Kerry và Bob Kerrey) là biểu tượng của hòa giải, là vốn quý (asset) mà Chiến tranh Việt nam để lại như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Việc làm của họ đã cổ vũ hàng ngàn cựu chiến binh (của cả hai phía) đóng góp vào quá trình hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh. Chuck Searcy (project Renew) vẫn đang lặng lẽ rà phá bom mìn tại Quảng Trị, Wayne Karlin (nhà văn) viết những cuốn truyện cảm động về hòa giải (Wandering Souls: the Journey of the Dead and the Living in Vietnam, Nation Books, 2009)…
Câu chuyện Obamania và Việt Nam
Cách đây hơn 8 năm, người Mỹ đã lên cơn sốt “Obamania”, đổ xô bầu cho Obama, một chính khách trẻ không có tên tuổi, nhưng đã nhạy cảm nắm bắt được tâm trạng cử tri đang muốn thay đổi. Khẩu hiệu “Change, yes we can” đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Nhưng nếu bây giờ (giả thiết) Obama ra tranh cử lần nữa thì chưa chắc thắng, vì giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials) đã thất vọng và chán ghét các chính khách “nắm quyền lực” (establishment), đơn giản vì họ cho rằng những chính khách này chẳng quan tâm đến họ và không đem lại gì mới cho nước Mỹ, nên họ đã quay ra bầu cho Donald Trump và Burnie Sanders.
Khi sang thăm Việt Nam (23-25/6/2016), Obama đã một lần nữa chứng kiến cơn sốt Obamania lặp lại tại Việt Nam, khi thái độ ứng xử thân thiện và bài diễn văn đầy cảm xúc với “sức mạnh mềm” đã chiếm được “trái tim khối óc” (heart and mind) của người Việt đang thất vọng và bất bình vì những gì đang diễn ra và thèm khát sự thay đổi. Nếu Obama lúc này ra tranh cử (tại Viêt Nam) thì chắc chắn sẽ giành được nhiều phiếu. Chuyến thăm Việt Nam chứng tỏ Obama không vô cảm và đã đem lại tầm nhìn mới cho quan hệ Mỹ-Việt. Nếu không khéo thì tranh cãi về Bob Kerrey sẽ tạo ra một sự “hẫng hụt” (như “anti-climax”).
Tuy chưa thay đổi được bức tranh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng Obama đã đem lại hy vọng đổi mới cơ bản và lâu dài tại Việt Nam, nếu hai nước bắt tay hợp tác chiến lược để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông. TPP và quan hệ đối tác chiến lược sẽ hậu thuẫn cho thay đổi thể chế và nhân quyền (như đã hóa giải vấn đề MIA trước đây). Muốn hay không, quá trình đổi mới sẽ diễn ra theo quy luật (“đầu xuôi đuôi lọt”).
Câu chuyện Donald Trump và nước Mỹ
Tại sao đa số cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump, một tỷ phú lỗ mãng có xu hướng bảo thủ cực đoan, trở thành ứng cử viên đảng Cộng Hòa? Không phải vì người Mỹ quá yêu quý ông này mà chủ yếu vì họ quá chán ghét những ông kia, (thuộc “establishment”). Tuy xu hướng cử tri (lòng dân) đã thay đổi, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các chuyên gia (pundits) vẫn vô cảm và chủ quan coi nhẹ, trong khi đó Donald Trump và những người ủng hộ đã nhạy cảm hơn, nắm bắt được xu hướng cử tri, nên giành được nhiều phiếu hơn.
Nói cách khác, cử tri Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo đảng Cộng Hòa (và cả Dân Chủ) bằng phong trào “chiếm phố Wall” (occupy Wall street) hay phong trào “tiệc trà” (Tea Party), nhưng dường như họ vẫn vô cảm. Khi lãnh đạo đảng Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn Donald Trump thì đã quá muộn. Đảng Cộng Hòa thất bại là cái giá phải trả cho thái độ vô cảm đó. Nhưng nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì có thể là tai họa. Ông ấy có thể đưa nước Mỹ trượt theo xu hướng “biệt lập” (isolationism), quay lưng lại với TPP và “Pivot”.
Hillary Clinton là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy con đường đến Nhà Trắng còn nhiều trở ngại và góc khuất (như hồ sơ Benghazi và sử dụng email cá nhân). Việc thắng cử (primary) để trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ chưa thể đảm bảo thắng lợi. Muốn đánh bại được Donald Trump, Hillary Clinton phải thay đổi hình ảnh và chiến lược để thuyết phục và giành được phiếu của giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials). Dù Hillary Clinton có được Tổng thống Obama ủng hộ, thì khả năng thắng cử không hề dễ, chỉ vì bà là… Hillary Clinton!
Câu chuyện “Terror in Little Saigon”
Chắc nhiều người còn nhớ, khi bộ phim “Terror in Little Saigon” (của Frontline & ProPublica) được PBS công chiếu (12/2015) thì tranh cãi lại nổ ra trong cộng đồng người Việt tại Mỹ liên quan đến vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt bị nghi là do tổ chức “K-9” của “Mặt trận” Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) gây ra, để bịt miệng và răn đe những nhà báo đi tìm sự thật về những hoạt động mờ ám của tổ chức này (giai đoạn 1981-1990).
Câu chuyện đau buồn này vẫn chưa kết thúc, vì Nguyễn Thanh Tú (con trai một nhà báo bị giết hại) đang thu thập chứng cứ để khởi kiện, và yêu cầu FBI mở lại cuộc điều tra, với sự ủng hộ của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Điều đáng nói là điều tra trước đây của FBI đã bị đình chỉ, không có kết luận. Vì những lý do “nhạy cảm”, chính quyền Mỹ và cộng đồng người Việt đã im lặng (vô cảm) trước cái chết bí ẩn của các nhà báo gốc Việt, vì họ theo đuổi tự do ngôn luận, nên đã bỏ mạng vì khủng bố ngay trên đất Mỹ, như nạn nhân của bạo lực.
Nếu đủ chứng cứ, liệu FBI có mở lại cuộc điều tra một cách khách quan hay không là một phép thử đối với nền dân chủ và luật pháp Mỹ. Điều này có ý nghĩa không chỉ ổn định tâm lý cộng đồng người Việt tại Mỹ, mà còn củng cố lòng tin chiến lược cho quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng an ninh (và chiến tranh lạnh mới) tại Biển Đông.
Câu chuyện cá chết và Formosa
Hơn hai tháng qua, người Việt vẫn đang bị mắc kẹt trong câu chuyện cá chết hàng loạt tại Miền Trung gây thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm bầu không khí bị đầu độc không kém gì nước Biển Đông bị nhiễm độc. Sự bất cập về truyền thông và lúng túng về xử lý khủng hoảng bộc lộ sự yếu kém và bế tắc về giải pháp, làm người dân lo lắng và bức xúc. Họ càng bất bình và phẫn nộ trước thái độ vô cảm của chính quyền đối với thảm cảnh của ngư dân và biện pháp trấn áp bằng bạo lực đối với biểu tình ôn hòa, trong khi không có biện pháp điều tra thích đáng đối với Formosa là nghi phạm chính. Trong bối cảnh thảm họa môi trường lớn đang de dọa cuộc sống của hàng triệu người gây khủng hoảng lòng tin, không thể đòi hỏi dân chúng bình tĩnh ngoan ngoãn ngồi yên chờ chính phủ giải quyết.
Câu chuyện Vũng Áng và Formosa làm bộc lộ không chỉ sự bất cập lớn về chủ trương đầu tư và bảo vệ môi trường, mà còn bất ổn lớn về lòng tin của dân chúng, là chỗ dựa chiến lược cho an ninh quốc gia và “quốc phòng toàn dân”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh đất nước và lòng tin của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh quan hệ công chúng tồi, công tác truyền thông cũng kém. Chương trình “đối thoại” (talk show) trên VTV “60 phút mở” (bắt chước chương trình “60 minutes” của CBS News) là một cố gắng cải tiến format có ích, nhưng lại vụng về (như “đấu tố”) nên đổ thêm dầu vào lửa, làm công chúng bất bình “ném đá”. Không chỉ những người làm chương trình vô cảm trước tâm trạng bức xúc của công chúng, mà đa số công chúng cũng cực đoan “ném đá” vùi dập một chương trình mới có ích.
Thay lời kết
Tại sao người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ xô ra đường chào đón Obama như người thân (dù Mỹ từng là kẻ thù “nợ máu”), trong khi họ quay lưng lại với Tập Cận Bình như kẻ xa lạ (dù Trung Quốc là bạn vàng “bốn tốt”). Không phải vì họ yêu Mỹ hay ghét Tàu, mà đơn giản vì họ cảm nhận được sức mạnh mềm và dị ứng với sức mạnh cứng. Cũng như người Mỹ, họ chỉ muốn thay đổi cho dễ sống hơn. Vì vậy, hãy tìm cách hóa giải tâm trạng bất an và bức xúc của người dân để khôi phục lòng tin và làm chuyển hóa thái độ vô cảm và cực đoan của chính quyền, một nhân tố cản trở quá trình hòa giải cộng đồng, hội nhập quốc tế và đổi mới thể chế.
NQD. 10/6/2016
Tác giả gửi cho viet-studiesngày 10-6-16
Nguyễn Quang Dy
“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)
Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy
Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.
Là một cựu chiến binh đã nếm mùi Chiến tranh Việt Nam và tham gia quá trình hòa giải (đầy nan giải) trong thời hậu chiến, tôi có dịp kết giao với các cựu chiến binh tham gia chiến tranh cũng như hòa giải, góp phần tạo dựng và phát triển FETP. Tuy không ngạc nhiên, nhưng tôi hơi lo ngại khi “bóng ma Việt Nam” (và Thạnh Phong) lại trỗi dậy, làm u ám bầu không khí hòa giải do cuộc tranh cãi gây bất đồng về vai trò của Bob Kerrey, sau Cơn sốt “Obamania” đầy cảm hứng. Tuy tranh cãi có thể cần thiết, nhưng tranh cãi gây chia rẽ lúc này chỉ có lợi cho ông bạn láng giềng phương bắc. Một khi đã không tránh được tranh cãi thì hãy bình tĩnh lắng nghe nhau, tránh thái độ cực đoan cố chấp, để tìm mẫu số chung cho lời giải, và nên đặt vấn đề tranh cãi cụ thể trong một bức tranh rộng lớn hơn (in perspectives).
Câu chuyện Bob Kerrey và đại học Fulbright
Gần đây, dư luận ồn ào tranh cãi về Bob Kerrey khi được cử làm chủ tịch quỹ tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV). Sau một thời gian dài tưởng đã trôi vào quên lãng, quá khứ đau buồn của Bob Kerrey liên quan đến vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em tại Thạnh Phong (25/2/1969) lại trỗi dậy như bóng ma ám ảnh Bob Kerrey (và tương lai của FUV). Năm 2001, New York Times và CBS News "60 Minutes" đã điều tra vụ thảm sát Thạnh Phong, để lại một vết đen lớn trong sự nghiệp của Bob Kerrey, nguyên thống đốc bang Nebraska và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ. Năm 1992, Bob Kerrey đã ra tranh cử tổng thống, nhưng quyết định rút lui sớm khỏi cuộc đua (primary), trước khi bóng ma Thạnh Phong trỗi dậy.
Có một sự thật mà chắc nhiều người đều biết là Bob Kerrey đã thành tâm ân hận sám hối và làm nhiều việc có ích để chuộc lỗi lầm. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của Bob Kerrey, cũng như John McCain và John Kerry, trong quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Gần đây, nếu không có ba vị cựu chiến binh này dũng cảm đứng ra “chống lưng” thì chưa chắc Tổng thống Obama đã dám tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt mới cho quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) giữa hai nước cựu thù, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Kinh nghiệm về giáo dục của Bob Kerrey làm chủ tịch “New School University” (2001-2010) và dự án “Đại học Minerva” cũng là một vốn quý (asset) để đóng góp xây dựng FUV theo mô hình mới.
Nhưng có một sự thật mà chắc nhiều người khó quên là Bob Kerrey có vai trò chính trong vụ thảm sát Thạnh Phong, giết hại 21 thường dân (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) như một tội ác chiến tranh (dù trong hoàn cảnh nào). “Bóng ma Việt Nam” (hay Thạnh Phong) vẫn chưa chết, sẵn sàng trỗi dậy ám ảnh không những Bob Kerery mà còn nhiều người khác. Đừng quên bóng ma Việt Nam đã từng chia rẽ nước Mỹ, đang tiếp tục chia rẽ cộng đồng người Việt, và ám ảnh quan hệ Mỹ-Việt. Vì vậy, cần nhạy cảm với “bóng ma Việt Nam” tránh sa vào tranh cãi gây bất đồng, dễ bị mắc kẹt trong đường hầm không lối thoát (như “catch 22”). Đừng nên cố chấp biến mình thành “tù binh của quá khứ” (prisoners of the past), nhưng cũng đừng chủ quan coi nhẹ bóng ma chiến tranh còn đè nặng lên tâm thức nhiều người. Trong chiến tranh, những người lính (như Bob Kerrey) là nạn nhân của những luật chơi tàn bạo (như “Phoenix program”). Do cực đoan và vô cảm, cả hai phía đã gây ra nhiều tội ác, hận thù.
Muốn biến hận thù thành lòng nhân ái, phải biến gánh nặng (liability) của quá khứ thành vốn quý (asset) cho tương lai, “biến lưỡi gươm thành lưỡi cầy” (turning swords into ploughshares). Đó chính là sứ mệnh của FUV, đã trải qua gần hai thập kỷ “lên bờ xuống ruộng”, nay mới thành hiện thực, để làm đòn bẩy cho quan hệ hai nước. Vì vậy, sứ mệnh của FUV lớn hơn sự nghiệp của từng con người tham gia xây dựng nó. Bob Kerrey là một sự lựa chọn “táo bạo” vì những lý do thiết thực nói trên, nhưng lại gây tranh cãi (như đã từng gây tranh cãi tại New School). Phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó. Hoặc là phải tránh ngay từ đầu, hoặc là phải kiên trì theo đuổi đến cùng để từng bước hóa giải gánh nặng của quá khứ bằng nỗ lực phi thường cho tương lai. Rút lui giữa chừng là chấp nhận thất bại.
Chiến tranh đã để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên, không chỉ mất mát to lớn về người và của mà còn để lại những vết thương dai dẳng về tinh thần và tâm thức. Đã bốn thập kỷ trôi qua nhưng bom mìn chưa nổ và chất độc da cam vẫn còn đang khủng bố những người dân vô tội, và người Việt Nam vẫn chưa hòa giải được với nhau, vẫn còn hận thù và định kiến. Người Việt cùng một phía cũng dễ bất đồng và xung khắc với nhau. Trong khi vụ cá chết hàng loạt gần đây tại Miền Trung gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm phân hóa và xung đột xã hội, thì bộ phim “Terror in Little Saigon” đã khơi lại vết thương cũ thời hậu chiến trong cộng đồng người Việt. Phải chăng cũng là do cực đoan và vô cảm?
Trong khi đó, bộ ba cựu chiến binh như “ba ngự lâm pháo thủ” (John McCain, John Kerry và Bob Kerrey) là biểu tượng của hòa giải, là vốn quý (asset) mà Chiến tranh Việt nam để lại như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Việc làm của họ đã cổ vũ hàng ngàn cựu chiến binh (của cả hai phía) đóng góp vào quá trình hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh. Chuck Searcy (project Renew) vẫn đang lặng lẽ rà phá bom mìn tại Quảng Trị, Wayne Karlin (nhà văn) viết những cuốn truyện cảm động về hòa giải (Wandering Souls: the Journey of the Dead and the Living in Vietnam, Nation Books, 2009)…
Câu chuyện Obamania và Việt Nam
Cách đây hơn 8 năm, người Mỹ đã lên cơn sốt “Obamania”, đổ xô bầu cho Obama, một chính khách trẻ không có tên tuổi, nhưng đã nhạy cảm nắm bắt được tâm trạng cử tri đang muốn thay đổi. Khẩu hiệu “Change, yes we can” đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Nhưng nếu bây giờ (giả thiết) Obama ra tranh cử lần nữa thì chưa chắc thắng, vì giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials) đã thất vọng và chán ghét các chính khách “nắm quyền lực” (establishment), đơn giản vì họ cho rằng những chính khách này chẳng quan tâm đến họ và không đem lại gì mới cho nước Mỹ, nên họ đã quay ra bầu cho Donald Trump và Burnie Sanders.
Khi sang thăm Việt Nam (23-25/6/2016), Obama đã một lần nữa chứng kiến cơn sốt Obamania lặp lại tại Việt Nam, khi thái độ ứng xử thân thiện và bài diễn văn đầy cảm xúc với “sức mạnh mềm” đã chiếm được “trái tim khối óc” (heart and mind) của người Việt đang thất vọng và bất bình vì những gì đang diễn ra và thèm khát sự thay đổi. Nếu Obama lúc này ra tranh cử (tại Viêt Nam) thì chắc chắn sẽ giành được nhiều phiếu. Chuyến thăm Việt Nam chứng tỏ Obama không vô cảm và đã đem lại tầm nhìn mới cho quan hệ Mỹ-Việt. Nếu không khéo thì tranh cãi về Bob Kerrey sẽ tạo ra một sự “hẫng hụt” (như “anti-climax”).
Tuy chưa thay đổi được bức tranh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng Obama đã đem lại hy vọng đổi mới cơ bản và lâu dài tại Việt Nam, nếu hai nước bắt tay hợp tác chiến lược để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông. TPP và quan hệ đối tác chiến lược sẽ hậu thuẫn cho thay đổi thể chế và nhân quyền (như đã hóa giải vấn đề MIA trước đây). Muốn hay không, quá trình đổi mới sẽ diễn ra theo quy luật (“đầu xuôi đuôi lọt”).
Câu chuyện Donald Trump và nước Mỹ
Tại sao đa số cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump, một tỷ phú lỗ mãng có xu hướng bảo thủ cực đoan, trở thành ứng cử viên đảng Cộng Hòa? Không phải vì người Mỹ quá yêu quý ông này mà chủ yếu vì họ quá chán ghét những ông kia, (thuộc “establishment”). Tuy xu hướng cử tri (lòng dân) đã thay đổi, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các chuyên gia (pundits) vẫn vô cảm và chủ quan coi nhẹ, trong khi đó Donald Trump và những người ủng hộ đã nhạy cảm hơn, nắm bắt được xu hướng cử tri, nên giành được nhiều phiếu hơn.
Nói cách khác, cử tri Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo đảng Cộng Hòa (và cả Dân Chủ) bằng phong trào “chiếm phố Wall” (occupy Wall street) hay phong trào “tiệc trà” (Tea Party), nhưng dường như họ vẫn vô cảm. Khi lãnh đạo đảng Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn Donald Trump thì đã quá muộn. Đảng Cộng Hòa thất bại là cái giá phải trả cho thái độ vô cảm đó. Nhưng nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì có thể là tai họa. Ông ấy có thể đưa nước Mỹ trượt theo xu hướng “biệt lập” (isolationism), quay lưng lại với TPP và “Pivot”.
Hillary Clinton là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy con đường đến Nhà Trắng còn nhiều trở ngại và góc khuất (như hồ sơ Benghazi và sử dụng email cá nhân). Việc thắng cử (primary) để trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ chưa thể đảm bảo thắng lợi. Muốn đánh bại được Donald Trump, Hillary Clinton phải thay đổi hình ảnh và chiến lược để thuyết phục và giành được phiếu của giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials). Dù Hillary Clinton có được Tổng thống Obama ủng hộ, thì khả năng thắng cử không hề dễ, chỉ vì bà là… Hillary Clinton!
Câu chuyện “Terror in Little Saigon”
Chắc nhiều người còn nhớ, khi bộ phim “Terror in Little Saigon” (của Frontline & ProPublica) được PBS công chiếu (12/2015) thì tranh cãi lại nổ ra trong cộng đồng người Việt tại Mỹ liên quan đến vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt bị nghi là do tổ chức “K-9” của “Mặt trận” Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) gây ra, để bịt miệng và răn đe những nhà báo đi tìm sự thật về những hoạt động mờ ám của tổ chức này (giai đoạn 1981-1990).
Câu chuyện đau buồn này vẫn chưa kết thúc, vì Nguyễn Thanh Tú (con trai một nhà báo bị giết hại) đang thu thập chứng cứ để khởi kiện, và yêu cầu FBI mở lại cuộc điều tra, với sự ủng hộ của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Điều đáng nói là điều tra trước đây của FBI đã bị đình chỉ, không có kết luận. Vì những lý do “nhạy cảm”, chính quyền Mỹ và cộng đồng người Việt đã im lặng (vô cảm) trước cái chết bí ẩn của các nhà báo gốc Việt, vì họ theo đuổi tự do ngôn luận, nên đã bỏ mạng vì khủng bố ngay trên đất Mỹ, như nạn nhân của bạo lực.
Nếu đủ chứng cứ, liệu FBI có mở lại cuộc điều tra một cách khách quan hay không là một phép thử đối với nền dân chủ và luật pháp Mỹ. Điều này có ý nghĩa không chỉ ổn định tâm lý cộng đồng người Việt tại Mỹ, mà còn củng cố lòng tin chiến lược cho quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng an ninh (và chiến tranh lạnh mới) tại Biển Đông.
Câu chuyện cá chết và Formosa
Hơn hai tháng qua, người Việt vẫn đang bị mắc kẹt trong câu chuyện cá chết hàng loạt tại Miền Trung gây thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm bầu không khí bị đầu độc không kém gì nước Biển Đông bị nhiễm độc. Sự bất cập về truyền thông và lúng túng về xử lý khủng hoảng bộc lộ sự yếu kém và bế tắc về giải pháp, làm người dân lo lắng và bức xúc. Họ càng bất bình và phẫn nộ trước thái độ vô cảm của chính quyền đối với thảm cảnh của ngư dân và biện pháp trấn áp bằng bạo lực đối với biểu tình ôn hòa, trong khi không có biện pháp điều tra thích đáng đối với Formosa là nghi phạm chính. Trong bối cảnh thảm họa môi trường lớn đang de dọa cuộc sống của hàng triệu người gây khủng hoảng lòng tin, không thể đòi hỏi dân chúng bình tĩnh ngoan ngoãn ngồi yên chờ chính phủ giải quyết.
Câu chuyện Vũng Áng và Formosa làm bộc lộ không chỉ sự bất cập lớn về chủ trương đầu tư và bảo vệ môi trường, mà còn bất ổn lớn về lòng tin của dân chúng, là chỗ dựa chiến lược cho an ninh quốc gia và “quốc phòng toàn dân”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh đất nước và lòng tin của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh quan hệ công chúng tồi, công tác truyền thông cũng kém. Chương trình “đối thoại” (talk show) trên VTV “60 phút mở” (bắt chước chương trình “60 minutes” của CBS News) là một cố gắng cải tiến format có ích, nhưng lại vụng về (như “đấu tố”) nên đổ thêm dầu vào lửa, làm công chúng bất bình “ném đá”. Không chỉ những người làm chương trình vô cảm trước tâm trạng bức xúc của công chúng, mà đa số công chúng cũng cực đoan “ném đá” vùi dập một chương trình mới có ích.
Thay lời kết
Tại sao người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ xô ra đường chào đón Obama như người thân (dù Mỹ từng là kẻ thù “nợ máu”), trong khi họ quay lưng lại với Tập Cận Bình như kẻ xa lạ (dù Trung Quốc là bạn vàng “bốn tốt”). Không phải vì họ yêu Mỹ hay ghét Tàu, mà đơn giản vì họ cảm nhận được sức mạnh mềm và dị ứng với sức mạnh cứng. Cũng như người Mỹ, họ chỉ muốn thay đổi cho dễ sống hơn. Vì vậy, hãy tìm cách hóa giải tâm trạng bất an và bức xúc của người dân để khôi phục lòng tin và làm chuyển hóa thái độ vô cảm và cực đoan của chính quyền, một nhân tố cản trở quá trình hòa giải cộng đồng, hội nhập quốc tế và đổi mới thể chế.
NQD. 10/6/2016
Tác giả gửi cho viet-studiesngày 10-6-16
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét