Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

(GDVN) - Trung Quốc bố trí DF-21 cả ở đông bắc và đông nam, bao trùm lên Nhật Bản, biển Hoa Đông và Biển Đông - Trung Quốc đang tăng cường khoe mình nhiều vũ khí.


Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Tờ “Tin tức Trung Quốc” đưa tin, lữ đoàn tên lửa của Lực lượng Pháo binh 2 ở Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã bố trí tên lửa Đông Phong-21D (DF-21D) mới nhất, có thể sẽ làm cho tình hình chiến lược của châu Á đặc biệt là Biển Đông “có lợi hơn cho Trung Quốc”.
Bài báo dẫn phân tích tình báo của Quân đội Mỹ cho rằng, Quân đội Trung Quốc triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong -21D ở Thiều Quan, nằm ở dọc tuyến giao thông quan trọng chủ yếu, giáp đường hầm dãy núi Nam Lĩnh, cơ động theo thời cơ, có thể kiềm chế Biển Đông.
Theo bài báo, năm 2011, khi gặp gỡ với phía Mỹ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc đã công khai cho biết, Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung mới Đông Phong-21 đánh các mục tiêu di động trên biển. 3 năm sau, tức vào năm 2014, đơn vị đầu tiên triển khai loại tên lửa này là ở Thiều Quan, tỉnh Quảng Đông, phương hướng tấn công là các mục tiêu ở Biển Đông.
Dẫn chuyên gia phân tích cho rằng, Quân đội Trung Quốc triển khai đơn vị cấp lữ đoàn tên lửa mới ở khu vực đông nam, cùng 1 đơn vị tên lửa cấp lữ đoàn khác triển khai ở đông bắc đã cho thấy, năng lực tấn công của Lực lượng Pháo binh 2 đã "hoàn thiện", khả năng cơ động nhanh chóng, có thể cơ động trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Trước đó, tờ “Lợi ích quốc gia” Mỹ ngày 6 tháng 1 đăng bài viết của nhà nghiên cứu Peter Matthes – Quỹ Jamestown cho rằng, để bảo vệ cái gọi là “lợi ích quốc gia” của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Quân đội Trung Quốc ít nhất thông qua 3 loại thủ đoạn đe dọa/uy hiếp. Thứ nhất là thông qua tổ chức diễn tập quân sự và tuần tra ở trong và ngoài vùng biển tranh chấp để phô trương hiện diện quân sự.
Thứ hai là khoe khoang thiết bị quân sự để đối thủ tiềm tàng phải “suy nghĩ kỹ” trước khi hành động. Thứ ba là tìm cách để giành lấy sự ủng hộ của công chúng đối với cái gọi là “bảo vệ quyền lợi biển Trung Quốc” (như dùng truyền thông xuyên tạc đánh lừa nhân dân Trung Quốc và đánh lừa dư luận quốc tế trong vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014?!). Theo số liệu khảo sát gần đây, những nỗ lực không lấy gì làm tốt đẹp, đáng tự hào này của Quân đội Trung Quốc hầu như đã đạt “thành công”.
Quân đội Trung Quốc ra sức thể hiện là họ có khả năng ra vào và (nghênh ngang) hoạt động ở vùng biển tranh chấp, thậm chí cho tàu và quân tới tận bãi ngầm James tuần tra (bất hợp pháp), muốn truyền đi thông điệp rằng Quân đội Trung Quốc có thể tự do hành động ở bất cứ khu vực nào trên Biển Đông.
Quân đội Trung Quốc muốn nhấn mạnh các hoạt động của họ như tuần tra trên không, diễn tập đổ bộ đánh chiếm đảo đá và các hoạt động diễn tập khác cùng với hoạt động chuẩn bị cho đánh thắng chiến tranh cục bộ của họ là để “mài sắc dao kiếm” ở thời bình, tăng cường răn đe các đối thủ.
Tên lửa Đông Phong-21D được cho là "sát thủ tàu sân bay"
Đáng chú ý, lãnh đạo Trung Quốc là động lực quan trọng để Trung Quốc nghiên cứu phát triển ra tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D. Theo báo Mỹ, loại tên lửa này có thể sẽ triển khai ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tại đó, loại tên lửa này có thể vươn tới toàn bộ Biển Đông.
Theo bài viết, bất cứ hệ thống vũ khí mới nào của Quân đội Trung Quốc như tên lửa Đông Phong-21D, máy bay chiến đấu tàng hình J-20, J-31, tàu ngầm lớp Kilo, máy bay chiến đấu Su-27/J-11, tàu khu trục Type 052C… đều có thể răn đe các nước láng giềng, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc.
Gần đây, lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh, vũ khí trang bị là tiêu chí quan trọng của hiện đại hóa quân đội, là nền tảng quan trọng của an ninh quốc gia và phục hưng dân tộc.
Theo báo Mỹ, Trung Quốc đang đẩy mạnh sử dụng các phương tiện truyền thông để khoe cơ bắp tạo hiệu quả răn đe và thể hiện quyết tâm, năng lực của Trung Quốc. Bất kể thế nào, lãnh đạo Trung Quốc đều có thể kiểm soát Quân đội Trung Quốc, mặt khác, Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không chỉ sẽ thông qua “lễ nghĩa” và “quyền lợi mơ hồ” để giải quyết vấn đề.
Liên quan đến tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc, tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 23 tháng 1 còn dẫn lời học giả Học viện ngoại giao quốc gia trên báo Hàn Quốc cho rằng, nếu Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 ở núi Trường Bạch thì đó là một sự cảnh cáo đối với liên minh quân sự Hàn-Mỹ-Nhật.  
Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc tổ chức huấn luyện tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 ở Cát Lâm 
Theo bài báo, Lực lượng Pháo binh 2 đã triển khai một cuộc huấn luyện thường lệ tên lửa Đông Phong-21 ở căn cứ huấn luyện Cát Lâm, đã cung cấp đầy đủ thông tin để phân biệt phiên hiệu đơn vị.
Từ cuối thập niên 1960 trở đi, đơn vị bắn của Trung Quốc luôn huấn luyện ở Cát Lâm. Ngày 15 tháng 1 năm 2015, trên truyền thông nhà nước Trung Quốc, một chuyên gia phân tích cho rằng, hoạt động huấn luyện lần này ở khu vực núi Trường Bạch.
Theo bài báo, hoạt động huấn luyện này nằm ở Cát Lâm, thông tin địa lý này là chính xác. Việc lựa chọn địa điểm như vậy được bài báo cho là để giữ bí mật cho địa điểm bắn tên lửa thực sự của đơn vị Trung Quốc. Đó chỉ là một cơ sở huấn luyện, không phải là địa điểm bắn thực sự.
Tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có 1 cơ sở như vậy, đó là căn cứ huấn luyện có điểm bắn tên lửa và đơn vị tổng hợp của Pháo binh 2. Báo Trung Quốc liên tục cho đó là “huấn luyện thường lệ”, hoạt động này được tiến hành từ “thời ông ngoại” của Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản và thời Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-Hee.
Theo bài báo, Lực lượng Pháo binh 2 thực sự có 1 lữ đoàn tên lửa Đông Phong-21 đóng ở Cát Lâm. Nhưng, đơn vị này đã đóng ở đó vài chục năm, do đó thông tin hoạt động huấn luyện nói trên không thể là lời cảnh cáo đối với bất cứ ai – báo Trung Quốc tìm cách giải thích.
Tên lửa Đông Phong-21 tầm bắn 1.700-2.100 km được cho là đưa vào triển khai chiến đấu thực tế sau năm 1991, nhưng tên lửa chống hạm Đông Phong-21D mới nhất đã được cải tiến, tầm bắn tăng lên 3.000 km, được tuyên truyền là để tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.
Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc tổ chức huấn luyện tên lửa đạn đạo Đông Phong-21 ở Cát Lâm
Tầm bắn của tên lửa đất đối đất Đông Phong-21 bao trùm toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, trong đó có Okinawa, đầu đạn thông thường của nó là 200-500 tấn, dài 10, 7 m, tốc độ cao nhất 10 Mach. Độ chính xác của tên lửa kiểu cũ là 300-400 m, nhưng độ chính xác của tên lửa mới tăng lên mức 1/10 của tên lửa cũ.
Nếu tên lửa chống hạm Đông Phong-21D triển khai ở núi Trường Bạch thì có thể tấn công các cứ điểm chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương như biên đội tàu sân bay Mỹ ở Guam.
Được biết, Trung Quốc triển khai tên lửa Đông Phong-21 ở Sơn Đông để chuẩn bị cho các cuộc xung đột với Nhật Bản xung quanh vấn đề đảo Senkaku. Nhưng có người cho rằng, tuy Sơn Đông cách biển Hoa Đông rất gần, nhưng khó mà ứng phó được các cuộc tập kích của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, vì vậy, Trung Quốc đã triển khai nó ở núi Trường Bạch.

Không có nhận xét nào: