Blogger Mùa Thu Vàng có bình rằng:
-Lý luận của LB về A,B và C, D rất kín kẽ (xem dưới), nhưng MTV nhớ toán hồi cấp 3 vẫn dùng tập nguồn, tập đích và có tập giao - giao diện giữa A và B, nói là của A cũng đúng và của tập B cũng không sai? - thế nó mới là Đời, LB ạ, nói đúng cũng đúng, mà nói sai cũng sai..., vậy nên đúng sai thuộc về tay kẻ mạnh, LB có đồng ý với MTV vậy không ạ?
Tôi mới trả lời là:
-Uh, đúng hay sai nhiều khi thuộc về kẻ mạnh, nhưng đôi khi cũng thuộc về kẻ yếu (vd, giang san = mỹ nhân), cho nên 'đúng', 'sai' đã có vấn đề rồi, rồi mệnh đề hội 'đúng hay sai' cũng có vấn đề, nên ta phải tùy cơ ứng biến, vì đúng ở không-thời gian này, nhưng lại sai ở không-thời gian khác, cái này được gọi là 'tư tưởng tương đối' mà dường như là một sáng tạo của thế kỷ 20 - hơn xa so với kiểu luận lý ‘A-là-A’ thời nhà Tần (một cách nói xoáy-xoay của người miền Bắc, để chỉ sự quá lạc hậu, cũ kỹ, cổ xưa).
*
Nhưng, chắc ông 'A là A' - là triết gia vô đối!!!, kiêm luôn triết gia số 1 châu Á!!!, và đồng thời là triết gia thứ 3 thế giới!!! - không chịu đâu, vì ổng là 'vô đối', tức là 'vô đối thủ' (độc nhất vô nhị, hay là một lọai ‘Độc Cô Cầu Bại’ kiểu Kim Dung), mà theo ổng, ổng bao giờ cũng là đúng, là nhất cả, vì thế mà tư tưởng triết học của ổng (nếu có!) vừa mới hoài thai/chưa kịp hình thành thì đã bị chết ngay trong trứng nước - mà những người tinh ý sẽ phát hiện ra ngay điều đó trong vòng một sát-na (xem 'VN không có triết gia! - phần 3’), và hệ quả là ta chỉ có vô số các triết lý thôi, chứ không có nền triết học.
Vì sao vậy?
Hãy hình dung nôm na là: Có người nói rằng con kiến chỉ biết không gian 2 chiều, tức là chỉ biết chiều dài và chiều rộng chứ không biết chiều cao, nên thay vì ‘bay’ thẳng từ trên bàn xuống đất (vì nó rất nhẹ), thì nó phải bò ‘ngang’ vòng vòng rất lâu trên nhiều ‘không gian 2 chiều’ - cho đến khi đến tận mặt đất mới thôi, cái này được gọi là ‘tư duy kiểu con kiến’, hay cũng được gọi là ‘tư duy theo chiều ngang’.
*
Một ví dụ dễ hình dung là: Trước đây, tôi có vài thầy/cô đã bỏ dạy/bỏ làm khoa học để chuyển sang kinh doanh (cũng dễ dàng để thông cảm do hoàn cảnh), nhưng sau đó ‘lượng đã chuyển thành chất!’: họ đã biến thành những con ‘ma tiền’, mà có lúc tôi đã tức cảnh bình cho anh Hairachgia là:
Có ông bác sĩ lương bốn vé
Lo cho bốn người,
không đủ tiền gửi cho con học
Có ông tiến sĩ lương ba vé rưỡi
Lo cho cả nhà,
run tay khi uống cà phê cóc
Nên ông mở phòng mạch tư,
ông phải nhận phong bì
Mấy năm sau,
bác sĩ không còn là bác sĩ,
thầy thì mất... dạy
Hỏi: Tại sao ai cũng ca tụng ông?
Đáp: Vì có phú quý, tôi sinh ra lễ nghĩa!
Lo cho bốn người,
không đủ tiền gửi cho con học
Có ông tiến sĩ lương ba vé rưỡi
Lo cho cả nhà,
run tay khi uống cà phê cóc
Nên ông mở phòng mạch tư,
ông phải nhận phong bì
Mấy năm sau,
bác sĩ không còn là bác sĩ,
thầy thì mất... dạy
Hỏi: Tại sao ai cũng ca tụng ông?
Đáp: Vì có phú quý, tôi sinh ra lễ nghĩa!
*
Một ví dụ khác là: người ta xây dựng một ‘bức tượng bà mẹ M’ ở xứ N chẳng hạn. Ta dễ hiểu đó là một bà mẹ ‘anh hùng chống Mỹ’ - không phản đối, tuy nhiên, điều này lại gây ra nhiều nghịch lý:
- Bà mẹ chống các đế quốc khác (Tàu chẳng hạn) không phải là anh hùng?
- Bà mẹ miền Nam có những đứa con (lính) hy sinh trong cuộc chiến trước 75 không phải là… mẹ?
- Bà mẹ đã có những đứa con hy sinh trong ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’, trong ‘Hải chiến Trường Sa 1988’, hay trong ‘Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-1989’ không phải là anh hùng?
- Bà mẹ sản sinh ra những đứa con như Nguyễn Xuân Vinh, Trịnh Công Sơn, Đặng Thái Sơn, Lê Bá Khánh Trình, Ngô Bảo Châu… không phải là anh hùng? Phải chăng các bà mẹ trong tương lai không nên sản sinh ra những người con như vậy?
- Ta có nên khát vọng về một hình tượng ‘bà-mẹ-lý-tưởng-trong-tương-lai’ giống như những bà mẹ ‘anh hùng’ vào những năm 1960?
- Ta có nên khát vọng về những bà mẹ như Marie Curie, Margaret Mitchell, Kovalevskaya, Hoàng Xuân Sính, Aung San Suu Kyi, Serena Williams, Tôn Nữ Thùy Linh (xem vài chú thích bên dưới)...?
- Ta nên chọn việc xây dựng những hình tượng bà mẹ nào cho 'tương lai'?...
Và nếu không khát vọng vậy, thiết nghĩ, là ta đã quay về với hào quang trong ‘quá khứ’ - mà không vì tương lai, tức là đã tư duy theo chiều ngang!
(Nhà văn Aitmatov - khi đi thăm nhiều nước trên thế giới - đã không hài lòng về các bức tượng 'anh hùng chiến tranh', mà ông cho là dấu hiệu của 'Chiến tranh thế giới lần thứ 3' và là biểu hiện của thời 'mạt vận' của nhân loại...)
(Nhà văn Aitmatov - khi đi thăm nhiều nước trên thế giới - đã không hài lòng về các bức tượng 'anh hùng chiến tranh', mà ông cho là dấu hiệu của 'Chiến tranh thế giới lần thứ 3' và là biểu hiện của thời 'mạt vận' của nhân loại...)
*
Tôi cũng có đọc được một thông tin khá thú vị từ trên mạng, rằng:
-VN đứng thứ 124/125 về 'tiêu chí cống hiến cho nhân loại' (!) (theo blogger Nguyễn Hoàng Đức)
Nếu có, thì điều này sẽ đặc biệt dành cho ai tự vỗ ngực xưng tên ‘ta là triết gia, thứ ba hoàn vũ’, vì nếu ta đã có một nền triết học, hay có (các) triết gia hơn cả con số năm trong cụm từ ‘sánh vai với các cường quốc năm châu’ thì không đến nỗi ‘độ cống hiến’ của ta là… áp chót thế giới!
Và do đó, ta hãy quay trở lại cụm từ ‘tư duy kiểu con kiến’.
Một trong những quan sát trực quan cho thấy rằng: nhiều ‘nhà học triết' hay ‘triết giả’ của ta cũng vậy, họ chỉ biết có tư tưởng cơi nới kiểu không gian 2 chiều của con kiến - nhưng có tổ chức thua xa loài kiến, nên ganh tị nhau vì tiếng gáy mà nhắm mắt nhắm mũi ném đá nhau/diệt nhau, mà không đi vào chiều sâu, và kết quả là cho đến cuối đời khi như 'con cua vào nồi mới lồi hai mắt ngó' - tức là trước khi chết vài phút thì họ mới chịu dùng cặp mắt mà nhìn lên ‘miệng giếng’, và lúc đó, họ đã trở thành những 'con cá giơ cặp mắt trắng dã mà nằm chết tức tưởi bên bờ hồ':
-Khát vọng của dân tộc Việt vẫn còn đó!
(HẾT)
---------
Ghi chú:-Aung San Suu Kyi: đấu tranh đòi dân chủ ở Myanma, mà ‘năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới theo Forbes’
-Kovalevskaya (1850-1891): là nhà nữ toán học Nga, với nhiều đóng góp quan trọng cho các ngành thống kê, phương trình vi phân và cơ học, và là người phụ nữ đầu tiên được trao học hàm giáo sư toàn diện ở Bắc Âu. (wikipedia)
-Lý luận về A, B và C, D: ‘Tôi mới ‘tạm’ nghĩ là ‘A là A, B là B’, đúng - nhưng cuộc đời vốn không đơn giản như thế, vì có cái không thuộc về A, mà cũng không thuộc về B, nên người ta mới sáng tạo ra một đại lượng là C (= giao giới) mà không thuộc về bên nào, ví dụ: giữa thiện và ác, giữa dân chủ và độc tài, giữa ngày và đêm… chỉ cách nhau có một sát na, vì giữa chúng vốn không có một ranh giới rõ ràng, hơn nữa, trạng thái ‘thiện’ có thể lập tức bị chuyển thành ‘ác’ (hay ngược lại) do một tích tắc suy nghĩ của con người, ví dụ: định không nổ súng rồi quyết định nổ súng… Nhưng có cái không thể cho là, ví dụ, A - đúng, B - sai, C - giữa hai cái, mà người ta còn sáng tạo ra một đại lượng D nữa - đó là không có A, nên không có B, nên dĩ nhiên là sẽ không có C, ví dụ: 'ta từ đâu đến?', thì có vô số câu trả lời, mà không thể nào khẳng định hoàn toàn câu trả lời nào là đúng cả, vì thế mà nhân loại mới gọi D là trạng thái ‘vô ngôn’, ‘bất khả tri’ hay là ‘sắc sắc không không’. Xem: http://nhagomlabang.blogspot.com/2015/04/665-nha-triet-hoc-so-1-cua-chau-hahaha.html
-Margaret Mitchell: tác giả cuốn ‘Cuốn theo chiều gió’-Serena Williams: tay vợt nữ người Mỹ, số 1 thế giới.
Nha Gom La Bang
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét