Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
TƯNG BỪNG KHAI MẠC TRIỂN LÃM TRANH CỦA TRẦN NHƯƠNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Vụ Eximbank, dấu hiệu ghê gớm về cơn khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam
Thế còn bây giờ thì sao?
“Hốt cú chót” và “Đã làm thì làm cho đáng”
Những năm trước, cũng đã có một số vụ việc chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng ở một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng. Nhưng quy mô chiếm đoạt đã vọt lên tới từ 50 tỷ đồng đến vài trăm tỷ đồng trong thời gian gần đây, cho thấy tâm lý kẻ phạm tội là nhân viên và quan chức ngân hàng đã gần giống với tâm lý của giới trộm cướp “đã làm thì làm cho đáng, đằng nào cũng một lần đi tù.”
Nếu vào những năm trước, các vụ chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng xảy ra không đều và còn có khoảng thời gian “giải lao,” thì trong khoảng hai năm qua, 2016 và 2017, con số hành vi này đã tăng vọt và liên tục. Hành vi này lại xảy ra trong bối cảnh “hết sức nhạy cảm”: khối nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã lên tới khoảng 900 ngàn tỷ đồng và đang trở nên vô phương cứu chữa, cho dù từ năm 2017 đến nay giới tài phiệt đã cố “đánh lên” thị trường bất động sản nhằm giải cứu khối tài sản khổng lồ mà các ngân hàng nhận thế chấp từ các doanh nghiệp nhưng chưa biết làm cách nào tiêu thụ được.
Hội chứng “hốt cú chót” cũng hình thành trong não trạng tội phạm – quan chức ngân hàng – như thế. Hình thành vào buổi hoàng hôn chế độ và vào lúc hiện hình ngày càng nhiều thông tin về tương lai phá sản không thể tránh khỏi của một số ngân hàng đang cõng trên mình số nợ xấu rất lớn mà không cách gì xử lý được.
Rõ là thế. Vào năm 2017, tình hình còn nguy hiểm hơn nhiều so với năm 2016, còn năm 2018 lại nguy hiểm hơn năm 2017: thị trường tín dụng đã và đang lan truyền thông tin về một số ngân hàng thương mại nhỏ và cả ngân hàng nằm trong top đầu đã lọt vào “danh sách đen”. Kể cả và đặc biệt là “ngân hàng quốc doanh lớn nhất” Agribank với tư cách quán quân bị ra tòa vì tham nhũng…
Tuy nhiên về phía các cơ quan nhà nước, cho tới nay bản “danh sách tử thần” các ngân hàng có nguy cơ phá sản vẫn được giấu kín. Một thông tin hiếm hoi là tại kỳ họp quốc hội vào cuối năm 2017, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Lê Minh Hưng chỉ nói úp mở là sẽ “thí điểm xử lý nợ xấu” tại 6 ngân hàng thương mại, nhưng không cho biết tên các ngân hàng này.
Nhưng với dư luận xã hội thì không thể cấm đoán nỗi lo lắng khôn nguôi. Vấn đề của ngân hàng đã không chỉ là các đại án liên đới gói tiền khổng lồ của các nhóm quan chức và doanh nghiệp, mà đã chọc thẳng tới những món tiền gửi của khách hàng cá nhân.
Nguy hiểm ngân hàng cả nhỏ lẫn lớn
Vào thời gian khi xảy ra vụ chiếm đoạt tiền gửi khách hàng ở Eximbank, Vietinbank, Oceanbank…, đi đâu cũng nghe người dân, tiểu thương, công chức về hưu và không thiếu công chức đương nhiệm bàn tán xôn xao. Gương mặt nhiều người lộ rõ cũng vẻ hoang mang. Cụm từ “mất tiền gửi ngân hàng” trở nên phổ biến đến nỗi nó chiếm một tỷ lệ đáng kể trong số các tiêu đề của Google.
“Cả tài sản tiền mặt của gia đình tôi chỉ có gửi hơn 2 tỷ đồng gửi ngân hàng, nếu lỡ ngân hàng đó phá sản mà chỉ được bồi thường bảo hiểm tiền gửi có 75 triệu đồng thì thà ngay bây giờ tôi đem mua đất, vàng, mua đô la còn an toàn hơn nhiều,” nhiều người dân than vãn.
Lại nữa: “Sao nhà nước ma lanh quá vậy! Vét thuế đến từng đồng từng cắc cuối cùng trong túi dân còn chưa đã miệng sao mà còn đòi ép dân phải chịu rủi ro gửi tiền tiết kiệm. Mấy thằng ngân hàng ngồi mát ăn bát vàng quen rồi, có phá sản cũng không sao, nhưng dân bọn tui mà mất là mất sạch sẽ luôn, tán gia bại sản luôn, chỉ còn nước đi ăn xin hay lao đầu xuống sông chết cho rồi…”
Trên đây chỉ là vài trong số hàng ngàn ý kiến bức bối của người dân vào cuối năm 2017, sau khi chính phủ “liêm chính, kiến tạo và hành động” của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc bất ngờ tung ra một quyết định về mức bảo hiểm tiền gửi chỉ có 75 triệu đồng cho khách hàng cá nhân đối với những trường hợp ngân hàng bị phá sản, rồi đến kỳ họp quốc hội tháng 10 – 11 năm 2017 mà ngay cả các đại biểu quốc hội cũng phải bức xúc vì mức bảo hiểm tiền gửi đó là quá “bèo,” để khi ngân hàng đó phá sản thì khách hàng coi như vị mất trắng.
Vào nửa đầu năm 2018, cho dù Ngân Hàng Nhà Nước hay giới quan chức chính phủ cố giấu nhẹm danh sách những ngân hàng bị liệt vào dạng “tái cơ cấu” – mà về thực chất là phải chấp nhận cho phá sản, một lần nữa rộ lên trong dư luận giới kinh doanh về những cái tên hầu như chắc chắn nằm trong danh sách đó.
Trên hết là ba cái tên Ocean Bank – Ngân hàng Đại Dương, GP Bank – Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu, CB Bank – Ngân hàng Xây Dựng – đều là những ngân hàng đại án có lãnh đạo bị bắt vào các năm 2014 và 2015.
Sau đó là DongABank – Ngân hàng Đông Á, là ngân hàng đang xuất hiện vụ án mới nhất liên quan trực tiếp đến Vũ “Nhôm.”
Kể cả PG Bank – Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex, Sacombank – Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, hay một số ngân hàng có vốn điều lệ nhỏ nhưng tỷ lệ nợ xấu lại cao, cũng có thể bị phá sản hoặc sáp nhập như VietA Bank, BacABank, OCB, SaigonBank, VietCapital…
Bất an trở thành tia kích nổ trong bầu không khí tín dụng. Nhiều ngân hàng, dù muốn hay không, sẽ phải “tự nguyện” hoặc tự nhiên phá sản. Lại đúng vào lúc hàng loạt giám đốc của “quỹ tín dụng nhân dân” ôm tiền biệt tăm…
Trong bối cảnh đó, mật độ vụ việc chiếm đoạt tiền gửi khách hàng đã lan từ khối ngân hàng thương mại nhỏ 100% vốn tư nhân sang cả những ngân hàng thương mại lớn có cổ phần chi phối của Ngân hàng nhà nước như Agribank, Vietcombank, Eximbank, BIDV. Nhưng sự thể quá trớ trêu là nhũng ngân hàng này đều nằm trong “top 5” của hệ thống ngân hàng Việt Nam và từng được chính thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Văn Bình hứa hẹn như đinh đóng cột “không để ngân hàng nào bị phá sản.”
Cho tới nay và khi đã trở thành ủy viên bộ chính trị, Nguyễn Văn Bình vẫn giữ được lời hứa trên: Vẫn chưa có ngân hàng nào phải phá sản.
Nhưng thay cho cảnh phá sản đáng lẽ đã phải xảy ra vào cuối năm 2014, có ít nhất 3 ngân hàng là Đại Dương, Xây Dựng và Dầu Khí Toàn Cầu đã được Ngân Hàng Nhà Nước thời Nguyễn Văn Bình dang tay ôm vào lòng với giá 0 đồng, bất chấp tình trạng nợ xấu và rất xấu của 3 ngân hàng này lên đến 20,000 tỷ đồng, tức gấp đôi vốn điều lệ tổng cộng của cả 3 ngân hàng chỉ có 10,000 tỷ đồng.
Và cho đến nay, vẫn không ai biết Ngân Hàng Nhà Nước đã làm cách nào để đạo diễn mua 3 ngân hàng trên với giá 0 đồng. Tất cả vẫn là một tấm màn bí ẩn và dường như được cả cấp trên của Ủy Viên Bộ Chính Trị Nguyễn Văn Bình tìm cách che khuất, bất chấp rất nhiều dư luận đã nghi ngờ về việc vào thời còn là thống đốc, Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo lấy tiền ngân sách – tức tiền đóng thuế của dân – để “cứu” 3 ngân hàng trên.
Cũng cho đến nay và sau hàng loạt vụ chiếm đoạt tiền gửi khách hàng ở nhiều ngân hàng thương mại, vẫn chẳng có một cuộc “đại phẫu” hay “thay máu” nào đặc cách dành cho khối ngân hàng và cơ quan quản lý của nó là Ngân Hàng Nhà Nước. Vẫn chỉ là những lý do mang tính ngụy biện phủ đầy như “do lỗ hổng quản trị rủi ro,” hay “do người dân không chịu kiểm tra thường xuyên khi gửi tiền ngân hàng,” mà không có một sự thừa nhận nào về trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan Ngân Hàng Nhà Nước.
Năm 2018 rách toạc
Nhưng lại có một bằng chứng không thể chối cãi về “thành tích điều hành” của Ngân Hàng Nhà Nước: vào Tháng Ba, 2018, một cựu phó thống đốc của Ngân Hàng Nhà Nước là Đặng Thanh Bình đã chính thức bị truy tố. Dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thống Đốc Nguyễn Văn Bình, ông Đặng Thanh Bình phụ trách công tác giám sát kiểm tra. Đó cũng là thời của vô số khuất tất về chính công tác này mà đã khiến 3 ngân hàng được mua với giá 0 đồng và một số ngân hàng thương mại khác, chẳng hạn như DongABank, được “chui qua lỗ kim,” để đến giờ này Đặng Thanh Bình bị truy tố với ít nhất một vụ việc đã “giúp” Phạm Công Danh ở Ngân Hàng Xây Dựng làm thất thoát đến 9,000 tỷ đồng.
Rất nhiều quan chức và nhân viên ngân hàng có thâm niên kinh nghiệm đều biết rõ về những góc khuất tối tăm ấy.
“Đục nước béo cò” – hẳn là trong những năm gần đây, những quan chức và nhân viên ngân hàng “nhúng chàm” đã cảm nhận một cách rõ rệt về hơi thở đổ bể và khủng hoảng hệ thống ngân hàng đã kề cận, để từ đó dẫn đến tâm lý của hội chứng “hốt cú chót” – y hệt như nhiều quan chức lãnh đạo ở trung ương và địa phương lao như thiêu thân vào những vụ tham nhũng ngàn tỷ, chục ngàn tỷ trong buổi chợ chiều chính thể độc đảng.
Không còn nghi ngờ gì nữa, năm 2018 đang rách toạc những mảnh vá víu trên cơ thể ngân hàng ở Việt Nam, sau khi giai đoạn bục dần ra đã khởi động trong hai năm 2016 và 2017.
Vụ chiếm đoạt 245 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) bị phát hiện chỉ mới đây đã phát ra một dấu hiệu về triển vọng bục rách ghê gớm như thế.
Cái giá của một cuộc “đại phẫu ngân hàng” ở Việt Nam đã trở nên quá cao, vì đã quá muộn. Cái áo chỉ còn mặc được khi mới chớm rách hoặc chưa quá tã. Nhưng khối ngân hàng lại đang lao vào thời kỳ bục vỡ mà có thể khiến phân nửa trong số 30 ngân hàng hiện thời rơi vào chuỗi phá sản domino, tạo nên một cơn chấn động dữ dội lên phần lớn thị trường tiền gửi và phần lớn người gửi tiền tiền kiệm, dẫn dắt cuộc khủng hoảng mất khả năng thanh toán đến một cơn động loạn xã hội với hậu quả khó mà lường trước.
Phạm Chí Dũng
(Người Việt)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Bên kia nói gì về VNCH:
Tại sao chế độ VN Cộng Hòa lại sụp đổ ?
Trong khoảng 1 thập kỷ sau khi Sài Gòn thất thủ, tức là trong nửa cuối thập kỷ 1970 và nửa đầu thập kỷ 1980, mình cứ nghĩ mãi tại sao một chế độ dân chủ văn minh giầu có nhất Đông Nam Á, lại được khối các nước hùng mạnh nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nam Hàn, Thái Lan, Australia và New Zealand... ủng hộ, thậm chí đem quân sang trợ chiến, đã nhanh chóng sụp đổ trước một đội quân nghèo đói, dốt nát ? Bình thường người dân sẽ so sánh, nếu chế độ của mình dân chủ văn minh giầu có hơn chế độ đối lập kia, thì sẽ hết lòng bảo vệ chế độ của mình, như trường hợp nhân dân các nước phương Tây đã và đang hết lòng bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa vì biết rằng mình đang có mức sống cao hàng đầu thế giới và nếu lật đổ chế độ hiện tại, thay bằng một chế độ nào đó như xã hội chủ nghĩa chẳng hạn, thì đời sống chỉ có thể giảm đi chứ không thể tốt hơn. Thực tế, điều này đã xảy ra ở một loạt nước bị chia cắt làm 2-3 chế độ, điển hình là Tây và Đông Đức, Bắc và Nam Triều Tiên, Bắc và Nam Yemen, Đài Loan và Trung Quốc... Qua đọc các sách báo cộng sản, các tư liệu của chế độ Sài Gòn để lại, đến khoảng năm 1983-1984 mình rút ra kết luận chế độ Sài Gòn thua không phải vì họ hèn, họ dốt hơn mà vì họ tham nhũng nhiều quá. Từ Tổng thống xuống đến các xóm ấp, chỗ nào cũng có tham nhũng. Đặc biệt nguy hiểm là các tướng tá quanh năm chỉ lo buôn lậu ma túy, gỗ, kim cương, đá quý, khoáng sản, hàng hóa viện trợ của Mỹ, thậm chí sẵn sàng cho cả sư đoàn giả thua vứt vũ khí tháo chạy, thực chất là bán cả vũ khí cho cộng sản. Khi ra trận không lo đánh giặc, chỉ lo buôn lậu, tham nhũng, thì làm sao thắng được cộng sản ? Tuy nhiên, từ sau khi bức tường Berlin sụp đổ (1989), mình lại có suy nghĩ, chế độ Sài Gòn thua chủ yếu vì từ chính phủ đến người dân đều không cố gắng làm ăn, chỉ muốn sống dựa dẫm vào viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ. Hồi đó, nếu chế độ Sài Gòn được Mỹ giúp sức, tập trung bảo vệ vững chắc biên giới phía Bắc (tại sông Bến Hải) và phía Tây (giáp Lào), đồng thời tập trung phát triển kinh tế như Tây Đức và Hàn Quốc, thì chưa chắc đã bị Mỹ bỏ rơi và chưa chắc đã sụp đổ. Vì vậy, suy cho cùng muốn bảo vệ tổ quốc, bản thân phải có thực lực, chứ không thể dựa vào bên ngoài. Mỹ quá mệt mỏi vì nuôi chế độ VNCH nên buộc phải vứt bỏ. Từ đây mới thấy Việt Nam đang quá nguy trước nguy cơ bị Trung Quốc thôn tính, vì cũng y như chế độ Sài Gòn trước đây, ở VN bây giờ, từ cấp lãnh đạo cao nhất xuống đến các thôn ấp, chỗ nào cũng tham nhũng khủng khiếp, và toàn dân chủ yếu sống dựa dẫm vào bán tài nguyên, đất đai, vay nợ, viện trợ, kiều hối từ nước ngoài và bóc lột công nhân, nông dân, những người yếu thế nhất xã hội, dưới nhiều hình thức (kể cả làm thuê rẻ mạt cho nước ngoài). Bạn đừng nghĩ rằng chúng ta đang lao động vất vả. Thực chất là đang vất vả đánh nhau để chia chác các khoản tiền trên. Nếu hết các khoản tiền trên thì tăng trưởng cũng chấm dứt. Nếu như bây giờ Trung Quốc tấn công sang, bạn thử đoán xem chế độ này sẽ tồn tại được bao lâu ? mấy tuần ?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.
Giữ chức Tổng thống VNCH được 5 ngày và bất lực trước tình hình sụp đổ nhanh chóng, ngày 26/4/1975 Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hòa bình hòa giải dân tộc. Quốc hội VNCH ra nghị quyết chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng thống. Trên thực tế Hiến pháp VNCH đã không còn được thi hành từ thời điểm này.
Chiều 28/4/1975, lễ bàn giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Nam Nguyên của ban Việt ngữ RFA lúc đó là Đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã thực hiện cuộc Trực tiếp Truyền thanh cuối cùng của mình từ Dinh Độc Lập. Đoạn ghi âm lịch sử mà quí thính giả sắp nghe là những lời của Tổng thống Trần Văn Hương đan xen với tường thuật của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ thống Truyền thanh Việt Nam:
Tổng thống Trần Văn Hương: “…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…(vỗ tay)
Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến : “…Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu Tổng thống mới với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là Phóng viên Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, quí thính giả đang theo dõi Trực tiếp Truyền thanh lễ trao nhiệm chức Tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh…
Thưa quí thính giả vào lúc này bên ngoài dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”
Một trong hàng triệu thính giả đã nghe cuộc trực tiếp truyền thanh lịch sử ngày 28/4/1975 là ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo thuộc nhóm tạp chí Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy. Ba tờ báo này do một nhóm trí thức công giáo được cho là thiên tả chủ trương và có khuynh hướng đối lập với chính phủ. 40 năm sau cuộc bàn giao lịch sử giữa hai vị Tổng thống Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, từ Saigon ông Nguyễn Quốc Thái cho biết cảm nhận của ông vào thời điểm chiều 28/4/1975:
“Lúc đó tôi biết mọi chuyện đã xong rồi; có một hiển hiện rõ ràng là tất cả những người có thể giữ lại miền Nam thì đã rời khỏi miền Nam. Đây là một cuộc bàn giao theo sắp xếp, nhưng có người hoang tưởng rằng việc đảm nhận chức vụ đó có thể trao đổi thỏa thuận với phía bên kia là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam… Nếu nhìn lại cuộc bàn giao đó thì thấy rằng đây là một cái gạch nối quá ngắn, mà chỉ làm một cái việc đã được sắp xếp, đã được hứa hẹn trong hoang tưởng của người nhận trách nhiệm lúc đó.”
Bốn thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết định trong Hiệp định Paris 27/1/1973. Nam Việt Nam rơi vào số phận nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc tấn công qui mô.
Vào những ngày cuối cùng của Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng; mặc dầu bản thân ông Minh và bộ tham mưu của ông có thể có những người vẫn còn tin vào giải pháp chính phủ liên hiệp như Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Nhậm chức chưa đầy 48 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuyên bố của ông được phát đi trên hệ thống Truyền Thanh Quốc gia vào buổi trưa ngày 30/4/1975:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập đi lập lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham mưu trưởng sau cùng. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước. Nhiều vị tướng lãnh, sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết sau lệnh đầu hàng như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai…
Xe tăng Cộng sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập, bộ đội xe tăng treo lá cờ của Mặt trận Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11g 30 trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Miền Nam tự do hay VNCH là một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và được Hoa Kỳ hỗ trợ. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hòa và tồn tại được 21 năm. Cuộc chiến Quốc - Cộng giữa những người cùng chung giòng máu nhưng khác ý thức hệ đã làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58.000 quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ khác của các nước đồng minh như Nam Hàn, Thái Lan, Australia và New Zealand.
Cũng là một sự tình cờ lịch sử, khi cờ của Mặt trận Giải phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính trị của bên Cộng sản chưa vào tới Saigon để tiếp nhận Chính quyền. Do vậy ông Bùi Tín lúc đó là Trung tá trong vai trò một nhà báo Cộng sản Bắc Việt, cũng là người có cấp bậc cao nhất và được bộ đội xe tăng ủy quyền vào Dinh gặp Chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tị nạn chính trị ở Pháp. Năm 2005 từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh và toàn thể nội các Vũ Văn Mẫu:
“Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền….Tôi có trả lời là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Do sự kiện cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân đã tị nạn chính trị khi sang Pháp dự Hội Báo L’humanité năm 1990, kể từ đó báo chí Hà Nội tường thuật những câu chuyện hoàn toàn khác với lời kể của ông Bùi Tín.
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Năm 2005 ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau:
“Ðúng giờ này, vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington tức rạng sáng 30/4 theo giờ Việt Nam, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin chưa muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị buộc ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.”
Sau bốn thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh các tài liệu hồ sơ của Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
Bị Washington cắt viện trợ quân sự và kinh tế, VNCH đơn độc trong cuộc chiến chống cộng. Vào năm 1975 không có nhiều người ở miền Nam tự do thấy trước là số phận của mình đã được các siêu cường sắp đặt. Khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ra đi, quân dân VNCH chịu nhiều nỗi thống khổ với muôn vàn oán hận ông. 15 năm sau sự sụp đổ của VNCH, xuất hiện tại California Hoa Kỳ năm 1990, cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đăng đàn trả lời chất vấn của cộng đồng người Việt. Sau đây là một trích đoạn những biện giải của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Tổng Thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy. Chúng ta tin hay không tin là quyền của chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện người ta cúp viện trợ quân sự, cúp viện trợ kinh tế, ngoại giao thì áp lực và không có phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó Nga Xô và Trung Cộng thì tăng cường viện trợ cho cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền Nam đặt thế giới và Hoa Kỳ trước một việc đã rồi.
Cho nên tôi phải từ chức, cái hành động mà tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi cũng đã thấy khó chịu rồi. Nhưng mà tôi không có một sự lựa chọn nào khác, nếu như tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân, là vì ông còn ngồi mà Mỹ không viện trợ bởi vì ai nấy cũng được cho hiểu như vậy, vì ông còn ngồi mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có Dương Văn Minh lên mới được thương thuyết vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên chết chóc.
Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh cái đó trúng hay trật, cái đó để cho lịch sử và nhân dân, nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống lúc đó tôi phải ra đi.”
Lịch sử đã sang trang từ 40 năm qua, những người chịu trách nhiệm hay là chứng nhân một giai đoạn lịch sử của VNCH đều đã khuất bóng. Việt Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bốn thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3 năm 2015 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia.
Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Nam Nguyên
Những ngày cuối cùng của VN Cộng Hòa
Việt Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bốn thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3 năm 2015 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia. Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Ông Dương Văn Minh (giữa, nhìn xuống)
rời khỏi Dinh Độc Lập hôm 30/4/1975.
Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.
Giữ chức Tổng thống VNCH được 5 ngày và bất lực trước tình hình sụp đổ nhanh chóng, ngày 26/4/1975 Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hòa bình hòa giải dân tộc. Quốc hội VNCH ra nghị quyết chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng thống. Trên thực tế Hiến pháp VNCH đã không còn được thi hành từ thời điểm này.
Tổng thống Trần Văn Hương: “…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…(vỗ tay)
Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến : “…Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu Tổng thống mới với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là Phóng viên Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, quí thính giả đang theo dõi Trực tiếp Truyền thanh lễ trao nhiệm chức Tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh…
Thưa quí thính giả vào lúc này bên ngoài dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”
Một trong hàng triệu thính giả đã nghe cuộc trực tiếp truyền thanh lịch sử ngày 28/4/1975 là ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo thuộc nhóm tạp chí Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy. Ba tờ báo này do một nhóm trí thức công giáo được cho là thiên tả chủ trương và có khuynh hướng đối lập với chính phủ. 40 năm sau cuộc bàn giao lịch sử giữa hai vị Tổng thống Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, từ Saigon ông Nguyễn Quốc Thái cho biết cảm nhận của ông vào thời điểm chiều 28/4/1975:
“Lúc đó tôi biết mọi chuyện đã xong rồi; có một hiển hiện rõ ràng là tất cả những người có thể giữ lại miền Nam thì đã rời khỏi miền Nam. Đây là một cuộc bàn giao theo sắp xếp, nhưng có người hoang tưởng rằng việc đảm nhận chức vụ đó có thể trao đổi thỏa thuận với phía bên kia là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam… Nếu nhìn lại cuộc bàn giao đó thì thấy rằng đây là một cái gạch nối quá ngắn, mà chỉ làm một cái việc đã được sắp xếp, đã được hứa hẹn trong hoang tưởng của người nhận trách nhiệm lúc đó.”
Vào những ngày cuối cùng của Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng; mặc dầu bản thân ông Minh và bộ tham mưu của ông có thể có những người vẫn còn tin vào giải pháp chính phủ liên hiệp như Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Nhậm chức chưa đầy 48 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuyên bố của ông được phát đi trên hệ thống Truyền Thanh Quốc gia vào buổi trưa ngày 30/4/1975:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập đi lập lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham mưu trưởng sau cùng. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước. Nhiều vị tướng lãnh, sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết sau lệnh đầu hàng như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai…
Xe tăng Cộng sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập, bộ đội xe tăng treo lá cờ của Mặt trận Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11g 30 trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Miền Nam tự do hay VNCH là một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và được Hoa Kỳ hỗ trợ. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hòa và tồn tại được 21 năm. Cuộc chiến Quốc - Cộng giữa những người cùng chung giòng máu nhưng khác ý thức hệ đã làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58.000 quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ khác của các nước đồng minh như Nam Hàn, Thái Lan, Australia và New Zealand.
“Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền….Tôi có trả lời là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Do sự kiện cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân đã tị nạn chính trị khi sang Pháp dự Hội Báo L’humanité năm 1990, kể từ đó báo chí Hà Nội tường thuật những câu chuyện hoàn toàn khác với lời kể của ông Bùi Tín.
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Năm 2005 ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau:
“Ðúng giờ này, vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington tức rạng sáng 30/4 theo giờ Việt Nam, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin chưa muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị buộc ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.”
Sau bốn thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh các tài liệu hồ sơ của Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
“Tổng Thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy. Chúng ta tin hay không tin là quyền của chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện người ta cúp viện trợ quân sự, cúp viện trợ kinh tế, ngoại giao thì áp lực và không có phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó Nga Xô và Trung Cộng thì tăng cường viện trợ cho cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền Nam đặt thế giới và Hoa Kỳ trước một việc đã rồi.
Cho nên tôi phải từ chức, cái hành động mà tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi cũng đã thấy khó chịu rồi. Nhưng mà tôi không có một sự lựa chọn nào khác, nếu như tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân, là vì ông còn ngồi mà Mỹ không viện trợ bởi vì ai nấy cũng được cho hiểu như vậy, vì ông còn ngồi mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có Dương Văn Minh lên mới được thương thuyết vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên chết chóc.
Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh cái đó trúng hay trật, cái đó để cho lịch sử và nhân dân, nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống lúc đó tôi phải ra đi.”
Lịch sử đã sang trang từ 40 năm qua, những người chịu trách nhiệm hay là chứng nhân một giai đoạn lịch sử của VNCH đều đã khuất bóng. Việt Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bốn thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3 năm 2015 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia.
Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Nam Nguyên
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Vắng Mỹ sẽ không có hiệp ước hòa bình Triều Tiên
Một trong những hình ảnh gây xúc động trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều: hai nhà lãnh đạo Kim Jong Un và Moon Jae In cùng bước qua vạch biên giới ở Bàn Môn Điếm, ngày 27/04/2018. |
Cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều tiếp tục là đề tài được các báo Pháp chú ý. Trong bài xã luận mang tựa đề « Triều Tiên : Con đường tiếp cận dài lâu », Le Monde ghi nhận định hình ảnh lịch sử về hai nhà lãnh đạo Nam và Bắc Triều Tiên, tay trong tay bước qua đường biên giới chia cắt đôi bên ở Bàn Môn Điếm, đã được phổ biến trên toàn thế giới và làm dậy sóng mạng xã hội hôm thứ Sáu 27/04/2018.
Thế giới cần lắm tin vui…
Thế giới đầy chia rẽ và xáo trộn ngày nay cần lắm những tin vui. Cả thế giới theo dõi cuộc hội ngộ giữa Kim Jong Un và Moon Jae In - với vẻ dễ mến được tính toán trước, việc lãnh đạo Bình Nhưỡng bất ngờ mời tổng thống Hàn Quốc bước một bước sang phương Bắc…
Libération nêu thêm sự kiện Bắc Triều Tiên bỏ múi giờ cũ đã đơn phương ấn định năm 2015, để phù hợp với giờ Hàn Quốc ; việc Kim Jong Un tuyên bố sẵn sàng gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Cũng không thể quên những giọt nước mắt của ông Suh Hoon, giám đốc cơ quan tình báo Hàn Quốc, người kiến tạo ra « Moonshine policy » ; hay việc nhà độc tài Bắc Triều Tiên cụng ly với bộ trưởng Quốc Phòng Hàn Quốc.
Cam kết hoàn tất hiệp ước hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, rõ ràng là những cơ sở để hy vọng. Mối hy vọng này vượt ra khỏi bán đảo Triều Tiên, nơi căng thẳng từng lên đến đỉnh điểm cách đây vài tháng. Một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước Triều Tiên sẽ gây ra những hậu quả hết sức tai hại đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Á nói chung. Còn nguy cơ chạy đua vũ trang nguyên tử, thì liên quan đến toàn thế giới.
Nhưng theo Le Monde, tuy đương nhiên là phải hoan nghênh các tin vui này, nhưng cũng không thể ngây thơ. Đây không phải là cuộc họp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên. Hồi năm 2007, cha của Kim Jong Un là Kim Jong Il đã gặp gỡ tổng thống Hàn Quốc lúc đó, ông Roh Moon Hyun. Vấn đề ngưng chương trình hạt nhân và hiệp ước hòa bình, và kể cả những lời hứa trong hội nghị thượng đỉnh trước đó năm 2000, đều chỉ nằm trên giấy.
Lãnh đạo hai nước Triều Tiên vui cười trong bữa ăn tối tại Bàn Môn Điếm, 27/04/2018. |
Mỹ và hiệu quả trừng phạt : Hai nhân tố quan trọng
Vì sao cuộc gặp lần này lại tốt đẹp ? Le Monde cho rằng đó là nhờ Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chơi, với lời hứa sẽ gặp Kim Jong Un của tổng thống Donald Trump – nhà độc tài mà chỉ cách đó vài tháng bị ông Trump gọi là « Little Rocketman »(chú nhóc hỏa tiễn) – khiến lãnh đạo Bình Nhưỡng vui vẻ hơn. Đã đưa được chương trình nguyên tử đến giai đoạn cuối, Kim Jong Un nay có thể đàm phán trên thế mạnh. Một nhân tố khác có thể là các biện pháp trừng phạt ngày càng đè nặng lên nền kinh tế Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên các nhà ngoại giao và nhà phân tích sau khi nghiên cứu tuyên bố chung ở Bàn Môn Điếm, vẫn còn nghi ngại ở nhiều điểm. Tuy khẳng định sẽ « phi hạt nhân hóa toàn bộ », nhưng không có định nghĩa rõ ràng, như vậy có thể diễn dịch theo nhiều cách khác nhau. Cơ chế kiểm soát giải trừ, mà Mỹ coi là điểm chính yếu, cũng không được nói đến ; và chưa có lịch trình nào cụ thể. Như một ngạn ngữ quen thuộc « Quỷ sứ núp trong những chi tiết », bản tuyên bố đầy hứa hẹn này thực ra rất nghèo nàn.
Có lẽ tiết lộ đáng chú ý nhất trong cuộc gặp đáng ngạc nhiên này là câu trả lời của nhà độc tài phương Bắc, khi tổng thống Hàn Quốc thổ lộ giấc mơ của ông là đến thăm đỉnh non thiêng của người Triều Tiên nằm trên đất Bắc : « Rắc rối lắm, đường đi đến đó rất tệ ». Chế độ Bình Nhưỡng rất cần viện trợ, nhưng con đường để cụ thể hóa những tuyên bố trong thượng đỉnh liên Triều lần này có nguy cơ rắc đầy chông gai.
Những lời hứa « xôi hỏng bỏng không » trong quá khứ
Về hồ sơ nguyên tử, Les Echos giải thích « Bắc Triều Tiên thường xuyên lừa dối cộng đồng quốc tế trong quá khứ như thế nào ».
Năm 1994, sau một năm căng thẳng, một hiệp ước song phương được ký tại Genève giữa Bình Nhưỡng và chính quyền Clinton. Bắc Triều Tiên cam kết ngưng xây dựng các lò phản ứng, đổi lại sẽ được cung cấp hai nhà máy điện bằng nước nhẹ, 500.000 tấn nhiên liệu, và bảo đảm về an ninh. Nhưng hai bên nhanh chóng tố cáo nhau vi phạm, và đến năm 2002 chính quyền Bush phát hiện Bình Nhưỡng vẫn bí mật làm giàu uranium.
Năm 2003, Bắc Triều Tiên chấp nhận tham dự cuộc đàm phán sáu bên đầu tiên, theo sự dàn xếp của Bắc Kinh. Sau hai năm thương lượng gay go, tháng 9/2005 Bình Nhưỡng chấp nhận một hiệp ước mới : từ bỏ chương trình nguyên tử quân sự để đổi lấy viện trợ kinh tế và xăng dầu. Nhưng sau đó Bắc Triều Tiên bực tức trước sáng kiến chống rửa tiền của Mỹ, và tháng 10/2006, Kim Jong Il cho thử hạt nhân lần đầu tiên.
Đến năm 2007, Bình Nhưỡng lại ngồi vào bàn hội nghị sáu bên, và còn chấp nhận cho thanh tra các cơ sở nguyên tử, đóng cửa địa điểm Yongbyon. Tuy nhiên quan hệ Mỹ-Triều xấu đi, Bắc Triều Tiên từ chối phương cách thanh tra do Washington đề nghị, và tháng 5/2009 lại cho thử nguyên tử !
Năm 2012, Kim Jong Un lên nối ngôi cha, lại hứa với chính quyền Obama ngưng cho thử hạt nhân và làm giàu uranium để đối lấy viện trợ. Một lần nữa phía Mỹ nghi ngờ hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bắn đi là loại đạn đạo, và Jong Un từ đó đến nay đã cho thử nguyên tử thêm bốn lần.
Lính Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. |
Không có Mỹ thì không có hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Nhà sử học Jean-Louis Margolin, giáo sư trường đại học Aix-Marseille khi trả lời nhật báo La Croix đã nhấn mạnh « Không có Hoa Kỳ, thì không thể có hòa bình giữa hai nước Triều Tiên ».
Chuyên gia Margolin ghi nhận, lâu nay cả hai nước Triều Tiên đều từ chối công nhận đường biên giới hiện nay ở vĩ tuyến 38. Tại Hàn Quốc, các bản đồ và dự báo thời tiết đều trình bày toàn bán đảo Triều Tiên, không có đường biên. Còn tại Bắc Triều Tiên, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In chưa bao giờ được gọi là tổng thống. Trong khi đó nếu không công nhận lẫn nhau, thì chưa thể có hiệp ước hòa bình thực sự.
Một thỏa ước từ thời tổng thống Park Chung Hee dự kiến thành lập một Nhà nước liên bang năm 1972, để thống nhất một cách hòa bình. Những năm sau đó, Hàn Quốc xây dựng nhà ga thống nhất nằm cạnh khu phi quân sự, một bến tàu hướng về Bình Nhưỡng và hướng kia về phía Seoul, nhưng cho đến nay chưa có con tàu nào đi về phía Bắc Triều Tiên.
Vào đầu cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950, một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ soạn thảo đã được thông qua vào ngày 25/6, công nhận Bắc Triều Tiên là kẻ tấn công phương Nam. Do Liên Xô tẩy chay Hội đồng Bảo an nên không sử dụng được quyền phủ quyết. Nghị quyết này mang lại tính chính danh cho lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc, cho nên hai nước Triều Tiên không thể đạt được giải pháp chung cuộc nếu không tính đến Hoa Kỳ.
Cho dù một hiệp ước đình chiến đã được ký năm 1953, nhưng thực chất đây chỉ là thỏa thuận ngưng bắn, lập ra vùng phi quân sự. Hàn Quốc không ký vì trách cứ Mỹ đã hợp pháp hóa việc chia cắt đất nước, và công nhận sự hiện diện của Bắc Triều Tiên. Đồng thời, với tư cách người bị tấn công, từ chối bị đặt ngang hàng với quân xâm lược. Đang trong chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ chấp nhận chia đôi đất nước Triều Tiên vì không muốn chọc giận Liên Xô. Cuối cùng, hiệp ước được ký giữa một bên là Bắc Triều Tiên cùng với Trung Quốc, bên kia là cộng đồng quốc tế. Theo giáo sư Margolin, Bình Nhưỡng cũng sẽ không bao giờ chấp nhận bị coi là kẻ xâm lược.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
CHƠI VỚI BÓNG CỦA MÌNH
Tôi rất mừng khi nhận được tập thơ "Tôi ở Hải Phòng" của chị Nguyễn Thị Hoài Thanh gửi từ Đồng Nai ra tặng. Tập thơ 78 bài, coi như tập thơ tuyển của chị. Đây cũng là tập thơ riêng đầu tiên chị công bố với bạn đọc. ( Nếu nói chính xác, thì năm 2006, chị có tập thơ Hoa phượng do độc giả người Việt, bên Mỹ, vì yêu thơ chị, đã xuất bản bên Mỹ). Gọi là chị, vì thân mật, chứ chị đã là người đàn bà 83 tuổi. Đã thế, lại nối chìm bao nỗi truân chuyên. Chị là người Hải Phòng, nhưng dạt vào Long Khánh, Đồng Nai, đã hơn mười năm nay. Chả biết có phải do đời sống mưu sinh, hay vì Thơ kéo chị đi, không rõ nữa?! Tập thơ "Tôi ở Hải Phòng" là nơi chị trút cả nỗi niềm vui buồn đời chị. Nhà thơ Thi Hoàng với hơn trang viết ngắn gọn đầu sách, như một sự chia sẻ cố nhân. Có thể nhiều bạn đọc bây giờ chưa quen tên chị, vì thơ chị ít xuất hiện trên báo chí. Nhưng không riêng anh em làm thơ viết văn ở Hải Phòng, mà lớp người làm thơ giai đoạn đầu thập kỷ bảy mươi thế kỷ trước, như ai cũng có cảm tình với thơ của chị. Nhớ năm ấy, thời nhà thơ Phạm Ngọc cảnh làm biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, có in bài thơ "Trò chuyện với con" của chị Nguyễn Thị Hoài Thanh. Bài thơ sớm thành một hiện tượng Thơ ngày ấy. Tôi có viêt bài về chị, in trên một tờ báo và sau có in trong tập chân dung văn học "Nhà văn độc hành độc bộ", năm 2013. Nhân nhận được tập thơ chị gửi tặng, nhớ chị, tôi xin potx lại bài viết ấy, âu cũng muốn bạn bè hiểu thêm đôi chút về chị..
NGƯỜI ĐÀN BÀ CHƠI VỚI BÓNG CỦA MÌNH
Vũ Từ Trang
Đôi khi tôi tự hỏi: không biết văn chương đã cứu cánh chị? hay văn chương đã hành hạ đời chị?
Tôi biết chị có lẽ cũng gần ba mươi năm rồi. Dạo ấy, tôi thường phải xuống công tác dưới Hải Phòng. Một tối , ba nhà thơ Hải Phòng là Thanh Tùng, Đào Cảng và Nguyễn Tùng Linh đưa tôi tới thăm chị ở khu tập thể quốc doanh đánh cá Hạ Long. Đấy là mấy dãy nhà nứa lá gần ngã sáu. Nhà cửa quá lụp xụp. Đã thế, lại đi qua khu nghĩa trang lổn nhổn mồ mả tối om. Trong gian nhà chật chội với ánh sáng của ngọn đèn điện đỏ lòm, tôi nom chị như một bà công nhân nghèo lầm lũi. Một thoáng ngạc nhiên, là con người xộc xệch tất tưởi ấy, sao lại viết được những vần thơ trong trẻo và da diết đến vậy ở bài thơ “Nói với con” vừa in trên Văn Nghệ Quân Đội, mà chúng tôi từng bàn tán? Khi chị loay hoay ngần ngại vì không biết mời chúng tôi ngồi đâu, thì con gái chị nhanh tay xé cho mỗi chúng tôi một mảnh giấy bao xi măng trải trên nền đất ẩm ngồi tạm. Căn phòng chật hẹp và nóng bức. Chiếc quạt con cóc bé xíu chạy lờ đờ càng khoắng cái bầu không khí nóng thêm. Chị rót mời chúng tôi uống nước nụ vối bằng mấy cái bát ăn men xỉn. Ngày đó, bát sứ ăn cơm là thứ hàng phân phối cực kỳ quý hiếm. Tôi chưa quen cái mùi chượp cá vừa mặn vừa tanh vừa nặng mùi bao trùm cả gian nhà. Thì ra có đến mấy cái vại chượp đầy để ở góc sân. Ấy là nghề phụ làm mắm, chị làm thêm tiền nuôi con ăn học. Thấy tôi như chưa thích nghi cái mùi tanh mặn nồng đặc đó, chị bảo “ Anh chưa quen rồi. Nghề làm mắm này tôi đã bảo mấy anh nhà văn ở đây cùng làm, cũng kiếm được tiền kha khá đấy! ” Khái niệm tiền kha khá ở chị, nghĩa là đủ tiền để rau dưa qua bữa.
Dạo đó, chị là thợ xúc nạp ắc quy cho các con tàu biển sau mỗi đợt ra khơi trở về. Nghe nhiều người nói, thời con gái chị là người đẹp của đất cảng. Khi tôi biết chị, thì chị đã là người đàn bà xộc xệch với hai cô con gái lớn ngồng. Hai cô con gái chị , ngày ấy còn là thiếu niên nhưng đã rất xinh. Tôi tự nhủ, chắc các cháu nối được vẻ đẹp của chị thời trẻ. Chị thường ăn vận xộc xệch với bộ quần áo bảo hộ lao động thùng thình nom rất kỳ. Ấy vậy, khi nói chuyện về thơ ca thì khuôn mặt chị toát lên vẻ đẹp cao sang lạ lùng. Chị hỏi tôi có thấy vẻ đẹp sông Cấm không? Đương nhiên tôi cũng như bạn bè viết lách, yêu Hải Phòng cũng bởi một phần vì thành phố có con sông Cấm. Chị nói sông Cấm là bạn của chị. Nhiều buổi chiều buồn chị thường lững thững đi dọc sông và sông như thầm thĩ nói chuyện cùng chị. Ấy rồi bất thần chị đọc vần thơ về con sông gắn bó phần đời của chị
Tôi với sông với bóng là ba.
Nghe câu thơ mà tôi rùng mình và hình dung ra một người đàn bà lẻ loi đi bên dòng sông bề bộn tàu bè ấy. Sao thành phố nườm nượp người như thế này mà chị chẳng có ai thân, chẳng ai hiểu chị hay sao, mà chị chỉ biết chơi với sông và chơi với cái bóng của mình in trên dòng sông đó? Tôi thầm hiểu sự cô đơn tột cùng của chị. Kiếp người vốn nhỏ bé và cô đơn. Ấy vậy, đã trót mang một tâm hồn thi sỹ thì cô đơn là đương nhiên rồi. Tôi có nghe loáng thoáng về đời tư của chị chẳng suôn sẻ gì. Đời người con gái đã qua hai lần đò mà đơn lẻ vẫn hoàn đơn lẻ. Mà làm sao chả cô đơn với một trái tim vốn luôn đập mạnh vì khát khao tình yêu và hạnh phúc đích thực, thế nhưng lại luôn gặp và phải sống đồng hành cùng sự nhạt nhẽo, vô vị. Giá như chị chấp nhận cuộc sống phẳng lặng và giản dị như một số người con gái khác, ấy là yên phận và thỏa hiệp với sự sống tẻ nhạt và vô vị, rồi cũng chồng chồng con con và nhà nhà cửa cửa cho xong một kiếp người. Chết cái, chị lại không thế. Chị không chấp nhận sự vật vờ, giả dối và thớ lợ với tình yêu và hạnh phúc. Chị luôn muốn kiếm tìm cái tình yêu và hạnh phúc đích thực giữa cuộc sống đầy vất vả và cam go này. Vì thế chị đã thất bại là điều đương nhiên. Thơ ca với vẻ đẹp cao sang và đích thực của nó đã an ủi và xoa dịu vết đau của chị. Tôi tự chất vấn mình, là nếu không có thơ ca và nếu chị không có tình yêu với thơ ca, thì không hiểu chị sẽ sinh sống ra làm sao?!
Tôi không còn nhớ nguyên văn bài thơ chị đọc tôi nghe buổi tối hôm đó. Bài thơ nói về cái quạt điện tai voi nhân nói về cái oi bức của đêm hè hôm ấy. Có lẽ ngày đó đời sống khó khăn nên chúng tôi cũng dễ thích nghi với cái oi bức. Chứ nếu như ngày nay, mỗi người chúng ta đã quá quen thuộc cái quạt điện, cái điều hòa không khí một chiều hai chiều, thì chắc không thể chịu nổi cái oi bức khiếp người của mùa hè năm ấy. Chính để thích nghi và xoa dịu cái nóng ngột ngạt đó, chị đã viết bài thơ về cái quạt tai voi. Cũng cần nói rõ thêm, thời bao cấp đó, cái quạt tai voi của Liên Xô sản xuất nó là món tài sản mà bao gia đình mơ ước. Với ba mẹ con chị , cái quạt điện tai voi dạo đó là cả một tài sản mà không dám nghĩ là có thật. Vì thế, sống giữa không gian nóng bức, cái quạt tai voi chỉ là giấc mơ. Đứa con gái út biết phận nhà nghèo, nên chỉ dám tưởng tượng và lấy phấn, lấy gạch non vẽ lên tường cái quạt khát khao của mình. Ấy rồi trong giấc ngủ nó mơ cái quạt vẽ trên tường kia hóa thành quạt thật. Trong giấc mơ chập chờn, đứa trẻ thấy luồng gió mát từ quạt thổi mát cho nó ngủ ngon lành. Nó có ngờ đâu, cả đêm mẹ nó thương nó, đã lấy quạt nan quạt sà sã liền tay cho con ngủ ngon giấc. Tình yêu thương của mẹ đã cho đứa trẻ cái nhìn tươi đẹp về cuộc sống. Cho đến khi tỉnh dậy, nó vẫn tưởng cánh quạt vẽ trên tường đang quay. Tôi nghe chị đọc bài thơ ấy, cứ thấy mũi mình cay nghèn nghẹn. Một cảm giác thật khó tả.
Cũng ở cái gian nhà lá tồi tàn đó, chị có viết bài thơ ngắn tặng hai con nhà thơ Thanh Tùng, nhân một buổi các cháu đến thăm chị.
Hai cháu đến chơi không có kẹo
Bi bô tiếng trẻ ấm gian phòng
Vườn hoang cỏ dại như lòng bác
Cũng sáng bừng lên với nắng trong.
Bài thơ vẻn vẹn có bốn câu , mà nhoi nhói người đọc. Có lẽ cả hai câu thơ đầu chỉ như dẫn việc, câu thứ tư như khóa việc, nhưng câu thứ ba thì nó đã chứa đựng cả trạng thái tình cảm của một phận người. Tôi như thấy nó có gì tan nát và hoang vắng quá. Người viết muốn dấu mình, muốn che đậy cái hoang vắng ngút ngàn nỗi niềm, thì ở câu thơ tự thân nó lại phơi ra, giãi bầy một cách không thể che đấu được. Xưa nay các cụ tiền nhân vẫn nói văn là người, âu là đúng vậy. Có lần nhà thơ Thanh Tùng nói về chị Thanh, anh cũng nhắc đến bài thơ này. Anh bảo, nó không chỉ là bài thơ tặng riêng con anh, mà bài thơ như muốn gửi đến mọi người một tâm trạng tan nát của một kiếp người. Ai cũng có những giây phút sống với cảm giác tan nát ấy, cho dù là người giầu sang phú quý hoặc quyền cao chức trọng nào đó. Chỉ có điều người đó có dám thành thật giãi bày hay không, hay lại quen lấp liếm với cái vẻ viên mãn, hoặc lên gân lên cốt giả tạo nào đó, hoặc người đó là kẻ vô cảm?!
Nhớ tới bài thơ ấy của chị, tôi lại liên tưởng đến cái dáng to lớn phục phịch cúa chị trong bộ áo quần bảo hộ lao động đã bạc màu mà chị thường vận. Tôi mới càng thấy, đôi khi cái bên trong và bên ngoài của một con người thật là mâu thuẫn, không đồng nhất. Tôi như cảm được cái mong manh, yếu đuối và có gì non tơ trong con chữ kia...
Những năm sau này, thỉnh thoảng lên Hà Nội, chị có điện thoại mời tôi đến chơi. Nơi chị ở cũng thất thường. Khi là nhà người em ruột, tiến sỹ toán học Nguyễn Xuân Huy, khi lại ở nhà người nhà làm dược tá hay bác sỹ gì đó, nhà trong ngõ Cát Linh. Tiến sỹ Huy lại ở gần nhà tiến sỹ toán học Hồ Thuần, em trai nhạc sỹ Hồ Bắc, một nhạc sỹ tài hoa cùng quê phủ Từ Sơn với tôi. Ngay vợ chồng anh Hồ Thuần mỗi khi nhắc đến chị Thanh, đều với giọng kính trọng. Dù nom chị như bà công nhân già, vậy mà cả khu nhà các tiến sỹ toán học tin học ở Liễu Giai ai cũng quý chị. Cậu em trai, tiến sỹ Huy bao giờ cũng dành buồng riêng chờ chị gái lên chơi. Hễ có bạn văn chương của chị gái đến nhà, cả nhà nồng nhiệt tiếp đón . Nhưng hình như chị không quen với khung cảnh nhà cửa đàng hoàng tiện nghi, chị thường kéo chiếc ghế xích đu ra hiên nhà ngồi ngắm cây cối và đọc sách. Đã có lần tôi được nghe chị đọc thơ dưới bóng cây bên hiên nhà đó. Trước thiên nhiên thoáng đãng, tôi như thấy chị sảng khoái và khuôn mặt ánh lên vẻ đẹp sang trọng lạ kỳ.
Trong gia đình chị, nhiều người học hành đỗ đạt cao, nhưng phải kể đến tiến sỹ Nguyễn Xuân Vinh. Ông Vinh, người anh cả của chị, làm việc lâu năm trong tập đoàn vũ trụ Na Sa của Mỹ. Tiến sỹ Vinh có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vũ trụ được các nhà khoa học thế giới rất đề cao. Thời trai trẻ, ông Vinh là người thanh niên ôm nhiều hoài bão. Trước khi làm nhà khoa học, ông từng cầm bút viết văn và đã in tiểu thuyết. Ông viết văn như một thú chơi, để tăng độ tỉnh táo, sắc sảo và cũng đầy mộng mơ của công việc nghiên cứu khoa học vũ trụ của mình.Chị Thanh tự thú, những người anh em trong gia đình làm khoa học thành đạt, đã ảnh hưởng rất nhiều tới tư duy sáng tạo của chị. Một đằng làm văn thơ mộng mơ, một đằng làm khoa học tự nhiên chính xác, vậy làm sao tác động hỗ trợ nhau được? Chị Thanh nói, đó là sự giống nhau ở ý chí vươn lên không ngừng. Vậy còn hỗ trợ đời sống vật chất? Tôi như thấy chị không quan tâm đến điều đó, và có lẽ chị khái tính trong việc này. Ngày ngày chị vẫn làm công việc người thợ đổ a-xít bình ác-quy cho các con tàu ra khơi. Chiều hết giờ làm việc, chị lại xoay xỏa làm chượp nấu nước mắm. Đêm đêm, chị lại thả hồn theo những vần thơ mộng mơ và chứa nhiều tâm trạng uẩn khúc của mình.
Số phận như không mỉm cười với chị. Trong khi tuổi già sức yếu, chị lại chịu tai nạn giao thông gãy tay bó bột. Ấy rồi cuộc xê dịch không định trước lại đến với mẹ con chị. Chị rời đất cảng Hải Phòng, chuyển vào Đồng Nai, kiếm mảnh đất nhỏ ở một huyện miền núi dựng túp lều trồng sắn, chăn nuôi lợn gà và nấu rượu. Tôi không hình dung nổi cái lò rượu còm cõi của mẹ con chị trong đó ra sao? Nhưng có lần chị điện thoại ra khoe là đã mát mặt rồi. Lại mát mặt, một khái niệm rất giản dị của chị. Tôi biết, đó là sự đủ ăn. Giữa thời buổi kinh tế thị trường, con người đua nhau làm giàu, thì chị Thanh có niềm vui không đói đủ ăn, đã là mát mặt. Tôi chắc rằng, ở cái ngôi nhà nghèo xa xôi của chị trong ấy, hẳn đã có quạt điện. Cái quạt tai voi thưở nào, nay không chỉ còn là giấc mơ nữa, nhưng hẳn chị vẫn còn vất vả. Chị khoe, chị đã có chắt ngoại. Ô hay, chị công nhân hay mặc áo bảo hộ thùng thình thưở nào, nay đã là bà già tóc bạc trắng. Chỉ có nghe chị đọc thơ qua điện thoại, tôi vẫn nhận thấy tâm lực mạnh mẽ và trong trẻo của người đàn bà thường chơi với bóng của mình. Tôi hình dung ở cái mảnh đất đỏ phương Nam ấy, chị có phần như lạc loài xa lạ. Dòng sông Cấm ngổn ngang tầu bè và đầy váng dầu, một thưở chị vẫn thường soi mặt mình, tìm bóng mình trò chuyện, thì nay đã xa quá. Biết bao giờ chị lại được về sống bên dòng sông ấy, để lại trò chuyện cùng cái bóng của mình? Có lẽ chỉ có Thơ vẫn âm thầm hứa hẹn là sẽ đưa chị về với dòng sông kỷ niệm đó, dù chỉ là cảm giác qua giấc mơ đêm đêm. Thơ đã kéo chị, nâng chị bay qua những chặng đường đời trập trùng và khắc nghiệt. Đã có những giây phút chị vươn tới, chạm tới Thơ . Mà bao người cả đời làm thơ, chưa hề có diễm phúc được một lần chạm tới.
Bi bô tiếng trẻ ấm gian phòng
Vườn hoang cỏ dại như lòng bác
Cũng sáng bừng lên với nắng trong.
Bài thơ vẻn vẹn có bốn câu , mà nhoi nhói người đọc. Có lẽ cả hai câu thơ đầu chỉ như dẫn việc, câu thứ tư như khóa việc, nhưng câu thứ ba thì nó đã chứa đựng cả trạng thái tình cảm của một phận người. Tôi như thấy nó có gì tan nát và hoang vắng quá. Người viết muốn dấu mình, muốn che đậy cái hoang vắng ngút ngàn nỗi niềm, thì ở câu thơ tự thân nó lại phơi ra, giãi bầy một cách không thể che đấu được. Xưa nay các cụ tiền nhân vẫn nói văn là người, âu là đúng vậy. Có lần nhà thơ Thanh Tùng nói về chị Thanh, anh cũng nhắc đến bài thơ này. Anh bảo, nó không chỉ là bài thơ tặng riêng con anh, mà bài thơ như muốn gửi đến mọi người một tâm trạng tan nát của một kiếp người. Ai cũng có những giây phút sống với cảm giác tan nát ấy, cho dù là người giầu sang phú quý hoặc quyền cao chức trọng nào đó. Chỉ có điều người đó có dám thành thật giãi bày hay không, hay lại quen lấp liếm với cái vẻ viên mãn, hoặc lên gân lên cốt giả tạo nào đó, hoặc người đó là kẻ vô cảm?!
Nhớ tới bài thơ ấy của chị, tôi lại liên tưởng đến cái dáng to lớn phục phịch cúa chị trong bộ áo quần bảo hộ lao động đã bạc màu mà chị thường vận. Tôi mới càng thấy, đôi khi cái bên trong và bên ngoài của một con người thật là mâu thuẫn, không đồng nhất. Tôi như cảm được cái mong manh, yếu đuối và có gì non tơ trong con chữ kia...
Những năm sau này, thỉnh thoảng lên Hà Nội, chị có điện thoại mời tôi đến chơi. Nơi chị ở cũng thất thường. Khi là nhà người em ruột, tiến sỹ toán học Nguyễn Xuân Huy, khi lại ở nhà người nhà làm dược tá hay bác sỹ gì đó, nhà trong ngõ Cát Linh. Tiến sỹ Huy lại ở gần nhà tiến sỹ toán học Hồ Thuần, em trai nhạc sỹ Hồ Bắc, một nhạc sỹ tài hoa cùng quê phủ Từ Sơn với tôi. Ngay vợ chồng anh Hồ Thuần mỗi khi nhắc đến chị Thanh, đều với giọng kính trọng. Dù nom chị như bà công nhân già, vậy mà cả khu nhà các tiến sỹ toán học tin học ở Liễu Giai ai cũng quý chị. Cậu em trai, tiến sỹ Huy bao giờ cũng dành buồng riêng chờ chị gái lên chơi. Hễ có bạn văn chương của chị gái đến nhà, cả nhà nồng nhiệt tiếp đón . Nhưng hình như chị không quen với khung cảnh nhà cửa đàng hoàng tiện nghi, chị thường kéo chiếc ghế xích đu ra hiên nhà ngồi ngắm cây cối và đọc sách. Đã có lần tôi được nghe chị đọc thơ dưới bóng cây bên hiên nhà đó. Trước thiên nhiên thoáng đãng, tôi như thấy chị sảng khoái và khuôn mặt ánh lên vẻ đẹp sang trọng lạ kỳ.
Trong gia đình chị, nhiều người học hành đỗ đạt cao, nhưng phải kể đến tiến sỹ Nguyễn Xuân Vinh. Ông Vinh, người anh cả của chị, làm việc lâu năm trong tập đoàn vũ trụ Na Sa của Mỹ. Tiến sỹ Vinh có nhiều công trình nghiên cứu khoa học vũ trụ được các nhà khoa học thế giới rất đề cao. Thời trai trẻ, ông Vinh là người thanh niên ôm nhiều hoài bão. Trước khi làm nhà khoa học, ông từng cầm bút viết văn và đã in tiểu thuyết. Ông viết văn như một thú chơi, để tăng độ tỉnh táo, sắc sảo và cũng đầy mộng mơ của công việc nghiên cứu khoa học vũ trụ của mình.Chị Thanh tự thú, những người anh em trong gia đình làm khoa học thành đạt, đã ảnh hưởng rất nhiều tới tư duy sáng tạo của chị. Một đằng làm văn thơ mộng mơ, một đằng làm khoa học tự nhiên chính xác, vậy làm sao tác động hỗ trợ nhau được? Chị Thanh nói, đó là sự giống nhau ở ý chí vươn lên không ngừng. Vậy còn hỗ trợ đời sống vật chất? Tôi như thấy chị không quan tâm đến điều đó, và có lẽ chị khái tính trong việc này. Ngày ngày chị vẫn làm công việc người thợ đổ a-xít bình ác-quy cho các con tàu ra khơi. Chiều hết giờ làm việc, chị lại xoay xỏa làm chượp nấu nước mắm. Đêm đêm, chị lại thả hồn theo những vần thơ mộng mơ và chứa nhiều tâm trạng uẩn khúc của mình.
Số phận như không mỉm cười với chị. Trong khi tuổi già sức yếu, chị lại chịu tai nạn giao thông gãy tay bó bột. Ấy rồi cuộc xê dịch không định trước lại đến với mẹ con chị. Chị rời đất cảng Hải Phòng, chuyển vào Đồng Nai, kiếm mảnh đất nhỏ ở một huyện miền núi dựng túp lều trồng sắn, chăn nuôi lợn gà và nấu rượu. Tôi không hình dung nổi cái lò rượu còm cõi của mẹ con chị trong đó ra sao? Nhưng có lần chị điện thoại ra khoe là đã mát mặt rồi. Lại mát mặt, một khái niệm rất giản dị của chị. Tôi biết, đó là sự đủ ăn. Giữa thời buổi kinh tế thị trường, con người đua nhau làm giàu, thì chị Thanh có niềm vui không đói đủ ăn, đã là mát mặt. Tôi chắc rằng, ở cái ngôi nhà nghèo xa xôi của chị trong ấy, hẳn đã có quạt điện. Cái quạt tai voi thưở nào, nay không chỉ còn là giấc mơ nữa, nhưng hẳn chị vẫn còn vất vả. Chị khoe, chị đã có chắt ngoại. Ô hay, chị công nhân hay mặc áo bảo hộ thùng thình thưở nào, nay đã là bà già tóc bạc trắng. Chỉ có nghe chị đọc thơ qua điện thoại, tôi vẫn nhận thấy tâm lực mạnh mẽ và trong trẻo của người đàn bà thường chơi với bóng của mình. Tôi hình dung ở cái mảnh đất đỏ phương Nam ấy, chị có phần như lạc loài xa lạ. Dòng sông Cấm ngổn ngang tầu bè và đầy váng dầu, một thưở chị vẫn thường soi mặt mình, tìm bóng mình trò chuyện, thì nay đã xa quá. Biết bao giờ chị lại được về sống bên dòng sông ấy, để lại trò chuyện cùng cái bóng của mình? Có lẽ chỉ có Thơ vẫn âm thầm hứa hẹn là sẽ đưa chị về với dòng sông kỷ niệm đó, dù chỉ là cảm giác qua giấc mơ đêm đêm. Thơ đã kéo chị, nâng chị bay qua những chặng đường đời trập trùng và khắc nghiệt. Đã có những giây phút chị vươn tới, chạm tới Thơ . Mà bao người cả đời làm thơ, chưa hề có diễm phúc được một lần chạm tới.
*
* *
* *
Một sớm đầu hè vừa rồi, khi tôi vừa thức dậy, đã nghe tiếng chuông điện thọai đổ dồn dập. Tôi cầm máy nghe, thì ra là chị Thanh từ Đồng Nai gọi ra. Chị khoe cả đêm qua không ngủ được, đâm viết được bài thơ chị thích và muốn đọc tôi nghe. Tôi bảo chị úp máy để tôi gọi lại khỏi tốn tiền chị. Khi mạng vừa nối lại, đã thấy chị cao giọng đọc thơ cho tôi nghe . Bài thơ lục bát, ngắn, dễ nhập tâm.
Thế rồi đột ngột gió về
sao không hẹn trước còn nghe nỗi niềm
tiếng gà đã lạnh đầu hiên
nắng say đường nắng tận miền chân mây
gió ơi khoan hãy heo may
chỉ e ngắn bớt một ngày mộng mơ.
Thế rồi đột ngột gió về
sao không hẹn trước còn nghe nỗi niềm
tiếng gà đã lạnh đầu hiên
nắng say đường nắng tận miền chân mây
gió ơi khoan hãy heo may
chỉ e ngắn bớt một ngày mộng mơ.
Chị còn khoe thơ chị sắp được xuất bản bên Mỹ. Nguyên do là có người đọc tập sách “Rừng xưa xanh lá” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, có trang viết cảm động về chị, khi về nước, họ tìm đến ngỏ ý xin bản thảo thơ của chị đem sang Mỹ in cho bà con người Việt mình ở bên đấy cùng đọc. Chị khoe rất hưng phấn và rất thật tâm. Tôi không dám gàn chị. Tôi biết, in ấn bên ấy cũng năm bảy loại, chắc gì đã thêm danh giá?! Nhưng thôi, thơ viết ra, có người ưa thích họ bỏ tiền in cho mình là tốt rồi. Thơ mình có thêm người đọc là sướng lắm rồi. Tôi muốn hỏi thăm về đời sống làm ăn của mẹ con chị trong ấy có đỡ phần vất vả không? Rượu chị nấu ra có bán được không ? Có đủ tiền mua tôn lợp lại mái nhà khi mùa mưa sắp đến rồi không? Nhưng thơ vẫn như nhập đồng vào con người chị. Chị hết hỏi thăm nhà thơ này nhà thơ kia ở Hà Nội có viết được tác phẩm nào mới? Thơ chị in trên số báo Văn Nghệ mấy tháng trước có ai đọc và có khen chê gì? Ôi người đàn bà bảy mươi hai tuổi nghèo và lầm lũi cuốc đồi trồng sắn và nấu rượu ở một huyện nghèo Đồng Nai vẫn say mê thơ như thưở nào. Thơ đã nâng chị lên và cũng đầy đọa chị. Thơ không cho chị sống đời sống yên ổn và buồn tẻ như bao kiếp người khác. Thơ đem đến hạnh phúc cho chị? Hay thơ đã đem lại bất hạnh cho chị?
Mấy bữa sau, nhà thơ Thanh Tùng ghé tôi chơi, tôi liền đọc bài thơ lục bát mà chị Thanh vừa đọc cho tôi chép qua điện thoại hôm nào. Thanh Tùng kêu lên: bài thơ ấy anh cũng rất thích và anh đã viết bình nó in trên tờ báo trong Sài Gòn lâu rồi. Thì ra bài thơ đó, chị Nguyễn Thị Hòai Thanh đã viết từ mấy năm trước. Có thể trong giấc mơ chị hoang tưởng như mình mới viết ra. Hoặc có thể nó ám ảnh chị, chị đã sửa lại đôi chữ cho hoàn chỉnh hơn, nên chị ngỡ vừa thai nghén ra nó. Chị đang trong cơn mê bất tận với thơ ca ư? Hay thơ ca đã làm chị lú lẫn? Sao tôi lại nhớ tới cái tứ thơ gió mát thổi từ cái quạt tai voi vẽ trên tường của chị thưở nào? Có lẽ, ngọn gió đắng đót vẫn âm thầm thổi suốt cuộc đời chị .
Mấy bữa sau, nhà thơ Thanh Tùng ghé tôi chơi, tôi liền đọc bài thơ lục bát mà chị Thanh vừa đọc cho tôi chép qua điện thoại hôm nào. Thanh Tùng kêu lên: bài thơ ấy anh cũng rất thích và anh đã viết bình nó in trên tờ báo trong Sài Gòn lâu rồi. Thì ra bài thơ đó, chị Nguyễn Thị Hòai Thanh đã viết từ mấy năm trước. Có thể trong giấc mơ chị hoang tưởng như mình mới viết ra. Hoặc có thể nó ám ảnh chị, chị đã sửa lại đôi chữ cho hoàn chỉnh hơn, nên chị ngỡ vừa thai nghén ra nó. Chị đang trong cơn mê bất tận với thơ ca ư? Hay thơ ca đã làm chị lú lẫn? Sao tôi lại nhớ tới cái tứ thơ gió mát thổi từ cái quạt tai voi vẽ trên tường của chị thưở nào? Có lẽ, ngọn gió đắng đót vẫn âm thầm thổi suốt cuộc đời chị .
Tháng 4 năm 2007
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Sốt đất, 'bom' nổ, hậu quả khôn lường!
Bảng quảng cáo bán đất trên đường 63,
quận 2, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tuổi Trẻ trao đổi với PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam và ông Nghĩa chia sẻ: Việt Nam đã có nhiều người rất giàu, song phần lớn họ không hề giàu lên như các nhà công nghiệp bởi các sáng chế, phát minh, tạo ra thương hiệu với thương phẩm cạnh tranh. Ngược lại, sự giàu có của họ trong 30 năm qua phần lớn từ chính sách và kinh doanh đất đai. Từ đó có thể thấy dấu hiệu phân bổ phúc lợi tăng thêm về giá trị của nhà đất chưa minh bạch, chưa công bằng.Không loại trừ tình trạng chính quyền chỉ nghe thấy tiếng nói của doanh nghiệp khi quy hoạch. Thậm chí, những chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế lớn có thể dẫn dắt tầm nhìn quy hoạch của lãnh đạo địa phương.
Ông Phạm Duy Nghĩa
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam
* Hiện nay ở nhiều địa phương, đặc biệt tại các địa phương có công bố quy hoạch đặc khu kinh tế, giá đất tăng đột biến. Thậm chí nhiều khu vực tăng không có quy luật, không theo sự phát triển của hạ tầng... Vậy theo ông, nguyên nhân từ đâu dẫn đến tình trạng này?
- Nếu nhìn lại 30 năm trở lại đây tại Việt Nam đã xảy ra nhiều đợt "sốt đất". Mỗi đợt "sốt đất" thường có nhiều nguyên nhân như về kinh tế, tâm lý, xã hội...
Trên thế giới đất là loại hàng hóa đặc biệt chỉ có thể giảm đi chứ không tăng lên. Dân số ngày càng tăng, đất bao giờ cũng là tài nguyên khan hiếm.
Do vậy những khu vực phát triển, nhu cầu về đất tăng lên sẽ đẩy giá đất tăng.
Mặt khác, kinh tế tăng trưởng, người dân có mức thu nhập khá giả có nhu cầu của cải để dành. Nếu vàng, ngoại tệ và chứng khoán không "đáng tin" thì người dân sẽ chọn kênh tích lũy đất.
Tuy nhiên ngoài những nguyên nhân trên, tại Việt Nam chính quản lý nhà nước chưa tốt góp phần làm giá đất tăng lên đột biến.
* Quản lý nhà nước về đất đai hiện có bất cập gì, thưa ông?
- Tại Việt Nam, các bước thực hiện quy hoạch chưa minh bạch, không có đầy đủ thông tin cho người dân, không cho phép người dân phản biện. Vì thế, không loại trừ tình trạng chính quyền chỉ nghe thấy tiếng nói của doanh nghiệp khi quy hoạch.
Thậm chí, những chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế lớn có thể dẫn dắt tầm nhìn quy hoạch của lãnh đạo địa phương.
Thông thường, khi tầm nhìn của lãnh đạo địa phương được chuyển thành nghị quyết của hội đồng nhân dân, thông tin quy hoạch sẽ được minh bạch dần.
Trong quá trình đó, do thiếu minh bạch dẫn đến thiếu cạnh tranh công khai, hai yếu tố này tạo nhiều cơ hội thao túng những giá trị tăng thêm ẩn sau thông tin.
Mặt khác, nhiều chính sách của Nhà nước phân bổ giá trị tăng thêm của đất đai chưa công bằng, đầu tư của Nhà nước có thể mang lại lợi ích cho ít người, nhiều người dân bị loại ra khỏi lợi ích đó. Tất cả những điều đó dẫn đến đầu cơ, những cuộc đổ xô vào gom, tích trữ đất.
Đông đảo người dân làm thủ tục nhà đất tại Văn phòng tiếp nhận hồ sơ UBND Q.9, TP.HCM - ẢNH: Q.ĐỊNH
* Theo ông, việc giá đất tăng đột biến như hiện nay sẽ có thể dẫn đến những hệ lụy gì?
- Giá đất tăng chưa chắc đã tăng thu ngân sách bởi với hệ thống quản lý thông tin đất đai hiện nay rất khó để xác minh được giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng giữa các bên. Song, giá đất tăng chắc chắn sẽ tăng chi phí sản xuất kinh doanh, thêm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Tiền nhàn rỗi trong dân không đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lời mà đầu tư vào đất đai. Trong khi đó, giá đất tăng cao làm cho tiết kiệm của người lao động nghèo mất giá trị, người nghèo khó mua được nhà ở.
Thêm nữa, nếu các ngân hàng không kiểm soát tốt việc cho vay mua nhà, tích lũy của xã hội đổ dồn vào bất động sản, dễ sinh ra bong bóng. Khi bong bóng vỡ sẽ gây rối loạn vĩ mô, để lại hậu quả khó lường.
* Vậy giải pháp nào để quản lý đất đai thông minh hơn và việc tăng giá nhà đất trở thành thực chất hơn?
- Để giá đất không tăng bất thường, "sốt giá" như hiện nay phải có những giải pháp cả về mặt quản lý nhà nước và thị trường.
Phần nào của thị trường thì tự thị trường điều tiết bằng những quy luật của thị trường. Còn về quản lý nhà nước, giải pháp quan trọng nhất là thúc đẩy minh bạch, công khai trong vấn đề quy hoạch.
Từ khi có ý tưởng phát triển quy hoạch một địa phương, khu vực… phải có sự tranh luận, phản biện, thậm chí phải điều trần trước các cơ quan dân cử để những lợi ích đa dạng bật ra cho toàn xã hội nhận biết. Khi đó nhà nước phải trả lời, giải thích, cắt nghĩa ý đồ phát triển.
Mặt khác, từ ý tưởng chuyển dịch thành văn bản, quyết định hành chính phải cho người dân quyền được biết, tham gia, thậm chí quyền phản đối, phản bác lại những quyết định gây thiệt hại cho họ. Làm như thế để tăng minh bạch, tăng trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước.
Ngoài quy hoạch, nhà nước có một công cụ kinh điển để chống đầu cơ, tích trữ đất, đó là các chính sách thuế. Điều đáng tiếc, dự thảo Luật Thuế tài sản do Bộ Tài chính vừa công bố đã nhận được phản ứng dữ dội của người dân.
Nếu giải thích rõ bản chất thuế tài sản đối với nhà đất cần để lại 100% cho chính quyền địa phương, họ lấy tiền đó để phát triển hạ tầng kỹ thuật, giao thông công chính phục vụ người dân.
Nếu Luật thuế tài sản được thiết kế khéo léo sẽ trở thành công cụ hữu hiệu điều tiết việc tăng giá đất cũng như chống đầu cơ đất đai.
Đất đang sốt, 'bom' đang chờ?
TIẾN LONG
https://tuoitre.vn/sot-dat-bom-no-hau-qua-khon-luong-20180423105245827.htm
Phần nhận xét hiển thị trên trang
THƯA MẸ VIỆT NAM
Cũng là một từ đất nước
mà trong một ngày
có người gọi là giải phóng quê hương
có người kêu là ngày quốc hận
29.04.2018 - Bài thơ Nguyễn Thị Tịnh Thi viết cho ngày 30/4. Mấy lời dẫn ở trước bài thơ, tác giả nói rõ: ĐÂY LÀ BÀI THƠ TÔI VIẾT CHO NHỮNG NGÀY 30 THÁNG 4 TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI; viết cho người nằm xuống, người đứng lên, người ra đi, người ở lại; cho những nỗi và niềm đầy ngang trái cứ ngoáy vào vết thương lịch sử. Ai comment, xin hãy nghĩ đến câu “tiên trách kỷ nhi hậu trách nhân”. Xin cảm ơn!mà trong một ngày
có người gọi là giải phóng quê hương
có người kêu là ngày quốc hận
Khi Cha nói với Mẹ rằng
Ta là giòng giống của Rồng
Nàng là giòng giống của Tiên
sống với nhau hoài không đặng
Sao Mẹ không nhắc Cha câu gừng cay muối mặn
Sao Mẹ không trả lời Cha
Đi mô đem thiếp đi cùng
đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp theo.
Khi Cha bảo Mẹ đem năm mươi con lên núi
Sao Mẹ không trả lời Cha
Lấy chồng thì phải theo chồng
chồng đi đường rắn đường rồng cũng theo
Khi Cha hứa với Mẹ nếu gặp khó khăn
Nàng hãy cùng các con gọi to về biển
Sao Mẹ không trả lời Cha
Chúng ta thà no đói có nhau
râu tôm nấu với ruột bầu
thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
Sao Mẹ chấp nhận để một trăm đứa con phải chia ly đôi ngả
Để cuống rốn chúng con bị cắt đứt làm hai
Sao Mẹ chịu khổ đau một mình mà không nói với ai
dắt díu năm mươi con đi lên miền núi thẳm
để năm mươi thiếu vắng hơi mình.
Ước chi ngày xưa Mẹ cứ bên Cha cho trọn nghĩa tình
dù vất vả đắng cay
dù chịu nhiều cơ cực
nuôi chúng con bằng nước sông Hồng
với cơm tấm, ổ rơm
bên ướt Mẹ nằm…
Để đêm đêm dưới ánh trăng rằm
Chúng con được nghe lời Mẹ dạy
Rằng anh em như thể tay chân
Chị ngã em nâng
Gà cùng một mẹ…
Chúng con lớn lên
Cách núi ngăn sông
Xa mặt cách lòng
Năm mươi đứa xa cha như nhà không nóc
Năm mươi đứa thiếu mẹ quên chín chữ cù lao
không biết quý câu một giọt máu đào
bao bận nồi da xáo thịt
Chúng con chia nhà Mẹ thành hai ngõ
ngõ Đàng Ngoài và ngõ Đàng Trong
ngõ bên này và ngõ bên kia sông
Vì danh lợi
vì tiền tài
vì nhiều điều khác nữa
mà có ngày xem nhau là nước lửa
Rồi bất hiếu bàn nhau
rạch ngang mình Mẹ
cầu Hiền Lương đè nặng buồng tim
.
Mẹ ở đâu giữa hai miền Bắc Nam
Khi bao con gái của Mẹ hóa thành hòn vọng phu
bao con trai thành chiến sĩ trận vong hoặc thành liệt sĩ
Dẫu ở bên nào
cũng đều là con Mẹ
tàn hại lẫn nhau
Đứa nào cũng nói trước nói sau
là vì muốn chấm dứt nỗi đau
vì muốn giúp Mẹ được nối liền thân ngọc
nên đứa nào cũng súng gươm hằn học
trút xuống đầu nhau vô số nỗi tai ương
Làm sao có thể nối liền vết thương
bằng phát súng nhát gươm
chứ không phải bằng sợi chỉ
sợi chỉ dài se từ những tình thương
.
Nhân danh gì mà chúng con ngợi ca
hoặc chì chiết sự sống lẫn cái chết của nhau
Nhân danh gì mà gọi nhau là địch
đếm xác anh em xây thắng lợi cho mình
Ai cũng nói là yêu Mẹ với tất cả tâm tình
Ai cũng bảo là hoàn toàn vì Mẹ
Càng yêu Mẹ nhiều càng phải giết anh em?
.
Mẹ có ngờ đâu
các con lớn khôn
không muốn hát câu nhiễu điều phủ lấy giá gương
không muốn hát câu bầu ơi thương lấy bí
mà thích hát trên những xác người
Chúng con hát trên những xác người bài hát hân hoan
Chúng con say sưa ngợi ca lý tưởng của mình
không nghĩ đến Mẹ thế nào khi nhìn anh em con chém giết
.
Chẳng có ai cần biết
Mẹ ở đâu trong những trận tương tàn
trong tiếng súng đêm ngày dội về đinh tai nhức óc
Mẹ đứng ở trời Nam để ngóng về đất Bắc
hay đứng giữa dòng Bến Hải
lấy nước sông làm dịu nỗi xót lòng…
.
Mẹ sinh ra chúng con trong cùng một bọc
Những tưởng để thương nhau
Đâu nghĩ đến ngày sau
trăm đứa con trai xé nát bọc đồng bào
xẻ chia thân mẹ
Mấy trăm năm vết cắt cũ vẫn còn
Mấy mươi năm vết xẻ mới vẫn chưa liền sẹo
Trăm đứa con vẫn còn đi muôn nẻo
trăm tấm lòng vẫn chưa hết hờn căm
Ai cũng nói cuộc đời có bao lăm
mà chẳng ai chịu nhường ai một bước
Cũng là một từ đất nước
mà trong một ngày
có người gọi là giải phóng quê hương
có người kêu là ngày quốc hận
Rồi kẻ cười người khóc
người đoàn tụ kẻ biệt ly
người hồ hởi đeo huy chương đứng trước máy truyền hình
kẻ uất hận nuốt tủi hờn trong bóng tối
Hơn bốn mươi năm rồi
chưa một ai nói với Mẹ là chính mình có lỗi
mà chỉ chực chờ đổ lỗi cho nhau
.
Mẹ ơi!
Ngang trái trái ngang
hận thù thù hận
khổ đau đau khổ
vòng luẩn quẩn không cởi ra mà càng thít chặt
Đường đời lắm thương đau
nhiều gập ghềnh lắt lẻo
chẳng có đứa con nào chịu nắm tay Mẹ dắt
nên đã lạc lối lầm đường
chẳng đứa nào chín bỏ làm mười
nên chúng xát muối vào lòng nhau mỗi khi có thể
Khép lại lịch sử… vẫn biết là như thế
Sao chỉ khép với người ngoài
còn với anh em thì cày đi xới lại
mát dạ người này thì rát dạ người kia
.
Vì sao?
Vì sao?
Có phải vì xa cách nhau
từ cái thuở Mẹ Cha mỗi người mỗi ngả
nên bây giờ đứa con nào cũng thế
thích bán anh em xa mua láng giềng gần
dù không khác máu nhưng vẫn tanh lòng…
.
Mẹ đau!
Mẹ đau!
Hãy nhắc cho kỹ, nhớ cho sâu
Khi con hát bài ca chiến thắng
là khi mẹ dâng trào cay đắng
Sung sướng chi mà nối liền khúc ruột mình bằng xác những đứa con
.
Mẹ có ngờ đâu
sau khúc khải hoàn
Con của mẹ thay chiến hào bằng nhà tù khắp chốn
để giam giữ anh em
Chiến tranh không còn
nhưng máu vẫn đổ
bao nhiêu đứa con Mẹ bị chôn sấp dập ngửa trên rừng vàng
bao nhiêu đứa chìm sâu dưới biển bạc
bao nhiêu đứa cập bến rồi vẫn lênh đênh phiêu dạt
Con rồng cháu tiên, lá ngọc cành vàng
phải có ngày nâng niu bàn chân thiên hạ
kiếm đồng tiền nương náu phận lưu vong
Nuốt oán nuôi thù phục hận long đong đất khách
như dã tràng xe cát
Giàu sang thành đạt hiển hách nơi xứ người
khác nào mặc áo gấm đi đêm
.
Xưa Mẹ vọng phu
bây giờ vọng tử
héo hon, mòn mỏi
vọng các con về dưới mái yêu thương
nơi có những hàng tre xanh mát con đường
quên hết muộn phiền không còn thù hận…
.
Làm sao?
Làm sao?
Chúng con có thể cùng nhau
cúi đầu trước Mẹ
hóa giải thù xưa nói lời tạ tội
Để nước mắt thôi rơi
để tóc Mẹ xanh
để lòng Mẹ mát
để vết thương bao nhiêu năm chà xát
không còn hành hạ Mẹ ngày đêm
…
Dẫu biết rằng không thể đợi chờ thêm
Không thể đợi chờ thêm…
Nhưng…
Làm sao?
Phải làm sao?
Thưa Mẹ Việt Nam?
NGUYỄN THỊ TỊNH THI
(Huế, tháng 4 năm 2018)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)