TPP - TransPacific Partnership: Đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình Dương - vừa kết thúc sau 4 ngày cho vòng đàm phán cuối cùng tại Singapore chiều hôm qua 10/12/2013. Triển vọng đàm phán TPP chưa thể xác định thời điểm kết thúc, vì nhiều vấn đề cốt lõi khó có thể hoàn tất trong một vài năm tới.
Như tôi đã dự đoán cách đây 4 tháng, 3 vấn đề lớn này sẽ là các rào cản cho Việt Nam hội nhập vào TPP trong bài viết: Xóa cấm vận, WTO và TPP: Những cơ hội cho Việt Nam từ Hoa Kỳ. Cho nên về phía Việt Nam theo ông Trần Quốc Khánh - thứ trưởng bộ công thương kiêm trưởng đoàn đàm phán Việt Nam tại TPP - có 3 yếu tố mà Việt Nam chưa và sẽ khó có thể vượt qua trong tương lai gần.
Thứ nhất là, phía Việt Nam yêu cầu 10 thành viên còn lại phải công nhận doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp tư nhân, không nên phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong TPP, làm ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán TPP. Điểm này là điểm bế tắc mọi cửa trong tương lai cho Việt Nam.
Thứ hai là, Việt Nam đề nghị luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các nước đã thừa nhận sự chênh lệch về quyền sở hữu trí tuệ, và các quốc gia được quyền chọn lựa cho mình các bước đi trong lộ trình TPP. Việt Nam yêu cầu các quốc gia đã phát triển có kỹ thuật cao phải đưa ra những qui định phù hợp cho các nước kém phát triễn vì sự chênh lệch trình độ kỹ thuật giữa 11 thành viên trong TPP.
Cuối cùng là, đàm phán về lĩnh vực hàng hóa không có tiến triển như mong đợi. Giá cả hàng hóa nông nghiệp, may mặc và giày da là ưu thế của Việt Nam trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu với Hoa Kỳ. Nên chưa thể đi đến thống nhất.
Với tình hình này, chuyện Việt Nam vào được TPP sẽ tính bằng thập kỷ như quá trình đàm phán WTO trong quá khứ. Liệu kinh tế Việt Nam đang suy thoái như hiện nay thì cái gì sẽ giúp nền kinh tế Việt Nam có thể thoát đáy đang trên đường đi xuống?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét