Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Đại diện hãng chế tạo máy bay săn ngầm P-3 thăm Việt Nam


(An Ninh Quốc Phòng) - Trong tháng 1.2015, nhiều đoàn quan chức chính phủ lẫn doanh nghiệp Mỹ đến Việt Nam, đáng chú ý là đoàn của phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin (chế tạo máy bay săn ngầm P-3 Orion) thăm Hà Nội ngày 20.1, theo tạp chí Diplomat ngày 23.1.
Lockheed Martin là hãng sản xuất máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion đang được Mỹ, Úc và nhiều nước sử dụng – Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong bài viết trên tạp chí này ngày 23.1, giáo sư chuyên về tình hình Đông Nam Á Carl Thayer (Úc) cho biết ngày 19.1, đại tướng Vincent Keith Brooks, tư lệnh lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương đến Hà Nội thăm và làm việc với tướng Võ Văn Tuấn, phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hai bên đã đánh giá những kết quả hợp tác giữa Lục quân hai nước trên cơ sở “Bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương” ký năm 2011 và phương hướng hợp tác trong thời gian tới, như hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, quân y, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Trước khi rời Việt Nam, đại tướng Brooks gặp Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Tướng Tỵ đã đề nghị lực lượng Lục quân của hai nước tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đi sâu vào hợp tác trong các lĩnh vực trao đổi thông tin; chia sẻ kinh nghiệm cứu hộ, cứu nạn trên biển; đào tạo tiếng Anh cho các quân nhân Việt Nam; khắc phục hậu quả sau chiến tranh như chất độc da cam và dioxin…
Một ngày sau khi đại tướng Brooks rời Hà Nội, ngày 20.1 ông Patrick Dewar, phó chủ tịch tập đoàn Lockheed Martin International thăm Hà Nội và gặp thiếu tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Thiếu tướng Khánh cảm ơn vai trò của Lockheed Martin trong việc hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ngoài ra không có thêm thông tin chi tiết nào về cuộc gặp này.
Theo giáo sư Thayer, Việt Nam đang quan tâm đến việc mua sắm máy bay trinh sát biển và công nghệ liên quan đến cảnh giới hàng hải. Còn Lockheed Martin là hãng sản xuất máy bay tuần biển và săn ngầm P-3 Orion đang được Mỹ, Úc và nhiều nước sử dụng.
Kiểm tra động cơ máy bay P-3C Orion của Mỹ tại căn cứ không quân hải quân Sigonella, Sicily, Ý – Ảnh: Hải quân Mỹ
Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực đang hiện đại hoá quân đội, nhất là lực lượng hải quân. Việt Nam đã đặt Nga đóng 6 tàu ngầm tấn công lớp Kilo, và đã nhận về 2 chiếc. Chiếc thứ 3, HQ-184 Hải Phòng đang sắp về nước, dự kiến cuối tháng 1.2015. Chiếc thứ 4, HQ-185 Đà Nẵng đang thử nghiệm trên biển, chiếc thứ 5 là HQ-186 Khánh Hoà hạ thuỷ ngày 20.12.2014. Còn chiếc thứ 6 là HQ-187 Bà Rịa – Vũng Tàu đang được đóng kể từ tháng 5.2014.
Giáo sư Thayer cũng trích thông tin đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 24.12.2014 rằng “Trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chúng ta có thể có sự hợp tác đầy đủ… Thực tế chính phủ Việt Nam sẽ quyết định những vũ khí thích hợp nhất cho những thách thức chiến lược của mình”.
Nhân viên mặt đất gắn các phao định vị thuỷ âm dò tìm tàu ngầm dưới bụng một chiếc P-3C Orion ở Okinawa, Nhật Bản, năm 2011 – Ảnh: Hải quân Mỹ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: