Nguồn: Biếm họa từ Internet
Qua thăm ‘nàng Nhớ’ cuối chiều
Bến bình yên, chẳng!, lại thiu thiu buồn
Mắt nhòa ảo lướt chung quanh
Cá im im bóng, vẫy vùng mấy khi!
Có sự khác biệt rất lớn, thậm chí là gây hiểu nhầm lớn giữa các cụm từ như: triết lý, chiến lược, chủ nghĩa, tư tưởng và triết học. Và bài viết này sẽ mở rộng từ vụ ‘triết Phan Chu Trinh’ đến ‘lý sự Bành Văn Bá’.
1. Nó chả có tính tư tưởng…
Dân ta có thể nói là giỏi nhất thế giới về ‘triết lý’ (cười), tức là ngồi đâu cũng có thể triết lý được, lại rất tự tin là mình biết, biết hết mọi thứ, biết Putin, biết Obama, biết Mao Trương Tam/Luyện Lý Tứ, biết Lý Quang Diệu…, biết nhất thế giới: ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, nhưng khi người ta hỏi cái gì cụ thể thì rất thường trả lời là: ‘tôi không biết’, ví dụ:
-‘Em có biết ông Obama thăm chùa Ngọc Hoàng là ở đâu không?, em đến chưa?’, ‘Em không biết’.
-‘Anh có biết tại sao gọi là chùa Ngọc Hoàng không?, Ngọc Hoàng là ai?’, ‘Tôi không biết’.
-‘Chị có biết đi qua bên Singapore thì nên mang theo cái gì để tiết kiệm chi phí không?’, ‘Tôi không biết’.
-‘Cháu có biết Dubai ở nước nào?, có những công trình gì được xếp thứ hạng nhất thế giới?’, ‘Cháu không biết’, v..v…
Ha..ha..ha…, vì thế mà triết lý của ta đôi khi còn được ông bà ta gọi là:
-‘Triết lý vụn’ hay ‘lý sự chổi cùn’,
còn nay, trong một trường hợp cụ thể nào đó, người ta hay gọi đùa là ai đó đang phun ra cái học thuyết Biển Đông, à quên, ‘học thuyết viễn vông’ đi kèm các ‘lý sự xà quần’… Và nói như vậy thì các triết lý cục đại, à quên, ‘triết lý cục bộ’ tuyệt đối không thể nào là triết học được.
Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống, thủ tướng, trong các nhiệm kỳ của mình, thường đưa ra các ‘chiến lược’ quốc gia/quốc sách, như: ‘Chiến lược xóa đói giảm nghèo’, ‘Chiến lược phòng chống tham nhũng’, ‘Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm’, ‘Chiến lược lấy lại Trường Sa, Hoàng Sa’, và nhất là ‘Chiến lược chống chủ nghĩa bá bành’… Các chiến lược này có thể kéo dài từ đời này sang đời khác, cụ thể là:
-Nếu bây giờ không làm nổi (hay không muốn làm!) thì ai đó hứa là sẽ để cho… con cháu làm, híc..híc…
Và dưới chiến lược là các sách lược, chiến lược phản ánh mục tiêu tổng thể của một quốc gia, còn sách lược phản ánh các mục tiêu thực hiện cụ thể của nó. Tùy theo mục tiêu của ‘nhóm lợi ích’ mà một chiến lược không căn bản lại được thổi phồng lên thành chiến lược hàng đầu, còn chiến lược có tính chất sống còn của một quốc gia/dân tộc thì lại bị giấu đi đâu mất! Tương tự, một đối tác ăn tươi nuốt sống một dân tộc khác thì, vì một lý do thâm cung bí sử nào đó, có trời mới biết!, lại được thổi lên thành ‘đối tác chiến lược’; nói chung là một cục ‘bột năng’ nhỏ xíu, có thể bị thổi lên thành cái ‘bánh tiêu Tàu’ bự trà bá, hay rộng hơn:
-Từ một cái ‘cục tiểu’, người ta có thể thổi lên thành cái ‘cục đại’ rồi trét cái ‘ế thức hỵ’ vào nó,
và hình như chuyện này chỉ xảy ra trước thời Bảo Đại!
*
Người ta hay nói ‘Chủ nghĩa nhất nguyên/nhị nguyên/đa nguyên’, ‘Chủ nghĩa Marx/Lenin’, ‘Chủ nghĩa giáo điều’, ‘Chủ nghĩa tam quyền phân lập’, ‘Chủ nghĩa tam dân’ (Tôn Dật Tiên), ‘Chủ nghĩa Phát-xít’, ‘Chủ nghĩa quân phiệt’, ‘Chủ nghĩa Putin’ (Putinism), ‘Chủ nghĩa Mao’, ‘Chủ nghĩa dân tộc cực đoan’/‘Chủ nghĩa Sô-vanh (Chauvinism)’, ‘Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan’, ‘Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán’, ‘Chủ nghĩa độc quyền về chân lý’, ‘Chủ nghĩa thực dân cũ/mới’, rồi đến ‘Chủ nghĩa siêu thực dân’, ‘Chủ nghĩa hàng giả, hàng nhái’, ‘Chủ nghĩa bành trướng bá quyền’ hay ‘Chủ nghĩa bành bá’… Một vài ‘chủ nghĩa’ có thể được nâng lên thành tư tưởng/học thuyết, nhưng, rất thường, chủ nghĩa không luôn đồng nhất với học thuyết, vì người đưa ra chủ nghĩa có thể là kẻ vô học hay có học.
Nói đến chủ nghĩa là nói đến việc nó có thể dấy động một lực lượng lớn quần chúng làm theo - mà có thể là đúng hay sai, chính hay tà, thiện hay ác… Tại sao? Ví dụ, vốn học hành không cơ bản: mới có mấy tháng học… sư phạm mẫu giáo, rồi ngồi đếm sách trong thư viện, rồi ‘nhảy vọt’ vào đại học tại chức, nên trừ việc xem ‘chính trị là thống soái’, Lông Trương Tam chả biết khoa học, nghệ thuật, nhân bản là có ý nghĩa gì, nên mấy cái thứ ‘lý sự chổi cùn’ của gã như ‘trí thức không bằng cục cứt’, ‘chính quyền đẻ ra từ họng súng’, ‘mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn sao là bắt được chuột’… nghe quá tầm thường (hồi năm 75, cậu tôi, ở chiến khu về, có kể cho tôi như vậy); vì nếu nói ‘trí thức không bằng cái cục cứt’ thì ai mà nghe lọt cái lỗ nhĩ!, nếu nói ‘chính quyền đẻ ra từ họng súng’ thì một là, anh là một đại ác ma vô nhân tính, hai là, ‘rồi có một ngày, có một ngày’ mà theo luật nhân quả thì cũng sẽ có cái ‘họng súng’ khác chĩa vào đầu con cháu của anh, còn nếu nói ‘mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn sao là bắt được chuột’ thì con nít ai mà hổng biết, chả phải phương Tây từ lâu đã nói là ‘mọi thứ được đánh giá bằng hiệu quả (cost-effectiveness) hay ‘khách hàng là thượng đế’ đấy sao! Nói như ông Lông thì chả có tính tư tưởng thế quái nào hết, vì nếu nói như thế thì Chí Phèo cũng nói được, Châu Văn Quềnh cũng nói xong, AQ lại càng sướng và ‘nổ’ long trời…, thế mà lại có một bọn ngợm nghiện sùng bái cá nhân và chuyên làm ‘hàng giả, hàng nhái’ thổi nó lên thành ‘Chủ nghĩa Lông’ (Lôngism) mà nếu không nhầm, đến con nít ở xứ ta cũng chả thấy có cái gì hay để mà học; đó là chưa kể vụ:
-Tên Luyện Lý Tứ đến xứ rùa X, phát biểu ở một cái ‘Hội nghị Diên Hồng’ nào đó,
mà đến nay chả thấy blogger nào nhắc lại thử là y có câu nào hay để… học hỏi, trừ việc phản thùng nhanh như chớp: mới vừa quay lưng qua Singapore thì liền phát biểu câu ‘Biển Đông là có từ thời ông cố tổ của hắn’!, ha..ha..ha…
*
Có thể người dịch phát biểu của ông Obama (ngày 24/5/2016, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình) đã dịch nhầm khi gọi là ‘triết học Phan Chu Trinh’, mà tôi đã… sửa lại là ‘toán Ngô Bảo Châu, triết Phan Chu Trinh, nhạc Trịnh’, ‘triết’ ở đây là ‘triết lý’ mà nếu được xây dựng có nền tảng hơn thì là ‘tư tưởng’, chứ không phải ‘triết học’ (có lẽ nhóm ‘5 người giúp ông Obama’ ở Tòa Bạch Ốc đã đứng trên quan điểm ‘cục bộ’ (!) mà cho rằng triết học là ‘triết học trong nước’!), vì ‘triết học’ là một khoa học có hệ thống, có nền tảng, có tầm cỡ quốc tế, có tiêu chí quốc tế/được quốc tế thừa nhận, như triết Phật/Chúa/Hồi giáo, Lão/Trang, triết Lâm Tế*, triết Hegel, triết Kant, triết Spinoza, triết Marx/Lenin, triết Nietzsche, triết J.P. Sartre, triết Camus, triết Krishnamurti… Cụ thể, cái ‘Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh’ chỉ có thể gọi là ‘tư tưởng Phan Chu Trinh’, vì từ ‘tư tưởng’ đến ‘triết học’ thì còn một khoảng cách rất xa, và trên thực tế là xưa nay, cả quốc tế lẫn trong nước, có mấy ai gọi cụ là triết gia đâu!
Và với cách nhìn này thì những Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân*, Phạm Công Thiện, Trịnh Xuân Thuận*, Lê Văn Tuấn*…, và ngay cả Khổng Tử có phải là triết gia hay không thì vẫn còn phải bàn (nhà toán học Lebniz không nghĩ vậy), nên có thể gọi họ - cũng như những Shakepeare, Cervantes (Don Quixote), Dostoievski, Hemingway, Mark Twain, Kim Dung, Obama!… là các ‘tư tưởng gia’!, chứ không thể tùy tiện đứng trên quan điểm ‘trong nước’ mà tự phong họ lên làm triết gia được!, và:
-Nếu làm như thế thì VN ta sẽ có vô số triết gia!
Híc..híc…
2. Chủ nghĩa bành bá và thủ lĩnh Bành Văn Bá
Chắc các bạn đều biết về khái niệm ‘đại công trường’ vào thời Bỗng Điên này…
Đại công trường là gì? Đại khái, tức là một nước X nào đó ‘được’ các tập đoàn siêu quyền lực xuyên quốc gia’ sử dụng như một cái ‘nhà trẻ’, để tận dụng lợi thế lao động đông với thù lao thấp, rồi xuất khẩu hàng ‘Made in China’ này sang các nước khác, thậm chí là nước chính chủ, để kiếm lợi nhuận siêu ngạch.
Và tại sao lại ‘được’ sử dụng chứ không ‘bị’ sử dụng, vì như GS Nguyễn Đình Cống, trong một trang web nào đó, có đưa ra hai khái niệm khá hay là ‘bị lừa’ và ‘được lừa’, ý nói là kẻ ‘bị lừa’ thì phải thấy đau khổ, nhưng:
-Kẻ ‘được lừa’ vì không biết là ‘bị lừa’ nên cứ tự sướng và huyên hoang khoác lác, thậm chí là lừa dối lão bá tánh.
Quốc gia X ‘được lừa’ này, trong một sát-na của lịch sử, khoảng 20-30 năm, thì có thể có GDP ‘nhảy vọt’ và được giới truyền thông tư bản thổi phồng lên là có nền ‘kê-tính’ nhất quỷ nhì ma, à quên, nhất Mỹ nhì Hoa, nên anh chàng AQ này hí hửng, định làm luôn cái thế giới đại đồng: măm măm luôn cái Bỗng Điên, rồi thẳng tiến đảo Guam, rồi tiện thể cẩu xực luôn cái Washington: Nam mô a di thò phò, thiện tai!, thiện tai!
Lưu ý là nếu tính GDP cho nước Mỹ, Ả Rập (UAE) hay Singapore… thì có khác, vì họ là nước có nền khoa học và kỹ thuật ‘sáng tạo’, có nguồn vốn tự có - rồi đầu tư sang các nước ‘nhà trẻ’, chứ không phải là các nước sao chép khoa học kỹ thuật (vd, nước X) hay vay mượn USD từ các nước giàu (vd, Hy Lạp, VN*)...
*
Nhưng ai có ngờ đâu, vốn có bản chất văn hóa liệt quốc là ‘chủ nghĩa bang hội’ hay ‘chủ nghĩa dòng tộc’ (xem entry trước: ‘Các đại ma đầu xưa và nay’), các AQ ở đây đâu có chịu thiệt, lẽ nào ta cong lưng ra làm cho mấy đại ma đầu như Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hi Lai, Chu Vĩnh Khang… xơi hết phần thịt, chỉ còn để lại cho ta phần xí quách, nên họ âm thầm hay công khai làm ‘hàng giả’ hay ‘hàng nhái’, như có ‘Cà phê Trung Nguyên’ thì cũng có vô số loại cà phê giả khác pha ‘hương liệu Tàu’ vậy, cụ thể là Hãng nước ngọt coca-cola Tàu mới vừa sản xuất ra mấy trăm ngàn thùng Coca còn nguyên chất độc hại Clor, làm không ít lão bá tánh Tàu suýt xuống dưới mặt đất mà trình diện Diêm Chúa, đến nỗi mà tập đoàn Tàu này phải dập đầu xin lỗi thiếu điều muốn vỡ trán!... Và công ty Formosa hay công ty Alibaba cũng không ngoại lệ, công ty Formosa nổi tiếng nhất thế giới về cái bí quyết… độc môn là làm ô nhiễm môi trường (giải Hành Tinh Đen), cụ thể là thải chất độc trực tiếp ra biển; còn công ty Alibaba vừa mới bị thế giới lên án là các chi nhánh của họ đã có 40% sản phẩm là hàng giả và hàng nhái!
Vì sao? Vì nếu làm hàng giả hay hàng nhái như vậy, thì mấy AQ Tàu mới không phải tốn tiền vì công đoạn xử lý chất thải, về công nghệ làm lạnh, về chất thải rắn… như chất Clor, (làm lạnh) sắt/thép, rác rưởi xây dựng/công nghiệp…, nên giá thành của họ ‘mềm’ hơn giá của chính chủ. Các mặt hàng này, một phần nhỏ dùng để tiêu thụ nội địa, còn phần lớn là:
-Bắt ép các nước đàn em phải tiêu thụ các lọai hàng tiềm ẩn chất độc hại (mà hình như không dám hó hé!), thông qua cái được gọi là ‘hiệp định hữu nghị’, hệ quả là nhiều người dân từ các nước mà bị họ coi là ‘man di mọi rợ’ này phải chết dần chết mòn vì mắc đủ thứ bệnh kỳ lạ!
‘Rồi có một ngày, có một ngày’, việc tiêu thụ các mặt hàng này bị ‘bão hòa’, chúng dội ngược về nước X, và tồn đọng, không có lãi, mà lỗ ngày càng tăng, nên các tập đoàn siêu quyền lực nhanh chóng rút vốn ra, thế là việc ‘sụp đổ chứng khoán’ xuất hiện nhanh như tia chớp: nước X phải bơm vào hàng trăm tỉ USD, nhưng ‘mèo vẫn hoàn mèo’ - tức là như muối bỏ biển, đồng thời cái quy luật nhân quả tự nhiên-xã hội xuất hiện đúng lúc: quy luật ‘lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt’, hay ‘chạy trời không khỏi nắng’ báo ứng nhãn tiền vào nước X!
*
Có thể người dịch phát biểu của ông Obama (ngày 24/5/2016, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình) đã dịch nhầm khi gọi là ‘triết học Phan Chu Trinh’, mà tôi đã… sửa lại là ‘toán Ngô Bảo Châu, triết Phan Chu Trinh, nhạc Trịnh’, ‘triết’ ở đây là ‘triết lý’ mà nếu được xây dựng có nền tảng hơn thì là ‘tư tưởng’, chứ không phải ‘triết học’ (có lẽ nhóm ‘5 người giúp ông Obama’ ở Tòa Bạch Ốc đã đứng trên quan điểm ‘cục bộ’ (!) mà cho rằng triết học là ‘triết học trong nước’!), vì ‘triết học’ là một khoa học có hệ thống, có nền tảng, có tầm cỡ quốc tế, có tiêu chí quốc tế/được quốc tế thừa nhận, như triết Phật/Chúa/Hồi giáo, Lão/Trang, triết Lâm Tế*, triết Hegel, triết Kant, triết Spinoza, triết Marx/Lenin, triết Nietzsche, triết J.P. Sartre, triết Camus, triết Krishnamurti… Cụ thể, cái ‘Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh’ chỉ có thể gọi là ‘tư tưởng Phan Chu Trinh’, vì từ ‘tư tưởng’ đến ‘triết học’ thì còn một khoảng cách rất xa, và trên thực tế là xưa nay, cả quốc tế lẫn trong nước, có mấy ai gọi cụ là triết gia đâu!
Và với cách nhìn này thì những Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân*, Phạm Công Thiện, Trịnh Xuân Thuận*, Lê Văn Tuấn*…, và ngay cả Khổng Tử có phải là triết gia hay không thì vẫn còn phải bàn (nhà toán học Lebniz không nghĩ vậy), nên có thể gọi họ - cũng như những Shakepeare, Cervantes (Don Quixote), Dostoievski, Hemingway, Mark Twain, Kim Dung, Obama!… là các ‘tư tưởng gia’!, chứ không thể tùy tiện đứng trên quan điểm ‘trong nước’ mà tự phong họ lên làm triết gia được!, và:
-Nếu làm như thế thì VN ta sẽ có vô số triết gia!
Híc..híc…
2. Chủ nghĩa bành bá và thủ lĩnh Bành Văn Bá
Chắc các bạn đều biết về khái niệm ‘đại công trường’ vào thời Bỗng Điên này…
Đại công trường là gì? Đại khái, tức là một nước X nào đó ‘được’ các tập đoàn siêu quyền lực xuyên quốc gia’ sử dụng như một cái ‘nhà trẻ’, để tận dụng lợi thế lao động đông với thù lao thấp, rồi xuất khẩu hàng ‘Made in China’ này sang các nước khác, thậm chí là nước chính chủ, để kiếm lợi nhuận siêu ngạch.
Và tại sao lại ‘được’ sử dụng chứ không ‘bị’ sử dụng, vì như GS Nguyễn Đình Cống, trong một trang web nào đó, có đưa ra hai khái niệm khá hay là ‘bị lừa’ và ‘được lừa’, ý nói là kẻ ‘bị lừa’ thì phải thấy đau khổ, nhưng:
-Kẻ ‘được lừa’ vì không biết là ‘bị lừa’ nên cứ tự sướng và huyên hoang khoác lác, thậm chí là lừa dối lão bá tánh.
Quốc gia X ‘được lừa’ này, trong một sát-na của lịch sử, khoảng 20-30 năm, thì có thể có GDP ‘nhảy vọt’ và được giới truyền thông tư bản thổi phồng lên là có nền ‘kê-tính’ nhất quỷ nhì ma, à quên, nhất Mỹ nhì Hoa, nên anh chàng AQ này hí hửng, định làm luôn cái thế giới đại đồng: măm măm luôn cái Bỗng Điên, rồi thẳng tiến đảo Guam, rồi tiện thể cẩu xực luôn cái Washington: Nam mô a di thò phò, thiện tai!, thiện tai!
Lưu ý là nếu tính GDP cho nước Mỹ, Ả Rập (UAE) hay Singapore… thì có khác, vì họ là nước có nền khoa học và kỹ thuật ‘sáng tạo’, có nguồn vốn tự có - rồi đầu tư sang các nước ‘nhà trẻ’, chứ không phải là các nước sao chép khoa học kỹ thuật (vd, nước X) hay vay mượn USD từ các nước giàu (vd, Hy Lạp, VN*)...
*
Nhưng ai có ngờ đâu, vốn có bản chất văn hóa liệt quốc là ‘chủ nghĩa bang hội’ hay ‘chủ nghĩa dòng tộc’ (xem entry trước: ‘Các đại ma đầu xưa và nay’), các AQ ở đây đâu có chịu thiệt, lẽ nào ta cong lưng ra làm cho mấy đại ma đầu như Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hi Lai, Chu Vĩnh Khang… xơi hết phần thịt, chỉ còn để lại cho ta phần xí quách, nên họ âm thầm hay công khai làm ‘hàng giả’ hay ‘hàng nhái’, như có ‘Cà phê Trung Nguyên’ thì cũng có vô số loại cà phê giả khác pha ‘hương liệu Tàu’ vậy, cụ thể là Hãng nước ngọt coca-cola Tàu mới vừa sản xuất ra mấy trăm ngàn thùng Coca còn nguyên chất độc hại Clor, làm không ít lão bá tánh Tàu suýt xuống dưới mặt đất mà trình diện Diêm Chúa, đến nỗi mà tập đoàn Tàu này phải dập đầu xin lỗi thiếu điều muốn vỡ trán!... Và công ty Formosa hay công ty Alibaba cũng không ngoại lệ, công ty Formosa nổi tiếng nhất thế giới về cái bí quyết… độc môn là làm ô nhiễm môi trường (giải Hành Tinh Đen), cụ thể là thải chất độc trực tiếp ra biển; còn công ty Alibaba vừa mới bị thế giới lên án là các chi nhánh của họ đã có 40% sản phẩm là hàng giả và hàng nhái!
Vì sao? Vì nếu làm hàng giả hay hàng nhái như vậy, thì mấy AQ Tàu mới không phải tốn tiền vì công đoạn xử lý chất thải, về công nghệ làm lạnh, về chất thải rắn… như chất Clor, (làm lạnh) sắt/thép, rác rưởi xây dựng/công nghiệp…, nên giá thành của họ ‘mềm’ hơn giá của chính chủ. Các mặt hàng này, một phần nhỏ dùng để tiêu thụ nội địa, còn phần lớn là:
-Bắt ép các nước đàn em phải tiêu thụ các lọai hàng tiềm ẩn chất độc hại (mà hình như không dám hó hé!), thông qua cái được gọi là ‘hiệp định hữu nghị’, hệ quả là nhiều người dân từ các nước mà bị họ coi là ‘man di mọi rợ’ này phải chết dần chết mòn vì mắc đủ thứ bệnh kỳ lạ!
‘Rồi có một ngày, có một ngày’, việc tiêu thụ các mặt hàng này bị ‘bão hòa’, chúng dội ngược về nước X, và tồn đọng, không có lãi, mà lỗ ngày càng tăng, nên các tập đoàn siêu quyền lực nhanh chóng rút vốn ra, thế là việc ‘sụp đổ chứng khoán’ xuất hiện nhanh như tia chớp: nước X phải bơm vào hàng trăm tỉ USD, nhưng ‘mèo vẫn hoàn mèo’ - tức là như muối bỏ biển, đồng thời cái quy luật nhân quả tự nhiên-xã hội xuất hiện đúng lúc: quy luật ‘lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt’, hay ‘chạy trời không khỏi nắng’ báo ứng nhãn tiền vào nước X!
***
Viết đến đây, tôi có nói với một blogger là: ‘À, anh quên đưa 1 ví dụ này nữa vào phần 2 (từ báo Tuổi trẻ)’ - như sau:
Đại ma đầu ‘bão biển Đông’
Hôm nay vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên. Lại bắt đầu một mùa bão tố làm bà con ngư dân mình nhọc nhằn giữa biển khơi.
-Nghe tới bão tố là tui lên ruột. Nhưng chưa lên ruột bằng chuyện 3 tàu cá với 134 ngư dân gặp gió lớn xin vào trú tránh ở bãi cạn Scarborough của Philippines hôm 25-5 bị mấy ông tàu Trung Quốc chặn đường. Mãi cho tới khi phía Việt Nam yêu cầu, mấy ổng mới miễn cưỡng nhường đường. Ác!
-Chắc mấy ông bạn này mù mờ đối với Công ước quốc tế về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979 mà cả thế giới ủng hộ vì lý do nhân đạo và hợp tác phát triển. Hoặc cũng có khi mấy ổng chưa bao giờ... gặp nạn, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!
-Sao lại chưa? Ngư dân mình đi biển đã bao nhiêu lần cứu ngư dân hoặc tàu bè của bạn bị nạn. Là con người với nhau, có lương tâm thì thấy người khác gặp nạn sẽ ra tay cứu giúp ngay, chớ đừng nói chờ người ta xin giúp.
-Cũng có khi những tranh chấp lớn làm người ta trở nên nhỏ nhoi hẹp hòi.
-Dĩ nhiên là có lý do đó, nhưng tui còn nghĩ tới điều khác...
-Điều gì?
-Ở đất nước này người ta thấy người khác bị nạn ngay trước mắt còn không động lòng trắc ẩn thì làm sao lấy những tiêu chuẩn lương tri con người nói chung ra để soi rọi được! Thôi thì... sống chung với bão thôi!
(Bút Bi). Xem tại:
Rồi tôi hỏi cô ấy là:
-Có nên kết luận thêm là ‘Chủ nghĩa bành trướng bá quyền’ là ‘Chủ nghĩa bành bá’, mà thủ lĩnh của nó là Bành Văn Bá?’.
Cô ấy nói là:
-‘Không cần thêm gì cả’.
Yes, madam!
(HẾT)
---------
Ghi chú:
1-Chủ nghĩa Sô-vanh (Chauvinism) là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, bài ngoại, tự cho dân tộc mình là dân tộc siêu đẳng có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác. (wikipedia)
2-Dubai (Đu-bai): là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập... Với dân số là 1.771.000 người, diện tích là 1.287,4 km2 (số liệu diều tra năm 2009), Dubai là thành phố giàu nhất thế giới! Mặc dù tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chung của thành phố và được cư dân nói rộng rãi… Chắc hẳn các bạn đã nghe nói đến sự giàu có của Dubai, đã nghe nói đến khách sạn 7 sao duy nhất, đến ngôi nhà cao nhất thế giới đến khách sạn dát vàng, đến đảo nhân tạo hàng tỉ USD đến con đường toàn siêu xe... (tourdulichdubai.net)
3-Đỗ Long Vân (?-1997): Tác giả của cuốn ‘Vô Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung’ mà được Bùi Giáng đánh giá là: ‘Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương…’. Hiện nay, trên mạng không có thông tin về tiểu sử của anh. Mình không biết nên không thể viết ẩu được. Nếu có blogger nào biết thì vui lòng cho mình thông tin hoặc đường dẫn, xin cám ơn.
4-Lâm Tế: Đứng đầu tông này là hình tượng và phong cách xuất chúng của vị Khai tổ Lâm Tế (?-866/867) đời nhà Đường. Trong đời nhà Tống…, Lâm Tế tông là một dòng thiền được liệt vào Ngũ gia thất tông (Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn tông) - tức là Thiền chính phái - được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Tông này ngày nay... vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản… Khoảng vài mươi năm đến bây giờ, tông Lâm Tế được truyền bá rộng rãi đến phương Tây… (wikipedia)
5-Lê Văn Tuấn: sinh 1953, nay sống tại SG; ‘vào đêm 20 tháng 8 năm 2011, tại Grand Plaza - 117 đường Trần Duy Hưng, thủ đô Hà Nội, một sự kiện ‘vinh dự bất ngờ’ lớn lao đã đến với tác giả Lê Văn Tuấn khi… ông chính thức được vinh danh là nhà Khoa học Thế giới’, trong đó, có việc ông được UNESCO VN công nhận là ‘triết gia’! , tôi có cố gắng tìm gặp ông để xem thử sao, nhưng chưa thành. (NGLB)
6-Trịnh Xuân Thuận (sinh 1948) là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực Vật lý thiên văn, là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về Vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia,,, và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận lãnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội. (wikipedia)
7-Việt Nam nợ công 110 tỷ USD: Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan Việt Nam, và như vậy mỗi người dân đang gánh trên 1.200 USD nợ công, tương đương hơn nửa năm thu nhập… Ngân hàng Thế giới (WB) - nhà tài trợ đa phương lớn nhất hôm qua công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ. Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% - xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra…(Phương Linh, kinhdoanh.vnexpress.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét