Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

TỔNG KẾT TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG


Tất cả những việc làm này dùng để tôi làm một khảo sát có tính định lượng để tìm hiểu về nhận thức người Việt có trình độ đại học. Tôi khảo sát 2 vấn đề nhận thức sau để làm biến sồ phụ thuộc:
1. Đám đông vô thức loại Gustave le Bon ở người Việt có trình độ đại học.
2. Đám đông hữu thức loại James Surowiecki ở người Việt có trình độ đại học.

Tôi sử dụng 5 vấn đề để khảo sát: triết học, chính trị học, văn hóa học, lịch sử và kinh tế. Những lĩnh vực mà để đánh giá nhận thức của các tầng lớp xã hội - qua đó đánh giá dân trí Việt ở đâu trong thời đại bùng nổ thông tin qua internet. Mỗi lĩnh vực tôi khảo sát nhận thức của 5 lĩnh vực trên tương ứng với 6 cặp phạm trù: nguyên nhân - kết quả; hiện tượng - bản chất; nội dung - hình thức, ngẫu nhiên - tất nhiên; khả năng - hiện thực và cái chung - cái riêng làm biến số cố định trong khảo sát. Cỡ mẫu là 100, được chọn ngẫu nhiên cho cả người Việt trong nước và người Việt ở nước ngoài có trình độ đại học. Khảo sát có tính cắt ngang trong mỗi lần khảo sát ở các entries. Sau khi thu thập dữ liệu tôi xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS theo phương pháp thống kê đa biến, để tìm ra mối tương quan dân trí Việt có trình độ đại học đang ở đâu trong nhận thức qua hiểu biết về 5 lĩnh vực khảo sát?

Kết quả cho thấy: 95% là thuộc loại đám đông vô thức dạng Gustave le Bon. 5% còn lại thuộc dạng đám đông hữu thức dạng James Surowiecki. Các nhóm tuổi tôi khảo sát là: U30, U40, U50 và O50 (over 50). Trong đó, U50 và O50 chiếm 92% của 5%, tức 4.6% của toàn bộ khảo sát có trí tuệ đám đông hữu thức. Phần còn lại, từ 30-40 tuổi chiếm tỷ lệ 5% của 5%, tức 0.25% của toàn bộ số khảo sát. Còn lại U30 chiếm 3% của 5% tức chiếm 0.15% của toàn bộ số khảo sát. Tất cả khảo sát có ý nghĩa thống kê với p< = 0.01.

Qua đó, tôi có một số nhận xét về trí tuệ đám đông của dân Việt có trình độ đại học như sau:

1. Thế hệ lớn hơn 40 tuổi mà có trí tuệ đám đông kiểu vô thức (dạng adzua) rất đáng ngại. Mặc dù thế hệ này có vốn sống, nên hiểu biết về văn hóa nhiều, nhưng có sự nhầm lẫn giữa chính trị học và triết học., cảm tính nhiều hơn duy lý. Nên họ không xác định được nhận thức vấn đề chính của tình hình xã hội ta hiện tại.

2. Tôi không giấu được nỗi thất vọng khi thấy thế hệ O40 (over 40) chưa nhận thức một cách đúng về lịch sử sự phát triễn các hình thái xã hội và vấn đề dân chủ có một mối tương quan mật thiết. Nên có một số người nhầm lẫn, bốc đồng và đi vào con đường sai lầm cơ bản.

3. Thế hệ U40 có một tỷ lệ nhận thức về các lĩnh vực xã hội thấp hoặc không có. Điều này chứng tỏ các thế hệ kế thừa và nắm vận mệnh đất nước trong tương lai gần đang thiếu hụt tri thức một cách toàn diện, và một hy vọng có sự thăng hoa của xã hội Việt trong tương lai gần là khó.

4. Nhận xét cuối cùng của tôi qua khảo sát này là các thế hệ người Việt được trang bị một hành trang vào đời dù ở mức đại học, nhưng rất thiếu cơ bản. Nếu muốn được có sự cơ bản về mặt kiến thức vào đời thì không nên thụ động chờ ở trường lớp mà cần phải biết tự trang bị, tự đào tạo. Chỉ khi đó mới mong đất nước Việt hùng cường.

Đây có thể là những nhận xét có tính võ đoán qua một khảo sát định lượng có tính định hướng cho những khảo sát sau công phu hơn và tốt hơn.

Giáng sinh làm một entry có tính ngâm cứu để có cái nhìn cơ bản về dân trí Việt. Một công việc không đơn giản, nhưng nó nói lên tầm vóc Việt trong vòng vài ba thập niên tới. Mong rằng thế hệ trẻ tương lai biết chủ động tự đào tạo để nâng mình ngang với tầm của thời đại, hòng giúp đất nước phú cường.

Mong lắm, chúc một giáng sinh và một năm mới sắp đến an lành với đất nước và với mọi nhà,

Sài Gòn, 1h14 AM 25/12/2009

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: