Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

Venezuela thì tuyên bố, vẫn « kiên định xã hội chủ nghĩa » !

( Có nhẽ thể chế này có lợi cho nhà cầm quyền hơn? )


Lạm phát 1 triệu phần trăm, Venezuela đi về đâu ?

Cả xấp tiền bolivar chỉ mua được một khúc xương. Ảnh chụp tại một hàng thịt ở Maracaibo, Venezuela ngày 26/07/2018.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, Venezuela sẽ bị suy thoái trong năm nay, với siêu lạm phát ở mức độ lịch sử là 1.000.000% từ nay đến cuối năm. Cũng theo IMF mới đây, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Venezuela sẽ giảm đi 18% trong năm 2018.
Thay đế giày mất bốn tháng lương

Khi biết rằng phải trả đến bốn tháng lương để sửa lại đôi giày cũ, ông José Ibarra, giáo sư đại học ở Venezuela nổi giận. Ông kể lại chuyện này trên Twitter.

Người thầy 41 tuổi viết : « Tôi không xấu hổ khi phải nói ra điều này : chính với đôi giày này mà tôi đi đến trường đại học trung ương Venezuela (UCV) để dạy học. Lương giáo sư đại học của tôi không đủ để thay đế giày ». Kèm theo dòng chữ là tấm hình một đôi giày mocassin màu đen, đế đã bị bong ra.

Tin Twitter này đã được chia sẻ 10.000 lần, được 5.400 « like » và khoảng 1.000 bình luận.

Dù đôi giầy đã mòn vẹt, giáo sư José Ibarra không có cách nào khác là phải mang để đi đến trường đại học chính của đất nước, giảng dạy cho những người làm công tác xã hội tương lai. Có bằng tiến sĩ về y tế cộng đồng, giáo sư Ibarra lãnh lương 5,9 triệu bolivar một tháng, tương đương…1,7 đô la trên thị trường chợ đen. Số tiền này chỉ vừa đủ để mua một ký lô thịt, tại đất nước mà sức mua tan nhanh như bọt nước do tình trạng siêu lạm phát.

Những tờ bạc lẻ...Phải 100.000 bolivar mới mua được một quả trứng.
Người thợ sửa giày đòi tiền công 20 triệu bolivar, một số tiền gấp ba, bốn lần lương tháng giảng viên. Anh thợ Lluvia Habibi giải thích, giá cao như vậy vì các nhà cung cấp nguyên liệu liên tục tăng giá. Anh nói : « Người ta có thể dùng keo dán giày đi tạm, nhưng không ai mua nổi một cặp đế giày cả, vì giá lên tới 20 đến 30 triệu bolivar ».

Từ lúc đăng những dòng chữ ngắn ngủi trên Twitter, giáo sư Ibarra đã được những người hảo tâm tặng cho những đôi giày, cũ có mới có, quần áo, tiền bạc và hàng trăm tin nhắn ủng hộ. Ông bèn thành lập một phong trào mang tên « Những đôi giày của nhân phẩm »để hỗ trợ các đồng nghiệp.

Người giảng viên đại học thổ lộ với AFP : « Tin Twittter tôi viết là một sự bùng nổ phẫn nộ. Tôi cứ ngỡ rằng vì ít có người theo dõi nên chẳng ai đọc, nhưng rốt cuộc tôi lại nhận được 12 đôi giày, kể cả tiền mặt và một số áo quần. Tôi lập ra phong trào này vì quà tặng vẫn tiếp tục được gởi tới ».

Giáo sư Ibarra giữ lại hai đôi giày để dùng, còn lại ông mang tặng các đồng nghiệp. Số tiền được các mạnh thường quân gởi cho, ông sẽ chia sẻ cho các giáo sư khác đang rất cần để mua thực phẩm. Ông cho biết : « Nhiều đồng nghiệp thường bị ngất xỉu vì đói ăn ».

Từ ba tuần qua, các giảng viên đại học luân phiên đình công để đòi tăng lương. Công nhân viên ngành y tế, điện lực, người về hưu…cũng đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Xe tải được cải tiến thành phương tiện vận chuyển công cộng ở Venezuela. Ảnh chụp ngày 11/11/2018.
Siêu lạm phát 1 triệu phần trăm

Sở dĩ giày của giáo sư José Ibarra mau hư vì không có xe buýt, thầy cô phải đi bộ một quãng đường xa đến trường. Khoảng 90% phương tiện chuyên chở công cộng ở Venezuela đã bị tê liệt, do giá phụ tùng thay thế quá cao, không thể nào mua nổi. Những người có trách nhiệm về giao thông giải thích như vậy, nhưng chính phủ lại quy cho họ là« phá hoại ».

Thực phẩm, thuốc men và rất nhiều mặt hàng tiêu dùng thông dụng khác từ lâu đã trở nên hiếm hoi, và nếu có cũng ngoài tầm tay với. Một cặp kính giá 1 tỉ bolivar (300 đô la theo giá chợ đen), một ký tỏi 32 triệu bolivar (10 đô la), trong khi lương tối thiểu chỉ có 1,5 đô la/tháng.
Theo báo cáo của các trường đại học Venezuela, hiện nay có đến 87% dân số sống trong tình trạng nghèo khó. Hàng triệu người đã phải di cư sang nước khác kiếm sống, trong đó có nhiều giáo viên. Một trong những người may mắn hiếm hoi mà AFP gặp được, Marcos Salazar, giáo viên 31 tuổi cho biết anh sống sót nhờ làm đến ba việc khác nhau và có người thân ở nước ngoài gởi tiền về cho.

Phi trường Simon Bolivar ở thủ đô Caracas vắng vẻ. Ảnh chụp ngày 02/07/2018.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, Venezuela sẽ bị suy thoái trong năm nay, với siêu lạm phát ở mức độ lịch sử là 1.000.000% từ nay đến cuối năm. Cũng theo IMF mới đây, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Venezuela sẽ giảm đi 18% trong năm 2018, tệ hơn dự kiến hồi tháng Tư là giảm 15%.

Ông Alejandro Werner, một trong những người có trách nhiệm của định chế đặt tại Washington cho biết : « Với tỉ lệ lạm phát lên đến 1.000.000%, tình hình Venezuela tương tự với đế chế Đức năm 1923, hoặc Zimbabwe vào cuối những năm 2000 ». Được biết trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1923, đồng mark Đức từ 4,2 mark đổi được 1 đô la, do siêu lạm phát, 1 triệu mark mới đổi được 1 đô la và đến cuối năm thì 1 đô la = 4,2 triệu mark !

Ông Werner kết luận : « Venezuela đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và xã hội ». Trong năm 2018, quốc gia dầu lửa này sẽ bị suy thoái ở mức hai con số, và như vậy đã thụt lùi suốt ba năm liền. Năm 2017, tỉ lệ suy thoái là -16,5%, nhưng năm nay còn trầm trọng hơn.

Có đến 96% thu nhập ngân sách của Venezuela là từ dầu thô. Tuy nhiên trong vòng một năm rưỡi qua, sản lượng dầu đã giảm ít nhất phân nửa, do không có tiền mặt để tu sửa, hiện đại hóa các giếng dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa mới đây tiết lộ, sản lượng dầu của Venezuela hiện nay khoảng 1,5 triệu thùng dầu một ngày, thấp nhất kể từ 30 năm qua.

Tổng thống Maduro giới thiệu giấy bạc mới có mệnh giá đã bỏ đi 5 số 0.
Bỏ 5 số không trên giấy bạc mệnh giá mới

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng tố cáo việc đưa một lượng lớn tiền vào lưu thông, làm lạm phát càng thêm phi mã. Tuy nhiên mức độ chính xác của dự báo đến đâu chưa rõ, vì định chế gồm 189 thành viên không thể gởi phái đoàn đến Venezuela thẩm định từ năm 2004, mà chỉ nhận được những dữ liệu rời rạc. IMF từ đầu tháng Năm đã yêu cầu Caracas phải cung cấp những dữ liệu kinh tế chính xác, nếu không có thể bị khai trừ.

Cũng theo Alejandro Werner, dù tỉ lệ lạm phát 1,2 triệu phần trăm hay 800.000 phần trăm cũng không làm thay đổi gì đối với « cuộc khủng hoảng nhân đạo khổng lồ » của một đất nước thiếu thốn mọi thứ, người dân có nguy cơ làm mồi cho những chứng bệnh dễ lây nhiễm.

Hôm 25/07/2018, tổng thống Nicolas Maduro loan báo đến ngày 20/8 sẽ đổi sang đơn vị tiền tệ mới, bỏ đi 5 số 0 trên tờ giấy bạc. Henkel Garcia, giám đốc công ty tư vấn Econometrica cho biết ban đầu chính quyền Venezuela chỉ định bỏ đi 3 số 0 trên đồng bolivar mà thôi. Nhưng nay khi tuyên bố bỏ đi 5 số 0, Caracas đã mặc nhiên nhìn nhận tình trạng siêu lạm phát.

Xếp hàng chờ rút tiền ở máy ATM.
Quyết định này sẽ giúp các giao dịch hàng ngày trở nên tiện lợi hơn. Hệ thống vi tính đang bị quá tải : nhiều siêu thị đề nghị khách hàng chi trả làm nhiều lần vì giới hạn một lần giao dịch chỉ được tối đa 20 triệu bolivar. Còn nếu trả bằng tiền mặt thì vô cùng bất tiện. Không có máy rút tiền nào hoạt động, phải xếp hàng rất lâu để rút được 100.000 bolivar. Mua một cặp kính phải mất đến 10.000 tờ giấy bạc có mệnh giá lớn nhất hiện nay là 100.000 bolivar. Hồi đầu năm 2017, một tờ giấy bạc này mua được 5 ký gạo, còn nay chưa mua nổi một điếu thuốc lá.
Tuy nhiên ông Henkel Garcia cảnh báo, nếu không cải tổ bề sâu, thì những tờ giấy bạc mới có ít số 0 hơn cũng sẽ không thọ quá sáu tháng ! Cần phải cứu vãn nền kỹ nghệ Venezuela, hiện nay chỉ hoạt động có 30% công suất, chấm dứt việc Nhà nước độc quyền giao dịch ngoại hối và giá cả. Bên cạnh đó còn cần phải tìm được các nguồn tài chính khác, vì tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA đang bị Mỹ trừng phạt. Econometrica ước tính mỗi năm phải bơm vào 20 đến 30 triệu đô la, trong vòng hai hoặc ba năm.

Dòng chữ gần một trạm métro: "Còn kéo dài đến bao lâu nữa?"
Vẫn « kiên định xã hội chủ nghĩa »

Nhưng một công ty tư vấn khác là Ecoanalitica nhận định, chính quyền Venezuela sẽ không thay đổi chính sách kinh tế. Những xung đột xã hội trong những tuần lễ gần đây chỉ là những hoạt động rời rạc, và phe đối lập thì không có khuôn mặt nào nổi bật – nhiều nhà lãnh đạo đối lập đã phải lưu vong hoặc đang bị cầm tù.

Chính quyền Caracas nói rằng khủng hoảng kinh tế và siêu lạm phát là hậu quả của « chiến tranh kinh tế » do cánh hữu Venezuela và Hoa Kỳ tiến hành để lật đổ ông Maduro.
Tình hình Venezuela làm ảnh hưởng đến các nước láng giềng. Chính quyền Colombia vào giữa tháng Sáu ước lượng đã có trên một triệu người dân Venezuela di cư sang Colombia trong 16 tháng qua. Còn Brazil ước tính mỗi ngày có 500 đến 1.200 người Venezuela vượt qua biên giới. Trong khi tại châu Mỹ la-tinh, ngoài Chilê và Pêru, dự báo tăng trưởng đều giảm, khó thể cưu mang thêm người tị nạn.

Các nhà đối lập xuống đường ngày 26/07/2018 phản đối tình trạng cúp điện, cúp nước liên tục.
Đặc biệt tại quốc gia cộng sản là Cuba, sau bốn thập niên kiên định với nền kinh tế quốc doanh, Chủ nhật tuần rồi Quốc hội nước này đã nhất trí thông qua dự thảo Hiến pháp mới, công nhận quyền sở hữu tư nhân. Tân Hiến pháp sẽ được đưa ra tranh luận trong dân từ ngày 13/8 đến 15/11 và sau đó sẽ tiến hành trưng cầu dân ý để trở thành chính thức.

Tuy bản dự thảo gồm 224 điều vẫn khẳng định « tính chất xã hội chủ nghĩa » của hệ thống chính trị Cuba, nhưng cụm từ « xã hội cộng sản » đã biến mất. Nguồn dầu lửa rẻ như cho của người láng giềng hào hiệp Venezuela đang cạn dần, chừng như các nhà lãnh đạo Cuba đã trở nên thực tế hơn.

Còn Venezuela thì tuyên bố, vẫn « kiên định xã hội chủ nghĩa » !

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180731-lam-phat-1-trieu-phan-tram-venezuela-di-ve-dau-0

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THẤY GÌ KHI HÀ NỘI MỞ RỘNG 4 LẦN?





Vì truyền thông đang ồn ào kỷ niệm 50 năm “chiến thắng” ĐL…rồi 10 năm mở rộng thủ đô khi dân “thủ đô” ở Chương Mỹ vẫn đi lại bằng thuyền dù đã nắng 3-4 ngày nay nên cũng góp thêm ý kiến:

Pháp chiếm được Hà Nội lần thứ 2 (4/1882) thì 8 năm sau (1890) bắt đầu xin phép xây dựng “Nhà máy tàu điện Thụy Khuê” và đúng 10 năm tiếp theo (1900) đã khánh thành tuyến tàu điện Bờ Hồ-Thụy Khuê (trong khi Thủ đô mở rộng lần 4 sau hơn 10 năm vưỡn không làm xong 13km tàu điện trên cao Cát Linh…)!


Khách tây tới Hà Nội chỉ đi lại xem khu phố cổ và hồ Gươm. Mà phố cổ còn tới ngày nay là nhở Toàn quyền Đông Dương ngày 5/12/1942 ký duyệt quy hoạch không xây cao quá 8,5m trong phố cổ và xây cao quá 12m quanh Hồ Gươm…và cũng nhờ dân phố cổ chịu ở chật không bán nhà cho các quan cách mạng (gốc lội ruộng) sẵn sàng phá bỏ khu triển lãm cuối cùng trong nội đô để có “điểm nhấn” cho “nhà đầu tư” xây cao 45 tầng (tương đương bên 29 Liễu Giai !).

Người Pháp dũng cảm làm 1 con đường bao quanh hồ Gươm (dù phải cắt đôi đền Bà Kiệu) và phá chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện (để lại tháp Hòa Phong) nhưng mọi công trình xây quanh hồ đều tương thích với chiều cao cây xanh quanh hồ cho tới 1971 được Tàu viện trợ xây lại Bưu điện từ 2.5 lên 5 tầng phá tan vẻ đẹp hài hòa của Hồ Gươm! Từ 1977 Hà Nội bắt đầu có ủy viên TƯ làm chủ tịch thì Tòa Thị chính thời Pháp cực đẹp đã bị phá để xây lên một kiến trúc trông như lô cốt (tương xứng với nhà bưu điện do Tàu + xây)! Tới thời UVTW Hoàng Văn Nghiên thì xây thêm “Hàm Cá Mập” chấm dứt hoàn toàn vẻ đẹp toàn mỹ của Hồ Gươm… 

Người Pháp không phá quần thể sen+bèo trên hồ, cũng không bê tông hóa toàn bộ mép nước nên 4 “cụ rùa-baba” sống yên vui cho tới khi Thủ đô thỉnh thoảng lại kéo lưới vét trên hồ, phá hết hệ sinh thái làm sạch nước hồ tự nhiên làm các cụ rùa phải lên bờ và trở thành tiêu bản trong đền NS, trong bảo tàng HN và tuyệt diệt mấy năm trước ! Người Pháp trồng các loại cây ven 3 cái hồ trên bách thảo để thú tránh nắng phía dưới. Ta cải tiến “di dời” thú ra Thủ Lệ còn cây vẫn ở lại Bách Thảo. Đến 2 nhiệm kỳ của ks xây dựng Nguyễn Thế Thảo đã chặt ngay và luôn 6700 cây xanh dù trẻ con cũng biết 1 cây xanh trưởng thành trong đô thi sản xuất lượng ô xy cho 60 người….

Thời Pháp Hà Nội không cần đèn đỏ, nhưng ngã 5÷7 thì có bùng binh như đài phun nước đầu Hàng Đào hay tượng đài trước Nhà hát lớn nhưng ngày đó người dân đi lại từ tốn. Thời đó không có hàng triệu người gốc “lội ruộng” như bây giờ nên cứ hở ra là cướp đường (take way) khiến vỉa hè cũng không còn an toàn cho người đi bộ!

Thời Pháp mỗi căn nhà, mảnh đất đều có chủ chứ không như bây giờ theo điều 52 luật đất đai, Cấp tinh, TP có quyền “mua rẻ như cướp” đất của dân rồi cấp cho “thân hữu” xây rồi bán lại đắt hơn vài trăm lần. Khi muốn cướp đất ven hồ thì bày trò kiểm định gán cấp D cho chung cư tốt ven hồ và lờ đi các chung cư lún nứt phải chống thép cả 5 tầng kêu cứu nhiều năm nhưng ở xa hồ nước! 

Hà Nội do Pháp quản lý trong 72 năm (1882-1954) chỉ rộng 152,2km2 với 436.624 dân khi về tay ta sau 54 năm (1954-2008) đã điều chỉnh tăng “để lấy đất” tới 4 lần lên 3344,7 km2 với 6.232.940 dân. Khi diện tích “thủ độ” tăng lên 22 lần với 90% dân gốc ‘lội ruộng’ nhưng đã “hết ruộng” để tạo ra nhiều vạn xe ôm...và có những Tỷ phú USD “bất động sản” góp mặt với thế giới! Theo một vài nhà “xây dựng” thủ đô đã xây số căn hộ đủ cho ½ dân số miền bắc đến ở...Vì vậy không tắc đường, không ngập nước mới là lạ. Là người sống từ thời Pháp tới nay mình thấy 72 năm người Pháp cai quản chủ yếu làm đẹp cho thủ đô (dù chưa được là Hòn Ngọc Viễn Đông) nhưng khi ta tiếp quản chỉ sau 54 năm đã biến thành cái tổ quạ, vô cùng lộn xộn, bát nháo. Ngày nào, đi hướng nào cũng tắc, cũng bẩn bụi và gặp người đi khiếu kiện..biểu tình vì mất đất !!!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÔ TÍCH SỰ



(Trích Luận ngữ Tân thư)
Người giữ cổng thành nhà Chu một hôm hỏi Lão Tử:
“Tôi nằm mơ thấy một con hổ béo tốt mỡ màng đang mải miết ăn một đống giun dế, nom rất kinh tởm. Chẳng hay đó là cái điềm gì?”
Lão Tử bảo:
“Đó là cái điềm ông sắp được trông thấy vua...”
Người giữ cổng thành hỏi:
“Có thể giải thích rõ hơn được chăng?”
Lão Tử bảo:
“Hổ tuy là chúa sơn lâm, chuyên ăn thịt các loại hươu, nai, cầy, cáo... Song cũng có những con vật nó không thể ăn được như báo, voi, sư tử... Những giống này vì thế không nằm trong vòng cai quản của nó. Nay hổ mà chỉ ăn có giun, dế thì đích thị là vua chúa ở cõi nhân gian này. Giống “hổ” này thà biến tất cả thành giun dế, thà chỉ xơi giun dế, còn hơn tồn tại những giống vật mà nó không thể xơi được, cũng không cai quản được.”
Câu chuyện trên (có vẻ) chẳng ăn nhập gì đến cái đoạn sau này. Song vì đoạn sau có nhắc đến Lão Tử. Vậy nên chép ra đây cho có vẻ đầu đuôi hình thức một tý. Âu cũng là một cái “Lời tựa” cho Luận ngữ Tân thư kì này.
Vua nước Vệ bỗng dưng tỏ ra lo lắng việc nước đến nỗi quên cả tắm gội, cũng chẳng thiết gì tới yến tiệc. Một hôm sai người mời Khổng Tử, ngỏ ý muốn Khổng Tử giới thiệu cho một học trò để bổ làm quan coi về công việc giáo dục. Khổng Tử thấy thế thì cảm động lắm, bèn bảo:
“Khâu này có tới 3000 học trò. Gần trăm người trong số đó đều có thể đảm đương được việc ấy. Chẳng hay nhà vua muốn chọn người như thế nào?”
Vua Vệ bảo:
“Trên thì sáng được cái ngôi của ta, dưới thì trăm họ thần phục, già trẻ lớn bé, không kẻ nào ra khỏi sự cai quản của ta. Bảo học là phải học, bất kể đúng sai ra sao. Đã học là phải thuộc, bất kể có hiểu hay không. Đã thuộc là phải thi đỗ, bất kể kiến thức thế nào... Liệu có ai làm được như vậy chăng?”
Khổng Tử vẫn thăm dò:
“Chẳng hay nhà vua muốn làm sáng dân hay muốn cho dân tối tăm, mờ mịt đi?”
Vua Vệ bảo:
“Ngài vẫn được thiên hạ tôn là Thánh nhân, vậy mà còn phải hỏi câu ấy sao? Giả sử nếu sáng dân mà ngôi vua của ta vẫn được vững bền, vẫn truyền được đến muôn đời con cháu sau này thì ta cũng đâu có tiếc gì…”
Khổng Tử tỏ ra hiểu ý bèn nhận lời rồi lui trở ra. Về đến nhà, trước tiên Ngài gọi Nhan Hồi tới hỏi:
“Này anh Hồi. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
Nhan Hồi trả lời:
“Cố nhiên Hồi này sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “minh” mà thôi. Nghĩa là luôn luôn nghĩ đến việc làm sáng dân, mới dân...”
Khổng Tử thở dài bảo:
“Sáng dân lợi cho nước, song không lợi cho ngôi vua. Thế thì đừng hòng người ta cho anh làm quan. Không những thế, kẻ làm thầy mà luôn nghĩ đến việc sáng dân tất sẽ nghèo kiết xác. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm thầy. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có mười người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
Nhan Hồi ra. Tăng Tử bước vào. Khổng Tử hỏi:
“Này anh Sâm. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
Tăng Tử trả lời:
“Cố nhiên Sâm này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “hiếu” mà thôi. Nghĩa là dạy mọi người phải sống sao cho tròn với đạo “hiếu.”
Khổng Tử trầm ngâm bảo:
“Chữ “hiếu” dẫu bao trùm tất cả. Song người nước Vệ xưa nay vốn luôn tự coi mình là “hiếu” nhất thiên hạ rồi. Lúc nào cũng lôi truyền thống ông cha ra để “phát huy”. Đến nỗi đình chùa cũng có thể biến thành chỗ nuôi lợn, kẻ cướp cũng có thể được phong anh hùng... Thế mà anh còn đòi đem đạo “hiếu” ra giảng giải thì có khác nào chửi vào mặt người ta. Như vậy sẽ chẳng ai thèm làm học trò. Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có trăm người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
Tăng Tử ra. Tử Hạ bước vào. Khổng Tử hỏi:
“Này anh Thương. Nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
Tử Hạ trả lời:
“Cố nhiên Thương này cũng sẽ theo học thuyết của Phu Tử. Chung quy có một chữ “thi” mà thôi. Nghĩa là sao cho mọi người ai cũng biết yêu văn chương, chữ nghĩa, hiểu được những nghĩa lý sâu xa của Kinh Thi...”
Khổng Tử cười bảo:
“Người nước Vệ xưa nay đi đâu cũng tự hào mình là một nước văn hiến. Làm ra của cải thì chẳng có mấy ai, song bọn bồi bút làm những nghề văn, thơ, nhạc, họa thì đông không kể xiết. Trải đã mấy đời như thế, đầu óc mọi người đều chật ních những thứ dối trá, giả nhân giả nghĩa cả rồi. Thế mà anh còn đòi mang Kinh Thi ra giảng thì có khác gì đàn gảy tai trâu, hỏi còn nhét vào chỗ nào được nữa? Huống chi đối với cái chính trị của nước Vệ kia, thì dẫu có nghìn người như anh cũng vô tích sự mà thôi.”
Tử Hạ ra. Tử Cống bước vào, Khổng Tử hỏi:
“À anh Tứ? Anh có tiếng là một người giỏi buôn bán. Vậy nếu giao cho anh phụ trách công việc giáo dục của một nước, anh sẽ theo học thuyết của ai?”
Tử Cống trả lời:
“Tứ này chỉ nhớ được mỗi câu của Lão Tử: “Thiện nhân giả bất thiện nhân chi sư / Bất thiện nhân giả, thiện nhân chi tư” (nghĩa là người lành là thầy của kẻ ngu. Kẻ ngu là của cải của người lành). Chung quy phải làm sao cho thiên hạ càng ngu càng tốt. Khi đó, chẳng những luôn vừa ý các đấng bề trên, mà những kẻ làm thầy cũng tha hồ kiếm được nhiều của cải... Vậy Tứ tôi xin theo học thuyết của Lão Tử...”
Khổng Tử vừa nghe đến đó bỗng tỏ ra mừng rỡ. Ngài bảo với Tử Cống:
“Té ra anh ở trong cửa ta mà vẫn lén lút đọc sách của cái lão già gàn dở người nhà Chu ấy. Điều lão nói là nói cho mãi những đời sau này. Song nếu đem áp dụng vào đời bây giờ tưởng cũng chẳng hại gì, miễn sao được vinh thân phì gia thì thôi. Tất nhiên giáo dục mà theo cái triết lý ấy thì những kẻ làm thầy sẽ được thể mà nghĩ ra trăm phương ngàn kế để làm giàu. Than ôi! cái “đạo” làm thầy, ta chưa kịp hoàn thiện nó thì nó đã hỏng sẵn từ trước đó rồi. Giờ ta mới biết, đối với cái chính trị của nước Vệ kia, đến ta còn vô tích sự, huống chi những kẻ vừa hăng hái lại vừa nông nổi như các ngươi. Thì ra vua Vệ nói thế chẳng qua là muốn đuổi khéo ta ra khỏi địa giới nước Vệ đấy thôi.”
Nói xong, Ngài bèn bảo các học trò thu xếp để nhanh chóng rời khỏi nước Vệ.
Quả nhiên khi nghe tin thầy trò Khổng Tử đã bỏ đi, Vua Vệ hết sức mừng rỡ, lập tức trút hết mọi lo lắng, lại tiếp tục lao vào yến tiệc như cũ...
Nhân chuyện đó mà càng những đời sau, các nhà phụ trách công việc giáo dục trong thiên hạ càng thích bắt chước cái triết lý giáo dục ấy của Tử Cống.
Tháng 2 năm Đinh mùi (2007)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi huyền thoại hé lộ những điều có thật trong quá khứ


https://baomai.blogspot.com/ 
 
Trong một đêm chấn động, Thượng Đế phái xuống một binh đoàn lửa và những trận động đất thật dữ dội xảy ra, đến mức khiến cho Vương quốc Hạnh phúc Atlantis chìm sâu vào lòng đại dương và không bao giờ có thể tìm thấy lại.

Atlantis ở đâu?

Đó là huyền thoại khét tiếng của Plato vốn đã làm say mê khán giả trong hơn 2.300 năm qua.

Nhiều người sau đó đã lan truyền những giả thuyết về vị trí chính xác của Atlantis: Địa Trung Hải, ngoài khơi biển Tây Ban Nha hay thậm chí dưới Nam Cực.

https://baomai.blogspot.com/ 

Một ý tưởng phổ biến là huyền thoại về Atlantis được gắn kết với số phận của Thera, hòn đảo mà nay có tên là đảo Santorini của Hy Lạp, vốn đã bị phá hủy một phần trong một trận phun trào núi lửa khoảng 3.600 năm trước.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học, nếu không muốn nói là đa số, cho rằng chúng ta không bao giờ có thể gắn kết Atlantis với một địa điểm có thực.

"Tôi không nghĩ là ai đó lại có thể nghi ngờ về chuyện Atlantis chỉ là một huyền thoại," Patrick Nunn, một nhà địa chất học tại Đại học Sunshine Coast ở bang Queensland, Úc, nói.

Tuy nhiên, Atlantis không chỉ là huyền thoại về một thành phố bị nhấn chìm. Những câu chuyện kể tương tự được nghe thấy trên khắp thế giới, và giờ đây dường như một số những câu chuyện này là có thật.

https://baomai.blogspot.com/ 

Plato sống ở một khu vực có các mảng địa tầng và núi lửa hoạt động trên thế giới, nơi những trận động đất và sóng thần lớn xảy ra khá thường xuyên.

"Ông ấy đã quan sát những gì đang xảy ra và ông ấy đã dùng chi tiết từ những quan sát này để làm cho câu chuyện kể của ông về Atlantis nghe có vẻ đáng tin hơn," Nunn nói. "Nhưng tôi nghĩ rằng không có cách nào chúng ta có thể cho rằng Atlantis là một nơi cụ thể."

https://baomai.blogspot.com/ 
Santorini là một miệng núi lửa khổng lồ

Bất chấp những nghi ngờ của Nunn về vương quốc bạc mệnh này, ông vẫn lại là một trong nhóm ngày càng đông các nhà địa chất học đã bắt đầu quan tâm đến những huyền thoại tương tự với lòng tin rằng một số những huyền thoại này có thể thật sự soi rọi những sự kiện địa chất cổ xưa.

Địa chất huyền bí

Vào năm 1966, khoa học gia Dorothy Vitaliano đã đặt một cái tên mới cho lĩnh vực nghiên cứu này: geomythology (địa chất huyền bí).

https://baomai.blogspot.com/ 

Theo lời bà thì đó là ngành khoa học 'tìm kiếm sự kiện địa chất thật sự dưới một huyền thoại hay truyền thuyết vốn tạo cơ sở cho huyền thoại đó ra đời'.

"Các huyền thoại phần lớn là dựa trên những sự kiện có thật tức là chúng được tạo ra phần lớn là do một sự kiện hay một sự kết hợp nhiều sự kiện vốn gây tác động thảm họa cho xã hội," ông Bruce Masse, một nhà khảo cổ môi trường, người đồng biên tập một cuốn sách về chủ đề này, giải thích.

"Do đó những huyền thoại này có thể cung cấp một cái nhìn về những sự kiện có thể được tìm thấy, được moi ra hay thậm chí được xác định niên đại."

Khi xem xét kỹ những huyền thoại địa chất này, chúng ta sẽ tìm được những thông tin quý giá - chẳng hạn như thời gian xảy ra vụ phun trào mới đây nhất của núi lửa Nabukelevu ở Fiji.

Và các khoa học gia không thiếu các huyền thoại, hay các sự kiện địa chất, để suy ngẫm:

những câu chuyện về núi lửa và động đất nhan nhản ra đấy, và các câu chuyện về những trận hồng thủy thảm họa và những vùng đất bị nhấn chìm dưới lòng biển.

https://baomai.blogspot.com/ 
Người dân vùng đảo Solomon có nhiều những câu chuyện kể về những hòn đảo bị nhấn chìm

Khi Nunn nghe kể về một hòn đảo nữa bị biến mất, đảo Teonimanu thuộc quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương, ông ngay lập tức cảm thấy tò mò. "Đó là một vùng đất cao, chứ không phải là bãi san hô thấp hay bãi cát mà có thể bị quét đi dễ dàng như vậy," Nunn nói. "Đó là một hòn đảo lớn bị biến mất."

Chuyện kể rằng có một người chồng bị cắm sừng có tên là Roraimenu. Vợ của ông đã chung sống với một người đàn ông khác trên đảo Teonimanu.

Người chồng Roraimenu nổi điên đã mua lời nguyền sóng biển để báo thù và đi đến hòn đảo Teonimanu. Bốn con sóng dính vào phía trước chiếc thuyền của ông, phía sau cũng có bốn con sóng.

Khi lên đến bờ, ông trồng hai cây khoai sọ, giữ lại một cây và vội vã rút lui về hòn đảo Ali'ite của mình.

https://baomai.blogspot.com/ 

Lời nguyền nói rằng khi những chiếc lá bắt đầu nhú ra trên cây khoai sọ, cơn thịnh nộ sẽ bắt đầu. Vào ngày đó, Roraimenu đứng trên một đỉnh núi nhìn tám cơn sóng lần lượt trào lên đảo Teonimanu cho đến khi nó chìm nghỉm và mất hút luôn từ đó.

Do sóng thần?

Nunn diễn giải những cơn sóng trong câu chuyện này là mô tả một đợt sóng thần - nhiều trận sóng thần là một loạt những cơn sóng. "Nhưng đương nhiên, sóng không thể quét sạch các hòn đảo, nhất là những hòn đảo cao và có núi lửa," Nunn nói.

Các nhà địa chất học tin rằng thật ra là một trận động đất dưới đáy biển đã nhấn chìm hòn đảo, vốn trước đó đã luôn chao đảo ở rìa của một sườn núi dốc dưới đáy biển.

Một khi cơn động đất làm rung lắc phần nền của nó thì một vụ trượt đất lớn đã đưa đảo

https://baomai.blogspot.com/ 

Teonimanu chìm xuống nước và trong quá trình đó nhiều khả năng tạo ra một trận sóng thần.

Đối với những người sống sót để kể đi kể lại câu chuyện thì những cơn sóng và sự phá hủy hòn đảo gắn liền chặt chẽ với nhau.

"Cho nên thật sự bạn sẽ nhìn thấy hòn đảo sụt xuống, hay chìm xuống, một cách đột ngột khi mà những cơn sóng hình thành," Nunn giải thích. "Đối những người quan sát thiếu hiểu biết thì đương nhiên cũng hợp lý khi kết nối hai sự việc lại với nhau."

Nunn cũng gặp phải những huyền thoại tương tự, nhưng ông đã kiến giải là chúng kể lại việc người dân trên những hòn đảo đó đã mất tích như thế nào - chứ không phải là sự biến mất của những hòn đảo theo đúng nghĩa đen.

Thật ra vẫn còn một số nghi ngờ về tính khoa học của khả năng toàn bộ một hòn đảo trượt xuống dưới biển theo cái cách mà Nunn cho là đã xảy ra với đảo Teonimanu.

https://baomai.blogspot.com/ 

Tuy nhiên, Nunn chỉ ra rằng lượng vật chất tồn tại trên một hòn đảo như Teonimanu là ít hơn nhiều so với lượng vật chất chuyển động trong những vụ đất lở lớn trên đất liền.

Hơn nữa, những khảo sát ở đáy biển của khu vực đó đã cho thấy những mảnh vỡ vụn bị chìm dưới nước mà có thể là bằng chứng của việc một số hòn đảo bị biến mất, với những hòn đảo có niên đại xưa hơn nằm dưới thấp hơn trên sườn núi dưới lòng biển.

"Điều này cho tôi thấy rõ rằng toàn bộ hòn đảo có thể biến mất," Nunn nói.

Sử thi Ấn Độ

Cũng không kém phần kinh hoàng là những câu chuyện về những thành phố ven biển bị nhấn chìm dưới sóng biển. Một số câu chuyện này được mô tả trong những văn tự tiếng Phạn cổ, trong đó có sử thi Mahabharata - một trường ca 4.000 năm tuổi vốn có vinh dự là câu chuyện kể sử thi dài nhất trong văn học thế giới.

https://baomai.blogspot.com/ 
"Thầnh Krishna ở Hoàng Thành", từ Harivamsa, khoảng thời gian 1600

Sử thi Mahabharata và một sử thi tiếng Phạn khác - Ramayana - khởi thủy được viết trên lá bối.

Một câu chuyện trong Mahabharata kể lại làm thế nào mà Thần Krishna, sau một chiến thắng trong trận chiến, quyết định rời thành Dwaraka để đến cung thiên của Ngài. Sau đó, Biển Ả Rập đó nhấn chìm thành phố đó.

Mặc dù lâu nay vẫn được tin rằng đó chỉ là một vương quốc huyền thoại không hơn không kém, một khảo sát khảo cổ vào năm 1963 đã phát hiện ra thành Dwaraka vẫn còn nguyên vẹn dưới đáy biển gần bờ biển Saurashtra của Ấn Độ.

Còn có những câu chuyện kể tương tự về thành phố Poompuhar và tàn tích cổ tại thành phố Mahabalipuram. Cả hai thành phố giờ đây đều được biết đến là đã từng tồn tại: những tàn tích của Mahabalipuram đã 'hiện về' sau trận Sóng thần Ấn Độ Dương hồi năm 2004.

https://baomai.blogspot.com/ 

"Khi bạn nhìn vào những nơi này, chúng đều nói lên một việc," Nunn nói. "Rằng những cơn sóng lớn đánh vào bờ và xóa sạch những nơi mà con người từng trú ngụ."

Tuy nhiên, Nunn tin rằng chỉ riêng sóng thần không thì không thể giải thích được việc những thành phố này bị nhấn chìm và bỏ hoang sau đó.

Nước biển dâng

Thay vào đó, ông tin rằng mực nước biển dâng lên từ từ đều đặn từ sau kỷ băng hà đã dần dần ăn vào những vùng đất ven biển, và những trận sóng thần chỉ đơn giản là hoàn tất công việc mà thôi.

"Nếu mực nước biển dâng và có thêm những cơn sóng khủng khiếp này dồn lên mực nước biển dâng thì rõ ràng một ngày nào đó những cơn sóng này sẽ gây tác động mà lẽ ra sẽ không xảy ra nếu mực nước biển không dâng," ông cho biết.

Nhưng những câu chuyện về việc nước dâng kém phần quyến rũ và diễn ra với tốc độ rùa bò này vừa ít vừa thưa thớt.

https://baomai.blogspot.com/ 

"Con người chúng ta thích những câu chuyện thảm họa còn việc thích nghi với những thay đổi từ từ không có sức thuyết phục cho lắm," Martin Bates, một nhà khảo cổ địa chất tại Đại học Wales Trinity Saint David, nói.

Trừ phi bạn là dân bản địa sống dọc theo bờ biển nước Úc.

Khoảng 20.000 năm trước, vào thời điểm lạnh giá nhất của kỷ băng hà cuối cùng, mực nước biển khi đó thấp hơn bây giờ khoảng 120 mét.

https://baomai.blogspot.com/ 
Một trong những ngôi đền bị nhấn chìm tại Mahabalipuram

Nhưng khi nhiệt độ tăng lên, những khối băng khổng lồ này bắt đầu tan và đổ nước vào các đại dương của thế giới. Trong vòng 13.000 năm kế tiếp, mực nước biển đã dâng dần dần lên như mức hiện nay.

Các cộng đồng bản địa có lẽ đã tồn tại ở Úc được khoảng 65.000 năm và bị cách biệt cho đến khi người châu Âu đến cư trú vào năm 1788. Môi trường nước Úc chắc chắn là một nơi khó sống và sự sinh tồn qua nhiều thế hệ thì dựa vào việc truyền lại những thông tin về thức ăn, bối cảnh và khí hậu từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Người xưa chứng kiến

Nicholas Reid, một nhà ngôn ngữ học tại Đại học New England ở Úc, đã kết hợp với Nunn để tìm kiếm trong những câu chuyện được ghi chép lại của người bản địa Úc những truyện kể về khi mà mực nước biển thấp hơn hiện nay hoặc đang dâng lên.

Họ đã tìm thấy 21 câu chuyện như thế từ các địa điểm khác nhau dọc theo bờ biển nước Úc, theo đó mô tả những cảnh quan đã bị nhấn chìm mà không bao giờ nổi lên trở lại.

Ở những khu vực của nước Úc nơi vùng ven biển có địa hình thấp thì thậm chí nước biển chỉ dâng lên một chút cũng có thể nhận chìm cả một vùng đất rộng lớn tương đối nhanh chóng.

https://baomai.blogspot.com/ 

"Người xưa chắc hẳn đã nhận thức được rằng mỗi năm mực nước biển cứ dâng lên," Reid nói.

"Và họ ắt hẳn đã nghe những câu chuyện từ cha ông, từ ông cố ông sơ của họ, rằng nước biển từng còn thấp hơn thế."

Một số những câu chuyện này là mô tả rất thực tế về khi mà mực nước biển thấp hơn, chẳng hạn như ký ức về những bãi săn kangaroo giờ đây không còn nữa xung quanh Vịnh Cảng Phillip gần Melbourne.

Những câu chuyện khác thì giàu hình tượng hơn. Trong một câu chuyện như thế một nhân vật tổ tiên có tên là Ngurunderi đã đuổi theo những bà vợ của ông vốn tìm cách bỏ chạy đến đảo Kangaroo bằng cách chạy bộ.

Trong cơn thịnh nộ, Ngurunderi đã ra lệnh cho nước biển dâng lên, khiến cho cho hòn đảo đó bị tách rời ra khỏi lục địa và biến những người vợ này thành đá mà giờ đây nhô lên khỏi mặt nước.

Làm sao đảm bảo tính chính xác?

Bằng cách kết nối những câu chuyện này với những sự kiện địa chất cụ thể mà nó thuật lại, các nhà nghiên cứu tin rằng một số câu chuyện này có niên đại trong khoảng từ 7.000 cho đến 10.000 năm trước.

"Nếu là 10.000 năm thì có nghĩa là những câu chuyện này được truyền qua từ 300 cho đến 400 thế hệ," Reid giải thích. "Một ý tưởng có thể truyền đạt qua hơn 400 thế hệ thật là phi thường."

Trước đây, các nhà khoa học từng nghĩ rằng tính chính xác của những câu chuyện như thế này không thể kéo dài hơn 800 năm nếu không được ghi chép lại.

https://baomai.blogspot.com/ 

Tuy nhiên, Reid tin rằng một tính chất then chốt của nghệ thuật kể chuyện của người bản địa - 'quá trình kiểm tra chéo xuyên thế hệ' - có thể giải thích tại sao những câu chuyện này có thể duy trì được cả ngàn năm.

Trong quá trình đó, cha sẽ truyền lại câu chuyện cho con cái - và những người cháu gọi người cha đó là chú bác có trách nhiệm đảm bảo rằng những người con này hiểu chính xác câu chuyện.

"Cơ chế này tạo thành một khung xuyên thế hệ vốn khiến cho việc thuật lại câu chuyện với mức độ chính xác cao nhất có thể," Reid giải thích.

Các nhà nghiên cứu tin rằng tính biệt lập của nước Úc cũng có thể góp phần vào việc khiến cho những câu chuyện này được lưu truyền một cách nguyên vẹn. Nếu xét trên sự di chuyển các cộng đồng con người thì Úc châu là một châu lục ổn định và không có quân xâm lược nào đến đây.

"Những câu chuyện này thật sự có thuật lại một lần mà nước biển dâng lên làm ngập chìm lục địa khiến cho người dân mất đất đai mà trước đó họ từng sinh sống trên đó," Reid nói. "Những câu chuyện này là phản ứng lại trước sự kiện đó và chúng vẫn tiếp tục được kể cho đến năm 2015."



Jane Palmer

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang