Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Sách: Một Vành Đai, Một Con Đường (OBOR) – Chiến Lược của Trung Quốc và Hàm Ý Chính Sách đối với Việt Nam


OBOR
Tên sách: Một vành đai, một con đường (OBOR) – Chiến lược của Trung Quốc và Hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Tác giả: Phạm Sĩ Thành.
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Thế Giới.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
Lời giới thiệu:
Là ý tưởng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất vào mùa Thu năm 2013, sáng kiến về Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI và Hành lang kinh tế con đường tơ lụa (gọi tắt là Một vành đai, Một con đường – One Belt, One Road – OBOR) đã nhanh chóng trở thành một quyết sách kinh tế chính trị và đối ngoại quan trọng của Trung Quốc trong nhiệm kỳ lãnh đạo của thế hệ lãnh đạo thứ năm. Sáng kiến này sau đó được nâng tầm trở thành một chiến lược và nhận được sự chú ý của nhiều quốc gia trên thế giới. OBOR không chỉ là chiến lược có tác động trực tiếp đến sự phát triển của Trung Quốc mà còn có thể tạo ra những thay đổi quan trọng về tình hình phát triển kinh tế của các châu lục và tái định dạng cấu trúc địa – kinh tế, địa – chính trị, địa – chiến lược hiện thời.
Trong lộ trình triển khai OBOR từ sáng kiến thành chiến lược quốc gia, Trung Quốc xác định năm 2013 là năm đề xuất ý tưởng, năm 2014 là năm phổ biến đến các cấp trong nước, năm 2015 là năm lên kế hoạch hành động và năm 2016 là năm thực thi chính sách. Đến tháng 3/2016, Trung Quốc đã cùng 35 quốc gia và vùng lãnh thổ ký biên bản ghi nhớ hợp tác hoặc thoả thuận hợp tác về OBOR với hơn 20 quốc gia đưa ra bản tuyên bố chung có nhắc đến hợp tác chiến lược OBOR.
e0ea7
Để có sự chuẩn bị cho những đề xuất hợp tác OBOR từ phía Trung Quốc, cuốn sách tập trung nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của chiến lược này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về OBOR. Những nội dung chính bao gồm tổng quan về OBOR từ khi là một sáng kiến đến khi trở thành chiến lược; các cơ chế triển khai OBOR; tác động đối với các quốc gia, những thuận lợi và thách thức đi kèm khi triển khai các sự án trong khung khổ hợp tác này; cuối cùng, cuốn sách đưa ra các khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm hợp tác và tận dụng được các lợi ích từ OBOR cũng như lưu ý đến các rủi ro tiềm tàng đối với kinh tế và môi trường trong nước.
Mục lục cuốn sách:
Lời giới thiệu
Giới thiệu về tổ chức nghiên cứu
Lời cảm ơn
Tóm tắt nội dung
CHƯƠNG 1. Một vành đai, Một con đường: Từ sáng kiến đến chiến lược.
CHƯƠNG 2. Cơ chế triển khai chiến lược Một vành đai, Một con đường (OBOR).
CHƯƠNG 3. Thực tiễn triển khai chiến lược OBOR và phản ứng của các quốc gia.
CHƯƠNG 4. Tác động của chiến lược OBOR đối với các quốc gia bên ngoài.
CHƯƠNG 5. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
Nơi lưu trữ: Sách được bán trực tiếp bởi tác giả Phạm Sỹ Thành.
Bùi Ngọc Hà giới thiệu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: