VNE:
Thứ tư, 15/6/2016 | 12:39 GMT+7
Phi công Nguyễn Hữu Cường cho biết, khi có tiếng nổ trong buồng lái, hai người kịp bung dù và nhìn thấy nhau đáp xuống mặt biển.
Theo Sở chỉ huy tiền phương, sau khi tàu cá tìm thấy phi công Nguyễn Hữu Cường - một trong hai người lái chiếc Su-30MK2 gặp sự cố sáng qua, khu vực tìm kiếm phi công còn lại mở rộng ra hai bên tọa độ 19,4 độ vĩ Bắc - 106,28 độ kinh Đông, cách vị trí máy bay gặp nạn hàng chục hải lý về hướng đông bắc biển Nghệ An.
Trực thăng được chỉ đạo liên tục bay tìm kiếm phi công Khải. Ảnh: Đức Hùng.
Chủ trì cuộc họp với các lực lượng hỗn hợp sáng nay, thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu: "Ưu tiên nhất lúc này là phải tập trung tìm kiếm phi công Trần Quang Khải, các tàu và máy bay phải liên tục làm nhiệm vụ đến khi nào có lệnh mới được dừng".
Đại tá Phạm Văn Tỵ, Cục phó Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cho biết, các tàu và máy bay đang mở rộng khu vực rà soát ra khoảng 4-5 km so với vị trí phát hiện phi công Nguyễn Hữu Cường. "Gần 12h hôm nay, lực lượng tìm kiếm chưa phát hiện được dấu hiệu của máy bay và phi công còn lại", ông Tỵ cho hay.
Trao đổi qua điện thoại với báo Tiền Phong, anh Cường cho hay khi máy bay cách mục tiêu 15 km, anh nghe tiếng nổ ở buồng lái. Hai anh em bung dù cách nhau khoảng 3 km, rơi cách nhau 6 km, anh Cường ở gần bờ hơn. "Lúc lênh đênh trên biển tôi suy nghĩ nhiều lắm, bây giờ mới thấy mình được sống rồi", anh Cường nói.
"Anh Cường khẳng định khi đáp xuống mặt biển, hai phi công vẫn nhìn thấy dù của nhau. Hy vọng sớm tìm được phi công còn lại rất lớn nên lực lượng dốc sức không ngừng nghỉ", Đại tá Phạm Văn Tỵ cho VnExpress hay.
Đầu giờ chiều nay, tàu đón anh Cường sẽ về đến Nghệ An.
Theo kinh nghiệm của một phi công từng lái chiến đấu cơ, trong dù thoát nạn thường có các đồ kèm theo như lương khô, thuốc, súng ngắn, dao găm... để phi công phòng thân.
Trưa 15/6, hai kíp trực thăng Mi171, Mi172 thay phiên nhau ra khu vực cách đảo Hòn Mắt khoảng 40 hải lý, hướng đông bắc. Hàng chục tàu của hải quân, biên phòng, tàu cá của ngư dân được huy động quanh khu vực khoanh vùng.
.
Vị trí tìm kiếm phi công còn lại cách vị trí phát hiện phi công Cường khoảng vài km2.
Sáng 14/6, đội hình tiêm kích Su-30 xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện trên biển. Đến 7h29, chiếc Su-30MK2 bỗng biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An. Nguyên nhân chưa được xác định.
Khoảng 20 phương tiện gồm máy bay và tàu với nhân lực khoảng 200 người được huy động tìm kiếm tung tích chiến đấu cơ cả ngày qua. Lúc 16h ngày 14/6, đội tàu cứu hộ phát hiện một vệt dầu loang, nghi là điểm máy bay rơi cách đảo Hòn Mắt chừng 13-14 hải lý về hướng đông bắc, cách biển Diễn Châu chừng 40 km.
Trùng với những phát hiện của đội tìm kiếm, tỉnh Nghệ An nhận được trình báo của ngư dân về một vật nghi máy bay rơi tại vùng biển phía đông bắc đảo Mắt, nơi giáp ranh Nghệ An, Hà Tĩnh, cách điểm máy bay xuất phát chừng 200 km.
Đến chiều tối, đặc công nước cùng các phương tiện hàng không dân dụng, máy định vị khẩn cấp được huy động tăng cường từ Bộ Giao thông tham gia chiến dịch.
Máy bay Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30 do Nga sản xuất. Việt Nam đã thực hiện 3 hợp đồng mua máy bay chiến đấu đa năng Su-30 MK2, với số lượng 32 chiếc.
Đây là tai nạn với dòng máy bay Su-30 lần đầu được công bố ở Việt Nam.
Bá Đô
------------------------
Vụ máy bay Su30 MK2 rơi: Cuộc nói chuyện đầu tiên của PV Tiền Phong với phi công được cứu
Tiền Phong
09:52 ngày 15 tháng 06 năm 2016
TPO - "Khi máy bay cách mục tiêu 15km, ở trong buồng lái nghe một tiếng nổ. Cả hai người đều bung dù cách nhau vài ki lô mét. Tôi rơi ở gần bờ hơn" - thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi), Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30MK2 - nói với PV Tiền Phong.
09:52 ngày 15 tháng 06 năm 2016
TPO - "Khi máy bay cách mục tiêu 15km, ở trong buồng lái nghe một tiếng nổ. Cả hai người đều bung dù cách nhau vài ki lô mét. Tôi rơi ở gần bờ hơn" - thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi), Phó phi đội trưởng Phi đội bay Su-30MK2 - nói với PV Tiền Phong.
Lực lượng chức năng có mặt tại nhà anh Phạm Văn Lệ để nắm thông tin.
Sau nhiều lần gắng liên lạc với chủ tàu Phạm Văn Lệ, người cứu phi công Nguyễn Hữu Cường, lúc 9 giờ sáng, PV Tiền Phong có mặt tại nhà anh Lệ ở Hà Tĩnh và tiếp tục liên lạc. “Alo, alo, tàu tôi cứu được phi công lúc 4 giờ sáng, bây giờ đang ở biển Nghệ An chờ tàu cứu hộ. Anh Cường mạnh khỏe”, anh Lệ nói ngắn gọn với PV Tiền Phong.
Sau nhiều lần thuyết phục, anh Lệ đưa máy điện thoại của anh Cường nói chuyện với PV Tiền Phong. “Lúc ở trên biển mình có nhiều suy nghĩ. Bây giờ mới biết mình sống rồi”, anh Cường nói với giọng khỏe mạnh.
“Bây giờ Cường không kể được nhiều. Chỉ tóm tắt thế này, lúc máy bay đang cách mục tiêu 15km, bỗng nghe một tiếng nổ từ trong buồng lái. Hai anh em bung dù bay cách nhau khoảng 3km. Lúc rơi xuống biển cách nhau khoảng 6km. Tôi rơi ở gần bờ hơn”, thiếu tá Cường nói.
Theo anh Cường, sáng nay khi được tàu anh Lệ cứu vớt, khi lên tàu anh Cường gọi điện cho vợ. “Việc đầu tiên tôi thông báo cho gia đình biết mình còn sống. Thứ hai là bảo với vợ gọi điện báo ngay đơn vị. Lúc lênh đênh trên biển, tôi suy nghĩ nhiều lắm. Đến giờ mới thấy mình được sống rồi”, anh Cường vui mừng.
Sáng nay, ngôi nhà anh Phạm Văn Lệ, thôn 4, xã Thạch Bằng, Lộc Hà, Hà Tĩnh bỗng dưng xuất hiện những vị khách “lạ” từ huyện đội, chính quyền. “Thấy người lạ đến nhà tôi quá hoảng sợ. Sau khi nghe mọi người nói chồng cứu được phi công trong người nhẹ hẳn. Cầu mong mọi người khỏe mạnh, yên bình”, chị Trần Thị Lê, vợ anh Phạm Văn Lệ nói.
Chị Trần Thị Lê, vợ anh Phạm Văn Lệ, vui mừng khi biết tin chồng cứu được phi công.
Theo chị Lê, cách đây 6 ngày, tàu rời bến để đánh cá khu vực Nghệ An, trên tàu có 7 người. “Sáng nay, chồng tôi gọi về có nói chuyện gì đó về phi công hay máy bay tôi nghe không rõ”, chị Lê nói.
Hiện tàu anh Lệ đang neo ở khu vực Nghệ An để chờ lực lượng cứu hộ ra đón.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét