Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Chị này nói chơi đấy phỏng? Công cụ tuyên huyền của người ta vì mục đích định sẵn rùi, chứ đâu như nhà chị nói, thế nên chuyện có hai phe cãi nhau là phải!

Báo chí - bài học sinh động và cay đắng

Cù Thị Thanh Huyền
TNO - Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Cách đây vài tuần, tôi đứng lớp ở một trường đại học, nói với sinh viên về nghiệp vụ truyền thông.

Hôm đó, tôi đã nói với các bạn về truyền thông và báo chí, về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, về tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí, về chuyện báo chí hoạt động vì lợi ích của ai…

Cộng đồng, nhân dân, người đóng thuế, độc giả, người trả tiền… là những từ xuất hiện nhiều trong phần giảng này.

Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Nói như thế là mặc định các cơ quan báo chí cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào - nhiệm vụ vì nhân dân và chiến hào chiến đấu bảo vệ người dân.

Ấy thế mà chỉ ít hôm sau, những cô cậu học trò đang còn trong sáng và hừng hực lửa ấy, lại ngỡ ngàng trước một thực tế mà với các em là vô cùng kỳ lạ. Thực tế ấy khác xa với bài giảng của tôi hôm trước.

Họ thấy cả một đội quân báo chí với sự giúp sức của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và rất nhiều người dân rùng rùng lên tiếng đòi giữ nguyên trạng một khúc sông. Nhưng họ cũng mục kích một lực lượng báo chí khác kiên quyết giữ quan điểm phải lấn, nắn dòng và tận “khai thác” khúc sông ấy.

Cả hai hoặc ngấm ngầm hoặc công khai gây áp lực lên nhau. Nhưng, cả hai đều nhân danh vì cộng đồng, vì nhân dân cả.

Mùa này, có nhiều bạn sinh viên báo chí đang đi thực tập. Mùa này cũng có những bạn vừa mới ra trường, đang chân ướt chân ráo theo các đàn anh, đàn chị học nghề.

Họ thấy gì?

Hẳn là họ không thể không thấy những đồng nghiệp sôi sục tình yêu với từng gốc cây, từng giọt nước từ dòng sông hiền hòa. Hẳn họ cũng nhìn thấy hàng chục phóng viên ngày ngày đeo bám hiện trường, đeo bám các nhà khoa học, các nhà quản lý, đi tìm các tàng thư… để cập nhật tin tức, để mong chặn đứng phi vụ lấn sông này.

Họ nhìn thấy gì nữa? Hẳn không có gì có thể ngăn họ nhìn vào một phía khác, một khoảng lặng mênh mông của báo chí, khoảng lặng mà ở đó nhà báo "đi nhẹ, nói khẽ" đến ngỡ ngàng!

Ngày hôm ấy, tôi cũng nói với các bạn trẻ về mối quan hệ và lằn ranh giữa báo chí và truyền thông xã hội. Rồi đây, bài học tiếp theo của các bạn sẽ là những lằn ranh trong chính nội bộ làng báo. Bài học này những ngày qua đang diễn ra quá sinh động mà dù cay đắng tôi cũng không thể không cùng các bạn luận bàn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: