Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Gặp "Động vật quý hiếm" trong lang văn XHCN


Thứ bảy - 18/07/2015 11:30


Đỗ Hoàng

 
“Động vật quý hiếm” trong làng văn  XHCN Việt Nam là cách nói vui của anh em nhà văn trong Hội Nhà văn Việt Nam gọi các nhà văn không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì tỷ lệ nhà văn không Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội Nhà văn Việt Nam rất thấp. Trước đây không quá 5%. Năm 2000 trong 900 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam độ 40 nhà văn không Đảng viên. Nay trong không khí dân chủ tỷ lệ ấy có tăng lên nhưng cũng không nhiều. Và nhà văn không Đảng viên vẫn được gọi là “động vật quý hiếm”(!)
           Nhà thơ, nhạc sỹ lừng danh “Làng quan họ quê tôi”, “Úp mặt sông quê” Nguyễn Trọng Tạo được tôi gặp đầu tiên ngoài hành lang hội trường khách sạn La Thành. Anh là đồng đội cũ của tôi. Tôi coi anh như thủ trưởng. Nguyễn Trọng Tạo chọn in bài thơ “Hoa phong lan” của tôi trong Thơ tuyển Quân khu 4 năm 1964  - 1975, lo biên tập và in tập thơ đầu tay “ Khi em xa Huế”, Huế 1988, cùng Phạm Tiến Duật tác động mạnh mẽ để tôi vào Hội Nhà văn  Việt Nam năm  1997 (nhưng mãi đế năm 2001) tôi mới được kết nạp vì tập thơ “Tâm sự người lính”)
 Anh Tạo thường nói: “Có kẻ muốn thương không thương được”, “có người muốn ghét không ghét được” . Đỗ Hoàng là không ghét được!
 Hôm nay anh nói: “Đỗ Hoàng là nhà phê bình hậu hiện đại nhưng ai tao chơi là mày phê hết.
 Tôi nói: “Anh lăng xê những đứa không biết làm văn chương. Lần này em sẽ phê tiếp thằng Nguyễn Bình Phương”
Anh Tạo cười: “ – Nó là thằng em tao”  !
-          Em phê nó là không biết viết văn làm thơ, chứ không phải phê em anh – Tôi nói.
-          Nó vừa vào Chấp hành tha cho nó! – Anh Tạo bảo
 
*
 Tôi và Bảo Ninh cùng khôi các nhà văn thuộc cơ quan Trung ương Hội nên cùng ngồi một dãy với nhau sau Hội trường. Thôi thì “ ai bầu ai bán mặc ai, chúng mình vẫn cứ lai rai chuyện trò.”Mấy văn khuyển bất tài bất tướng cầm micơro sửa ăng ẳng trên sân khấu như những con chó điên.
  Nhà văn Phạm Ngọc Tiến trên hội trường đi ngang chỗ chúng tôi ngồi để ra hành lang, mặt đỏ bừng như mặt Quan công uống rượu, chưởi tục: “ Như .ồn! .ồn! .ồn!
  Các nhà văn cười ngặt nghẽo! Nhà văn nữ Lê Minh Khuê bưng mặt bững mũi. Bảo Ninh cười sặc sụa:
- Nó xúc phạm .ồn đấy!

 Tôi và Bảo Ninh khóa 3 trường Viết văn Nguyễn Du. Khi Bảo Nính in tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh” đề quê là Hà Nội, tôi tưởng gã người Hà Nội thật. Hóa ra Bảo Ninh quê xịn Quảng Bình. Bảo Ninh lấy tên xã của minh đặt làm bút hiệu. Năm 1990, Liên Xô , Đông Âu sụp đỏ cái rầm, ai cũng tưởng Chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới tiêu vong. Hội Nhà văn Việt Nam thức thời tặng ngày tiểu thuyết “Thân phận tình yêu”  làm giải thưởng hàng năm (Nhà xuất bản đổi tên Nỗi buồn chiến tranh cho nhẹ đi). Nhờ thế Bảo Ninh tên tuổi nổi như cồn. Cũng là cái may mắn hi hữu! Sau này tất cả vũ như cẩn, không ai có cái may mắn đó!
 Bảo Ninh xuất thân là gia đình đại trí thức Cách mạng. Bố là giáo sư ngôn ngữ học, đi kháng chiến chống Pháp. Không hiểu sao gã không vào Đảng Cộng sản Việt Nam? Hai ông phản chiến tiêu biểu trong cuộc chiến nồi da xáo thịt trên đất Việt chúng ta là Bảo Ninh và Trịnh Công Sơn đều được thế giới vinh danh. Nhà nước cũng bực nhưng cũng thơm lấy! Trịnh Công Sơn ở nhóm bại nhưng cũng vinh vang trong phe thắng
“ Sung sướng một thời trong nhóm bại
Vinh vang muôn thuở giữa phe hơn”
Bảo Ninh thì “vinh vang muôn thuở ở phe hơn!”
Tự hào thay dân Quảng Bình quê tôi!


*


  Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ngồi gần đầu hội trường. Tôi biết anh từ những năm ở Huế, khi anh có tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” ký tên  là Đào Phương in ở NXB Thuận Hóa bị đánh lên bờ xuống ruộng. Đánh mạnh nhất là Phan Tứ. Phan Tứ chơi mấy bài trên báo Nhân Dân. Từ đó anh không dám viết hiện thực đương đại nữa, anh quay viết lịch sử, nổi tiếng với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa…Viết thế tha hồ chưởi vua chúa,  trùm phe, ác bá, chẳng ai bắt bẻ, lại có tiền, có tiếng.
 Tôi nhớ lầm đi trại viết Đại Lãi, tôi và Vương Trọng cải nhau, anh và tôi đi bên hồ, anh bảo: “Nhà văn trong Hội mình nhiều người bảo hoàng lắm, Hoàng nên cẩn thận khi giao tiếp, nói năng”
 Lần ấy bàn về thơ chống Mỹ. Vương Trọng cho Phạm Tiến Duật là ngọn cờ hàng đầu trong thời ấy. Anh Trọng nói thế là tôn trọng bạn và biết thân phận của mình.
  Tôi thì nói ý khác, tôi nói:
-          Thơ chống Mỹ  là thơ cổ động viên một chiều!
 Vương Trọng mặt đỏ phừng phừng lên chưởi tôi:
-          Mi đi trại ăn uổng cơm Hội Nhà văn, mi là kênh khác, kênh hải ngoại
Chắc Vương Trọng cú tôi  vì anh không biết chữ Hán lại dịch thơ chữ Hán mà dịch sai lung tung, bị tôi phê!
Đời nào “ Trượng phu thiên lý chí mã cách” mà lại dịch” Lấy da ngựạ bọc chí trai”, “ Cửu trùng án kiếm khởi đượng tịch” dịch “Vua chống kiếm đứng lên ngay”
 Nó quá buồi cười quá!
Viết tránh đi mà nổi tiếng còn có nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) lưu lạc bên Đức với tiểu thuyết Quyên!. Thọ cứ cho Quyên tha hồ làm tình, cởi quần cởi xi líp thoái mái bên Tây, đừng cởi bên ta là được. Đau đớn hơn cả cô Kiều. Thế là trúng số. Nhà nước cho giải, doanh nghiệp đưa tiểu thuyết lên phim. Vừa có tiền, vừa có tiếng!
 

*

 Nhà văn Nguyễn Hiếu viết khối lương tác phẩm thật đáng nể. Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long anh được in một mét cao sách. Hôi trước thiên niên kỷ 2000, tôi làm biên tập sách văn nghệ NXB giao thông vận tải có biên tập cho anh cuốn tiểu thuyết “Biển toàn là nước”. Anh viết về đội tàu viễn dương của ta. Các thủy thủ biết làm ăn, biết chơi bời, gái gú. Tông viết lúc ấy của anh cũng khá  bạo!
 Anh hay cười nói trong nuối tiếc: “ Mình đối tượng Đảng 30 năm mà vẫn không được kết nạp. Mỗi lần chuẩn bị kết nạp là mỗi lần gặp sự cố!
Tôi đùa: “Số mệnh nhà văn là phải thế!

*

Nhà văn Ông Văn Tùng vẫn còn khỏe, anh chắc ngoại 80 rồi.
  Trong bửa tiệc đứng tổng kết. anh nói::
-          Minh với cậu có thời thân thiết nên nối lại.
-          Đúng vậy, kết thân mới khó anh ạ! – Tôi nhất trí.
Nhà văn Ông Văn Tùng viết độ 10 cuốn tiếu thuyết 3 tập truyện ngắn. Trong đó có những cuốn rất được như “Những linh hồn bị hành quyết”, “ Pháp trường trắng”” Những kẻ lắm tiền”, “Khát vọng đau đớn”…
 Và sách dịch tiếng Trung của anh thì kể không hết. Có quyển tôi và anh dịch chung như “Những điều chưa biết về Từ Hy Thái hậu”, “Vào hang bắt cọp, “ Không tử thuyết”…
  Anh bỏ ngành giáo dục về làm anh bán sách rong là vì một tiết dạy thơ Tố Hữu “Bài ca xuân 61” mà tôi có viết trong một tiểu luận.
 Thuở ấy anh từ trong Khu 4 lăn lộn về được đến huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) dạy văn cấp 3. Hôm đó thao giảng  tiết học “ Bài ca xuân 61” của Tố Hữu. Anh giảng đến khổ:
“Rất chân thật trái tim anh đó
Chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, phần để em yêu…”
 Thì anh nổi lên cười sằng sặc như một kẻ khùng:
“Trần Bình phân nhục thâm công/ Trần Bình phân nhục thậm công” (Tướng Trần Bình ,  bên Trung Quốc, chia thịt cho quân linh vạn người nhưng rất công bình, chính xác.)
 Vì tưởng Trần Bình xuất thân là một anh bán thịt lợn.
Ai đời thuở nào trái tim mà đem chia! Nịnh thối Đảng!
  Và anh bỏ trường , bỏ tiết dạy về ở bãi rác Đê La Thành. Mài hơn 20 năm sau anh dẫn tôi lên Hoài Đức xin lại thời gian công tác dạy học để làm sổ hưu!

*

 Sắp về nhà, tôi ra đường Lê Hồng Phong thì gặp ngay Thạch Quỳ. Anh Quỳ người gầy như que sậy. Chỉ thấy nụ cười:
  - Tao đọc mạng nét mày thấy thú vị
   Hồi làm Trưởng Ban thơ Tạp chí Nhà văn tôi có giới thiệu thơ anh Quỳ mấy lần trên Tạp chí. Anh là một cái tôi rắn như đá. Thạch Quỳ có cá tính, có bản lĩnh.
     Tôi gặp anh lần đầu ngay tại Huế lúc tôi sắp bỏ Huế vào cày cuốc trong Nam Bộ. Tôi nhớ mẹ tôi cho tôi hơn chỉ vàng phòng thân. Tôi bán và có tí tiền đãi Thạch Quỳ, Triều Nguyên và một vài anh em khác.
 Thơ Thạch Quỳ có nhiều cái chung khá nhưng có những cái riêng rất đặc sắc. Thời cón sống, Xuân Quỳnh rất quý mến Thạch Quỳ
“Năm 60 tôi vào Đại học
Thương anh không bằng cấp giữa đời
Năm 80 anh xây lầu gác
Nhìn cuộc đời anh lại cười tôi”
  Nó đau lắm, đau cho một thời và nhiều thời khi họ toàn dùng kẻ lưu manh, láu cá vặt, cả ngu si, dốt nát và ác độc….Anh trí thức tinh hoa, chân chính bị loại ra ngoài rìa,  phải sống nghèo hèn!
Đúng là
“Ăn trộm, ăn cướp thành Phật , thành tiên
Đi chùa, đi chiền bán thân bất toại

*
(còn nữa)

Hà Nội 16 – 7 -2015

Đ - H
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: