Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

PHÙNG QUÁN BUỒN






Đỗ Hoàng
 
         Phùng Quán thì buồn cả đời. Điều ấy không cần phải nói. Nhưng tôi gặp Phùng Quán buồn một lần mà nhớ mãi.
 Đó là hôm Phùng Quán mang bị cói từ trong Nam trở lại Hà Nội quảng đâu đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước.
  Nghe tin anh trở lại Hà nội, tôi vui ra mặt. Vừa có chỗ chơi, vừa có rượu uống, vừa hóng hớt nhiều chuyện mà sách báo không có in.
 Bước vào nhà anh (chính xác là cái chái của một phòng học Chu Văn An, vợ chồng anh đâ ở trên dưới ba bốn chục năm). Anh ngồi ủ rủ một tay vê thuốc, một tay cầm cái cần điếu bát đưa lên miệng hút thử hơi. Thái độ trầm cảm giông giống như anh Hải Bằng bỏ Sài Gòn ra Huế năm trước vì hai anh em ruột khích bác nhau.
Tôi bổ bả:
- Không phải vào Sài Gòn sống luôn?
- Sống cái đéo gì?  – Phùng Quán người Huế mà văng tục cũng rất giống dân Bắc – Rồi anh chỉ tay lên Chòi ngắm sóng ngồi. Chòi ngắm sóng là cái chòi anh làm thêm dựa vào tường của nhà trường. Chòi cao mét rưỡi, rộng độ 2m2, cửa mở nhìn ra Hồ Tây, đủ cho năm sau anh em ngồi.
  Phùng Quán mở hủ rượu ra, bảo tôi muốn uống bao nhiêu cũng được.
  - Em sống Nam Bộ từ thập kỷ 80 em biết trong ấy đỡ hơn ngoài mình cả đời sống lẩn tư tưởng. Dân Nam Bộ nghĩa hiệp, phóng khoáng hơn ngoài mình nhiều!
   - Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly – Phùng Quán vẫn ẩm ờ chưa nói rõ nguyên nhân vì sao bỏ Sài Gòn ra Bắc.
  - Cả đời anh thua rồi, thua keo này nữa có ăn nhằm gì – Tôi chế anh.
 - Ta thua ta không hề gì, ta thua địch mới cay -  Phùng Quán thấy tôi uống rượu khoái quá anh ta nghiêng hủ rót cho mình đầy chén.
 Khi rượu đã ngà ngà say anh mới kể thật chuyện anh bỏ Sài Gòn.
   Chuyện thế này.
 Trí thức văn nghệ sỹ miền Nam tạm chiến rất ngưỡng mộ Phùng Quán. Ở Huế có một nữ sỹ coi anh là là Soái đã tặng cho anh nửa năm “trăng mật” tại biệt thự của cô ta! Anh vừa hút thuốc lào vừa giã gạo đến hơn nửa năm trời.
   Tôi đã nhiều lần theo hầu anh chở tiểu thư bằng xe đạp lên lên về về Tràng Tiền.
    Vào Sài Gòn anh gặp Trịnh Công Sơn và nhiều trí thức miền Nam tạm chiếm khác. Đọc thơ hát hò thế nào đó mà anh em nói phía Bắc không có bài thơ nhạc nào viết hay về đồng đội như bài hát của Trịnh Công Sơn. Phùng Quán nổi đóa nhưng đành phải chấp nhận thua. Và khóc với lời hờn mát. Lời hờn mát này Phùng Quán kể lại với tôi hôm đó.
 Anh rơm rớm nước mắt nói: “ Tao nói ngay với họ, chúng tôi có lỗi với đồng đội của chúng tôi, chúng tôi chưa viết hay về đồng đội của chúng tôi như các anh viết hay về đồng đội của các anh.”
 Anh im lặng, lát sau ngước lên tiếp:
- Mần răng mà ở với người ta!
Thật ra thì không nên hờn mát và giận dỗi làm gì. Mình thắng người ta về súng đạn chứ không thắng về văn hóa thơ ca âm nhạc. Họ có một khoảng trời cho thơ ca nhạc họa phát triển. Riêng âm nhạc của họ thì ắt đứt của ta. Bốn mươi năm qua, ngay các nhạc sỹ được giải thưởng Hồ Chí Minh có ai có nhạc được truyền thông  đại chúng và dân chúng ngày nào cũng hát như nhạc Trịnh Công Sơn?
    Trịnh viết cho cõi người, cõi muôn đời! Và họ được muôn người ngưỡng vọng cà bên thắng và bên thua!
“Anh nằm xuống chưa một lần
Khoảng trời nào anh đã bay qua …”
Cuộc tình rôi quên…
Chuyện tinh rồi xa…”

Mình viết tốc hủ:
“ Giặc bắn em rồi 
Quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xót lòng anh chết nửa con người!"
         Bên ta viết cho bộ tộc, lại kém thi pháp nên mình thua là phải anh ạ! – Tôi nói với anh Phùng Quán buổi đó như vậy. Dân Viết văn Nguyên Du ngang tàng là thế.
    Phùng Quán im lặng, anh càng buồn thêm!

Hà Nội ngày 5-4-2015

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: