Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 20/8 đã có bài bình luận với giọng điệu đầy giận dữ, khi cho biết công cuộc cải cách toàn diện do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng đang vấp phải sự kháng cự “không thể tưởng tượng”.

Dân trí 

china-xi-jinping-march-2013-8842f
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng tại Hồng Kông, bài viết khẳng định công cuộc cải cách tại Trung Quốc đang ở giai đoạn quyết định, và vấp phải những khó khăn khổng lồ, do ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm khác nhau.
“Cuộc cải cách sâu rộng đã đụng chạm tới các vấn đề cơ bản đó là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này, với mục tiêu khiến nó trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết. “Mức độ phản kháng đang vượt xa những tưởng tượng trước đây”.
Bài bình luận được đề tên “Gouping”, một bút danh thường được truyền thông nhà nước Trung Quốc sử dụng khi bình luận vê những vấn đề lớn của đảng và Nhà nước. Bài viết được đăng tải trên website của truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và tờ Guangming Daily.
Theo các nhà quan sát, bài bình luận cho thấy cải cách đã không thể đạt được kết quả mong muốn, và vấp phải phản ứng từ nhiều phe phái.
Xu Yaotong, giáo sư khoa học chính trị của Học viện quản trị Trung Quốc cho biết, bài viết được đăng tải giữa lúc có những lo ngại rằng chiến dịch chống tham nhũng đang yếu dần, trong khi những cải tổ khác bị phản đối.
Nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và chính quyền Trung Quốc đã bị “đả” trong các cuộc điều tra tham nhũng thời gian qua.
“Giọng điệu của bài bình luận đầy giận dữ”, ông Xu nói. “Căn cứ trên thông điệp trong bài viết của Guoping, tôi có cảm giác các lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng”.
Ông cho rằng những “phản kháng” có thể từ một trong các nhóm quyền lực: các lãnh đạo về hưu muốn duy trì ảnh hưởng, các quan chức bị thu hẹp quyền lực và những viên chức cảm thấy không hài lòng với các quy định khắt khe.
Bài viết xuất hiện sau một loạt bài bình luận trên tờ Nhân dân nhật báo hồi tháng này, chỉ trích các quan chức về hưu tìm cách tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong hậu trường. Ngoài ra, bài bình luận cũng xuất hiện đúng thời điểm “mật nghị” tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vừa kết thúc.
Nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh Zhang Lifan cho rằng bài viết báo hiệu “mọi chuyện đang không êm đẹp”.
“Rõ ràng rằng họ đã không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những hướng đi khác nhau. Đây chính là thử thách với khả năng triển khai nhiệm vụ của các lãnh đạo”.
Ông Zhang cho rằng mục tiêu của việc để thị trường giữ vai trò quyết định trong “phân bổ nguồn lực” là một trong những kỳ vọng còn xa vời.
“Cải cách phải vừa tính tới chính trị vừa tính tới yếu tố kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, những lực cản trong bộ máy chính quyền sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào cái vòng luẩn quẩn”, nhà bình luận này nhận định.
Giáo sư khoa học chính trị Zhang Ming tại đại học Renmin cho rằng nỗ lực thúc đẩy cải cách đã không chỉ thất bại trong việc đem lại kết quả, mà còn phản tác dụng.
“Sự phản kháng không chỉ với cuộc cải cách mà còn có những trở lực khác”, ông Zhang nói.
Thanh Tùng
Theo SCMP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: