Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Biển Đông đang rất nóng!

TIN CỰC NÓNG: 10 CHIẾN HẠM MỸ RẦM RẬP VÂY TQ Ở BIỂN ĐÔNG

Ảnh minh họa. 

10 chiến hạm Mỹ rầm rập "vây" Trung Quốc 
ở Biển Đông

VnMedia
14:55, Thứ Tư, 22/06/2016 (GMT+7)

Hải quân Mỹ vừa đưa hai nhóm tàu sân bay chiến đấu đến Biển Đông để tiến hành tập trận. Đây là lần đầu tiên diễn ra một cuộc tập trận có sự tham gia của hai tàu chiến được ví là vũ khí bá chủ đại dương ở trong khu vực này trong vòng 2 năm trở lại đây. Động thái của Mỹ được tung ra ngay trước thềm một phán quyết của toà án trọng tài quốc tế liên quan đến vấn đề Biển Đông. 


Hai nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) bao gồm hai siêu tàu sân bay hạt nhân, hai tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường cùng 6 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đang “dàn trận” ở Biển Đông. Theo thông thường, hai nhòm tàu sân bay tấn công còn phải bao gồm hai tàu ngầm tấn công hạt nhân nhưng Hải quân Mỹ chưa xác nhận sự có mặt của tàu ngầm hạt nhân.

Cùng với lực lượng hùng hậu gồm 10 tàu chiến, nhóm hai tàu sân bay tấn công còn sở hữu lực lượng tấn công cực mạnh trên bầu trời gồm 140 máy bay, trong đó có 80 chiếc F/A-18 Hornets, cùng khoảng 70 bệ phóng tên lửa.

Tàu sân bay USS John C. Stennis đóng tại Washington là lực lượng chủ lực trong Nhóm Tàu sân bay Tấn công 3. Nhóm này gồm tuần dương hạm USS Mobile Bay mang tên lửa tối tân Aegis và 3 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence, USS Chung-Hoon và USS Stockdale. Nhóm Tàu sân bay Tấn công 3 còn có biệt danh là "Hạm đội Xanh vĩ đại” do các tàu đều áp dụng những biện pháp tiết kiệm năng lược và nhiên liệu sinh học thay thế.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đóng tại Yokosuka, Nhật Bản và là một phần của Nhóm Tàu sân bay Tấn công 5. Các tàu khác bao gồm tuần dương hạm USS Chancellorsville mang tên lửa Aegis và các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, USS McCampbell và USS Benfold.

Cuộc tập trận của hai nhóm tàu sân bay nói trên diễn ra vào thời điểm này không phải là một sự tình cờ hay ngẫu nhiên. Mỹ muốn phát đi một thông điệp đối với Trung Quốc ngay trước thềm sự kiện đang rất được chờ đợi - đó là việc Toà án Trọng tài Thường trực ở The Hague sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines. Theo đó, toà án này được cho là sẽ bác bỏ đòi hỏi chủ quyền tham lam và phi lý của Trung Quốc dựa vào đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Một số chuyên gia cho rằng, Trung Quốc có thể tung ra một số động thái quân sự nếu toà án ra phán quyết bất lợi cho họ. Sự hiện diện của hai nhóm tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông có thể sẽ ngăn không cho Bắc Kinh thực hiện bất kỳ hành động quân sự nào.

Kiệt Linh (tổng hợp) 
 Ảnh chụp màn hình bài báo lúc 18h43.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: