TP - Các nhà văn xúm xít vào nghe Đỗ Chu nói. Chuyện thời sự chính trị nóng hổi trong nước đến chuyện Tây Tầu. Chuyện cung đình ông này lên ông kia xuống đến chuyện Mỹ Nga, Hàn Nhật. Đỗ Chu có tài biện giải những lắt léo lôi thôi của sự việc như trạng, mà anh là trạng thật.
Mới sáng tinh sương mà ông cụ đã đứng dưới cổng gọi với lên ời ời: “Dậy đi! Dậy đi! Dậy đi Bắc Ninh chơi, hôm nay chủ nhật!”.
Rồi ông cười cười: Hôm nay tao có tí việc với mấy đứa quan họ, phải có mày với thằng Chu đi tháp tùng.
Nhìn ông già xách cái túi vải là tôi biết, quà cho chị em quan họ đây mà.
Vâng, bố cứ yên tâm, tôi mau mắn gật đầu.
Đấy là ông già Kim Lân vậy.
Hồi ấy có khi ông cũng chỉ ở tuổi tôi bây giờ. Không hiểu sao bây giờ tôi chả thấy mình già tí nào, vậy mà lúc đó, cả tôi, cả anh Đỗ Chu, và mọi người đều thấy ông cụ thật là già, ra dáng một trưởng lão. Mặc dù nói đến “mấy đứa quan họ” thì tôi cũng biết tỏng ông nói đến “đứa” nào rồi. Tình cảm con người ta kể cũng nhiều lắt léo.
Đã thành lệ, mỗi lần ra khỏi Hà Nội là hai ông con như có một thỏa thuận ngầm thế nào cũng qua Bát Đàn “đánh bát phở” cho ấm bụng. Ông không phải người khảnh ăn, nhưng khá rành cách ăn, cách đánh chén.
Ông bảo Hà Nội xưa ăn phở thanh cảnh chứ đâu có chuyện chém to kho mặn như cái “anh” Bát Đàn hôm nay. Phở Bát Đàn nổi tiếng ngon là nhờ bát to, nhiều thịt, hợp với lối sống thời bao cấp, lấy cái “chất” làm trọng. Xếp hàng một tí, chật chội một tí, nhưng bê bát phở lên là thấy ngay cái sự hào hứng rộn lên từ trong bụng.
Một cuốc xích lô, hai cha con đã có mặt ở bến Nứa. Bến Nứa như là cái trạm trung chuyển lúc nào cũng đông, lúc nào cũng chen chúc. May mà tôi có cái thẻ thương binh mỗi lần mua được hai vé, chúng tôi ung dung lên xe có ghế ngồi phì phèo. Ông bảo bây giờ mình đến Bắc Ninh thì thằng Chu vẫn chưa dậy.
Thằng ấy sớm cũng phải mười giờ. Tao chưa thấy thằng nào có cái tật ngủ trưa xấu như thằng này, khôn nhất hạng. Về Bắc Ninh nó như ông con Trời. Nhà cửa đề huề, vợ con đâu vào đấy, cơm bưng nước rót, có mẹ già, vợ khỏe, con ngoan, lên Hà Nội bốc phét chán mồm, nhoáy một cái “người anh em” đã tếch về Bắc Ninh đắp chăn cười thiên hạ.
Tôi cũng đã có đôi ba bận theo ông về Bắc Ninh chơi với anh Chu, cũng khá thạo cung cách của anh, thạo cả lề thói dân dã nhưng thực ra rất vương giả.
Quả đúng như ông nói, hai cha con về đến sân gần chín giờ mà nhà cửa vẫn vắng hoe. Ông lên giọng: “Chu ơi, Chu à, dậy đi, tao với thằng Đỉnh về chơi này”.
Ngó vào nhà thấy có cái màn xô buông ở gian cạnh bóng ngưòi cọ quậy. Ông Kim Lân bảo: “Thôi, tao với mày đi loanh quanh tí. Thằng này chưa chịu dậy đâu”. Hai cha con vừa quay ra tới cổng thì gặp một người đàn bà trạc ngoài năm mươi, tay cắp nón, tất tả đi vào.
Chị ta xởi lởi: “Con chào ông, chị chào chú. Chắc ông và chú đi thăm bác Chu”. Chúng tôi chưa kịp trả lời thì chị đã liến thoắng: “Khổ thân bác Nhu nhà cháu ông và chú ạ. Bác giai hình như bị liệt lâu lắm rồi”. Tôi ớn lạnh xương sống, hỏi lại: “Chị nói sao? Anh Chu bị liệt?” - “Dạ vâng” , rồi chị hạ giọng: “Chả là lúc nào cũng thấy bác ấy nằm với cái chăn vắt ngang bụng”.
Trời đất quỷ thần ơi, cắn rơm cắn cỏ lạy thánh mớ bái, phỉ phui cái miệng nhà chị này! Người ta không dậy không có nghĩa là người ta bị liệt. Sao mà cứ nói lấy được thế!
Ông Kim Lân hỏi: “Chị là giáo viên, bạn với cái Nhu à?” - “Cháu dạy khác trường chị Nhu ông ạ, nhưng tuần nào cháu cũng sang đây thuê sách về cho tổ bộ môn đọc. Nhà bác ấy nhiều sách hay”. Tôi nói: “Bác ấy vẫn còn ngủ”. Chị đon đả: “Tôi quen rồi, cứ việc vào lấy sách trong giá rồi gửi tiền thuê vào trong ống bơ, chả hỏi han gì đâu”.
Tôi cảm thấy có một không khí thật thân thương gần gũi. Ông Kim Lân dường như quá quen với chuyện này nên không lấy đó làm điều. Hai cha con lần ra đầu ngõ, chặc lưỡi: ta ra tìm cốc nước chè, “thằng Chu” hay sang đó kéo thuốc lào.
Hai ông con uống nước chè, ăn kẹo lạc, nghe dân làng nói chuyện về “bác Chu” đến lắm chuyện khôi hài. Người ta nhắc đến Đỗ Chu đều với giọng yêu mến, trân trọng, cấm thấy ai suồng sã, khó chịu. Áng chừng mười giờ rưỡi, tôi bảo ông Kim Lân, giờ này chắc anh ấy đã dậy. Về đến ngõ, y rằng đã thấy Đỗ Chu đang đứng vạch quần tè vào gốc sấu trước hiên nhà. Sao lại tè lung tung thế, tôi nghĩ trong bụng, chưa kịp nói thì ông Kim Lân đã bảo, chắc nhà không có ai. Nhà quê sướng nhất là đái bậy! Tôi cũng là người nhà quê nhưng tôi không thấy thế.
Đỗ Chu lại quay vào trong cái mùng xô, hồn nhiên nói với ra: “Ông và chú uống nước”. Tôi đành lấy cái phích nước, pha trà cho có việc. Ông Kim Lân thì ngồi kéo thuốc lào, Đỗ Chu vén màn gọi với xuống nhà: “Nhu ơi, Nhu à”. Lập tức chị Nhu nhào lên “chào ông, chào chú” xong đứng chờ.
Đỗ Chu nói: “Bây giờ mình lên chợ mua tôm cua ốc ếch gì đấy về lo bữa trưa cho ông với chú ăn. Mua một con gà để tối nấu cháo, đạp xe lên báo cho mấy đứa quan họ lo chuẩn bị tối lên đây hát cho ông và chú nghe”. Chị Nhu “vâng” một tiếng rồi dắt xe đạp ra đường.
Chiều hôm ấy, sau khi đi thăm mấy nàng quan họ về, tôi và ông Kim Lân được anh Đỗ Chu mời lên xem căn gác nhỏ như cái tổ chim, thiết kế của anh. Một cái bàn gỗ, một cái phản mộc, trên có khuôn cửa sổ rộng mở ra sau vườn. Đây là căn gác đặc biệt nhất thế giới, tôi dám chắc nó có một không hai, dưới sàn sách ném từng đống, không có các thiết bị tối tân, không có sự trang hoàng cầu kỳ, tuyệt nhiên không có ti vi tủ lạnh.
Độc nhất ở góc phòng phía trong được trổ một cái lỗ, lỗ này thiết kế khá tinh vi nhưng cũng dễ nhận ra ngay vì nó được làm bằng một vỏ chai bia Vạn Lực Trung Quốc. Chai bia được đập đáy gắn vào lỗ thủng chĩa ra sau vườn, để khi làm việc mệt, khi mót tiểu, chủ nhân của nó chỉ việc tè vào lỗ chai, nước tiểu phóng thẳng ra bụi cây dưới vườn. Tè xong tác giả của những truyện ngắn thơ mộng chỉ cần đổ một cốc nước lã là rửa sạch.
Một sự tự do đến kỳ quặc không ai nghĩ ra. Vừa thuận lợi lại vừa ích lợi vì dưới kia, đường nước tiểu được căn đúng một cái thùng tro dành để làm phân tuới cây trong tương lai gần.
Chị Nhu là nhà giáo, là một phụ nữ Kinh Bắc truyền thống, lấy việc đảm đang chăm chồng nuôi con là niềm hạnh phúc. Chị không bao giờ tham gia vào chuyện của chồng. Chồng chị là người nổi tiếng, chị biết, nhưng chị không bao giờ lấy điều ấy ra khoe với ai.
Việc của chị là gia đình chồng con, đóng góp với xã hội bằng nghề dạy học. Thế là đủ vui, đủ bận. Vậy mà khi chị bị tai biến, anh Chu một tay chăm lo vợ. Bằng tài thuyết khách của mình, bằng tình cảm riêng, anh đã mượn được tạp chí Văn nghệ quân đội một căn phòng vốn là kho để lặt vặt ở phía sau, dọn sạch, kê một cái giường cho vợ nằm.
Và anh như trở thành một Đỗ Chu khác: Ít nói hẳn. Lầm lũi, cần mẫn, siêng năng, anh không “khiến” bất kỳ ai “nhúng tay” vào, kể cả các con, từ tắm giặt đến cơm nước thuốc men cho vợ. Anh vào tận Văn phòng Trung ương rước được cụ thầy thuốc chuyên lo chăm sóc sức khỏe cho lãnh tụ ra, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc cho chị Nhu. Anh đi bốc thuốc, về, sắc thuốc cho vợ hết ngày này sang tháng khác, nâng giấc cho vợ khẽ khàng, đến khi chị Nhu tỉnh dần, tỉnh dần rồi khỏi dần, khỏi dần.
Tôi hồi ấy ở Văn nghệ quân đội nên được chứng kiến từ đầu. Nhìn anh chăm sóc vợ mà thấy cảm phục anh hơn, trước đó, không phải không có chuyện này chuyện kia tức, ghét Đỗ Chu, nhưng qua cái đận này thì chả có cái gì xấu của anh còn đọng lại. Tức ghét bay biến. Nhiều khi tự thấy mình xấu hổ vì cái sự tức ghét kia. Anh chăm chị Nhu cũng kỹ càng như anh chăm sóc những trang văn, những đứa con của đời anh vậy. Tôi nghĩ thế và tự lấy đó làm gương cho cuộc sống của mình.
Tôi đã từng được chứng kiến một “pha” ngoạn mục, ấy là một hôm, Nguyễn Khắc Phục đang cao đàm khoát luận trong phòng Nguyễn Minh Châu về các triết luận cao siêu của Căng, của Nít, rồi chuyện cụ Xôcrát đến ông Nguyễn Hữu Đang nhà ta đối thoại với các triết gia hàng đầu của Pháp quốc. Chuyện đang cao trào thì Đỗ Chu đến. Nguyễn Khắc Phục coi như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục nói về chủ nghĩa hiện sinh và các nhà tư tưởng trụ cột của trường phái này. Một lúc sau thì Đỗ Chu lặng lẽ giữ ý, biến mất, không để lại dấu vết. Thế mới biết các nhà hùng biện của chúng ta cũng có sự kiêng kị nhau khá rõ ràng.
Ở Hội Nhà văn từ khi được thành lập đến nay, có hai “ông cụ” hoành tráng nhất, ấy là cụ Cơ Chế và cụ Đặc Thù, cả hai cụ ấy đều đứng sừng sững gác hai bên cánh cổng tạo nên vẻ, khi thì nghiêm trang huyền bí, khi thì xáo trộn xuôi ngược. Mà cái sự nghiêm trang thường chỉ diễn vào dịp đại hội Hội Nhà văn. Có cờ đèn kèn trống uy nghi trang trọng, có các vị lãnh đạo quốc gia, các vị đầu ngành của đất nước đến nhiệt liệt chào mừng.
Thậm chí có binh lính nghiêm trang gác bảo vệ, có xe hụ còi mỗi khi đoàn đại biểu đi ra diễu hành trên đường phố. Đấy, không có ngài Cơ Chế và không có “Cụ” Đặc Thù thì làm sao có được sự vinh danh hùng vĩ như vậy? Thế còn cái sự lộn xộn dễ thương của mấy anh nghệ sĩ thì tất nhiên, nghệ sĩ người ta phải khác người đời và luôn được người đời để ý, dựng thành đủ thứ tin đồn, đủ thứ huyền thoại.
Nếu hay thì trong dân gian truyền tụng và nếu dở thì nhân dân thảy đều cho qua vì các nghệ sĩ rất kém tổ chức, làm cái gì quy lát bài bản là y như rằng, trở nên xộc xệch. Nghệ sĩ mỗi người một tính cách, một vòm trời, không ai đại diện cho ai nhưng ngài ấy sẵn sàng đại diện cho cả dân tộc. Không thể bắt nghệ sĩ xếp hàng nghiêm ngắn, càng không thể yêu cầu anh ta mặc đồng phục, hát đồng ca, hô khẩu hiệu. Lãnh đạo văn nghệ sĩ vừa là lãnh đạo cao cấp, vừa là nghệ nhân, một thứ cán bộ lãnh đạo không lãnh đạo gì cả.
Chân dung cụ Nguyễn Đình Thi là bức chân dung điển hình nhất của nhiều thế hệ cán bộ Hội Nhà văn: Sang trọng, tài hoa, dân dã, sắc sảo, hiền hòa, ai cũng nể trọng. Một trong những cán bộ không chức vụ gì cả, nhưng thâu tóm mọi câu chuyện mọi tình hình tình huống của Hội, ấy là anh Đỗ Chu. Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.
Đỗ Chu vừa là nghệ sĩ, nhân sĩ, vừa là cán bộ có đủ “mác” cho một cán bộ lý tưởng của cách mạng: Đã từng kinh qua lính thời chiến tranh, đã từng đoạt đủ các thứ giải thấp cao của Hội Nhà văn và của quốc gia, lan cả sang quốc tế. Hỏi Đỗ Chu giữ chức vụ vai trò gì, tất nhiên chức vụ thì không, nhưng vai trò thì có đấy! Vai trò gì? Ở đây có một thứ nhiệm vụ không nhiệm vụ gì cả. Có một thứ trách nhiệm không trách nhiệm gì cả. Có một thứ vai trò có rất nhiều vai trò, nhưng thực ra, chả vai trò gì cả.
Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.
Đến Hội Nhà văn Việt Nam mà chưa gặp Đỗ Chu coi như chưa làm việc, chưa gặp ai, chưa nắm được tình hình gì! Đỗ Chu là tai là mắt thậm chí là người phát ngôn (không chính thức) nhưng vô cùng quan trọng của Hội. Các nhà văn ở tỉnh xa về Hà Nội, ai may mắn được gặp Đỗ Chu chỉ một lần, một lần vài cốc bia hơi, vài chén rượu lạc, chịu khó nghe, và chỉ có nghe, Đỗ Chu giảng giải, chỉ dẫn, chỉ đạo, đến khi về tỉnh nhà thì tha hồ mà có chuyện với anh em. Tôi lắm lúc lẩn thẩn nghĩ dại, sau này, lỡ bác Chu ra đi thì cái “chân’’ của bác có ai thay thế được không nhẩy.
Chắc là thời thế sẽ khác và cái “chân” của bác Đỗ Chu sẽ chuyển cho một nhà văn có gương mặt mới, chưa rõ hình thù nó sẽ ra làm sao, phải bình tâm mà chờ đợi thôi các bạn ạ.
Hà Nội đêm mùng 6 tháng 8 năm 2014
Ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm…
Tôi chơi với anh Đỗ Chu cũng là vì anh gần gũi với ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân. Mà ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân đều là chỗ thân tình của tôi. Ở đời cứ hay bìu díu với nhau thế. Hình như các cụ gọi đấy là cái duyên. Phải duyên phải số nó vồ lấy nhau. Tôi mãi mãi chơi với anh Đỗ Chu vẫn chỉ là chơi theo, đến khi ông Kim Lân mất, thỉnh thoảng anh em vẫn qua lại với nhau. Chuyện cũ lắm khi thấy vui, lắm lúc thấy xao xác trong lòng. Ví như chuyện anh Đỗ Chu đi thực tế với Nguyễn Trí Huân vào trong tuyến lửa khu Tư.
Lúc ấy hai người đều là nhà văn trẻ của quân chủng Phòng không không quân. Đỗ Chu đã rất nổi tiếng với những truyện ngắn giầu chất thơ, đậm chất Paustovski.
Giữa thời chiến tranh khốc liệt ùng oàng, truyện ngắn của Đỗ Chu là khoảng lắng dịu dàng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nguyễn Trí Huân còn khá non cả tuổi quân lẫn tuổi nghề.
Với Huân lúc ấy là nhà văn trẻ ra chiến trường tất phải xông xáo. Đến một đơn vị đang làm nhiệm vụ gỡ bom nổ chậm, Huân ta xung phong đi cùng chiến sĩ đến tận nơi những trái bom phát nổ không biết lúc nào ấy, phải “sờ” được vào nó về mới hả.
Bác Đỗ Chu thì biến đi đâu mất. Khi “sờ” được thần chết rồi, về phía sau, Nguyễn Trí Huân hí hửng kể cho Đỗ Chu nghe, tưởng được ông nhà văn liền anh khen, không ngờ lại bị một trận mắng xối xả:
“Sao mày ngu thế? Ai khiến mày vào chỗ ấy, làm cái việc ấy? Mày vào thì làm được gì? Nhà văn thì phải viết chứ không ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm. Mày mà chết thì là cái chết ngu chứ anh hùng gì…”.
Tóm lại là ngu! Việc tháo bom nổ chậm là việc của chiến sĩ công binh, người ta có nghiệp vụ, thằng nhà văn vào đấy chỉ để “sờ” một cái, rồi về, hỏi có ngu không!
Tất nhiên luận về hai sự hèn ngu thì còn nhiều cách luận khác nhau, nhưng đến khi Nguyễn Trí Huân khoác ba lô đi chiến trường miền Nam, ở hậu phương, tết năm nào Đỗ Chu cũng vác một cành đào với cặp bánh chưng, cùng cái phong bao có mấy đồng nhuận bút còm về tận quê Huân biếu bà mẹ có hai con trai đều đang ngoài chiến trận.
Năm nào cũng như năm nào, cho đến sau 1975, gặp nhau ở Sài Gòn, anh Chu nói với Huân: “Tao mừng mày còn sống, giờ tao trả bà cụ cho mày. Viết được gì thì cứ thong thả mà viết, trước mắt là về quê lấy vợ, có cháu cho bà cụ vui”.
Trung Trung Đỉnh
(Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong)
Tranh của: Nguyễn Xuân Hoàng
Rồi ông cười cười: Hôm nay tao có tí việc với mấy đứa quan họ, phải có mày với thằng Chu đi tháp tùng.
Nhìn ông già xách cái túi vải là tôi biết, quà cho chị em quan họ đây mà.
Vâng, bố cứ yên tâm, tôi mau mắn gật đầu.
Đấy là ông già Kim Lân vậy.
Hồi ấy có khi ông cũng chỉ ở tuổi tôi bây giờ. Không hiểu sao bây giờ tôi chả thấy mình già tí nào, vậy mà lúc đó, cả tôi, cả anh Đỗ Chu, và mọi người đều thấy ông cụ thật là già, ra dáng một trưởng lão. Mặc dù nói đến “mấy đứa quan họ” thì tôi cũng biết tỏng ông nói đến “đứa” nào rồi. Tình cảm con người ta kể cũng nhiều lắt léo.
Đã thành lệ, mỗi lần ra khỏi Hà Nội là hai ông con như có một thỏa thuận ngầm thế nào cũng qua Bát Đàn “đánh bát phở” cho ấm bụng. Ông không phải người khảnh ăn, nhưng khá rành cách ăn, cách đánh chén.
Ông bảo Hà Nội xưa ăn phở thanh cảnh chứ đâu có chuyện chém to kho mặn như cái “anh” Bát Đàn hôm nay. Phở Bát Đàn nổi tiếng ngon là nhờ bát to, nhiều thịt, hợp với lối sống thời bao cấp, lấy cái “chất” làm trọng. Xếp hàng một tí, chật chội một tí, nhưng bê bát phở lên là thấy ngay cái sự hào hứng rộn lên từ trong bụng.
Một cuốc xích lô, hai cha con đã có mặt ở bến Nứa. Bến Nứa như là cái trạm trung chuyển lúc nào cũng đông, lúc nào cũng chen chúc. May mà tôi có cái thẻ thương binh mỗi lần mua được hai vé, chúng tôi ung dung lên xe có ghế ngồi phì phèo. Ông bảo bây giờ mình đến Bắc Ninh thì thằng Chu vẫn chưa dậy.
Thằng ấy sớm cũng phải mười giờ. Tao chưa thấy thằng nào có cái tật ngủ trưa xấu như thằng này, khôn nhất hạng. Về Bắc Ninh nó như ông con Trời. Nhà cửa đề huề, vợ con đâu vào đấy, cơm bưng nước rót, có mẹ già, vợ khỏe, con ngoan, lên Hà Nội bốc phét chán mồm, nhoáy một cái “người anh em” đã tếch về Bắc Ninh đắp chăn cười thiên hạ.
Tôi cũng đã có đôi ba bận theo ông về Bắc Ninh chơi với anh Chu, cũng khá thạo cung cách của anh, thạo cả lề thói dân dã nhưng thực ra rất vương giả.
Quả đúng như ông nói, hai cha con về đến sân gần chín giờ mà nhà cửa vẫn vắng hoe. Ông lên giọng: “Chu ơi, Chu à, dậy đi, tao với thằng Đỉnh về chơi này”.
Ngó vào nhà thấy có cái màn xô buông ở gian cạnh bóng ngưòi cọ quậy. Ông Kim Lân bảo: “Thôi, tao với mày đi loanh quanh tí. Thằng này chưa chịu dậy đâu”. Hai cha con vừa quay ra tới cổng thì gặp một người đàn bà trạc ngoài năm mươi, tay cắp nón, tất tả đi vào.
Chị ta xởi lởi: “Con chào ông, chị chào chú. Chắc ông và chú đi thăm bác Chu”. Chúng tôi chưa kịp trả lời thì chị đã liến thoắng: “Khổ thân bác Nhu nhà cháu ông và chú ạ. Bác giai hình như bị liệt lâu lắm rồi”. Tôi ớn lạnh xương sống, hỏi lại: “Chị nói sao? Anh Chu bị liệt?” - “Dạ vâng” , rồi chị hạ giọng: “Chả là lúc nào cũng thấy bác ấy nằm với cái chăn vắt ngang bụng”.
Trời đất quỷ thần ơi, cắn rơm cắn cỏ lạy thánh mớ bái, phỉ phui cái miệng nhà chị này! Người ta không dậy không có nghĩa là người ta bị liệt. Sao mà cứ nói lấy được thế!
Ông Kim Lân hỏi: “Chị là giáo viên, bạn với cái Nhu à?” - “Cháu dạy khác trường chị Nhu ông ạ, nhưng tuần nào cháu cũng sang đây thuê sách về cho tổ bộ môn đọc. Nhà bác ấy nhiều sách hay”. Tôi nói: “Bác ấy vẫn còn ngủ”. Chị đon đả: “Tôi quen rồi, cứ việc vào lấy sách trong giá rồi gửi tiền thuê vào trong ống bơ, chả hỏi han gì đâu”.
Tôi cảm thấy có một không khí thật thân thương gần gũi. Ông Kim Lân dường như quá quen với chuyện này nên không lấy đó làm điều. Hai cha con lần ra đầu ngõ, chặc lưỡi: ta ra tìm cốc nước chè, “thằng Chu” hay sang đó kéo thuốc lào.
***
Hai ông con uống nước chè, ăn kẹo lạc, nghe dân làng nói chuyện về “bác Chu” đến lắm chuyện khôi hài. Người ta nhắc đến Đỗ Chu đều với giọng yêu mến, trân trọng, cấm thấy ai suồng sã, khó chịu. Áng chừng mười giờ rưỡi, tôi bảo ông Kim Lân, giờ này chắc anh ấy đã dậy. Về đến ngõ, y rằng đã thấy Đỗ Chu đang đứng vạch quần tè vào gốc sấu trước hiên nhà. Sao lại tè lung tung thế, tôi nghĩ trong bụng, chưa kịp nói thì ông Kim Lân đã bảo, chắc nhà không có ai. Nhà quê sướng nhất là đái bậy! Tôi cũng là người nhà quê nhưng tôi không thấy thế.
Đỗ Chu lại quay vào trong cái mùng xô, hồn nhiên nói với ra: “Ông và chú uống nước”. Tôi đành lấy cái phích nước, pha trà cho có việc. Ông Kim Lân thì ngồi kéo thuốc lào, Đỗ Chu vén màn gọi với xuống nhà: “Nhu ơi, Nhu à”. Lập tức chị Nhu nhào lên “chào ông, chào chú” xong đứng chờ.
Đỗ Chu nói: “Bây giờ mình lên chợ mua tôm cua ốc ếch gì đấy về lo bữa trưa cho ông với chú ăn. Mua một con gà để tối nấu cháo, đạp xe lên báo cho mấy đứa quan họ lo chuẩn bị tối lên đây hát cho ông và chú nghe”. Chị Nhu “vâng” một tiếng rồi dắt xe đạp ra đường.
Chiều hôm ấy, sau khi đi thăm mấy nàng quan họ về, tôi và ông Kim Lân được anh Đỗ Chu mời lên xem căn gác nhỏ như cái tổ chim, thiết kế của anh. Một cái bàn gỗ, một cái phản mộc, trên có khuôn cửa sổ rộng mở ra sau vườn. Đây là căn gác đặc biệt nhất thế giới, tôi dám chắc nó có một không hai, dưới sàn sách ném từng đống, không có các thiết bị tối tân, không có sự trang hoàng cầu kỳ, tuyệt nhiên không có ti vi tủ lạnh.
Độc nhất ở góc phòng phía trong được trổ một cái lỗ, lỗ này thiết kế khá tinh vi nhưng cũng dễ nhận ra ngay vì nó được làm bằng một vỏ chai bia Vạn Lực Trung Quốc. Chai bia được đập đáy gắn vào lỗ thủng chĩa ra sau vườn, để khi làm việc mệt, khi mót tiểu, chủ nhân của nó chỉ việc tè vào lỗ chai, nước tiểu phóng thẳng ra bụi cây dưới vườn. Tè xong tác giả của những truyện ngắn thơ mộng chỉ cần đổ một cốc nước lã là rửa sạch.
Một sự tự do đến kỳ quặc không ai nghĩ ra. Vừa thuận lợi lại vừa ích lợi vì dưới kia, đường nước tiểu được căn đúng một cái thùng tro dành để làm phân tuới cây trong tương lai gần.
Chị Nhu là nhà giáo, là một phụ nữ Kinh Bắc truyền thống, lấy việc đảm đang chăm chồng nuôi con là niềm hạnh phúc. Chị không bao giờ tham gia vào chuyện của chồng. Chồng chị là người nổi tiếng, chị biết, nhưng chị không bao giờ lấy điều ấy ra khoe với ai.
Việc của chị là gia đình chồng con, đóng góp với xã hội bằng nghề dạy học. Thế là đủ vui, đủ bận. Vậy mà khi chị bị tai biến, anh Chu một tay chăm lo vợ. Bằng tài thuyết khách của mình, bằng tình cảm riêng, anh đã mượn được tạp chí Văn nghệ quân đội một căn phòng vốn là kho để lặt vặt ở phía sau, dọn sạch, kê một cái giường cho vợ nằm.
Và anh như trở thành một Đỗ Chu khác: Ít nói hẳn. Lầm lũi, cần mẫn, siêng năng, anh không “khiến” bất kỳ ai “nhúng tay” vào, kể cả các con, từ tắm giặt đến cơm nước thuốc men cho vợ. Anh vào tận Văn phòng Trung ương rước được cụ thầy thuốc chuyên lo chăm sóc sức khỏe cho lãnh tụ ra, bắt mạch, kê đơn bốc thuốc cho chị Nhu. Anh đi bốc thuốc, về, sắc thuốc cho vợ hết ngày này sang tháng khác, nâng giấc cho vợ khẽ khàng, đến khi chị Nhu tỉnh dần, tỉnh dần rồi khỏi dần, khỏi dần.
Tôi hồi ấy ở Văn nghệ quân đội nên được chứng kiến từ đầu. Nhìn anh chăm sóc vợ mà thấy cảm phục anh hơn, trước đó, không phải không có chuyện này chuyện kia tức, ghét Đỗ Chu, nhưng qua cái đận này thì chả có cái gì xấu của anh còn đọng lại. Tức ghét bay biến. Nhiều khi tự thấy mình xấu hổ vì cái sự tức ghét kia. Anh chăm chị Nhu cũng kỹ càng như anh chăm sóc những trang văn, những đứa con của đời anh vậy. Tôi nghĩ thế và tự lấy đó làm gương cho cuộc sống của mình.
***
Ở Hội Nhà văn có những nhân vật đặc biệt, nói hay, nói nhiều, chuyện đông tây kim cổ thảy đều am tường. Ngày xưa có Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, thời chúng tôi có anh Đỗ Chu, anh Nguyễn Khắc Phục. Đỗ Chu đến phòng nào lập tức phòng đó biến thành nơi tụ tập. Các nhà văn xúm xít vào nghe Đỗ Chu nói. Chuyện thời sự chính trị nóng hổi trong nước đến chuyện Tây Tầu. Chuyện cung đình ông này lên ông kia xuống đến chuyện Mỹ Nga, Hàn Nhật. Đỗ Chu có tài biện giải những lắt léo lôi thôi của sự việc như trạng, mà anh là trạng thật. Nghe Trạng Chu nói thì đến con kiến trong lỗ cũng phải bò ra nghe.Tôi đã từng được chứng kiến một “pha” ngoạn mục, ấy là một hôm, Nguyễn Khắc Phục đang cao đàm khoát luận trong phòng Nguyễn Minh Châu về các triết luận cao siêu của Căng, của Nít, rồi chuyện cụ Xôcrát đến ông Nguyễn Hữu Đang nhà ta đối thoại với các triết gia hàng đầu của Pháp quốc. Chuyện đang cao trào thì Đỗ Chu đến. Nguyễn Khắc Phục coi như không có chuyện gì xảy ra, tiếp tục nói về chủ nghĩa hiện sinh và các nhà tư tưởng trụ cột của trường phái này. Một lúc sau thì Đỗ Chu lặng lẽ giữ ý, biến mất, không để lại dấu vết. Thế mới biết các nhà hùng biện của chúng ta cũng có sự kiêng kị nhau khá rõ ràng.
Ở Hội Nhà văn từ khi được thành lập đến nay, có hai “ông cụ” hoành tráng nhất, ấy là cụ Cơ Chế và cụ Đặc Thù, cả hai cụ ấy đều đứng sừng sững gác hai bên cánh cổng tạo nên vẻ, khi thì nghiêm trang huyền bí, khi thì xáo trộn xuôi ngược. Mà cái sự nghiêm trang thường chỉ diễn vào dịp đại hội Hội Nhà văn. Có cờ đèn kèn trống uy nghi trang trọng, có các vị lãnh đạo quốc gia, các vị đầu ngành của đất nước đến nhiệt liệt chào mừng.
Thậm chí có binh lính nghiêm trang gác bảo vệ, có xe hụ còi mỗi khi đoàn đại biểu đi ra diễu hành trên đường phố. Đấy, không có ngài Cơ Chế và không có “Cụ” Đặc Thù thì làm sao có được sự vinh danh hùng vĩ như vậy? Thế còn cái sự lộn xộn dễ thương của mấy anh nghệ sĩ thì tất nhiên, nghệ sĩ người ta phải khác người đời và luôn được người đời để ý, dựng thành đủ thứ tin đồn, đủ thứ huyền thoại.
Nếu hay thì trong dân gian truyền tụng và nếu dở thì nhân dân thảy đều cho qua vì các nghệ sĩ rất kém tổ chức, làm cái gì quy lát bài bản là y như rằng, trở nên xộc xệch. Nghệ sĩ mỗi người một tính cách, một vòm trời, không ai đại diện cho ai nhưng ngài ấy sẵn sàng đại diện cho cả dân tộc. Không thể bắt nghệ sĩ xếp hàng nghiêm ngắn, càng không thể yêu cầu anh ta mặc đồng phục, hát đồng ca, hô khẩu hiệu. Lãnh đạo văn nghệ sĩ vừa là lãnh đạo cao cấp, vừa là nghệ nhân, một thứ cán bộ lãnh đạo không lãnh đạo gì cả.
Chân dung cụ Nguyễn Đình Thi là bức chân dung điển hình nhất của nhiều thế hệ cán bộ Hội Nhà văn: Sang trọng, tài hoa, dân dã, sắc sảo, hiền hòa, ai cũng nể trọng. Một trong những cán bộ không chức vụ gì cả, nhưng thâu tóm mọi câu chuyện mọi tình hình tình huống của Hội, ấy là anh Đỗ Chu. Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.
Đỗ Chu vừa là nghệ sĩ, nhân sĩ, vừa là cán bộ có đủ “mác” cho một cán bộ lý tưởng của cách mạng: Đã từng kinh qua lính thời chiến tranh, đã từng đoạt đủ các thứ giải thấp cao của Hội Nhà văn và của quốc gia, lan cả sang quốc tế. Hỏi Đỗ Chu giữ chức vụ vai trò gì, tất nhiên chức vụ thì không, nhưng vai trò thì có đấy! Vai trò gì? Ở đây có một thứ nhiệm vụ không nhiệm vụ gì cả. Có một thứ trách nhiệm không trách nhiệm gì cả. Có một thứ vai trò có rất nhiều vai trò, nhưng thực ra, chả vai trò gì cả.
Anh Đỗ Chu ngất ngưởng ở các quán nước chè, các quán rượu quanh khu vực Hội Nhà văn bao năm nay và ngất ngưởng ở trong cơ quan Hội bấy nhiêu năm, không ông Tổng thư ký nào, không ông Chủ tịch hội nào, không ông Ban chấp hành nào không kiềng nể Đỗ Chu.
Đến Hội Nhà văn Việt Nam mà chưa gặp Đỗ Chu coi như chưa làm việc, chưa gặp ai, chưa nắm được tình hình gì! Đỗ Chu là tai là mắt thậm chí là người phát ngôn (không chính thức) nhưng vô cùng quan trọng của Hội. Các nhà văn ở tỉnh xa về Hà Nội, ai may mắn được gặp Đỗ Chu chỉ một lần, một lần vài cốc bia hơi, vài chén rượu lạc, chịu khó nghe, và chỉ có nghe, Đỗ Chu giảng giải, chỉ dẫn, chỉ đạo, đến khi về tỉnh nhà thì tha hồ mà có chuyện với anh em. Tôi lắm lúc lẩn thẩn nghĩ dại, sau này, lỡ bác Chu ra đi thì cái “chân’’ của bác có ai thay thế được không nhẩy.
Chắc là thời thế sẽ khác và cái “chân” của bác Đỗ Chu sẽ chuyển cho một nhà văn có gương mặt mới, chưa rõ hình thù nó sẽ ra làm sao, phải bình tâm mà chờ đợi thôi các bạn ạ.
Hà Nội đêm mùng 6 tháng 8 năm 2014
Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm…
Tôi chơi với anh Đỗ Chu cũng là vì anh gần gũi với ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân. Mà ông Kim Lân và Nguyễn Trí Huân đều là chỗ thân tình của tôi. Ở đời cứ hay bìu díu với nhau thế. Hình như các cụ gọi đấy là cái duyên. Phải duyên phải số nó vồ lấy nhau. Tôi mãi mãi chơi với anh Đỗ Chu vẫn chỉ là chơi theo, đến khi ông Kim Lân mất, thỉnh thoảng anh em vẫn qua lại với nhau. Chuyện cũ lắm khi thấy vui, lắm lúc thấy xao xác trong lòng. Ví như chuyện anh Đỗ Chu đi thực tế với Nguyễn Trí Huân vào trong tuyến lửa khu Tư.
Lúc ấy hai người đều là nhà văn trẻ của quân chủng Phòng không không quân. Đỗ Chu đã rất nổi tiếng với những truyện ngắn giầu chất thơ, đậm chất Paustovski.
Giữa thời chiến tranh khốc liệt ùng oàng, truyện ngắn của Đỗ Chu là khoảng lắng dịu dàng khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nguyễn Trí Huân còn khá non cả tuổi quân lẫn tuổi nghề.
Với Huân lúc ấy là nhà văn trẻ ra chiến trường tất phải xông xáo. Đến một đơn vị đang làm nhiệm vụ gỡ bom nổ chậm, Huân ta xung phong đi cùng chiến sĩ đến tận nơi những trái bom phát nổ không biết lúc nào ấy, phải “sờ” được vào nó về mới hả.
Bác Đỗ Chu thì biến đi đâu mất. Khi “sờ” được thần chết rồi, về phía sau, Nguyễn Trí Huân hí hửng kể cho Đỗ Chu nghe, tưởng được ông nhà văn liền anh khen, không ngờ lại bị một trận mắng xối xả:
“Sao mày ngu thế? Ai khiến mày vào chỗ ấy, làm cái việc ấy? Mày vào thì làm được gì? Nhà văn thì phải viết chứ không ai khiến nhà văn đi gỡ bom nổ chậm. Mày mà chết thì là cái chết ngu chứ anh hùng gì…”.
Tóm lại là ngu! Việc tháo bom nổ chậm là việc của chiến sĩ công binh, người ta có nghiệp vụ, thằng nhà văn vào đấy chỉ để “sờ” một cái, rồi về, hỏi có ngu không!
Tất nhiên luận về hai sự hèn ngu thì còn nhiều cách luận khác nhau, nhưng đến khi Nguyễn Trí Huân khoác ba lô đi chiến trường miền Nam, ở hậu phương, tết năm nào Đỗ Chu cũng vác một cành đào với cặp bánh chưng, cùng cái phong bao có mấy đồng nhuận bút còm về tận quê Huân biếu bà mẹ có hai con trai đều đang ngoài chiến trận.
Năm nào cũng như năm nào, cho đến sau 1975, gặp nhau ở Sài Gòn, anh Chu nói với Huân: “Tao mừng mày còn sống, giờ tao trả bà cụ cho mày. Viết được gì thì cứ thong thả mà viết, trước mắt là về quê lấy vợ, có cháu cho bà cụ vui”.
Trung Trung Đỉnh
(Nguồn: Báo điện tử Tiền Phong)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét