Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

Nhận xét ban đầu hai phim truyền hình dài tập trên VTV gần đây.


Nhà văn Nguyễn Hiếu
 Nghe báo chí, dư luận trong nghề nói trước khi chiếu, nên quả tình tôi háo hức đợi chờ xem hai bộ phim truyền hình dài tập của hai đạo diễn ít nhiều đã có thương hiệu trong nghề. Đó là phim “trò đời” của ĐD Nhuệ Giang và phim” làng ma sau 10 năm” của Nguyễn Hữu Phần. Quả tình hai bộ phim( một bộ tôi đã xem hết, một bộ mới được 5 tập. Tôi sợ không đủ sự kiên nhẫn xem trọn ) đã để lại trong tôi những ấn tượng buộc tôi phải viết ra đây.

Những hạt sạn có thể tha thứ
Nếu phim “trò đời” mặc dù còn chỗ này chỗ khác còn lộ ra những vết sạn song về cơ bản với riêng tôi ”trò đời “ cuốn hút được lớp khán giả có tuổi, ít nhiều đã đọc Vũ Trọng Phụng. Sự cuốn hút lớp khán giả đó chủ yếu là để xem những người làm phim hôm nay khai thác gì ở những kiệt tác của Vũ Trọng Phụng. Mặc dù “trò đời” là sự tổng hợp một số tác phẩm nổi tiếng của nhà văn họ Vũ này, rồi gia giảm thêm chút ít. Và nói như một đạo diễn nổi tiếng nói với tôi và tôi cũng tán thành nhận định này. Ấy là”trò đời”là một thứ lẩu trong đó thực phẩm chính là hồn cốt tác phẩm củaVũ Trọng Phụng. Chính vì hồn cốt đó nên tuy còn nhiều nhược điểm nhưng “trò đời” vẫn có sức hấp dẫn được một số khán giả như trên tôi đã nói. Cũng từ sự bám chặt, lẩy ra được hồn cốt tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nên những nhân vật, những sự việc được các nhà biên kịch sáng tác thêm, khâu vào cũng vẫn tạo ra được sự nhất quán của cốt chuyện. Sự phục hiện khung cảnh, phim trường nói chung cũng tàm tạm chấp nhận được, không đến nỗi chênh hay vênh quá. Một số diễn viên tuy có tay nghề như diễn viên Minh Hoà khi vào vai bà Phó Đoan chưa lột tả được tính cách đã định hình của nhân vật này trong tiềm thức người xem có tuổi. Diễn viên đóng vai Xuân tóc đỏ cũng không thoát khỏi cái bóng của Quốc Trọng khi vào vai này cách đây gần 30 năm. Đôi khi anh cố thoát ra cách diễn của tiền bối nội thì anh lại xa vào cách diễn, ngay cả trong động tác giống như diễn viên Trung Quốc khi vào vai nhân vật Tam Mao trong phim cùng tên. Vì thế vai này cũng giống như vai bà Phó Đoan đóng chưa hết, chưa tròn vai, chưa nổi lên cá tính cực hay của gã cà lơ thất thểu một thời ở Hà Thành. Nên nhớ có một nhà phê bình văn học Pháp đã từng nói ”chỉ cần một nhân vật Xuân tóc đỏ đã đủ mang lại vinh quanh cho một nền văn học”. Quốc Anh thì vì quá thiên về hài trong vai diễn của mình mà chưa khai thác chiều sâu nội tâm của nhân vật, nên nhiều đoạn anh nói rất phô cầu nói nổi tiếng của nhân vật ”biết rồi, khổ lắm…” Thêm vào đó “trò đời”  vẫn không thoát ra yếu điểm thường thấy mà phim TH của ta dễ mắc phải khi làm những phim có câu chuyện xẩy ra cách đây hàng hơn nửa thế kỉ. Nhược điểm này đều bắt đầu từ sự thiếu tôn trọng hiện thực một thời, thiếu nghiên cứu kĩ càng hoàn cảnh phim xẩy ra. Thời Vũ Trọng Phụng người ta không gọi phóng viên là “nhà báo” mà gọi là “kí giả”. Vậy mà trong”trò đời” hơn ba lần cứ đay đi đay lại từ này. Hay trong phục trang. Ông chủ ( trong phim lại gọi là giám đốc ) khách sạn Bồng Lai lại mặc bộ com lê nền đen viền trắng ( một kiểu pha mầu trang phục thời nay) mà cách đây hơn nửa thế kỉ ở Hà Nội tối kỵ vì đó là sự pha màu đồng phục của nhân viên nhà đòn ( nhà phục vụ đám tang hồi đó)…Những hạt sạn đó đối với khán giả bình thường, ít am hiểu thì không ảnh hưởng mấy đến cảm xúc khi theo dõi phim nhưng với khán giả sống lâu ở Hà Nội thì rất phản cảm. Nhưng ngoài những tiểu tiết đó,”trò đời” vẫn có thể coi là phim được đón xem vì sự hấp dẫn nhất định khi dựa hơi danh tác của Vũ Trọng Phụng.
Chung qui chỉ vì chưa hiểu tận cùng hiện thực
Còn với phim”làng ma sau 10 năm” thì mặc dù mới xem được 5 tập, tôi vẫn muốn có ý kiến với góc độ là một người xem. Trên thế giới việc những bộ phim làm thêm hay nói vui là “ăn theo” các bộ phim nổi tiếng là điều bình thường trong giới điện ảnh. Kiểu như ”tân bến Thượng Hải” là làm tiếp “bến Thượng hải”. “Tân Bao thanh Thiên” do Kim Siêu Quần diễn viên đóng vai Bao Công viết kịch bản là làm tíêp phim”Bao Thanh Thiên”. Chùm phim hoạt hình mô phỏng hình tượng diễn viên hài vĩ đại S.Sác lô…Còn ở ta “làng ma sau 10 năm”là phim ăn theo phim tương đối ăn khách “làng ma” cách đây một thập kỉ. Nhưng quả  tình cảm giác của tôi mới xem 5 tập phim ăn theo ”làng ma” là hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi có cảm giác tác  giả( cả biên kịch và đạo diễn) “làng ma sau 10 năm” dường như không hiểu gì nông thôn, nông dân và những vấn đề nổi cộm đang gây bức xúc cho giai cấp đông nhất và cũng vất vả nhất nứơc ta hiện nay. Vấn đề thành thị hoá một cách nhanh chóng đang giết dần nông thôn cả hình thức, tập tục,” đất lề quê thói”. Vấn đề người nông dân đang mất đất và trở thành kẻ thất nghiệp trên chính mảnh đất của mình.Vấn đề băng hoại đạo đức truyền thống ở nông thôn vv và vv không được đề cập đến. “Làng ma sau…” chỉ như một sự minh hoạ thô thiển Nghị quyết về tam nông ở khía cạnh “làm sao cho người nông dân có thể làm giầu”. Vì không am hiểu đến cốt lõi hiện thực của nông thôn và người nông dân hiện nay nên đến năm tập phim, tác giả vẫn để anh chàng Ất – chắc là nhân vật chính cứ lang thang một cách phi lý hết ở làng, rồi lại lên huyện. Có lúc tôi cảm giác như tác giả bí chuyện nên nhiều tìn huống kéo dài, lặp lại đến nhàm chán. Trong tập 4 có đến hai cuộc họp hết ở huyện lại chuyển về xã và đều cùng một mô típ” hết phát biểu trong hội nghị rồi lại ra hành lang bàn tán”. Một điểm nữa. Sự kiện mở đầu của phim cùng cực kì phi lý. Một anh thanh niên( theo các tác giả phiếm đinh. Anh này vốn là hư hỏng, thần kinh không bình thường) đi khỏi làng 10 năm rồi tự nhiên về làng trong đêm tối lại ra nghĩa địa để vái lạy bố. Hành vi này minh hoạ sự phiếm chỉ thần kinh không bình thường, nhưng sau đó lại mâu thuẫn với vẻ ngoài điềm đạm, tử tế đến cứng nhắc của Ất. Sự việc tưởng như sáng tạo này lại là sự cực kì phi lý đối với hoàn cảnh, môi trường nông thôn trơc đây cũng như ngày nay. Nhìn bối cảnh “làng ma…” có núi có non như một căn làng miền núi.Ten gọi cách nhân vật thì cố tình nôm hoá như một căn làng bị tù đọng, khu biệt với sự phát triển xã hội như Hò, Ló, Hẹn …mà dân làng, cơ sở kinh tế từ nhà cửa đến mấy cửa hàng lại giống hệt như làng, xã ngoại thành đang bị đo thị hoá. Rồi những học sinh phổ thông đi xe đạp ( chi tiết học sinh có xe đạp cũng không hiện thực trong hoàn cảnh người trong làng đa phần nghèo) tự nhiên rủ nhau bỏ nhà ra đi như để tìm một lối thoát. Đã năm tập phim trôi qua mà khán giả vẫn không hiểu chuỵên xẩy ra như thế nào khiến tôi có cảm giác tác giả kịch bản hình như đọc báo rồi nhặt được một mảnh nào tin tức về nông thôn rồi ghép lại. Trong phim cũng ít nhiều như sân khấu ”có tích mới dịch nên trò”. “Làng ma sau 10 năm” đã 5 tập vẫn chưa hình thành tích khiến chẳng những đạo diễn ( hình như cũng là tác giả kịch bản) không thi thố nổi một trò gì tạo ra đường nét của truyện phim, khiến các diễn viên kể cả những diễn viên có tay nghề cao như Trung Hiếu cũng không có đất diễn mặc dù anh đã cố hết sức bộc lộ khả năng nghề của anh. Người ta đánh giá cao và coi ĐD Nguyễn Hữu Phần có thương hiệu khi làm phim nông thôn nhưng quả tình với phim “làng ma …” thì tôi hơi nghi ngờ thưông hiệu này. Vì thấy ở việc xử lý câu chuyện trong ”làng ma…” để lộ ra ở anh sự không am hiểu đến tận cùng, thành thạo thực trạng nông thôn và người nông dân hiện nay của anh. Tôi nói điều này vì tôi so sánh với phim ”Bí thư tỉnh uỷ” một phim chính luận nói về một hiện thực nông thôn cách đây gần vài ba chục năm. Tôi thấy rõ chất hiện thực về nông thôn khá đạt ở ”bí thư tỉnh uỷ” mặc dù đôi chỗ ĐD Quốc trọng lạm dụng chi tiết để khắc hoạ tính cách nhân vật. Còn ở “làng ma…” thì Nguyễn Hữu Phần vì quá lúng túng trong việc xử lý câu chuyện, quá lúng túng đi tìm một cách kể chuyện phù hợp. Nguyên nhân của sự lúng túng này tôi xin nhắc lại. Vì tác giả không chạm đến những vấn đề cốt tử của nông thôn, phần nữa kịch bản “làng ma…” quá thiếu đất diễn vì không có chuyện gì đáng để diễn, để nói với khán giả. Và thêm một lần nữa “ma làng …” lại bộc lộ thêm một lần nưx căn bệnh đang ngự trị không ít tác phẩm ở nhiều thể loại của ta Căn bệnh đó là. Phim của ta thể hiện hời hợt quá nhiều những mâu thuẫn nhỏ kiểu ‘mất gà, mất vịt” mà không có những xung đột lớn ở trung tâm trong sự vận hành xã hội được thể hiện một cách tài năng. Đây chính là nguyên nhân khiên phim TH Việt nam mất khách dù là luôn được ưu tiên chiếu trong giờ vàng
.                                                                                Quỳnh Mai 23/12/2013
                         Nhà văn Nguyễn Hiếu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: