Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

Gái Pháp: “Lãnh thổ VN mà sao toàn thấy dân TQ?”


Kiếm được 1 đồng của du khách TQ thì mất 10 đồng của du khách các nước văn minh. Thế mà các ông quan ngành du lịch vẫn cứ mê khách TQ vì chỉ chăm chăm nghĩ đến tăng số lượng du khách và thực hiện tốt các nguyên tắc hợp tác Việt Trung đã được lãnh đạo hai bên ký kết. Tại sao chúng ta không lựa chọn những chiến lược du lịch an toàn, văn minh, bền vững mà lại chọn khách du lịch “số lượng nhiều, chất lượng kém” như vậy? Một khi đất nước tràn ngập người TQ ở khắp mọi nơi, những hệ lụy từ bất ổn xã hội, an ninh quốc phòng bị đe dọa thì khi đó xử lý có còn kịp không? Thậm chí, Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa hôm 07/03 còn phát biểu trước Sở Du lịch Đà Nẵng: “Đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Tư tưởng như vậy là điều không đúng”. Ông còn cho rằng, không có khách nước nào dễ phục vụ như khách Trung Quốc. Vì vậy, không nên chê hay tẩy chay du khách Trung Quốc". Thật hết chỗ nói.
Khách du lịch Pháp: Tôi đi du lịch Việt Nam chứ đâu du lịch Trung Quốc!
22/03/2018 - Một du khách người Pháp đã thốt lên như vậy khi đi du lịch Hạ Long vào những ngày qua. Cô gái Pháp cảm thấy lạ lẫm hết sức khi mà ở bất cứ nơi nào cô tới từ nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch đều là những biển hiệu tiếng Trung Quốc thay vì tiếng Việt và tiếng Anh. Cuối cùng cô gái tỏ ra hết sức bất ngờ với câu hỏi: “Lãnh thổ Việt Nam mà sao toàn thấy dân Trung Quốc?”.
Biển hiệu tiếng Hoa xuất hiện ở khắp mọi nơi tại Hạ Long
Hạ Long: Chật kín du khách Trung Quốc vì “tour 0 đồng”
Những ngày gần đây, khách du lịch Trung Quốc đi theo tour du lịch giá rẻ tràn qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) tăng đột biến. Vịnh Hạ Long, các nhà hàng, khách sạn tại TP.Hạ Long thường trong tình trạng kẹt cứng. Thời điểm này cách đây một năm, Quảng Ninh cũng từng “nóng” trên mặt báo bởi dòng khách tour giá rẻ ồ ạt tràn vào. Hiện, giá tour vẫn ở mức dưới giá thành, thậm chí “0 đồng” và tất cả lại sống dựa vào những điểm bán hàng “chỉ dành cho khách Trung Quốc”.

Theo một số hướng dẫn viên du lịch, chỉ vào dịp TP.Hạ Long đóng cửa một loạt các điểm bán hàng “chỉ dành cho khách Trung Quốc”, giá tour mới tăng dần và có thời điểm trở lại giá tối thiểu – khoảng 700 NDT/tour 3 đêm, 4 ngày/người (2,5 triệu đồng). Tuy nhiên, khi các cửa hàng trên hoạt động trở lại, giá tour lại đại hạ giá.

Ở thời điểm hiện tại, không những giá tour xuống 0 đồng, mà ai muốn nhận khách còn phải trả các đối tác Trung Quốc từ 100-200 NDT/khách. Và, chuyện cũ lặp lại: đưa du khách vào các điểm bán hàng để “chăn” nhằm bù lỗ và kiếm lời.

Giờ cao điểm từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, cửa khẩu Móng Cái thường tắc nghẽn.

Hiện nay không chỉ tại Hạ Long, người Trung Quốc xâm nhập vào Việt Nam thông qua con đường du lịch xuất hiện nhiều ở khắp các tỉnh thành trên cả nước như Đà Nẵng, Nha Trang,… Họ tới và hình thành nên những “phố Tàu” giữa lòng thành phố. Chiêu thức của người TQ rất tinh vi: núp bóng người Việt để mua đất, mở nhà hàng, khách sạn nhằm trốn thuế khi kinh doanh ngay trên đất Việt. Điển hình nhất là mô hình tour du lịch 0 đồng, người TQ tự lên quy trình từ A – Z, chỉ cho doanh nghiệp Việt mấy đồng lẻ, còn bao nhiêu lợi nhuận đều chảy vào túi đầu nậu TQ cả.

Tình trạng này diễn ra đã từ lâu thế nhưng đến nay các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn chặn. Thậm chí, vị tân lãnh đạo của Đà Nẵng hôm 07/03 còn phát biểu trước Sở Du lịch Đà Nẵng: “Đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Tư tưởng như vậy là điều không đúng”. Ông còn cho rằng, không có khách nước nào dễ phục vụ như khách Trung Quốc. Vì vậy, không nên chê hay tẩy chay du khách Trung Quốc.

Dĩ nhiên, chúng ta không kỳ thị và phân biệt, nhưng tập tính du lịch theo kiểu “nửa mùa” của người dân Trung Quốc thì cả thế giới đều không lạ lẫm gì. Khách TQ dễ chiều, thế nhưng hệ lụy để lại của họ là gì: để lại rác rưởi khắp nơi, vấn nạn trộm cắp, hành hung người Việt, tuyên truyền sai lệch về chủ quyền, cư trú bất hợp pháp, …

Vị tân lãnh đạo của Đà Nẵng hôm 07/03 còn phát biểu trước Sở Du lịch Đà Nẵng: “Đang có tư tưởng ghét bỏ, sợ khách Trung Quốc. Tư tưởng như vậy là điều không đúng”

Du khách Trung Quốc để lại cả bãi rác tại sân bay Hàn QuốcNữ du khách Trung Quốc trèo lên cây để tạo dáng chụp ảnh hoa anh đào ở Nhật Bản

Trước đây, Việt Nam từng đón một lượng lớn khách du lịch đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ, họ được đánh giá là thị trường khách cao cấp, chịu chi nhất và mang lại lợi nhuận bền vững cho ngành du lịch Việt. Tuy nhiên, kể từ khi có sự xuất hiện của du khách TQ, khách du lịch phương Tây bắt đầu giảm dần vì cảm thấy bị làm phiền về cách cư xử thô lỗ, thiếu văn hóa của khách TQ. Hiện khách Trung Quốc và Nga đến Đà Nẵng, Nha Trang tiếp tục tăng, nhưng các thị trường truyền thống như Pháp, Mỹ, Nhật Bản đang giảm mạnh, có thị trường giảm trên 30%.

Nghiêm trọng hơn, chính phủ Trung Quốc đang sử dụng khách du lịch của nước mình làm công cụ gây sức ép lên các chính phủ có ý định làm phật ý họ. Hàn Quốc và Đài Loan hiện đang là nạn nhân của chính sách này. Lượng khách du lịch Hoa Lục đến Đài Loan đã giảm mạnh đến 36% kể từ khi Tổng thống Thái Văn Anh (người có tư tưởng muốn giành độc lập cho Đài Loan) lên nhậm chức, khiến ngành công nghiệp không khói của ĐL có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm. Hàn Quốc cũng từng bị TQ tấn công khi nước này đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD.

Còn Việt Nam thì sao? Một khi xung đột Biển Đông tái diễn, liệu chính phủ TQ có dùng khách du lịch làm “vũ khí” để uy hiếp VN như Đài Loan và Hàn Quốc không?

Nhiệm vụ phát triển du lịch thì vẫn phải chú trọng, thế nhưng tại sao chúng ta không lựa chọn những chiến lược an toàn, văn minh, bền vững mà lại chọn khách du lịch “số lượng nhiều, chất lượng kém” như vậy? Một khi đất nước tràn ngập người TQ ở khắp mọi nơi, những hệ lụy từ bất ổn xã hội, an ninh quốc phòng bị đe dọa thì khi đó xử lý có còn kịp không?

(Tổng hợp)
http://redvn.info/khach-du-lich-phap-toi-di-du-lich-viet-nam-chu-dau-du-lich-trung-quoc.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: