TAN XÁC LUẬN
(Những kẻ tà tâm không nên đọc bài này, vì chính tà xung đột dễ tẩu hỏa nhập ma!)
(Những kẻ tà tâm không nên đọc bài này, vì chính tà xung đột dễ tẩu hỏa nhập ma!)
Bài này không có “động cơ” bênh vực cho nhà báo Mai Phan Lợi, cũng chưa bao giờ có động cơ chính trị chính em.
Tôi là nhà khoa học, chỉ biết nhìn thẳng vào sự thật.
Dẫu sao Mai Phan Lợi cũng đáng bị trừng phạt về cái tội phản chủ, theo “chó luận” của Nguyễn Như Phong.
Bài này chỉ dùng minh triết của nhân loại để luận về từ “tan xác” mà Mai Phan Lợi đã dùng và chính nó đã loại trừ tư cách nhà báo cách mạng của anh ta.
Kí hiệu ngôn ngữ luôn là “kí hiệu của tư tưởng” (Voloshinov - Chủ nghĩa Marx và triết học về ngôn ngữ), từ “tan xác” cũng như mọi từ ngữ khác không bao giờ trung tính như nhiều người nghĩ. Marx từng kêu gọi hãy trả sự vật về đúng tên gọi của nó. Marx cần sự thật như nó vốn có, nhưng Marx không hiểu rằng, tên gọi sự vật chỉ là quy ước, và các quy ước đều mang tư tưởng hệ. Nho giáo dùng từ “dương vật” cho “nho nhã”, trong khi dân gian thì vẫn nói thẳng tuột “con cặc” một cách “thô tục”. Thực chất một bên muốn trang trọng nâng lên thành siêu quyền lực (dương: sáng, mặt trời), một bên văng bật ra một cách tự nhiên trong thế đối kháng (khi bị áp bức). Đố biết từ nào là đúng tên gọi của sự vật?
Bakhtin đã chỉ ra, bản chất của ngôn ngữ là đối thoại, các từ ngữ tồn tại bình đẳng trong sự tương tác giữa các phát ngôn và bị chi phối bởi các tư tưởng hệ, văn hóa và thể loại.
Ngay đối với một từ, khi sử dụng trong phát ngôn cũng mang tư tưởng hệ với ý thức văn hóa và thể loại rõ nét.
Từ “tan xác” không là ngoại lệ.
Nghĩa của từ “tan xác”, nếu nằm bên ngoài các phát ngôn, đơn giản là không còn nguyên vẹn hình hài, bị vỡ, nát và biến thành cái khác.
Nhưng trong hiện thực các phát ngôn, “tan xác” luôn hàm chứa một cách nhìn, một lập trường, một thái độ do tư tưởng hệ chi phối. Chẳng hạn, máy bay B52 bị tan xác trên bầu trời Hà Nội; quân địch bị tan xác bởi pháo kích của ta. Từ “tan xác” gần như chỉ dành cho địch. Đó là cái văn hóa cách mạng của thời đại anh hùng ca, mà ta thì mới được gọi là “phi công”, còn địch thì bị gọi là “giặc lái”…
Từ “tan xác” thể hiện một thái độ lạnh lùng, một lập trường dứt khoát đối với địch.
Tướng Thệ mang tư tưởng hệ ấy mà phán xét Mai Phan Lợi. Ông nói Mai Phan Lợi làm hoen ố hình ảnh nhà báo cách mạng là vì cách viết mất lập trường, tư tưởng, biến ta thành địch.
Tư tưởng này thường được gọi là tư tưởng hệ cộng sản, nhưng gốc gác thuộc truyền thống Nho giáo Trung Hoa. Mặc dù Khổng Tử lập lờ khi trả lời câu hỏi “chết rồi có còn không?”, nhưng chính ông là người tạo ra đạo thờ người chết. Ông nói với học trò, nếu ta nói chết rồi mà còn thì các ngươi thi nhau chết, còn nói chết rồi là hết thì cha mẹ các ngươi không có ai phụng thờ (Luận ngữ). Thực chất, ông sợ người đời sau quên hay không thờ ông. Vậy là người ta tin, chết rồi vẫn còn nguyên, thể xác thế nào thì hồn thế nấy. Cho nên mới có chuyện vua chúa, quý tộc chết rồi vẫn tiếc xác phàm, đem ướp xác để mong lưu giữ vĩnh cửu. Và ngược lại, hình phạt nặng nhất thời trung cổ là cho chết không toàn thây, như ngũ mã phanh thây, tùng xẻo…
Từ “tan xác” dưới góc nhìn ấy thật nặng nề.
Tư tưởng hệ Nho giáo với định kiến thù địch thì nhìn đâu cũng thấy thù địch. Cho nên thời phong kiến luôn có những cuộc trả thù man rợ theo cách dùng hình phạt phanh thây trên.
Nhưng ở một hệ tư tưởng khác, từ “tan xác” lại nhẹ như lông hồng. Ấy là trong hệ tư tưởng của dân gian, phương Tây cũng như phương Đông, cả Thiên chúa giáo cũng như Phật giáo.
Minh triết dân gian xem con người là sinh thể của tự nhiên, chết hóa thân vào tự nhiên. “Tan xác” là một cuộc hóa thân vào tự nhiên. Dân vùng sông nước tin nguồn gốc sự sống là nước nên có tục thủy táng, cho thân xác phân hủy thành nước. Nàng tiên cá trong cổ tích cuối cùng tan ra thành bọt nước để hóa giải khổ lụy vì tình. Dân vùng núi cao có tục thiên táng, đưa thân xác lên núi cao để chim phanh thây ăn thịt, trả thân xác về trời. Dân đồng cỏ thảo nguyên tin lửa là cội nguồn nên dùng hỏa táng, trả thân xác về với lửa.
Thiên chúa giáo, Phật giáo dựa vào minh triết dân gian, tin con người sinh ra từ cát bụi, thân cát bụi trả về cát bụi.
Kinh Cựu Ước xem thân xác Adam và Eva chỉ là cát bụi mô phỏng hình hài của Chúa Trời. Con người đoạt lấy trí tuệ và tâm hồn từ lúc ăn Trái Cấm và rơi vào tội lỗi. Cũng như Phật giáo xem thân xác tạo nên ngũ uẩn (năm cái thuộc thân xác che lấp sự thực); thực chất ngũ uẩn đều không, nhưng con người thường ngộ nhận là có và rơi vào trạng thái vô minh (Bát Nhã tâm kinh). Càng tiếc xác phàm càng gây oan trái, muôn đời không thể siêu thoát.
Rõ ràng, các chính giáo đều một mực cho rằng, còn thân xác là còn trạng thái vô minh. Chỉ có thể thoát khỏi vô minh khi không còn nuối tiếc thân xác, tức chấp nhận “tan xác” như một cuộc hủy - tạo tự nhiên.
Hiểu người, hiểu mình mới chỉ là tiểu ngộ. Tan xác mới là đại ngộ. Nhà Phật dạy thế!
Nói Mai Phan Lợi dùng từ "tan xác" là "khoét sâu vào đau thương", "xúc phạm" người đã mất là nói bậy!
Thân xác Phật được đệ tử mang đi hỏa thiêu, tan ra thành tro bụi là khoét sâu đau thương hay xúc phạm ư?
Các tướng cũng hay đi chùa, chẳng nhẽ chỉ biết cầu tài, cầu lộc, cầu quan, và cầu... bẻ cổ đứa khác thôi sao?
Xem ra cái thân xác ngàn vàng của tướng Thệ cũng như những người theo giáo phái của ông trong trạng thái cuồng nộ quá mức cần thiết đã rơi vào vô minh khi mang nhà báo Mai Phan Lợi ra xử lí như xử lí một con chó. Nên chăng???
-----------
Tham khảo bài giảng của nhà chùa: “Tan xác là đại ngộ”:
Tôi là nhà khoa học, chỉ biết nhìn thẳng vào sự thật.
Dẫu sao Mai Phan Lợi cũng đáng bị trừng phạt về cái tội phản chủ, theo “chó luận” của Nguyễn Như Phong.
Bài này chỉ dùng minh triết của nhân loại để luận về từ “tan xác” mà Mai Phan Lợi đã dùng và chính nó đã loại trừ tư cách nhà báo cách mạng của anh ta.
Kí hiệu ngôn ngữ luôn là “kí hiệu của tư tưởng” (Voloshinov - Chủ nghĩa Marx và triết học về ngôn ngữ), từ “tan xác” cũng như mọi từ ngữ khác không bao giờ trung tính như nhiều người nghĩ. Marx từng kêu gọi hãy trả sự vật về đúng tên gọi của nó. Marx cần sự thật như nó vốn có, nhưng Marx không hiểu rằng, tên gọi sự vật chỉ là quy ước, và các quy ước đều mang tư tưởng hệ. Nho giáo dùng từ “dương vật” cho “nho nhã”, trong khi dân gian thì vẫn nói thẳng tuột “con cặc” một cách “thô tục”. Thực chất một bên muốn trang trọng nâng lên thành siêu quyền lực (dương: sáng, mặt trời), một bên văng bật ra một cách tự nhiên trong thế đối kháng (khi bị áp bức). Đố biết từ nào là đúng tên gọi của sự vật?
Bakhtin đã chỉ ra, bản chất của ngôn ngữ là đối thoại, các từ ngữ tồn tại bình đẳng trong sự tương tác giữa các phát ngôn và bị chi phối bởi các tư tưởng hệ, văn hóa và thể loại.
Ngay đối với một từ, khi sử dụng trong phát ngôn cũng mang tư tưởng hệ với ý thức văn hóa và thể loại rõ nét.
Từ “tan xác” không là ngoại lệ.
Nghĩa của từ “tan xác”, nếu nằm bên ngoài các phát ngôn, đơn giản là không còn nguyên vẹn hình hài, bị vỡ, nát và biến thành cái khác.
Nhưng trong hiện thực các phát ngôn, “tan xác” luôn hàm chứa một cách nhìn, một lập trường, một thái độ do tư tưởng hệ chi phối. Chẳng hạn, máy bay B52 bị tan xác trên bầu trời Hà Nội; quân địch bị tan xác bởi pháo kích của ta. Từ “tan xác” gần như chỉ dành cho địch. Đó là cái văn hóa cách mạng của thời đại anh hùng ca, mà ta thì mới được gọi là “phi công”, còn địch thì bị gọi là “giặc lái”…
Từ “tan xác” thể hiện một thái độ lạnh lùng, một lập trường dứt khoát đối với địch.
Tướng Thệ mang tư tưởng hệ ấy mà phán xét Mai Phan Lợi. Ông nói Mai Phan Lợi làm hoen ố hình ảnh nhà báo cách mạng là vì cách viết mất lập trường, tư tưởng, biến ta thành địch.
Tư tưởng này thường được gọi là tư tưởng hệ cộng sản, nhưng gốc gác thuộc truyền thống Nho giáo Trung Hoa. Mặc dù Khổng Tử lập lờ khi trả lời câu hỏi “chết rồi có còn không?”, nhưng chính ông là người tạo ra đạo thờ người chết. Ông nói với học trò, nếu ta nói chết rồi mà còn thì các ngươi thi nhau chết, còn nói chết rồi là hết thì cha mẹ các ngươi không có ai phụng thờ (Luận ngữ). Thực chất, ông sợ người đời sau quên hay không thờ ông. Vậy là người ta tin, chết rồi vẫn còn nguyên, thể xác thế nào thì hồn thế nấy. Cho nên mới có chuyện vua chúa, quý tộc chết rồi vẫn tiếc xác phàm, đem ướp xác để mong lưu giữ vĩnh cửu. Và ngược lại, hình phạt nặng nhất thời trung cổ là cho chết không toàn thây, như ngũ mã phanh thây, tùng xẻo…
Từ “tan xác” dưới góc nhìn ấy thật nặng nề.
Tư tưởng hệ Nho giáo với định kiến thù địch thì nhìn đâu cũng thấy thù địch. Cho nên thời phong kiến luôn có những cuộc trả thù man rợ theo cách dùng hình phạt phanh thây trên.
Nhưng ở một hệ tư tưởng khác, từ “tan xác” lại nhẹ như lông hồng. Ấy là trong hệ tư tưởng của dân gian, phương Tây cũng như phương Đông, cả Thiên chúa giáo cũng như Phật giáo.
Minh triết dân gian xem con người là sinh thể của tự nhiên, chết hóa thân vào tự nhiên. “Tan xác” là một cuộc hóa thân vào tự nhiên. Dân vùng sông nước tin nguồn gốc sự sống là nước nên có tục thủy táng, cho thân xác phân hủy thành nước. Nàng tiên cá trong cổ tích cuối cùng tan ra thành bọt nước để hóa giải khổ lụy vì tình. Dân vùng núi cao có tục thiên táng, đưa thân xác lên núi cao để chim phanh thây ăn thịt, trả thân xác về trời. Dân đồng cỏ thảo nguyên tin lửa là cội nguồn nên dùng hỏa táng, trả thân xác về với lửa.
Thiên chúa giáo, Phật giáo dựa vào minh triết dân gian, tin con người sinh ra từ cát bụi, thân cát bụi trả về cát bụi.
Kinh Cựu Ước xem thân xác Adam và Eva chỉ là cát bụi mô phỏng hình hài của Chúa Trời. Con người đoạt lấy trí tuệ và tâm hồn từ lúc ăn Trái Cấm và rơi vào tội lỗi. Cũng như Phật giáo xem thân xác tạo nên ngũ uẩn (năm cái thuộc thân xác che lấp sự thực); thực chất ngũ uẩn đều không, nhưng con người thường ngộ nhận là có và rơi vào trạng thái vô minh (Bát Nhã tâm kinh). Càng tiếc xác phàm càng gây oan trái, muôn đời không thể siêu thoát.
Rõ ràng, các chính giáo đều một mực cho rằng, còn thân xác là còn trạng thái vô minh. Chỉ có thể thoát khỏi vô minh khi không còn nuối tiếc thân xác, tức chấp nhận “tan xác” như một cuộc hủy - tạo tự nhiên.
Hiểu người, hiểu mình mới chỉ là tiểu ngộ. Tan xác mới là đại ngộ. Nhà Phật dạy thế!
Nói Mai Phan Lợi dùng từ "tan xác" là "khoét sâu vào đau thương", "xúc phạm" người đã mất là nói bậy!
Thân xác Phật được đệ tử mang đi hỏa thiêu, tan ra thành tro bụi là khoét sâu đau thương hay xúc phạm ư?
Các tướng cũng hay đi chùa, chẳng nhẽ chỉ biết cầu tài, cầu lộc, cầu quan, và cầu... bẻ cổ đứa khác thôi sao?
Xem ra cái thân xác ngàn vàng của tướng Thệ cũng như những người theo giáo phái của ông trong trạng thái cuồng nộ quá mức cần thiết đã rơi vào vô minh khi mang nhà báo Mai Phan Lợi ra xử lí như xử lí một con chó. Nên chăng???
-----------
Tham khảo bài giảng của nhà chùa: “Tan xác là đại ngộ”:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét