Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Nạn ăn cắp bản quyền khiến Trump gây chiến thương mại với Trung Quốc


Một khách hàng mua đĩa phần mềm máy tính ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1996. Ảnh: AFP.
Một khách hàng mua đĩa phần mềm máy tính ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1996. Ảnh: AFP.
Trung tâm mua sắm Imbi Plaza ở thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia có thể là ví dụ điển hình cho những mâu thuẫn đẩy Mỹ và Trung Quốc vào cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt hiện nay. Vào thời hoàng kim cuối thập niên 1990, đầu 2000, Imbi là “thủ phủ công nghệ cao” của Kuala Lumpur, với hàng loạt cửa hàng bán thiết bị và phần mềm máy tính, theo SCMP.
Máy tính bán ở Imbi là hàng thật, nhưng hầu hết phần mềm ở đây đều là hàng sao chép trái phép. Thay vì phải bỏ 200 USD để mua phần mềm xịn, người dân Kuala Lumpur tới đây mua đĩa cài Windows, MS Office hay Adobe với giá 10 ringgit (khoảng 2,4 USD) mỗi chiếc.
Theo chuyên gia bình luận chính trị quốc tế Robert Boxwell, bất cứ thành phố lớn nào ở châu Á đều có một trung tâm như Imbi và phần lớn những đĩa phần mềm sao chép này đến từ các nhà máy ở Trung Quốc, nơi hoạt động sao lậu được tiến hành với quy mô lớn. Họ sao chép mọi thứ, từ hệ điều hành máy tính, phần mềm cho tới các đĩa CD ca nhạc, phim Hollywood.
Không chỉ bán những chiếc đĩa lậu này tới các trung tâm như Imbi, người Trung Quốc còn đóng hộp, in hướng dẫn sử dụng, dán kèm tem nổi chống hàng giả để khiến chúng trở nên “thật” hơn và bán cho các công ty, tổ chức chính phủ để k.iê’m lời.
Giữa thập niên 1990, chính quyền tổng thống Mỹ Bill Clinton đã phàn nàn rất nhiều về tình trạng sao lậu băng đĩa ở Trung Quốc. Trong một thỏa thuận ký với Mỹ vào năm 1992, Trung Quốc cam kết sẽ xây dựng và thi hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mới, được cho là cam kết mạnh mẽ nhất của Bắc Kinh về việc chống lại tình trạng sao chép lậu.
Tuy nhiên, tình trạng này tiếp tục nở rộ, khi Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA) ước tính 94% phần mềm sử dụng ở Trung Quốc bị sao chép trái phép, khiến Mỹ m.â’t khoảng 335 triệu USD doanh thu từ bán phần mềm và hàng trăm triệu USD tiền bán băng đĩa.
Năm 1994, Phòng Đại diện Thương mại Mỹ “điểm mặt chỉ tên” 29 nhà máy, phần lớn ở miền nam Trung Quốc, chuyên sao chép lậu phần mềm, băng đĩa phim, ca nhạc và cung cấp danh sách này cho nhà chức trách Trung Quốc.
Đến năm sau, số lượng nhà máy này tăng lên 34. Thỏa thuận ký năm 1992 không bao gồm các cơ chế để đảm bảo Trung Quốc thi hành luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đến năm 1995, hai nước ký thỏa thuận mới, được cho là thỏa thuận thực thi quyền sở hữu trí tuệ chi tiết và toàn diện nhất, khiến chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ “rất hài lòng”, theo lời Charlene Barshefsky, người đại diện cho chính quyền Clinton đàm phán với phía Trung Quốc.
Nhưng trên thực tế, mọi thứ không diễn ra như kỳ vọng của phía Mỹ. Trong năm tiếp theo, các nhà đàm phán Mỹ có 9 chuyến đi tới Trung Quốc, họp 40 cuộc với đối tác nước này, trong khi Clinton đ.e do.a sẽ áp thuế 100% với hai tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thực thi đạo luật mới.
Lời đ.e do.a áp thuế của Clinton khiến nhiều bên không hài lòng. Bắc Kinh thể hiện sự giận dữ, trong khi cộng đồng an ninh Mỹ không vui vì hành động trừng phạt này có thể làm gián đoạn hợp tác an ninh giữa hai nước. Nhóm phản đối quyết liệt nhất là các nhà tài phiệt ở Phố Wall, những người không muốn hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận của họ với Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Đến tháng 1/1996, Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thứ ba về quyền sở hữu trí tuệ, ngay trước hạn chót do chính quyền Clinton đặt ra. Đoàn đàm phán Mỹ ca ngợi đây là “cam kết vững chắc nhất”, khi Trung Quốc hứa sẽ đóng cửa các nhà máy sản xuất băng đĩa lậu.
Tin vào lời hứa của Bắc Kinh, chính quyền Clinton thuyết phục quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trao cho Trung Quốc quy chế q.ua n h.ệ thương mại bình thường vĩnh viễn vào năm 2000, được ca ngợi là “một phần lớn trong di sản chính sách đối ngoại của Clinton”.
Bill Clinton (ngồi giữa) ký Đạo luật Quan hệ Thương mại Mỹ - Trung năm 2000. Ảnh: AFP.
Bill Clinton (ngồi giữa) ký Đạo luật Q.ua n h.ệ Thương mại Mỹ – Trung năm 2000. Ảnh: AFP.
Điều này tạo thuận lợi cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2001. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Internet và máy tính, kinh tế Trung Quốc bùng nổ, kéo theo đó là sự nở rộ của nạn sao chép phần mềm lậu. BSA ước tính 70% phần mềm máy tính mới được cài đặt ở Trung Quốc năm 2015 là không có bản quyền, với tổng giá trị gần 9 tỷ USD.
Không chỉ sao chép lậu phần mềm, người Trung Quốc còn làm giả đồng hồ Rolex, giày Nike, túi Louis Vuitton, điện thoại iPhone. Thống kê của Ủy ban chống Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ cho thấy số hàng hóa hữu hình bị làm giả, làm nhái ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong xuất ra nước ngoài năm 2015 chiếm tới 87% giá trị toàn cầu, tương đương 50-100 tỷ USD.
Các công ty Mỹ còn chịu thiệt hại lớn hơn nhiều do tình trạng ăn cắp bí mật thương mại, công nghệ của các tin tặc. Ủy ban chống Ăn cắp Sở hữu Trí tuệ Mỹ ước tính vào năm 2015 rằng nước này m.â’t 180-540 tỷ USD bởi các vụ tấn công mạng này, chủ yếu là đến từ tin tặc Trung Quốc.
Sự xuất hiện của Trump
Tình trạng ăn cắp bản quyền của Trung Quốc nghiêm trọng đến mức trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, nhiều người Mỹ bắt đầu thể hiện sự bức xúc về vấn nạn này. Đúng lúc đó, Donald Trump xuất hiện.
Trong các bài phát biểu vận động tranh cử, Trump thường xuyên nói về tình trạng việc làm và các nhà máy Mỹ bị Trung Quốc tước đoạt và cách Bắc Kinh cố tình làm m.â’t giá đồng tiền của mình. Trump tuyên bố sẽ “khắc phục” điều này, trong tiếng hoan hô của đám đông ủng hộ.
Truyền thông Mỹ lúc đó hầu hết đều chế nhạo một tỷ phú như Trump ra tranh cử tổng thống và không để ý đến vấn đề Trung Quốc trong thông điệp của ông. Nhưng bình luận viên Boxwell cho rằng Trung Quốc ngay từ đầu đã là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của Trump.
Giới chính trị lúc đó chê cười Trump, nhưng hơn 60 triệu cử tri mà những người gièm pha Trump gọi chung là “những kẻ đáng thương hại” lại yêu mến tỷ phú có giọng điệu quyết liệt này. Trump không ngừng chỉ trích các thỏa thuận thương mại bất công, tự khẳng định mình là một “bậc thầy đàm phán” sẽ không hứa hẹn chỉ để đắc cử.
Nỗi chán ngán với hàng thập kỷ thua thiệt trong thương mại với Trung Quốc là yếu tố quan trọng khiến nhiều cử tri quyết định chọn Trump làm tổng thống, thay vì “một Clinton khác” trong Nhà Trắng.
Sau khi đắc cử, Trump bắt đầu có những động thái dường như khiến Mỹ yếu thế hơn trong đàm phán với Trung Quốc. Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, ông quyết định rút Mỹ khỏi TPP, hiệp định thương mại có thể giúp Mỹ tăng cường sức mạnh khi liên kết với 11 đồng minh, đối tác nhằm đối phó Trung Quốc.
Đến tháng 4/2017, Trump đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình ở Washington, gọi lãnh đạo Trung Quốc là “bạn”, trong khi ông Tập khẳng định “chúng tôi đã trở nên thân thiết, xây dựng được niềm tin và mối q.ua n h.ệ hữu hảo ban đầu”.
Trump (trái) đón tiếp ông Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm 2017. Ảnh: Reuters.
Trump (trái) đón tiếp ông Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago năm 2017. Ảnh: Reuters.
Một tháng sau, Mỹ ra kế hoạch 10 điểm được thống nhất với Trung Quốc, nhấn mạnh hai nước sẽ đàm phán quyết liệt để đạt tiến bộ trong các vấn đề chủ chốt và “q.ua n h.ệ Mỹ – Trung đang vươn lên tầm cao mới, đặc biệt là trong thương mại”. Boxwell cho rằng những dấu hiệu này nhiều khả năng đã khiến Trung Quốc m.â’t cảnh giác trước Mỹ.
Mọi việc bắt đầu chuyển khác từ cuối tháng 7/2017, khi Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương dẫn đầu đoàn đại biểu tới Washington và có bài phát biểu với tựa đề “Hợp tác cùng có lợi là hình thức hợp tác tốt nhất”. Ông Uông dường như không nhận ra vẻ mặt lạnh lùng của các doanh nhân Mỹ khi nghe tới cụm từ “hợp tác cùng có lợi” mà họ đã được nghe quá nhiều lần trong nhiều năm qua từ phía Trung Quốc.
Đây là lúc Trump và đội ngũ của mình dường như đi đến thống nhất rằng thời kỳ đàm phán với Trung Quốc đã qua và họ cần hành động. Giữa tháng 8/2017, Trump yêu cầu Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer “nghiên cứu về khả năng điều tra các điều luật, chính sách, hành vi của Trung Quốc có thể gây hại đến quyền sở hữu trí tuệ hay phát triển công nghệ của Mỹ”.
Chấm dứt tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và mở cửa thị trường là một trong những yêu cầu Trump đưa ra khi tuyên bố áp thuế lên 50 tỷ USD và sau đó là 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Cuộc chiến khốc liệt đã kéo dài nhiều tháng và Trump không có dấu hiệu cho thấy sẽ nhượng bộ, thậm chí còn đ.e do.a áp thuế với toàn bộ hàng hóa của Trung Quốc.
Các chính quyền tổng thống Mỹ trước đây thường đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc về việc chuyển giao công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường, cách làm bị nhiều người chỉ trích và yêu cầu Washington có phản ứng cứng rắn hơn.
Trump dường như không phải là người dễ dàng tin vào những lời hứa từ Bắc Kinh, mà muốn khắc phục một vấn đề lớn trong nền kinh tế Mỹ. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là cách ông thực hiện điều đó, Boxwell nhận định.
Thành Nguyễn / VnExpress

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: