Theo Vnexpress, Trên mạng xã hội, anh Trí (TP HCM) cho biết: "Tôi đi xem và rất giận với chi tiết này. Hạm đội tàu Trung Quốc đi trên Biển Đông, phát loa yêu cầu một tàu rời khỏi 'vùng biển thuộc chủ quyền Trung Quốc'". Nhiều khán giả khác cũng đồng tình và cho rằng đây là chi tiết ẩn ý cho quyền sở hữu của Trung Quốc ở Biển Đông. Anh Phi Long (TP HCM) nhận xét: "Quá trình kiểm duyệt không hiểu sao để lọt chi tiết này"
24/03/2018 TTO - Tin từ nhà phát hành CGV Việt Nam cho biết họ vừa yêu cầu chấm dứt mọi suất chiếu phim Điệp vụ Biển Đỏ từ tối 24-3, vì lý do phim không có khán giả. Trước đó, Tuổi Trẻ Online nhận được phản ứng từ một khán giả xem phim Điệp vụ Biển Đỏ như sau: 2 phút cuối của bộ phim là cảnh một vùng biển rộng lớn, với những chiếc chiến hạm tối tân, hiện đại của hải quân Trung Quốc. Các nhà làm phim Trung Quốc đã có ý gì khi cho đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ cho là "South China Sea"?
Rút phim Điệp vụ Biển Đỏ ở tất cả các cụm rạp Việt
Một cảnh trong phim Điệp vụ Biển đỏ
Điệp vụ Biển Đỏ: 2 phút cuối phim có ý gì?Bộ phim Trung Quốc Điệp vụ Biển Đỏ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền đang được chiếu tại các rạp ở Việt Nam.
Nội dung câu chuyện là việc sơ tán Hoa kiều ở một đất nước châu Phi đang bị một nhóm khủng bố quốc tế chiếm giữ.
Nhóm khủng bố này bắt giữ 2 mẹ con người Trung Quốc, và một hạm đội hải quân có nhiệm vụ phải giải thoát con tin.
Được biết phim dựa trên một câu chuyện có thật.
Toàn bộ bối cảnh của bộ phim với những cuộc đấu súng, đấu trí ngoạn mục và hấp dẫn diễn ra ở châu Phi với thành phố cổ đổ nát, vùng núi hiểm trở, sa mạc rộng lớn...
Thế nhưng, 2 phút cuối của bộ phim là cảnh một vùng biển rộng lớn, với những chiếc chiến hạm tối tân, hiện đại của hải quân Trung Quốc.
Các nhà làm phim Trung Quốc đã có ý gì khi cho đoàn tàu chiến Trung Quốc bao vây một chiếc tàu nước ngoài và liên tục phát loa yêu cầu chiếc tàu này phải rời khỏi vùng biển mà họ cho là "South China Sea"?
Những phút phim này lạc lõng, cũng chưa chắc có liên quan gì đến nội dung, bối cảnh trong 131 phút phim trước đó.
Nếu cắt bỏ vài phút "dư thừa" cuối phim, có thể chẳng ảnh hưởng gì đến nội dung, cảm xúc của khán giả đối với bộ phim này.
Điều mà khán giả ngạc nhiên, khó hiểu là tại sao Hội đồng duyệt phim của Việt Nam lại cho qua một cách dễ dàng những phút phim mà đa số khán giả cho là "dư thừa" kia?
Trương Quang Thịnh (Bình Thạnh, TP.HCM)
Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với Cục Điện ảnh về vụ việc phim Điệp vụ Biển Đỏ.
Được biết, theo quy trình Phòng Phổ biến và Phát hành phim của Cục sẽ tiếp nhận thông tin này và gửi cho Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hội đồng nói trên sẽ có trách nhiệm xem xét hoặc thẩm định lại phim.
Lãnh đạo của Cục Điện ảnh và lãnh đạo của Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện cho Tuổi Trẻ Online biết họ đã tiếp nhận thông tin. Sau khi thẩm định thông tin, họ sẽ có câu trả lời chính thức với báo chí.
Phim Điệp vụ Biển Đỏ là phim nước ngoài, do đó sẽ được Hội đồng trung ương thẩm định và phân loại phim truyện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, cấp phép phổ biến.
Hội đồng này có ít nhất chín thành viên, làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận để đánh giá và xếp loại phim (cả phim nước ngoài và phim Việt).
Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự. Kết luận của Hội đồng phải được trên 2/3 số thành viên có mặt tán thành.
Theo quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim, cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Cục Điện ảnh.
Tuổi Trẻ Online sẽ tiếp tục thông tin khi có ý kiến phản hồi từ Cục Điện ảnh.
https://tuoitre.vn/rut-phim-diep-vu-bien-do-o-tat-ca-cac-cum-rap-viet-20180324175312716.htm
Nhà phát hành CGV cho biết đã quyết định ngưng các suất chiếu của Điệp vụ Biển Đỏ, bộ phim nói về đề tài quân sự của Trung Quốc, sau 10 ngày ra rạp Việt Nam.
Nhà phát hành CGV cho biết đã quyết định ngưng các suất chiếu của Điệp vụ Biển Đỏ, bộ phim nói về đề tài quân sự của Trung Quốc, sau 10 ngày ra rạp Việt Nam.
'Điệp vụ Biển Đỏ' tiếp tục đề cao chủ nghĩa anh hùng và phô diễn sức mạnh quân sự của Trung Quốc
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc phát hành CGV, lý do rút phim là do "không còn khán giả xem" chứ Cục Điện ảnh là đơn vị cấp giấy phép duyệt phim chưa có động thái gì đối với tác phẩm của đạo diễn Lâm Siêu Hiền.
Theo ông Hải, "vòng đời" của một bộ phim khi ra rạp trung bình khoảng 2 tuần, dài hơn hoặc ngắn hơn là do nhà rạp tự cân đối suất chiếu. Hiện tại CGV có khá nhiều tác phẩm mới của Hollywood, nên CGV quyết định ngưng chiếu Điệp vụ Biển Đỏ, vì có doanh thu quá thấp. Với những suất chiếu đã đặt vé trước, do không đảm bảo chi phí hoạt động của suất đó thì khách hàng sẽ được thương lượng đổi sang phim khác.
Ra mắt dịp Tết Nguyên đán vừa qua tại Trung Quốc, bộ phim đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ hai trong danh sách phim có doanh thu cao nhất với gần 550 triệu USD, chỉ thua Chiến lang 2.
Thành công tại thị trường nội địa nhưng khi đến Việt Nam, Điệp vụ Biển Đỏ không được đánh giá cao vì phần lớn khán giả cho rằng bộ phim đề cao thái quá sức mạnh quân đội Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng các tình tiết trong phim thổi phồng quá đà mang lại cảm giác không chân thật cho người xem như một tiểu đội 8 người có thể tiêu diệt hơn 100 quân phiến loạn; dàn tàu chiến của Trung Quốc phô diễn sức mạnh trên Biển Đông kích động lòng tự tôn dân tộc và tinh thần Đại Hán "dằn mặt" các nước khác...
Nhiều khán giả tinh ý chỉ ra phim có những phút cuối giờ không liên quan khi xuất hiện hình ảnh một vùng biển với chú thích "South China Sea" (từ Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông), thông báo rằng đây là vùng biển của Trung Quốc, và yêu cầu các tàu vào vùng này lập tức rút lui.
Nhiều khán giả tinh ý chỉ ra phim có những phút cuối giờ không liên quan khi xuất hiện hình ảnh một vùng biển với chú thích "South China Sea" (từ Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông), thông báo rằng đây là vùng biển của Trung Quốc, và yêu cầu các tàu vào vùng này lập tức rút lui.
Phía CGV xác nhận bản chiếu tại Việt Nam đã bị cắt nhiều cảnh, chủ yếu là các đoạn máu me, bạo lực và giới hạn độ tuổi người xem là trên 18. Theo ghi nhận, tính đến chiều 24.3, phim được rút khỏi các hệ thống của CGV, Lotte, Mega GS, Đống Đa, Cinestar..
https://thanhnien.vn/van-hoa/ngung-chieu-diep-vu-bien-do-o-tat-ca-cac-rap-tai-viet-nam-945305.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét