Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

TÔI KHÔNG TIN TẬP CẬN BÌNH CÓ THỂ “ĐÈ ĐẦU CƯỠI CỔ” ĐƯỢC 1,3 TỶ DÂN TRUNG QUỐC NHƯ 1 ÔNG VUA?


Phạm Viết Đào.
Báo chí Trung Quốc và thế giới đang bình luận rôm rả về việc Bộ Chính trị Đảng CS Trung Quốc đưa chủ trương sửa đổi hiến pháp, sửa đổi cái quy định Chủ tịch nước chỉ được đảm nhiệm trong 2 khóa, 10 năm…
Với cái thể chế độc tài toàn trị kiểu Trung Quốc, việc đưa ra Đại hội đại biểu nhân dân ( Quốc hội) để biểu quyết chắc chắn chỉ là hình thức và sự thông qua là điều không bàn cãi. Có điều, khi nắm được bảo bối này rồi, liệu Tập Cận Bình có thể cai trị, đè đầu cưỡi cổ 1,3 tỷ dân Trung Quốc như Tần Thủy Hoàng, như Hán Vũ Đế, như Chu Nguyên Chương, như Mao Trạch Đông được không ? Chúng ta sẽ chờ xem…
Theo người viết bài này, với việc sửa đổi hiến pháp: Chủ tịch nước Trung Hoa không bị giới hạn bởi 2 nhiệm kỳ được thiết lập từ thời Đặng Tiểu Bình,sè là một thứ thuốc “trường sinh”…để duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình và phe cánh của ông ta cho tới lúc chết không?
Phương thuốc trường sinh là thứ Tần Thủy Hoàng từng cất công đi tìm, khát vọng xây dựng một nước Trung Hoa vĩnh viễn đặt dưới quyền cai trị của “ Vạn thế Tần Triều” đã được lịch sử Trung Hoa trả lời, đã có đáp án đẫm máu. Thế thì Tập đại ca lại hâm lại phương thuốc này liệu ông có bất chấp thực tế lịch sử của ngay chính trường Trung Quốc: tan lâu rồi lại hợp; Hợp lâu rồi lại tan để trả lại một “ Trường Giang cuồn cuộn chay về đông; Sóng dập dồn đãi hết anh hùng; Được thua phải trái thoắt thành không; Non xanh nguyên vẻ cũ…” ( Đề tù của Tam Quốc diễn nghĩa)
Khi Lưu Bị tìm đến lều tranh của Gia Cát Lượng để mời ông này ra phò tá, câu đầu tiên mà Gia Cát Lượng đặt ra với Lưu Bị: Xin cho biết chí của tướng quân? 
Nếu chúng ta đọc cái Báo cáo chính trị do ông Tập Cận Bình đọc tại Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ XIX sẽ hiểu được cái chí và tương lai chính trị của “ vương triều” Tập Cận Bình thể hiện trong báo cáo này.
Người viết đã có ý định đọc và phát biểu một số vấn đề của văn bản này nhưng rồi cảm thấy chẳng cất công làm cái việc “ vớ vẩn” ấy làm gì; Đó là một bản báo cáo mà nếu qua đó để tìm hiểu “cái chí” của “ vương triều Tập Cận Bình” thì thấy trong đó không hàm chứa một chút trữ lượng chất xám, khoa học nào của chế tài kinh bang tế thế của khoa học đương đại ?
Bản báo cáo được Tập Cận Bình đọc tới ba tiếng rưỡi đồng hồ ấy chỉ chứng minh được một điều: Đại ca Tập chỉ thi thố “cái sức mạnh trâu bò”, cơ bắp…đọc được liền một hơi mà không hết hơi với một người ngoài tuổi 60 ?
Ở đây rất có thể, để đọc được một báo cáo tràng giang đại hải, lủng củng, đầy những mâu thuẫn nội dung văn bản và những luận điểm tù mù, vô bổ, đại ngôn, trống rỗng ông đã dùng một loại doping gì đó cổ truyền của Trung Quốc…Trong khi đó người Trung Quốc, văn hóa, văn minh Trung Quốc vẫn bổi tiếng bởi sự thâm thúy, thâm nho, nói và viết một nhưng hiều ra hàng trăm, hang ngàn nghĩa…
Cái quyết chí nổi bật được thể hiện trong cái báo cáo ba tiếng rưỡi đồng hồ, đó là việc thiết lập, xây dựng và bảo vệ cái gọi là “ Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” mà Tập hạt nhân là chủ soái ấy bằng cái ý chí “ Nạo xương trị độc”…
“Nạo xương trị độc” là một điển tích được Tập Cận Bình viện dẫn từ Tam Quốc diễn nghĩa từ câu chuyện Quan Vũ bị Tào Nhân bắt trọng thương bằng một mũi tên tẩm thuốc độc.
Để chạy chữa được vết thương, với điều kiện gây tê hạn chế của y học Trung Hoa cổ đại, cho dù người được mời chữa cho Quạn Vũ là danh y Hoa Đà, đây quả là một thứ thách khắc nghiệt với thầy thuốc và bệnh nhân. Hoa Đà đề nghị dùng thừng trói lại để nạo xương bị nhiễm độc, nhưng Quan Vũ không nghe, ông ngồi thản nhiên đánh cờ với bộ tướng và để mặc cho Hoa Đà cứ tự nhiên lấy dao nạo chất độc đã ngấm vào xương…
Đó là cách chữa trị độc tố bằng ý chí của võ tướng Quan Vũ, không ái có thể áp dụng trong thế kỷ XXI. Cách chữa trị đó được sử sách Trung Quốc đúc kết thành điển tích và được nhắc lại trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ XIX do ông Tập đọc.
Như vậy, cái chí của Tập Cận Bình bất quá cũng là cái chí của một võ quan, võ biền, thể hiện, bộc lộ sự cường tráng của cơ bắp. Trong khi đó để dành được thiên hạ, phải đạp đổ được những tập đoàn quân phiệt khác thì “ thiên tử” phải có cái tàn ẩn nhẫn chờ thời, giả ngu giả ốm như Tư Mã Ý…Kết cục cuộc đời bi thảm của Quan Vũ, bị bắt và chịu cái chết không toàn thây; một điều đại kỵ với 1 kẻ vẫn coi thiên hạ bằng nửa con mắt. Cả gia quyến của Quan Vũ sau này cũng đã bị Bàng Minh, con của Bàng Đức báo thù giết sạch…
Kết quả hình ảnh cho Quan Vũ
Cái chí của Tập Đại Ca giỏi lắm cũng chỉ bằng Quan Vũ, còn lâu trí tuệ, cái chí, tài kinh bang tế thế, mưu lược trị quốc an dân có thể so được với Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Chu Nguyên Chương, Càn Long, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình?
Trên thế giới, kể cả tại đất nước Trung Hoa, lịch sử đông tây kim cổ đã chứng minh: Sự độc tài, toàn trị không bao giờ là thể chế tạp lập sự phát triển bền vững mà đó là thể chế kiềm tỏa, làm băng hoại mọi nguồn lực và sức sống của tự nhiên, xã hội!
Để xem ông Tập Cận Bình sẽ đè đầu cưỡi cổ được 1,3 tỷ dân Trung Quốc đã trưởng thành trong thế kỷ XXI được bao lâu, khi “cái chí” của ông không hơn võ tướng Quan Vũ thời Tam Quốc!
Người viết bài này đồ rằng: Tập Cận Bình sẽ là nhân tố gây bất ổn không chỉ với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và ngay với đất nước Trung Hoa, với dân tộc Trung Hoa trong thời gian ông trị nhậm!
P.V.Đ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư


Xã hội ta đang ồn ào thị phi, lời ra tiếng vào chuyện phong học hàm giáo sư, phó giáo sư.
Phong giáo sư, ai cũng hiểu đó là một việc cực kỳ nghiêm túc, chặt chẽ, đỉnh cao, không cho phép sơ sẩy điều gì, nhưng ở xứ ta lại chẳng khác chi chuyện hàng tôm hàng cá, giao dịch chợ búa, bán buôn nhố nhăng. 

Tham nhũng tiền bạc so với tham nhũng chức tước (mua quan bán tước) dù rất tệ hại nhưng vẫn còn thua, tuy nhiên cả hai thứ tham nhũng ấy nếu xét về sự vô liêm sỉ thì phải gọi tham nhũng danh vị bằng cụ. 

Thời phong kiến (cái thời mà cách mạng vô sản đã đánh đổ), việc thi cử chọn người hiền tài, người thực chất rất chặt chẽ. Trải qua các kỳ thi hương, thi hội, thi đình, để đạt được học vị tú tài, cử nhân, tiến sĩ, để lọt vào bảng vàng chức danh trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa là cả quy trình cực kỳ chặt chẽ, con kiến chui cũng không lọt. Hầu hết những người được phong "học hàm", nhận danh vị vua ban đều thành những người nổi tiếng của lịch sử phát triển, kể từ vị trạng nguyên khai khoa "đỉnh giáp khai khoa" đầu tiên của chế độ khoa cử, trạng nguyên Lê Văn Thịnh triều Lý.

Nay thì giáo sư nhiều như lợn con, hội đồng phong chức danh giáo sư như nái sề mắn đẻ, cứ tuôn ra sòn sòn, nhưng để chế được cái máy bóc vỏ lạc, máy đào củ mì, máy lọc nước phèn thì lại phải nhờ trí tuệ của những nông dân hai lúa, những học sinh còn mài quần trên ghế nhà trường. Nhiều ông giáo sư tiến sĩ, cứ mở mồm là đủ gây cười cho thiên hạ. Không ít chức danh giáo sư của ông này bà nọ trong vai lãnh đạo chỉ như thứ vật trang điểm cho đẹp cho sĩ chứ chả có tác dụng gì.

Trang sử về đội ngũ giáo sư nước nhà thời nay thật u ám, thê lương, buồn thảm. Xin chia buồn với một số giáo sư thực sự có tài khi cần phải nói ra như vậy.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và Vũ nhôm là cùng lò tình báo?


Ý kiến dư luận về Người Buôn Gió, bạn đọc thu thập gửi đến. Đưa cho bạn đọc tham khảo và tự rút ra nhận thức cho mình, nhất là những nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió
Ho Dong Thuy – Vũ Nhôm: đừng mơ có chuyện như Trịnh Xuân Thanh
Tên “Người buôn gió” đã chủ động tự sát trên facebook sau khi Trịnh Xuân Thanh đã lặn lội từ “đường xa vạn dặm”, từ bỏ nơi “bình minh yên tĩnh” để về “đầu thú” nộp mạng làm “con dê tế thần”. “Người buôn gió” hay chủ nick của nó là Thanh Híu Bùi cũng mất bóng trên facebook, không hề clone bất kỳ nick khác, bỏ đi một account có lượng followers, lượng share và like khá lớn mà người kinh doanh online thèm muốn cũng không có được.
Khi Vũ Nhôm đào tẩu, người ta lại nghĩ ngay đến “Người buôn gió” như một cách tự nhiên, mặc định rằng Vũ Nhôm sẽ lại được nhào nặn thành 1 anh hùng dân chủ ly khai phản đản, một lãnh tụ của phái chống đản như kiểu mà Thanh Híu Bùi từng nhào nặn ra Trịnh Xuân Thanh.
Và rồi, nước Đức của Hít-le huyền thoại cũng mặc định được xem là bãi đáp của Vũ Nhôm, với những suy nghĩ ngây thơ đơn giản rằng ” Đức đang chế tài ngoại giao Việt Nam, Đức căm phẫn vì một vụ bắt cóc diễn ra giữa ban ngày ban mặt trên đất Đức, và vì thế Vũ Nhôm, sẽ chạy đến Đức, như logich trẻ con là; “ừ thì Đức nó đang giận VN, cứ sang nó là ổn, nó sẽ bảo vệ cho”.
Rồi lại tưởng tượng ra rằng khi Vũ Nhôm hạ cánh ở nơi “bình minh yên tĩnh” kia, họ lại mơ màng nghĩ ra rằng kịch bản của Trịnh Xuân Thanh sẽ lăp lại với Vũ Nhôm như những gì Thanh Híu Bùi từng bịa trước đó, nhưng không biết rằng Thanh Híu Bùi hay “người buôn gió” đã chủ động tự sát trên mạng, không còn tung tích, lẩn khuất như thể không dám để ai biết tăm hơi mình vì bản thân còn khó giữ gìn, thì lấy đâu cơ hội cho tái diễn một series “huyền thoại không bao giờ bị bắt” như đã từng với Trịnh Xuân Thanh?
Kế Khổng Minh không bào giờ dùng lại lần thứ hai, cũng như có câu danh ngôn nói “con người không ai tắm 2 lần trên một dòng sông”. Vũ Nhôm là sĩ quan an ninh, với cấp bậc và nghiệp vụ đầy mình, làm gì có chuyện xài lại kế cũ đã thất bại thảm hại của Trịnh Xuân Thanh được? Làm gì mà phải dùng đến một tên từng ở phía bên kia chiến tuyến với mình mà dưới cơ mình rất nhiều, nếu không nói là hạ đẳng ( tội phạm hình sự ma túy) như “Người buôn gió” ? chưa kể là dùng “gió” làm kênh phát ngôn, thì hóa ra bao nhiêu năm kinh nghiệm làm an ninh, cái lon thượng tá đem vứt bỏ xuống sông Tô Lịch một cách nhục nhã hay sao?
Thanh Híu Bùi đã sợ đến vãi cả ra quần khi chứng kiến cách mà Trịnh Xuân Thanh được “mời” hay “áp tải” về “đầu thú” như thế nào, giờ đây trốn mất, khai tử nick trên mạng facebook còn chưa đủ hoàn hồn, kiếm đâu ra lá gan mà còn chụp ảnh chứng minh nhân dân hay thư tố cáo như thời còn Trịnh Xuân Thanh chưa đầu thú? Còn Vũ Nhôm, trình nghiệp vụ đầy mình với hàm thượng tá, dù có chọn Đức làm nơi lánh nạn hay quá cảnh, cũng không dại gì mà xuất đầu lộ diện rồi công kích đồng đội, đồng chí ở quê nhà thông qua kênh “người buôn gió” như Trịnh Xuân Thanh từng làm. Nếu Vũ Nhôm làm thế chính là Vũ Nhôm đã tự sát, không còn gì bàn cãi.
Cư dân facebook thèm và mê truyện trinh thám phiêu lưu mạo hiểm, nhưng đây là đời thực, không phải tiểu thuyết. những gì diễn ra đôi khi còn khủng khiếp và đáng sợ hơn so với những gì chúng ta hình dung. Dễ nào cho một tên “buôn gió” tầm phào, ngồi sẵn ở ngóc ngách nào đó tại Berlin hay Dussendorf đợi Vũ Nhôm đến, tiết lộ những “bí mật nhà nước” để rồi Thanh Híu Bùi viết nên series ” con dê tế thần” phiên bản 2.0 với huyền thoại không bao giờ bị bắt? đời làm gì có chuyện đơn giản dễ xơi như vậy?
Vũ Nhôm là một trường hợp rất khác so với Trịnh Xuân Thanh, mà hơn nữa hành tung của Thanh Híu Bùi sau vụ Trịnh Xuân Thanh “đầu thú” giờ như thế nào thì qua việc “tự sát” trên facebook, rồi lặn không để lại dấu vết, đủ thấy rằng những ai còn ngây thơ đợi chờ một câu chuyện Trịnh Xuân Thanh lập lại với Vũ Nhôm quả là rất biết mơ mộng theo kiểu trẻ con một cách đơn giản và buồn cười.
Nếu còn ai có suy nghĩ là Vũ Nhôm sẽ đến Đức, rồi Vũ Nhôm được Đức bảo đảm an toàn, sau đó gặp “người buôn gió” tung ra các bí mật để y lên facebook viết cho mình đọc hay đơn giản là Thanh Híu Bùi lộ diện tái xuất rồi bịa ra với series “con dê tế thần” phiên bản 2.0 thì quả là coi thường một thượng tá an ninh như Vũ Nhôm và đánh giá quá cao một tên từng nghiện ngập phải trốn chui trốn nhủi như “Người buôn gió”.
Ho Dong Thuy
***
Thịnh Nguyen – Liên quan đến Vũ Nhôm:
Xin lỗi anh người buôn gió vì bài viết này không liên quan đến các hãng thông tấn như anh mong muốn, chỉ là muốn biết anh là ai, khi nào anh có thời gian thì anh đọc nhé:
Tôi và bạn tôi đã đọc hết các bài của anh, cả 2 chúng tôi đều chung sở thích là quan tâm đến chính trị và đặc biệt là các câu chuyện, các bộ phim về điệp viên. Bạn tôi luôn nghĩ rằng anh là một tình báo, một điệp viên thượng hạn ở thời điểm này. Hoặc có khác đi chăng nữa là một “nhóm” nào đó đang nuôi anh đến thời điểm này.
Bạn tôi nói rất nhiều, nhưng tôi chỉ nhớ vài ý như bên dưới, nhưng dù anh là ai và như thế nào tôi vẫn thích các bài viết của anh vì tôi khát tin tức như mọi người.
1. Tài liệu ở đâu mà người buôn gió viết nhiều thế?
2. Nếu Cộng sản đánh nhau, gửi bài cho Hiếu, thì chắc gì tin tưởng mà lại gửi, một là được phe nào đó nuôi, hai là điệp viên thượng hạng. giả vờ đánh vào CS nhưng là người công sản?
3. Đã có thời gian đi tù vì tội này nọ…: Đó chỉ là cái cớ, và vỏ bọc, thực ra lúc trong tù là được đào tạo kĩ năng tình báo, điệp viên, và thậm chí khả năng viết lách.
4. NHìn vào cách viết, lời văn và diễn đạt nó giống như một người được đào tạo bài bản, chứ ko phải tay ngang, kiểu như ông Ẩn(X6) vậy.
5. Hiếu dùng nguồn tiền ở đâu? Được chu cấp, hay buôn bán tin tức?…
6. Việc buôn bán nồi nhôm cũng được xem như vỏ bọc, hay việc block face cũng là võ bọc.
7. Nếu anh yêu nước và chỉ một mục đích tung tin hay viết bài như vậy thì dòng tiền nó ở đâu? Anh đang làm việc với ai? Cỡ như TXT còn bị bắt thì Anh đang được ai bảo hộ bên Đức? Ai cung cấp tiền cho anh làm? Cả tình báo và Mafia đều rất đông mà không làm được gì anh? Điều đó chứng tỏ anh có dây mơ rể má gì đó chứ?
8. Chốt lại: Có khi nào Hiếu gió và Vũ nhôm là cùng lò tình báo?
Thịnh Nguyen
* Được biết trang FB Nhà Văn này là trang fb mới của Bùi Thanh Hiếu – Người Buôn Gió
 (FB Nhà Văn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực ra chúng ta là gì? (What are we, Really?)


Phạm Việt Hưng



Abstract: In 1897, Paul Gauguin, a grand French painter, put a query to humankind: “Que sommes-nous?” (What are we?)[1]. Are we simply descendants of monkeys as Darwinism said? No! Rabindranath Tagore warned: “Man is worse than animals when he is an animal”[2]. So, what are we, really? In searching the answer, I suddenly remembered an instruction in the Bible: “Knock, and it will be opened to you”[3]. I knocked at the door of human mysteries, and joyfully found a profound  answer: that’s “Life of Pi”, a miraculous story by Yann Martel (Năm 1897, danh họa Pháp Paul Gauguin nêu lên một câu hỏi chất vấn nhân loại: “Chúng ta là gì?”. Phải chăng chúng ta đơn giản là hậu duệ của loài khỉ như Học thuyết Darwin đã nói? Không! Rabindranath Tagore cảnh báo: “Con người tồi tệ hơn con vật khi nó là con vật”. Vậy thực ra chúng ta là gì? Trong khi tìm kiếm câu trả lời, tôi chợt nhớ tới một chỉ dẫn trong Kinh Thánh: “Hãy gõ, cửa sẽ mở!”. Tôi gõ vào cánh cửa của những bí mật về con người, và vui mừng tìm thấy một câu trả lời sâu sắc: đó là “Cuộc đời của Pi”[4], một câu chuyện kỳ ảo của Yann Martel).
Tôi gọi đó là một câu chuyện kỳ ảo vì nó đưa ta vào một thế giới nửa thực nửa hư, có lúc thì rùng rợn, có lúc thì lấp lánh như chuyện thần tiên, với các sự kiện và lời nói xen lẫn những triết lý lúc thì dí dỏm, lúc thì uyên thâm, sâu sắc, lúc thì sắc bén logic như khoa học, lúc thì bay bổng văn chương,… Tất cả được cài đặt, lồng ghép, đan xen một cách khéo léo, tinh tế, thông qua những câu chữ đầy kích thích, gợi mở, buộc ta phải dừng lại đôi chút để suy ngẫm, và khi vỡ nhẽ ra thì không ngăn nổi một tiếng reo như một đứa trẻ, “Ah, hiểu rồi, hiểu rồi, hay quá, sâu sắc quá, tuyệt vời quá!”. Thật vậy, tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi những ngụ ý của tác giả. Hàng loạt ngụ ý làm cho tác phẩm có dáng dấp như một truyện “ngụ ngôn hậu hiện đại”, như dịch giả Trịnh Lữ đã nhận xét. Tôi mến phục dịch giả Trịnh Lữ không chỉ vì bản dịch của ông quá hay, mà còn vì ông có chung một nhịp đập trái tim với tác giả, khi nhấn mạnh ngay từ đầu rằng “câu chuyện này sẽ khiến ta tin vào Thượng đế”. Tôi tán thưởng dịch giả khi ông viết “Giờ đây, khi cả thế giới đang dần biến thành một cái siêu thị và đạo đức ngày càng lệ thuộc vào quy luật tài chính và thương mại, thông điệp ấy của tác giả càng nên được truyền bá rộng rãi”. Chỉ vài chữ ấy cũng đã đủ để tôi mua ngay cuốn sách. Lật lưng sách để xem giá: chỉ có 75000 đồng (khoảng 3.5 USD). Chao ôi, sao chữ nghĩa rẻ thế! Một cuốn sách lớn như thế mà chỉ có chừng ấy tiền thôi ư? Về đến nhà tôi mở ngay ra đọc. Tuổi tôi không còn trẻ để đọc ngốn ngấu nữa. Vậy mà tôi đọc một mạch, để rồi gấp sách lại, không ngừng nghĩ về nó, về Pi Patel, về Richard Parker,… về quá nhiều bài học thâm thúy trong đó…
BÀI HỌC THỨ NHẤT: KHI BẢN NĂNG ÁC ĐƯỢC SỔ LỒNG
Khi viết loạt bài “Luận về bản tính Thiện/Ác”[5], tôi tưởng những nhận định của Freud và Hàn Phi được trích dẫn để tố cáo bản tính ác trong con người đã là quá đủ. Nhưng đọc “Cuộc đời của Pi”, tôi giật mình nhận ra rằng việc lên án cái Ác không bao giờ là đủ. Nếu Freud làm ta xót xa khi phán xét “Homo homini lupus” (Người với người là lang sói) thì Yann Martel làm ta rùng minh khi được biết những sự thật trong vườn thú ở Pondicherry:
“… con vật nguy hiểm nhất trong một vườn thú là người… tính cách ăn thịt lẫn nhau quá đáng của giống loài chúng ta đã biến toàn thể hành tinh này thành một con mồi của loài người”[6], Martel viết.
Rồi ông kể cho ta nghe, có những khách thăm vườn thú tìm cách thỏa mãn thú vui độc ác của họ bằng cách cho rái cá ăn lưỡi câu, cho gấu ăn dao cạo, cho voi ăn táo có đinh nhọn ở trong,… một con hải cẩu đực chảy máu nội tạng sau khi có kẻ cho nó ăn một chai bia vỡ; một con cò mỏ hình giãy chết vì choáng khi mỏ của nó bị búa đập giập nát; một con tuần lộc bị một kẻ dùng dao lột bộ râu kéo theo một mảng da thịt rồi sau đó nó bị chết vì đầu độc; một con khỉ bị bẻ gẫy tay chỉ vì thò tay ra khỏi chuồng nhận một hột lạc dử cho ăn; một con hươu bị cưa mất sừng; một con ngựa vằn bị đâm bằng kiếm; bọn cuồng dâm với súc vật thì cưỡng hiếp khỉ, ngựa non, chim; một kẻ cuồng tín chặt đầu một con rắn; một kẻ bệnh hoạn tìm mọi cách đái vào miệng một con hươu Bắc Cực…
Không giấu được sự ghê tởm những kẻ độc ác ấy, nhưng tác giả vẫn bình tĩnh, nhẹ nhàng kể lại một chi tiết đầy chất bi hài:
“Ngay sau quầy bán vé, cha tôi[7] cho kẻ một dòng chữ sơn đỏ lên tường: “Đố quý vị biết con vật nào trong vườn thú là nguy hiểm nhất?”. Một mũi tên chỉ về phía một tấm rèm nhỏ. Đã biết bao nhiêu bàn tay tò mò háo hức kéo tấm rèm đó, đến nỗi chúng tôi phải thường xuyên thay cái mới. Đằng sau nó là một tấm gương”[8].
Vâng, vén tấm rèm đó lên, nhìn vào gương ta sẽ thấy chính mình: con vật nguy hiểm nhất trong vườn thú! Chao ôi, không biết khi viết những dòng trên, Yann Martel có nghĩ tới câu hỏi chất vấn của Paul Gauguin hay không, nhưng dẫu thế nào thì ông cũng đã trả lời Gauguin một phần rồi! Và câu trả lời của ông có khác gì lắm so với nhận định của Tagore về con người khi nó là con vật đâu?
Các nhà văn là những người biết rõ hơn ai hết về nghệ thuật viết lách: không có gì thuyết phục hơn là để tự câu chuyện nói lên những gì cần phải nói. Đó là nghệ thuật đảm bảo tính khách quan của ngôn từ, không cần sự can thiệp cố ý của tác giả. Nhưng dường như thói xấu độc ác của con người làm cho Martel không thê che giấu được sự căm phẫn đến mức khinh bỉ. Ông đã mượn lời nhân vật chính của câu chuyện, Pi Patel, lớn tiếng tố cáo “có một con vật nữa nguy hiểm hơn chúng ta… đó là loài Animalus anthropomorphicus (Con vật mang hình người)”. Ông không nêu đích danh “con vật mang hình người” này là ai, nhưng dường như ông muốn ám chỉ một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng loài người mà tinh thần của chúng bệnh hoạn đến mức tột cùng, không còn chút xíu nhân tính nào nữa, những kẻ mà ông mô tả là “các con vật đồi trụy, xấu xa, khát máu… Tâm lý bệnh hoạn luôn muốn đặt mình vào trung tâm của mọi vật…”. Những kẻ ấy không chỉ giết chóc động vật không thương tiếc, hủy hoại môi sinh, mà còn hạ bệ mọi giá trị tâm linh, tôn giáo, khinh rẻ các giá trị đạo lý, vô cảm trước cái đẹp, tóm lại là một lũ vô học, vô đạo, vô văn hóa.
Nói đến đây không thể không đề cập đến vai trò của giáo dục.
Trước khi được giáo dục, mọi người sinh ra đều bình đẳng về tư cách và phẩm chất. Không ai có quyền vỗ ngực nói rằng cái mầm ác trong “bộ gene” của mình ít hơn của người khác. Các nhà tội phạm học ở Mỹ, với sự trợ giúp của các nhà sinh học di truyền, đang cố gắng khám phá ra gene tội phạm[9]. Nhưng đó là một con dao hai lưỡi hứa hẹn nhiều nguy cơ hơn là ích lợi. Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu quả thật tồn tại một thứ gene được quy cho nguyên nhân của tội phạm. Nhưng cũng không thể phủ nhận một sự thật rằng tính Ác nằm trong phần bản năng vô thức của con người mà Freud đã gọi tên đích danh: Eros và Thanatos[10]. Kẻ độc ác đơn giản là kẻ không được giáo dục đủ cần thiết để biết kiềm chế những bản năng đó.
Giáo dục còn quan trọng hơn pháp luật để kiềm chế tính Ác.
Nền giáo dục hiện đại, sau khi giải phóng con người khỏi những ràng buộc tôn giáo và những định chế nghiêm khắc khác, đã phạm một sai lầm lớn là đề cao quyền tự do cá nhân quá đáng tới mức làm cho con người không còn biết tiết chế gì nữa, không còn lễ nghĩa gì nữa – con người được sổ lồng với bản năng vô thức của nó, và như Freud đã cảnh báo trong tác phẩm “The Civilisation and its discontents”, đó là đầu mối dẫn tới sự diệt vong của nền văn minh[11].
Lão tử nói: “Cố thất đạo nhi hậu đức, thất đức nhi hậu nhân, thất nhân nhi hậu nghĩa, thất nghĩa nhi hậu lễ” (Cho nên, mất đạo rồi sau mới có đức, mất đức rồi sau mới có nhân, mất nhân rồi sau mới có nghĩa, mất nghĩa rồi sau mới có lễ). Rồi Ngài kết luận: “Phù lễ giả, trung tín chi bạc dã, nhi loạn chi thủ dã” (Cho nên lễ là biểu lộ cái đức mỏng manh và là đầu mối của hỗn loạn)[12].
Lão tử coi Đạo là cái gốc sinh tồn của nhân loại. Nhưng vào thời Xuân Thu Chiến Quốc thì Đạo đã mất rồi, chẳng lẽ cứ khoanh tay mà đứng nhìn thiên hạ diệt vong hay sao. Dẫu sao thì Lễ cũng là chiếc phảo cuối cùng để cứu cho con thuyền nhân loại khỏi đắm chìm. Đó là lý do để Khổng tử không chỉ ngồi một chỗ mà triết lý – Ngài ra sức dạy bảo người đời, từ vua chúa cho tới thứ dân, làm sao tổ chức lại xã hội cho có trật tự, lễ nghĩa.
Nhưng ngày nay, với cung cách đối xử của con người như Martel đã mô tả, rằng chỉ muốn “biến toàn thể hành tinh này thành một con mồi” của chính mình thì chiếc phao cuối cùng ấy của Khổng tử cũng đang tuột khỏi tay nhân loại, chứ còn nói gì đến cái gốc sinh tồn là Đạo của Lão tử nữa!
Đó là lý do để Yann Martel, như bao nhiêu bậc tiền bối khác, phải lên tiếng trước khi quá muộn. Mặc dù ngôn ngữ ông sử dụng là ngôn ngữ Tây phương trăm phần trăm, nhưng tác phẩm của ông gợi cho chúng ta một suy nghĩ rất gần với Đạo: làm người phải có Đạo!
Đạo ở đây trước hết là tư tưởng về tính liên thuộc (interdependence) – sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mọi tạo vật trên thế gian. Đó là tính vũ trụ nhất thể (universe as one / universe as a whole) như tôi đã trình bầy trong bài viết về con lắc Foucault mới công bố gần đây[13].
Tư tưởng về tính liên thuộc hay vũ trụ nhất thể không chỉ có ý nghĩa như một bản chất của Tạo Hóa, một định luật của Tự Nhiên, mà còn là một cơ sở của đạo đức: Nếu biết rằng sự tồn tại của bản thân ta liên thuộc chặt chẽ với toàn bộ phần còn lại của vũ trụ thì sẽ hiểu ra rằng mọi hành động tàn sát lẫn nhau và tàn sát các giống loài khác là tàn sát chính mình – tính ác trong ta sẽ hủy diệt chính bản thân ta. Đó là bản thông điệp thứ nhất của Yann Martel.
Bản thông điệp thứ hai là Đức tin, tiếng Anh là The Belief, hay cụ thể hơn và rõ ràng hơn, đó là Theological virtues, một niềm tin hướng tới cái cao đẹp, thiêng liêng, mà cái thiêng liêng ấy có sẵn nơi con người, đó là lòng trắc ẩn, nhân hậu, làm cơ sở cho đạo đức.
Tư tưởng về Đức tin lộ ra ở rất nhiều trang sách của “Cuộc đời của Pi”. Nếu ai không thích khái niệm Thượng Đế hoặc Chúa thì tôi xin thay thế những khái niệm đó bằng thuật ngữ “Giá trị thiêng liêng”. Nếu ai đó lại nói chẳng có gì thiêng liêng cả thì quả thật tôi không còn chuyện gì để nói. Có lẽ khi đó Yann Martel cũng không còn gì để viết, dịch giả Trịnh Lữ cũng sẽ không còn gì để dịch. Thú thật là tôi rất thích những câu mở đầu trong Lời Người Dịch. Rõ ràng là uy tín các giải thưởng om sòm không đủ sức thuyết phục dịch giả, nhưng Cái Đẹp, Cái Thiện, con người biết sống yêu thương – những giá trị người người nhất – đã làm dịch giả xúc động. Nếu nhân loại chỉ bao gồm những người như Yann Martel hay Trịnh Lữ,… thì chắc chắn cuộc sống sẽ có bình an, hạnh phúc. Tôi yêu những người như thế. Tôi ghét những kẻ cho rằng thế gian chỉ là tập hợp của các phân tử và nguyên tử, hạt cơ bản, năng lượng… còn những giá trị thiêng liêng chỉ là sản phẩm thuần túy của tưởng tượng, ảo, “imaginary”, bịa đặt. Xét cho cùng, những người này thật đáng thương, vì họ nghèo quá, bất kể trong túi họ có có bao nhiêu triệu hoặc tỷ dollars.
Cách đây nhiều năm, khi tôi còn làm việc tại một công ty của Úc, trong một bữa ăn trưa, tôi tán chuyện làm quà với mọi người: “In Vietnam, people say: “Chinese food, Western house, Japanese wife”, that is happiness”. Một cô bạn người Afganistan lập tức lên tiếng: “In my own country, people say the same, but add one thing more: US dollars!”. Mọi người phá lên cười.
Thế đấy. Đồng tiền ngự trị trong lòng dạ con người bây giờ như thế đấy. Phần lớn các triệu phú, tỷ phú dollars, nhất là những triệu phú, tỷ phú kiếm được tiền bằng con đường bất lương, chỉ tin vào những “tờ xanh” họ sờ thấy, mặc dù ngay trên đó, nhà nước Mỹ dõng dạc tuyên bố: IN GOD WE TRUST!
Đáng sợ thay khi cuộc sống không có hoặc bị mất niềm tin vào những giá trị thiêng liêng!
Có lẽ vì thế mà Yann Martel phải mượn lời của Pi Patel để gắt lên với hai điều tra viên Nhật Bản: “Nếu các ông ngập ngừng ấp úng trước điều đáng tin, thì các ông sống vì cái gì?”[14]. Hai vị Nhật Bản này chỉ tin vào những gì mà lý trí của các vị ấy có thể giải thích được. Chuyện này sẽ còn được phân tích thêm sau.
Tuy vậy, Yann Martel không áp đặt độc giả phải nghĩ như ông muốn. Ông chỉ gợi ý để chúng ta tự lựa chọn điều chúng ta muốn. Thật vậy, toàn bộ câu chuyện của ông có thể tóm tắt trong ba câu nói:
“Đời là một câu chuyện… Bạn có thể lựa chọn câu chuyện của bạn… Câu chuyện có Chúa là câu chuyện tốt đẹp hơn”[15].
Pi Patel kể cho các điều tra viên Nhật Bản nghe hai câu chuyện về cuộc khổ nạn của anh trên biển, giải thích vì sao anh sống sót trở về đất liền.
Chuyện thứ nhất rất KHÓ TIN nên anh buộc phải kể câu chuyện thứ hai.
Chuyện thứ hai quá rùng rợn – rùng rợn đến nỗi tôi không dám kể lại ở đây. Tôi chỉ xác nhận rằng những gì Pi kể cũng giống như những sự thật mà tôi từng biết qua lịch sử thật. Tóm lại là câu chuyện thứ hai của Pi phù hợp với KHẢ NĂNG SUY LUẬN BẰNG LÝ TRÍ của con người.
Nhưng khi Pi hỏi các điều tra viên xem họ thích chuyện nào hơn, thì may mắn thay, họ đều nói họ thích chuyện thứ nhất hơn[16], mặc dù họ thấy rất khó tin.
Vâng, chuyện thứ hai dễ tin hơn, nhưng quá GHÊ TỞM, tàn bạo, độc ác, làm ta sợ hãi, không muốn nó tiếp tục diễn ra trên đời!
Chuyện thứ nhất rất khó tin, nhưng ĐẸP, có hậu, làm ta tin vào Thượng Đế, bởi trong đó cái Ác bị trừng phạt:
Thật vậy, vào lúc khốn khổ nhất trên chiếc xuống cứu nạn lênh đênh trôi dạt trên Thái Bình Dương, Pi bị mù mắt, không bắt được cá nên càng yếu mệt, kiệt sức, và rơi vào mê sảng. Bỗng anh nghe thấy tiếng vọng trên biển cả. Trong cơn mê, anh tưởng đó là tiếng nói của Richard Parker, con hổ sống sót duy nhất cùng với anh trên chiếc xuồng đó. Nhưng hóa ra không phải, đó là tiếng người, một kẻ khốn khổ khác trên một chiếc xuồng khác cũng đang trôi dạt trên biển như Pi, cũng bị mù lòa như Pi. Hai kẻ khốn khổ chia sẻ mơ ước được ăn uống những thứ mình thèm khát. Kẻ kia đang thèm ăn thịt, khốn khổ vì không được ăn thịt. Pi tin người bạn khốn khổ của mình, nhưng người bạn ấy, trong cơn trỗi dạy mạnh mẽ của bản năng, hắn nẩy sinh dã tâm giết Pi để ăn thịt Pi. Hắn bước sang xuồng của Pi… Pi hốt hoảng lo cho bạn, nhưng không kịp nữa, Richard Parker đã xuất hiện từ dưới tấm bạt, vồ lấy kẻ khốn nạn đó, xé xác…
Khi làm bộ phim cùng tên, đạo diễn Lý An (Ang Lee) đều không nỡ đưa những chi tiết ghê rợn ăn thịt người lên màn ảnh. Nhưng đọc những đoạn ghê rợn đó trong tiểu thuyết của Yann Martel, tôi nặng chĩu lòng nghĩ đến câu chuyện về “Chiếc bè của Chiến thuyền Méduse”[17], hoặc những đau thương của Vietnamese boat-people trong thập kỷ 1980 mà tờ Saigon Times ở Úc đã nhiều lần tường thuật. Tôi cũng nghĩ đến họa sĩ Gericault, người đã vẽ bức tranh khổng lồ để tố cáo tội ác của những kẻ ích kỷ bất nhân trong câu chuyện bi thảm trên “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse”. Bức tranh ấy hiện vẫn là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất trong Bảo tàng Louvre. Chúng ta cần bao nhiêu người như Géricault, Gauguin, Freud, Tagore,… để cảnh báo loài người hãy cảnh giác với cái Ác nằm trong bản năng của chính giống loài mình?
Yann Martel chẳng làm điều gì mới hơn so với Gericault và Tagore. Nhưng ông không dừng lại ở bức tranh bi thảm. Ông muốn chỉ cho chúng ta thấy phía chân trời đầy ánh sáng: Đức tin vào cái Thiện, vào cái cao cả, vào những giá trị thiêng liêng mà tiếng Anh gọi là God, dịch giả Trịnh Lữ dịch là Thượng đế. Đó là lý do để Gordon Houser, một nhà xuất bản ở Mỹ, nói rằng Yann Martel gửi tới chúng ta hai thông điệp chủ yếu, “rằng tất cả mọi sinh linh đều liên-đới-phụ-thuộc (interdependent) vào nhau, và rằng chúng ta sống và thở thông qua Đức tin”[18].
(Phần tiếp theo đã được viết thành một bài riêng, nhan đề: CỨU TINH CỦA NỀN VĂN MINH (SAVIOR OF THE CIVILISATION) và đã đăng trên PhamVietHung’s Home ngày 24/10/2013)

[1] Trong một bức họa mô tả cảnh sinh hoạt tại Tahiti (một thuộc địa cũ của Pháp ở nam Thái Bình Dương) nhằm thể hiện thân phận con người qua một kiếp sống, Gauguin đã ghi ở góc trên bên trái dòng chữ sau: “D’où venons-nous? Que sommes-nous? Où allons-nous?” (Chúng ta từ đâu tới? Chúng ta là gì? Chúng ta đi đâu?).
[4] Bản tiếng Việt do NXB Nhã Nam xuất bản năm 2004, tái bản năm 2012, dịch giả Trịnh Lữ.
[5] Tất cả gồm 4 bài. Xem trên PhamVietHung’s Home / Khoa học & Tổ quốc Tháng 10+11+12/2011 và 1+2/2012 / và
[6] Chương 8, trang 60, sách đã dẫn ở ghi chú 4
[7] Ông chủ vườn thú, cha của Pi Patel
[8] Chương 8, trang 62, sách đã dẫn ở ghi chú 4
[9] Xem “Luận về bản tính Thiện/Ác” phần (3): “Gene tội phạm, một câu hỏi lớn” trên PhamVietHưng’s Home; Khoa học & Tổ quốc Tháng 12/2011; và trên Vietsciences: http://vietsciences.free.fr/timhieu/trietly-giaoduc/luanvethienac03.htm
[10] Xem “Luận về bản tính Thiện/Ác” phần (1): “Học thuyết của Sigmund Freud” trên PhamVietHưng’s Home; Khoa học & Tổ quốc Tháng 10/2011; và trên Vietsciences: http://vietsciences.free.fr/timhieu/trietly-giaoduc/luanvethienac.htm
[11] Xem tài liệu đã dẫn trong ghi chú 9
[12] Lão tử Đạo Đức Kinh, GS Vũ Thế Ngọc dịch và chú giải, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
[13] Xem “Con lắc Foucault và Vũ trụ Nhất thể” trên PhamVietHung’s Home và trên Vietsciences:
[14] Nguyên văn: If you stumble about believability, what are you living for? (dịch giả Trịnh Lữ dịch hơi khác với cách dịch nói trên của tôi, nhưng ý cũng tương tự như nhau).
[15] Xem Wikipedia, Life of Pi. http://en.wikipedia.org/wiki/Life_of_Pi
[16] Trong cuốn phim cùng tên của Lý An (Ang Lee) với 4 Giải Oscar, đạo diễn để cho Pi Patel hỏi câu hỏi đó với chính Yann Martel, và để cho Martel trả lời thích chuyện thứ nhất hơn.
[17] Xem Khoa học & Tổ quốc Tháng 07/2010; trên PhamVietHung’s Home; và trên Vietsciences:
[18] Wikipedia, như ghi chú 13.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thuyết phi tạo sinh… chết cứng!


Phạm Việt Hưng

How is Abiogenesis now? Stewart Kauffman, a famous theoretical biologist, said: “Anyone who tells you that he or she knows how life started some 3.4 billion years ago is a fool or a knave. Nobody knows”. In an academic article in 2016, Christopher Rupe & Dr. John Sanford also wrote: “Spontaneous Life… Dead in the water”.
Thuyết phi tạo sinh hiện ra sao? Stewart Kauffman, một nhà sinh học lý thuyết nổi tiếng, nói: “Bất cứ ai nói với bạn rằng anh ta / chị ta biết sự sống bắt đầu thế nào vào khoảng 3,4 tỷ năm trước đây thì đó là một gã rồ hoặc một kẻ bất lương. Không ai biết điều đó cả”. Trong một bài báo hàn lâm năm 2016, Christopher Rupe & TS John Sanford cũng viết: “Lý thuyết sự sống tự phát… đã chết cứng”.

LỜI GIỚI THIỆU

Mặc dù được giảng dạy ở nhà trường và được tuyên truyền trên các kênh truyền thông như một sự thật không cần phải bàn cãi, nhưng Thuyết phi tạo sinh càng ngày càng mất uy tín, đơn giản vì nó không có bằng chứng thực tế và không có một thí nghiệm nào thành công. Tình hình này làm cho giới tiến hóa lo lắng. Họ đã tìm cách chống đỡ ─ một số bài báo trên mạng chạy những tiêu đề trơ trẽn tuyên bố “đã tìm thấy bằng chứng cho Thuyết phi tạo sinh”… Nhưng điều đó có tác dụng ngược ─ những nhà khoa học trung thực càng thấy cần thiết phải nói cho công chúng biết rõ sự thật. Đó là lý do để Christopher Rupe & TS John Sanford cho công bố bài báo Spontaneous Life… Dead in the Water (Lý thuyết sự sống tự phát… chết cứng), nhằm vạch trần tình trạng thực tế của Thuyết phi tạo sinh hiện nay ra sao
Một trong hai tác giả của bài báo trên, TS John Stanford, là PGS sinh học tại các Đại học Cornell, Đại học Duke, từng có 70 công trình khoa học đã được công bố, trong đó có tác phẩm nổi tiếng: “Genetic Entropy & the Mystery of the Genome” (Tính chất Entropy của gene và Bí mật của hệ gene), xuất bản năm 2005, 2008.
Bài báo về “Sự sống tự phát…” khá dài và nhiều chi tiết hàn lâm. Dưới đây là tóm lược những phần quan trọng nhất. Một số đoạn hoặc câu nói có ý nghĩa đặc biệt đáng chú ý sẽ được dịch sát từng chữ và được đặt trong ngoặc kép, thậm chí được kèm theo nguyên bản tiếng Anh trong ngoặc đơn để tiện đối chiếu. Những chữ tô đậm trong bài đều do PVHg’s Home nhấn mạnh.

SPONTANEOUS LIFE… DEAD IN THE WATER

Christopher Rupe & TS John Sanford
Sự sống nguyên thủy xuất hiện như một phép lạ, rất nhiều điều kiện phải được thỏa mãn đề điều đó xảy ra[1]
(Francis Crick, một trong những nhà khoa học khám phá ra DNA)

TÓM LƯỢC NỘI DUNG

Theo Thuyết tiến hoá, mọi sự sống, từ vi khuẩn đến cây cối, động vật và cả con người, tất cả đều có chung một nguồn gốc ban đầu, đó là một tế bào đầu tiên hình thành một cách ngẫu nhiên từ một số chất hóa học không sống. Mặc dù đây là chuyện tưởng tượng 100%, ấy vậy mà các nhà tiến hóa bảo rằng tế bào ấy đã ra đời cách đây khoảng hơn 3 tỷ năm, và thậm chí họ đặt cho nó một cái tên hẳn hoi, cứ như là có thật vậy: LUCA (Last Universal Common Ancestor), tức là tổ tiên cuối cùng chung cho mọi loài.
Vì Darwin vẽ ra “cây sự sống” (tree of life) để mô tả sự tiến hóa của mọi sinh vật nên LUCA ắt phải là cái thân cây. Từ đó các nhà tiến hóa nhất trí kể câu chuyện cây sự sống ra đời một cách tự phát từ vật chất không sống, và câu chuyện đó được khoác một danh hiệu nghe rất khoa học hàn lâm là “Thuyết phi tạo sinh” (Abiogenesis). Lý thuyết này coi sự hình thành tự phát của sự sống là kết quả hiển nhiên của thời gian, sự may mắn và những điều kiện môi trường thích hợp. Câu hỏi đặt ra là: Lý thuyết này có đáng tin cậy không? Thuyết phi tạo sinh có phải là khoa học không?
Như chúng ta đã thấy, chương trình giáo dục ở trường phổ thông, sách giáo khoa, các chương trình giáo dục khoa học, và vô số viện bảo tàng luôn luôn nhắc đi nhắc lại rằng có một kịch bản thích hợp để cho sự sống nẩy sinh một cách tự phát và điều này có thể giải thích được một cách khoa học.
Không có gì để ngạc nhiên khi ta thấy những người theo quan điểm của chủ nghĩa tự nhiên về tiến hóa cho rằng sự hình thành tự phát của sự sống là điều có thể tin được, bởi đó là điều kiện thiết yếu để cho câu chuyện về tiến hóa có thể tồn tại được.
Hình bên: “Cây Sự Sống” của Darwin đã bị chứng minh là SAI!
“Cây sự sống” của Darwin không thể không có thân cây. Cái thân cây này mọc ra từ hạt mầm nguyên thủy của tế bào LUCA. Rất nhiều câu chuyện ly kỳ mô tả những kịch bản khác nhau trong đó các phân tử hóa học vô cơ ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra cái tế bào LUCA đó. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, chúng tôi (hai tác giả bài báo, chú thích của PVHg’s Home) khám phá ra rằng những câu chuyện ly kỳ ấy không chỉ mang tính chất phỏng đoán thuần túy, mà còn không thể đứng vững được về lý lẽ khoa học.
Trong khi nhiệt tình rao giảng nhiều lý thuyết khác nhau về nguồn gốc sự sống, các nhà tiến hóa gặp phải hàng đống nan đề không thể vượt qua được, nhưng họ đã khéo léo giấu kỹ những nan đề đó xuống dưới tấm thảm để không ai biết. Thật đáng tiếc là trong vấn đề nguồn gốc sự sống, khoa học chân chính đã bị thay thế bằng những câu chuyện tưởng tượng, những tư duy nhằm thỏa mãn một mong muốn định trước, và cả những quảng cáo ngông cuồng nữa.
Thực tế dễ thấy và không thể chối cãi được là từ xưa đến nay chưa bao giờ và chưa có ai quan sát thấy sự sống hình thành tự phát. Điều này đúng ngay cả trong trường hợp vũ trụ đầy ắp tất cả các loại chất hóa học cần thiết cho sự sống, và có đủ mọi loại điều kiện môi trường thích hợp. Điều này cũng vẫn đúng ngay cả khi hàng đống các nhóm khoa học gia làm đủ mọi thí nghiệm theo khả năng của họ hòng làm cho mọi người phải chứng kiến tận mắt sự sống hình thành tự phát.
Nhưng cho đến nay, không một nhà khoa học nào có thể chứng minh bất kỳ một dạng hình thành tự phát nào của sự sống, mặc dù họ biết rõ rằng nếu làm được điều đó, họ sẽ giành được lợi lộc vô cùng to lớn và họ sẽ trở thành huyền thoại. Trong thực tế, tuyệt đối không có bất kỳ một bằng chứng nào của Thuyết phi tạo sinh cả. Đến hôm nay, tất cả các thí nghiệm đều xác nhận điều ngược lại ─ SỰ SỐNG CHỈ RA ĐỜI TỪ SỰ SỐNG ─ không có ngoại lệ! Như tiến sĩ sinh học Rob Carter nói một cách thông minh dí dỏm: “Các phản ứng hóa học ngẫu nhiên chỉ tạo ra các chất hóa học ngẫu nhiên, chứ không phải sự sống”.
Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến một số lý thuyết nguồn gốc sự sống đã được các nhà tiến hóa đề xuất, bắt đầu từ chính Darwin. Thật thú vị khi ta thấy những lý thuyết này được nêu lên nhằm chữa chạy cho sự thất bại của những tham vọng trước đó ─ tham vọng chứng kiến sự sống hình thành tự phát.
Ngày nay, các giả thuyết mới nhất, bao gồm giả thuyết “Thế giới RNA” và các giả thuyết về enzymes “tự sao chép” RNA, đã thất bại trong tham vọng tiến gần hơn đến một cơ chế được giới tiến hóa tin tưởng đối với vấn đề sự sống hình thành tự phát.

Louis Pasteur và Định luật Tạo Sinh (Law of Biogenesis)

Niềm tin cho rằng sự sống có thể hình thành tự phát từ các chất vô cơ không sống đã trở thành phổ biến từ thời Aristotle vào thế kỷ 4 trước công nguyên. Chẳng hạn, vào năm 1600, một bác sĩ và nhà hóa học người Hà Lan, Tiến sĩ Jan Baptista von Helmont, tin rằng ông đã chứng minh được rằng những con chuột trưởng thành có thể tự phát sinh từ đồ lót bẩn trộn với lúa mì trong bình lên men. Đối với chúng ta hôm nay, rõ ràng đây là chuyện nực cười.
Trong thế kỷ 19, câu chuyện hoang đường về sự sống hình thành tự phát đã được chứng minh một cách khoa học là bất khả thi. Bước tiến ngoạn mục này phần lớn là do công của Louis Pasteur, một nhà hoá học người Pháp đã thực hiện một thí nghiệm quyết định, đập tan học thuyết sự sống hình thành tự phát. “Năm 1864, Pasteur đã thiết lập nên Định luật Tạo Sinh (the Law of Biogenesis), khẳng định rằng mọi sự sống luôn luôn sinh ra từ sự sống tồn tại trước đó” (In 1864, Pasteur firmly established the Law of Biogenesis that dictates all life always comes from pre-existing life).
Sau khi nhận được kết quả từ thí nghiệm của mình, Pasteur tuyên bố, “Học thuyết sự sống hình thành tự phát là một ảo tưởng” (La génération spontanée est une chimère)[2]. Các phát hiện của ông được tóm tắt bằng cụm từ Omnis cellula e cellula, dịch ra là “Tất cả các tế bào đều sinh ra từ tế bào” ─ một nguyên lý đóng vai trò nền tảng của lý thuyết tế bào hiện đại và y học hiện đại. Hiện nay quan sát phổ biến ở khắp nơi đều cho thấy sự sống chỉ ra đời từ sự sống.
Định luật Tạo Sinh được xem như một định luật của tự nhiên  nghĩa là nó được xác nhận một cách đúng đắn và luôn luôn được chứng tỏ là đúng mà không có ngoại lệ”. Có rất ít định luật tự nhiên, và những định luật như thế có độ chắc chắn cao nhất (chẳng hạn, Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton). Pasteur khám phá ra định luật này, và có thể ông là nhà sinh học vĩ đại nhất từng sống từ xưa tới nay. Ông nổi tiếng vì đã khám phá ra các nguyên tắc cơ bản của phương pháp chủng ngừa (ông đã nghiên cứu bệnh than và bệnh dại đầu tiên), vấn đề lên men do vi khuẩn, phương pháp tẩy trùng và lý thuyết vi trùng gây bệnh. Lý thuyết vi trùng gây bệnh trở thành nền tảng của y học hiện đại. Vì những lý do này, Pasteur được coi là “Cha đẻ của Vi sinh học”. Trước khi ai đó có thể trực tiếp quan sát thấy sự sống hình thành tự phát, Định luật Tạo Sinh sẽ tiếp tục đứng vững như một định luật tự nhiên. “Muốn thách thức Định luật Tạo Sinh mà không có bằng chứng thực nghiệm thuyết phục để chứng minh cho học thuyết sự sống hình thành tự phát thì đó là điều vừa không hợp lý vừa phi khoa học”. Đây là lý do tại sao chúng ta thường tìm thấy rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu hàng đầu về nguồn gốc sự sống (hầu hết là những nhà tiến hóa) công khai thừa nhận rằng Thuyết Phi Tạo Sinh là bất khả thi.

Các nhà khoa học hiện nay nói gì về Thuyết Phi Tạo Sinh?

James Tour, nhà hoá học nổi tiếng và kỹ sư hệ thống Nano tại Đại học Rice; được công nhận vào năm 2014 là một trong “50 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất trên thế giới ngày nay”; ông là tác giả của hơn 500 ấn phẩm khoa học và nhận được các giải thưởng từ NASA, Hiệp hội Hoá học, Thomas Reuters, Honda và những tổ chức khác.
Trong một bài giảng tại Đại học Công nghệ Georgia, khi trả lời một câu hỏi liên quan đến nguồn gốc hình thành tự phát của sự sống, Tour thú nhận: “Hãy để tôi nói cho các bạn biết điều gì đang diễn ra ở các phòng phía sau của khoa học, nơi có mặt các viện sĩ Viện Hàn lâm Quốc gia (Mỹ) và những người đoạt Giải Nobel. Tôi đã ngồi với họ, và khi tôi gặp họ một mình, không công khai – bởi vì đó là một điều đáng sợ, nếu bạn nói những gì tôi vừa nói – tôi nói, “Quý vị có hiểu tất cả những điều này [sự hình thành sự sống tự phát] không, tất cả những điều này đến từ đâu? Và làm thế nào mà điều này [sự hình thành sự sống tự phát] xảy ra?”… Mỗi lần tôi ngồi với những người là nhà hóa học tổng hợp, những người hiểu rõ điều này hơn ai hết, họ bỏ đi, ‘Ồ, ồ. Không’ … Và nếu họ không dám nói ‘vâng’ thì họ không nói gì cả. Họ chỉ nhìn chằm chằm vào tôi, bởi vì họ không thể trả lời điều đó một cách thành thật”.
Eugene V. Koonin, nhà sinh học tiến hóa, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ Sinh học (Mỹ), tác giả cuốn “The Logic of Chance: The Nature and Origin of Biological Evolution” (Logic của Cơ hội: Tự nhiên và Nguồn gốc của Tiến hóa Sinh học), nói:
“…Lĩnh vực nghiên cứu nguồn gốc sự sống là một thất bại … Tất nhiên điều này không phải do thiếu các nỗ lực thử nghiệm và lý thuyết, mà do những khó khăn nội tại khác thường và phức tạp của vấn đề. Một loạt các sự kiện nối tiếp cực kỳ lạ lùng là cần thiết cho sự ra đời của sự sống, từ việc tổng hợp và tích lũy nucleotide đến nguồn gốc của việc phiên dịch; thông qua phép nhân bội lên của các xác suất, những điều này làm cho kết quả cuối cùng dường như là một phép lạ
Stewart Kauffman, nhà sinh học lý thuyết, tác giả cuốn “At Home in the Universe” (Ở nhà trong vũ trụ), do Đại học Oxford xuất bản năm 1995, nói:
Bất cứ ai nói với bạn rằng anh ta hay chị ta biết sự sống bắt đầu như thế nào cách đây khoảng 3,4 tỷ năm thì đó là một gã ngu xuẩn hoặc một kẻ bất lương. Không ai biết điều đó cả” (Anyone who tells you that he or she knows how life started some 3.4 billion years ago is a fool or a knave. Nobody knows)
Werner Arber, nhà vi sinh học đoạt Giải Nobel năm 1978, Giáo sư Đại học Geneve, Đại học Basel, Đại học Nam California, nói:
Mặc dù là một nhà sinh học, tôi phải thú nhận rằng tôi không hiểu sự sống xuất hiện như thế nào. Tất nhiên điều đó phụ thuộc vào định nghĩa sự sống. Đối với tôi, việc tự sao chép của một đại phân tử chưa thể hiện sự sống. Thậm chí một thành phần nhỏ nhất liên quan tới sự sống cũng chưa phải là một tổ chức sống, nó chỉ có thể tham gia vào quá trình sống khi nó thành công để trở thành một phần của một tế bào sống. Do đó, tôi coi sự sống chỉ bắt đầu ở cấp độ tế bào chức năng. Tế bào nguyên thủy nhất có thể đòi hỏi ít nhất vài trăm đại phân tử sinh học chuyên biệt. Làm thế nào mà một cấu trúc phức tạp như thế có thể tập hợp lại cùng với nhau, vấn đề này vẫn là một bí mật đối với tôi…”.
O Kuppers, nhà sinh học xuất sắc tại Đại học Jena ở Đức, tác giả cuốn “Information and the origin of life” (Thông tin và vấn đề nguồn gốc sự sống), do Đại học MIT xuất bản năm 1990, nói:
“Xác suất dự kiến đối với sự hình thành chuỗi nucleotide của một vi khuẩn quá nhỏ đến mức kể cả toàn bộ không gian của vũ trụ cũng sẽ không đủ để làm cho sự tổng hợp ngẫu nhiên một bộ gene của vi khuẩn có thể xảy ra”
Gerald F. Joyce, viết trên tạp chí NATURE (tạp chí khoa học uy tín nhất) năm 1989, số 338 (trang 217-224):
“Câu hỏi về nguồn gốc sự sống là một trong những vấn đề lâu đời nhất và khó nhất trong sinh học. … Vấn đề trở nên đặc biệt khó khăn bởi vì chúng ta không có bằng chứng trực tiếp về những sự kiện đã xảy ra trong khoảng một nghìn triệu năm đầu tiên của lịch sử Trái đất. Những tảng đá lâu đời nhất cung cấp những đầu mối cho quá khứ xa xôi của sự sống là 3,6 tỷ năm tuổi và do đó sự sống tế bào dường như đã được thiết lập đâu ra đấy từ lúc ấy. Các sinh vật hiện đại quá phức tạp đến nỗi chúng cung cấp ít thông tin về sự sống như thế nào trước khi có mã di truyền và một bộ máy phiên dịch. Những nghiên cứu ngoài trái đất vẫn chưa cung cấp cho chúng ta một dạng sống nào khác để so sánh. Chúng ta chỉ còn lại một chút hiểu biết về nguồn gốc sự sống dựa trên suy luận và phỏng đoán”.
Klaus Dose, tác giả bài báo “The origin of life: more questions than answers” (Vấn đề nguồn gốc sự sống: nhiều câu hỏi hơn câu trả lời), đăng trên tạp chí Interdisciplinary Science Reviews (Nghiên cứu khoa học liên ngành) số 13, trang 348, năm 1988, nói:
“Hơn 30 năm làm thí nghiệm về nguồn gốc sự sống trong các lĩnh vực tiến hoá hóa học và phân tử đã dẫn đến một nhận thức tốt hơn về sự mênh mông bao la của bài toán nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất chứ không phải là lời giải của nó. Hiện nay, tất cả các cuộc thảo luận về các lý thuyết và thí nghiệm chính trong lĩnh vực này hoặc kết thúc trong bế tắc hoặc trong một lời thú nhận về sự dốt nát”.

Liệu “Cái ao nhỏ ấm áp” của Darwin có đơn giản như ông nghĩ?

Khái niệm mơ hồ về sự hình thành tự phát của sự sống đã bị mất uy tín khi Định luật Tạo sinh được Pasteur và những người khác thiết lập một cách vững chắc trong thế kỷ 19. Ấy thế mà các nhà tiến hóa vẫn ngoan cố bám vào quan niệm sự sống hình thành tự phát ─ nhất là chính Charles Darwin. Darwin bị thúc đẩy mạnh mẽ bởi khát vọng giải thích lịch sử tự nhiên (bao gồm nguồn gốc sự sống) thông qua các quá trình tự nhiên thuần túy. “Niềm tin của ông vào sự hình thành tự phát của sự sống không dựa trên bất kỳ một bằng chứng khoa học nào cả, mà thực ra là trái với tất cả các bằng chứng khoa học trong thời đại của ông(chẳng hạn như thí nghiệm bình cổ cong thiên nga của Pasteur và những người khác)”. Như Hubert Yockey, nhà vật lý và  lý thuyết thông tin đã viết trong Tạp chí Sinh học Lý thuyết:
“Kịch bản ‘cái ao nhỏ ấm áp’ (lý thuyết nguồn gốc sự sống do Darwin phỏng đoán) được sáng chế ra nhằm phục vụ cho mục đích giải thích nguồn gốc sự sống theo kiểu quy giản về vật chất. Kịch bản này không được hỗ trợ bởi bất kỳ bằng chứng nào cả và nó vẫn chỉ là phỏng đoán cho đến khi tìm được bằng chứng… “
Trong một lá thư gửi cho người bạn Joseph Hooker năm 1871, Darwin phỏng đoán về khả năng một dạng sự sống vô cùng nhỏ bé thô sơ nẩy sinh từ cái mà ông gọi là “cái ao nhỏ ấm áp” trên trái đất thời nguyên thủy. Ông viết:
“Người ta thường nói rằng tất cả những điều kiện cho việc tạo ra sự sống đầu tiên hiện nay đã có mặt, điều kiện đó có thể đã có mặt. Nhưng nếu (và, ôi, một chữ nếu lớn biết bao) chúng ta có thể hình dung trong một cái ao nhỏ ấm áp nào đó có tất cả các loại ammonia và muối phosphoric, ánh sáng, nhiệt, điện, v.v. hiện diện, thì một thành phần proteine (sic) được tạo ra bởi các phản ứng hóa học, sẵn sàng trải qua những biến đổi vẫn còn phức tạp…”
Darwin tưởng tượng sự sống hình thành tự phát từ ammonia, muối phosphoric và năng lượng ─ ấy là vì nhận thức sai lầm và quá đơn giản của ông về sự sống. Trong thời của Darwin, dưới một kính hiển vi, một tế bào đơn trông chẳng có gì tinh vi hơn một giọt thạch đơn giản. Sự ngây thơ của Darwin không có gì đáng ngạc nhiên vì ông sống vào giai đoạn trước cuộc cách mạng sinh học. Với chính sự hiểu biết ngây thơ đó mà Darwin dám viết công trình nổi tiếng của ông, “On the Origin of Species” (Về Nguồn gốc Các Loài,1859). Ông viết:
“Nếu có thể chứng minh được rằng bất kỳ một bộ phận phức tạp nào tồn tại mà có thể không được tạo ra bởi vô số những biến đổi nhỏ kế tiếp nhau thì lý thuyết của tôi sẽ hoàn toàn đổ vỡ. Nhưng tôi không thể tìm thấy một trường hợp nào như thế”.
Chú ý rằng ông nói, “Nhưng tôi không thể tìm thấy một trường hợp nào như thế”. Nhưng hiện nay, trong thế kỷ 21, khoa học đang vén mở cho thấy một vũ trụ sinh học vô cùng phức tạp mà Darwin không bao giờ có thể tưởng tượng được. Bên trong một tế bào là một thế giới vi mô rộng lớn, sự phức tạp kỳ diệu của nó tương đương với sự phức tạp của thành phố New York (không hề cường điệu). Các nhà khoa học hiện nay biết rằng một tế bào đơn bao gồm hàng triệu “máy nano” phân tử và một mê cung các mạng thông tin vượt xa các công nghệ thông tin tốt nhất của con người. Bằng nhiều cách, các mạng thông tin này có thể so sánh với mạng internet. So với những gì chúng ta biết ngày hôm nay thì  Darwin có thể xem như chẳng biết gì cả. Ông không bao giờ có thể đoán rằng một tế bào của con người chứa tới 6 tỷ chữ cái di truyền, mã hoá một hệ thống ngôn ngữ được trình bày bằng ký hiệu rất giống với thông tin do con người viết ra, nhưng phức tạp gấp bội.

Thí nghiệm Urey-Miller

Năm 1953, hai nhà hóa học của Đại học Chicago là Harold C. Urey và sinh viên mới tốt nghiệp Stanley L. Miller đã tiến hành “Thí nghiệm Miller-Urey” nổi tiếng hiện nay. Mục tiêu của thí nghiệm này là chứng minh tính khả thi của sự hình thành tự phát của sự sống, bằng cách tạo ra một trong những khối kiến tạo cơ bản của sự sống là acid amin trong môi trường ống nghiệm. Thí nghiệm này được đưa vào sách giáo khoa sinh học trong hàng chục năm nay để ủng hộ quan điểm cho rằng sự hình thành tự phát của sự sống là khả thi.
Trớ trêu thay, thí nghiệm này chỉ cho thấy hai nhà hóa học đã tổng hợp được một số hóa chất đơn giản (các acid amin, những khối cấu tạo của protein). Sản xuất ra một số chất sinh hóa không có nghĩa là giải thích được nguồn gốc của tế bào vì lý do tương tự như việc sản xuất ra một số loại bu-lông và ốc vít không thể giải thích nguồn gốc hình thành của thành phố New York. Thí nghiệm này không tạo ra protein, không tạo ra thông tin sinh học, và sự sống không hề nảy sinh. “Tại sao một thí nghiệm nhỏ bé và ngớ ngẩn như thế lại được sử dụng trong một thời dài như một bằng chứng cho sự hình thành tự phát của sự sống? Đơn giản vì nó không có bằng chứng nào đáng tin cậy hơn. Vì không có bằng chứng thực tế nên thí nghiệm này được sử dụng như một thứ lấp chỗ trống, và do đó trong nhiều thập kỷ học trò ngây thơ của môn sinh học đã bị lừa dối”.
Thí nghiệm này sử dụng khí gas hydrogen (H2), methane (CH4), và ammonia (NH3), đựng trong một bình thủy tinh tròn được bít kín chứa đầy nước. Vì các khí gas bình thường không phản ứng với nhau trong những điều kiện tự nhiên, nên các tia lửa điện đã được phóng đi từ các điện cực để gây ra các phản ứng hóa học (mô phỏng tia sét tác động trong bầu khí quyển thủa ban sơ). Bất kỳ phân tử nào được tạo ra đều được hòa tan vào một bình ngưng và được bảo quản trong một buồng ngăn cách (mô phỏng đại dương). Trong vòng một tuần, thí nghiệm mang lại một hỗn hợp chất độc gồm nhựa đường và nhựa có thể gây hại cho sự sống, và chỉ tạo ra một lượng rất nhỏ acid amin, khoảng 1,05% glycine và 0,75% alanin. Hai acid amin này là 2 trong số 20 acid amin cần thiết cho sự sống, nhưng chúng không phải là sự sống. Tương tự như bạn có thể tạo ra 2 chữ cái tiếng Anh (chẳng hạn như z và c), nhưng đó không phải là một cuốn sách có thông tin hữu ích.
Acid amin cũng giống như các chữ cái ─ chúng không có ý nghĩa sinh học riêng lẻ. Ngay cả khi họ đã tổng hợp được tất cả 20 loại acid amin, chúng vẫn còn xa mới thành một tế bào sống ─ họ vẫn chỉ mới tạo ra một bát soup chứa toàn những chữ cái. Thậm chí ngay cả khi họ đã làm cho tất cả các đại dương được lấp đầy một số lượng vô hạn các acid amin ─ họ vẫn không tiến gần hơn đến cái gọi là sự sống hình thành tự phát. Thật vậy, còn lâu họ mới có thể có được một protein chức năng duy nhất. Thực tế, thí nghiệm Urey-Miller chẳng hề liên quan gì đến câu hỏi nguồn gốc sự sống, bởi vì không một nhà khoa học nào tin rằng sự sống nẩy sinh từ protein.
Với tư cách một nhà hóa học, Harold Urey đã sử dụng trí thông minh của mình để thiết kế thí nghiệm nhân tạo của ông để đảm bảo rằng sẽ chế tạo ra được acid amin theo dự đoán. “Giả sử ông thực sự tạo ra sự sống (mà thực tế là ông không làm được) thì tất cả điều đó sẽ chứng tỏ rằng cần phải có trí thông minh để tạo ra sự sống”.
Stanley Miller qua đời vào năm 2007. Trước khi mất không bao lâu, Miller suy ngẫm về sự nghiệp của mình như một nhà nghiên cứu về nguồn gốc sự sống. Ông đã khiêm tốn thú nhận, “Vấn đề nguồn gốc sự sống hóa ra khó khăn hơn tôi và hầu hết những người khác đã hình dung”. Thầy của ông, Harold Urey, cũng thể hiện sự không thỏa mãn tương tự đối với sự nghiệp cuộc đời mình, nói rằng: “Tất cả chúng tôi, những người nghiên cứu về nguồn gốc sự sống, nhận ra rằng càng nhìn vào nó càng thấy nó quá phức tạp để xảy ra sự tiến hóa ở bất cứ nơi nào. Tất cả chúng ta đều tin như một vấn đề của đức tin rằng sự sống tiến hóa từ vật chất chết trên hành tinh này. Đúng là sự phức tạp của nó quá lớn, chúng ta khó mà có thể tưởng tượng được điều đó đã xảy ra” (All of us who study the origin of life find that the more we look into it, the more we feel it is too complex to have evolved anywhere. We all believe as an article of faith that life evolved from dead matter on this planet. It is just that its complexity is so great, it is hard for us to imagine that it did.).

Những sự thật bị che giấu về thí nghiệm Urey-Miller

  • Xác suất thành công gần như bằng zero: Thí nghiệm Urey-Miller thất bại ngay trong việc hình thành một protein chức năng đơn lẻ ─ sự khó khăn trong vấn đề này là một sự thật không thể bị thổi phồng. Các acid amin không tự nhiên liên kết với nhau để tạo thành protein (và nếu chúng làm, chúng sẽ tan vỡ hầu như ngay lập tức). Protein trung bình được tạo thành từ ít nhất 100 acid amin và có khoảng 2000 loại acid amin nhưng chỉ có 20 loại được sử dụng cho sự sống. Cái làm cho protein hoạt động đúng chức năng là thứ tự chính xác của 20 acid amin khác nhau liên kết với nhau thành một chuỗi polypeptide. Nếu một acid amin không ở đúng vị trí thì protein sẽ không gập lại được, và do đó sẽ vô ích về mặt sinh học. Với đòi hỏi chính xác như thế thì cái gì có thể làm một một protein chức năng ở mức khiêm tốn (chỉ chứa khoảng 100 acid amin) có thể hình thành? Các nhà khoa học Walter Bradley và Charles Thaxton đã tính xác suất cho sự kiện đó và kết quả bằng 4,9 x (1/10)^191 ─ theo xác suất thống kê, điều này là bất khả thi, vì nó quá nhỏ so với xác suất Borel (1/10)^50), bất kể thời gian dài bao nhiêu. Hóa ra sự hình thành tự phát của một protein chức năng đơn lẻ về cơ bản là bất khả thi, ngay cả khi có vô hạn thời gian và đại dương chứa đầy các acid amin.
  • Vi phạm Định luật Bất Đối xứng của sự sống: Theo xác suất, acid amin có thể xuất hiện dưới dạng các hình thể đối xứng gương với nhau với tỷ lệ cân bằng 50-50. Cụ thể, giống như hai bàn tay trái và phải, các acid amin có thể xuất hiện ở dạng trái và phải. Nhưng thật thú vị là sự sống chỉ được tạo ra bởi các acid amin thuận tay trái. Nếu một protein được tạo ra chứa một acid amin thuận tay phải thì nó sẽ hủy hoại chức năng của protein. Tiếc thay, thí nghiệm Urey-Miller tạo ra các acid amin cả trái lẫn phải với tỷ lệ cân bằng 50-50 ─ đó không phải là acid amin của sự sống, mà là thứ độc hại chết người!
  • Bầu khí quyển mô phỏng trong thí nghiệm sai với thực tế: Thí nghiệm Urey-Miller giả định bầu khí quyển trái đất thời tiền sử không có oxygen. Đây là một nhu cầu sống còn của họ, bởi họ biết oxygen sẽ hủy hoại những phân tử do họ tạo ra. Họ buộc phải loại trừ oxygen vì họ cần phải làm như thế chứ không phải vì bầu khí quyển nguyên thủy không có oxygen. Nhưng thực tế những khối trầm tích sâu nhất của trái đất cho thấy chúng chứa một khối lượng lớn oxygen, chứng tỏ bầu khí quyển của “trái đất thủa ban sơ” luôn luôn có nhiều oxygen, trái hoàn toàn với giả định của Urey-Miller.
  • Mắc phải “Cái Bẫy 22” của Oxygen: Oxygen là đồng xu hai mặt ─ nó vừa hủy hoại sự sống vừa cần thiết cho sự sống. Nếu bầu khí quyển có oxygen, các phân tử sống sẽ bị hủy hoại thông qua quá trình oxy hóa, nhưng nếu không có oxygen để tạo nên tẩng ozone che chắn thì các phân tử sống sẽ bị hủy hoại bởi các tia cực tím trong vũ trụ. Đó là một tình trạng được gọi là “Cái Bẫy 22” (Catch 22). Nhà sinh hóa nổi tiếng Michael Denton nói: “Cái mà chúng ta có là tình trạng của Cái Bẩy 22”. Nói một cách dễ hiểu, gặp “Cái Bẫy 22” thì đằng nào sự sống cũng bị hủy diệt!
  • Mô hình Urey-Miller thực tế đã bị khoa học từ bỏ: Mặc dù hiện nay Thuyết phi tạo sinh không đưa ra được một “mô hình tiêu chuẩn” nào cho kịch bản sự sống hình thành tự phát, nhưng đa số các nhà khoa học đều đã bác bỏ những chất hóa học khởi đầu và những điều kiện khí quyển ban sơ được giả định trong thí nghiệm Urey-Miller. Họ công khai thừa nhận điều này. Chẳng hạn, J. Cohen viết trên tạp chí SCIENCE (một tạp chí khoa học thuộc loại uy tín nhất) số 270 năm 1995: “Bầu khí quyển ban đầu chẳng có gì giống như mô phỏng trong thí nghiệm Urey-Miller”. Các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng bầu khí quyển ban sơ chứa hầu hết là N2, CO2, và một số hơi nước, nhưng “…cho đến bây giờ, những thí nghiệm kiểu như Urey-Miller đều không tạo ra phân tử hữu cơ”, đó là ý kiến của một loạt nhà khoa học tên tuổi trong cuốn “Biology Concepts and Connections” (Các khái niệm sinh học và những mối liên kết), xuất bản lần thứ 6 năm 2009, trang 295.
  • Thiên nhiên không có cơ chế bảo quản sự sống hình thành tự phát: Để đảm bảo các acid amin mới hình thành được bảo quản, Urey và Miller thiết lập một cái bẫy hoặc một buồng ngăn cách. Một khi các acid amin đã được hòa tan trong buồng ngưng tụ, chúng dễ dàng nhỏ giọt vào cái bẫy. Nếu không, môi trường “mô phỏng” (hỗn hợp bình thủy tinh) sẽ nhanh chóng phá huỷ các phân tử mới thành lập. “Nhưng trên mặt đất nguyên thủy làm sao có thể có một cơ chế bảo quản chuyên biệt như thế để bảo vệ những phẩn tử mới hình thành?”.
  • Hiện tượng thủy phân phá hủy sự sống hình thành tự phát: Vấn đề thủy phân không thể tránh được nếu sự sống bắt đầu ở các đại dương. Hiện tượng thủy phân là một quá trình hóa học đã được hiểu rõ, trong đó các protein (chuỗi polypeptide) bị phân tách thành các tiểu đơn vị acid amin thông qua việc bổ sung các phân tử nước. Các protein mới hình thành sẽ vỡ ra nhanh hơn so với chúng có thể hình thành. Các nhà khoa học công khai thú nhận rằng đây là một vấn đề nghiêm trọng cho kịch bản nguồn gốc sự sống. Chẳng hạn, nhà vật lý Richard Morris viết trong cuốn “The Origin of Life and Evolutionary Biochemistry” (Nguồn gốc sự sống và Sinh hóa học tiến hóa): “Hơn nữa, nước có xu hướng phá vỡ chuỗi acid amin thành các phần tách ra. Nếu bất kỳ protein nào đã hình thành trong các đại dương 3,5 tỷ năm trước, chúng sẽ nhanh chóng tan rã”.

Khoa học Thông tin ─ cú đòn chết người giáng xuống Thuyết phi tạo sinh

Như chúng ta đã thấy, có quá nhiều lý do để bác bỏ Thuyết phi tạo sinh. Nhưng cái thực sự làm cho Thuyết phi tạo sinh chết cứng là LÝ THUYẾT THÔNG TIN ─ một trong những thành tự vĩ đại nhất thế kỷ 20!
Trong thời đại ngày nay, muốn hiểu bản chất sự sống, phải hiểu tư tưởng cơ bản và ý nghĩa triết học của cuộc cách mạng thông tin đã và đang diễn ra. Đặc biệt, phải nắm được những khái niệm cơ bản về THÔNG TIN CỦA SỰ SỐNG.
Việc khám phá ra Lý thuyết Thông tin nói chung và thông tin của sự sống nói riêng là một trong những CUỘC CÁCH MẠNG VĨ ĐẠI NHẤT VỀ TỰ NHIÊN. Những khám phá này ngày càng để lộ cho thấy:
  • Thông tin được lập trình mới thực sự là yếu tố quyết định làm cho sự sống trở nên SỐNG, chứ không phải các phản ứng hóa học! Đây là một nhận thức hoàn toàn mới mẻ mà các nhà tiến hóa không hiểu, hoặc hiểu nhưng cố tìm cách chối bỏ sự thật.
  • Thông tin sinh học có đầy đủ tiêu chuẩn của thông tin thực sự mà Lý thuyết thông tin đòi hỏi. Theo Lý thuyết thông tin, mọi thông tin đều có nguồn trí tuệ thông minh. Vậy thông tin của sự sống ắt phải đến từ nguồn trí tuệ thông minh của nó! Vậy bài toán nguồn gốc sự sống quy về bài toán tìm nguồn gốc của thông tin của sự sống. Điều này vượt ra khỏi tầm với của Thuyết tiến hóa, vì học thuyết này hoàn toàn dựa trên chủ nghĩa tự nhiên (naturalism). Nói cách khác, Thuyết phi tạo sinh là hoàn toàn bất khả thi, vì nó dựa hoàn toàn trên các phản ứng hóa học, và các phản ứng này không bao giờ tạo ra thông tin của sự sống!
Một cuộc cách mạng về nhận thức thế giới đang diễn ra trong khoa học: “Các nhà lập trình computer, các nhà lý thuyết thông tin, các nhà di truyền học, và các nhà khoa học đang ngày càng thừa nhận bản chất phi vật chất (non – material essence) của thông tin sinh học. Những nhà khoa học này thừa nhận sự giống nhau đến mức kỳ lạ của thông tin sinh học với công nghệ thông tin do con người tạo ra. Thông tin sinh học là thông tin thực sự  nó không thể nẩy sinh một cách tự phát thông qua các quá trình tự nhiên”.
Nhà vật lý lý thuyết nổi tiếng Paul Davies thừa nhận khó khăn không chỉ nằm trong việc giải thích nguồn gốc của những bộ máy sinh học phức tạp ra đời từ vật chất không sống như thế nào, mà quan trọng hơn, là nguồn gốc của những thông tin truyền lệnh để tạo ra những bộ máy đó. Ông giải thích: “Sự sống không chỉ là những phản ứng hóa học phức tạp. Tế bào còn là một hệ thống chứa đựng, xử lý và sao chép thông tin. Chúng ta cần phải giải thích nguồn gốc của thông tin này, và cái cách mà trong đó bộ máy xử lý thông tin xuất hiện”.
Vào lúc hoàn tất Dự án Bộ Gene Người, nhà sinh học David Baltimore, cựu Viện trưởng Viện Công nghệ California, người đoạt Giải Nobel năm 1975 , viết: “Sinh học hiện đại là một khoa học về thông tin”. Ông giải thích thêm, “Sự sống rõ ràng là một hiện tượng hóa học, nhưng đặc trưng phân biệt của nó không nằm trong những phản ứng hóa học. Thực ra bí mật của sự sống nằm trong những đặc trưng về thông tin; một tổ chức sống là một hệ xử lý thông tin phức tạp”. Thật vậy! Thậm chí ngay cả vi khuẩn sống được gọi là “đơn giản nhất”, vi khuẩn Mycoplasma genitalium, chứa một bộ gene nhỏ nhất để duy trì sự sống đã được tìm thấy (và do đó đôi khi nó được xem là “đơn giản” mặc dù thực ra nó phức tạp như một thành phố nhỏ) cũng có tới 580.070 chữ cái di truyền (các cặp ba-zơ nucleotide). Điều này tương đương với 2 cuốn sách dầy khoảng 500 trang có thông tin về DNA. Tất cả những thông tin mã hóa di truyền này đến từ đâu? Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy suy nghĩ về một ví dụ đơn giản hơn. Thông tin trong cuốn sách không bắt nguồn từ mực và giấy. Các trang và các phân tử của mực in không chứa một lượng nhỏ thông tin. Chúng chỉ đơn giản là phương tiện chuyên chở và biểu lộ vật lý của các thông điệp để sao cho nó có thể được đọc. Thông tin thực tế cuối cùng xuất phát từ tâm trí của tác giả. Thông tin là một thực thể phi vật chất – có ý nghĩa, không bắt nguồn từ vật chất. Như Norbert Weiner, giáo sư toán học của MIT và là cha đẻ của điều khiển học đã viết: “Thông tin là thông tin, không phải vật chất cũng không phải năng lượng”. Thật quyến rũ, điều tương tự hoàn toàn đúng đối với thông tin sinh học. Thông tin di truyền mã hóa trong một tế bào không phải phân tử DNA hoặc bản thân những cặp ba-zơ nucleotide ─ những cái này chỉ là phương tiện vật chất trong đó thông tin được chuyên chở, xử lý và truyền đi. Nói cách khác, thông tin (dù đó là thông tin do con người tạo ra hay thông tin sinh học) không thể bắt nguồn từ bản thân nó mà không có sự can thiệp của trí tuệ thông minh. Trong cuốn “The Natural Limits to Biological Change” (Giới hạn tự nhiên của biến đổi sinh học) , các nhà sinh học Lester và Bohlin thừa nhận điều này khi viết rằng: “DNA là một mã thông tin… kết luận áp đảo là thông tin không và không thể nẩy sinh tự phát bởi các quá trình cơ học. Trí tuệ thông minh là một điều cần thiết trong nguồn gốc của bất kỳ mã thông tin nào, bao gồm mã di truyền, bất kể thời gian kéo dài bao nhiêu” (DNA is an information code …. The overwhelming concl usion is that information does not and cannot arise spontaneously by mechanistic processes. Intelligence is a necessity in the origin of any informational code, including the genetic code, no matter how much time is given).
Nhà đồng sáng lập Microsoft, Bill Gates, dường như cũng nhận thấy điều này. Ông giải thích “DNA giống như một chương trình computer, nhưng vượt quá xa bất kỳ một phần mềm nào đã được viết ra từ trước tới nay”. Tuy nhiên, vì sự gắn bó trung thành tuyệt đối của các nhà tiến hóa đối với chủ nghĩa tự nhiên (một chủ nghĩa thực chất là một giáo điều triết học chứ không phải khoa học) nên khái niệm nguồn gốc phi vật chất của thông tin sinh học thường bị họ gạt bỏ. Vì lý do này mà các nhà tiến hóa thường không muốn thừa nhận thông tin sinh học không phải là thông tin thực sự theo nghĩa là nó xuất phát từ một trí tuệ thông minh.
Nhưng tiến sĩ Werner Gitt, cựu giám đốc Viện Vật lý Liên bang Đức và một chuyên gia nổi tiếng thế giới về lý thuyết thông tin đã có những nghiên cứu kỹ lưỡng để xác định thông tin sinh học có phải là thông tin thực sự hay không (và do đó có phải là một thực thể phi vật chất hay không). Trong biên bản đã được công bố tại hội thảo “Biological Information – New Perspectives” (Thông tin Sinh học  Những viễn cảnh mới) do Đại học Cornell tổ chức năm 2011. Werner Gitt đã chứng minh rằng thông tin sinh học hoàn toàn thỏa mãn 4 thuộc tính của thông tin thực sự:
  • Tiêu chuẩn 1: Thông tin phải có mã và cú pháp – sự thể hiện bằng ký hiệu và ngữ pháp: Thông tin sinh học có mã của nó là mã của DNA, chứa 4 chữ cái (ATCG) tạo thành những từ ba chữ cái (một codon hay một bộ ba). Các codon này được sắp xếp tuyến tính theo một chuỗi khác nhau, tạo thành cú pháp.
  • Tiêu chuẩn 2: Thông tin phải có ý nghĩa – một thông điệp hoặc đặc trưng thông tin: Mỗi từ ba chữ cái (codon) đại diện cho 1 trong 20 acid amin cụ thể cần thiết cho sự sống. Chuỗi (cú pháp) của từ ngữ của DNA chỉ định trình tự cụ thể của các acid amin trong việc tổng hợp protein. Đó là thông điệp của thông tin sinh học.
  • Tiêu chuẩn 3: Thông tin phải thể hiện một hành động có dự tính ─ một mệnh lệnh cho người nhận thông tin thực hiện một hành động: Các protein trong tế bào là những cỗ máy sinh học thiết yếu cho việc tạo dựng, hoạt động, bảo trì và nhân bản của toàn bộ sinh vật. Đó là hành động có dự tính của thông tin sinh học.
  • Tiêu chuẩn 4: Thông tin phải thể hiện một mục đích có dụng ý – một kết quả đã dự tính trước:  Sự tồn tại của sự sống; một sinh vật lớn lên, hoạt động trao đổi chất, sinh sản. Mục đích của thông tin sinh học là tạo ra sự sống, hướng dẫn sự sống phát triển, trao đổi chất, sinh sản,…
Nói cách khác, thông tin sinh học giống y như thông tin chúng ta sử dụng hàng ngày trong các phương tiện liên lạc điện tử. Thông tin sinh học giống y như thông tin trong thế giới hiện thực, đòi hỏi phải có ngôn ngữ diễn đạt, và thông tin ấy phải có ý nghĩa, mục đích. Đó là cái mà nó làm cho sự sống thực sự  SỐNG (to make life alive), giống y như thông tin mang “sự sống” đến cho computer, internet, và xã hội hiện đại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các lý thuyết về nguồn gốc sự sống.
Nhưng các nhà tiến hóa không muốn hiểu sự thật đó, chỉ vì họ cố bám lấy tham vọng giải thích nguồn gốc sự sống dựa trên những quá trình hóa lý thuần túy. Chủ nghĩa tự nhiên đã tự giới hạn nhận thức của họ trong một phạm vi hạn hẹp của thế giới, đó là phạm vi của thế giới vật chất thuần túy, trong khi thông tin là một hiện thực phi vật chất không thể chối cãi được nữa.
Vì thế cái mà các nhà tiến hóa không bao giờ hiểu là một vấn đề khó hơn rất nhiều, đó là vấn đề NGUỒN GỐC CỦA THÔNG TIN, MỘT THỰC THỂ PHI VẬT CHẤT (a non – material entity). “Đây là một vấn đề sâu sắc! Một thực thể thuần túy vật chất không bao giờ có thể tạo ra một thực thể phi vật chất”. Gitt giải thích rằng thông tin vũ trụ luôn luôn là sản phẩm của một mong muốn hoặc một ý định. Nói cách khác, “thông tin không thể bắt nguồn từ bản thân nó trong vật chất mà không cần đến một người gửi thông tin thông minh. Điều này được xác nhận lặp đi lặp lại với vô số thí dụ trong thế giới hiện thực. Không hề có một ngoại lệ nào được biết và do đó có thể xem đây là một định luật khoa học chính thống”.

Bình luận của PVHg’s Home

Xét cho cùng, mã DNA chính là ngôn ngữ mà Nhà thiết kế vũ trụ đã và đang sử dụng để đặc trưng cho các hệ thống sinh học tinh vi và các cỗ máy nano phân tử làm cho sự sống vận hành.
Hóa ra THÔNG TIN mới là yếu tố quyết định để vật chất vô tri vô giác trở thành SỰ SỐNG!
Vô tình kết luận trên hoàn toàn phù hợp với quan điểm cho rằng Ý THỨC mới là yếu tố phân biệt sự sống với cái không sống, mà tôi đã từng thảo luận và nhấn mạnh trong loạt bài về ý thức trên PVHg’s Home:
Chừng nào hiểu rõ rằng thông tin mới thực sự là yếu tố quyết định sự hình thành sự sống thì chừng ấy sẽ thấy “Cái ao ấm áp” của Darwin chỉ là một truyện thần tiên ngây thơ ấu trĩ.
Đó là sự ngây thơ ấu trĩ của Darwin và của những người theo đuôi Darwin, chứ không phải của những người thông thái như Louis Pasteur  người cùng thời với Darwin nhưng đã khám phá ra ĐỊNH LUẬT TẠO SINH khẳng định SỰ SỐNG CHỈ RA ĐỜI TỪ SỰ SỐNG!
Thuyết phi tạo sinh là sự thừa kế tư tưởng “thần tiên hoang đường” của Darwin. Mặc dù ngày nay nó tự khoác cho mình những chiếc áo “khoa học” hoa hòe hoa sói như “Thí nghiệm Urey-Miller”, “Thế giới RNA”, “Tiến hóa hóa học”, “Tiến hóa vũ trụ”,… nhưng bản chất của nó vẫn chỉ là những truyện thần tiên, thậm chí chỉ là những trò hề trên sân khấu khoa học hiện đại, như một chất men kích thích những tâm hồn say đắm “truyện khoa học viễn tưởng”, dễ dãi tin rằng “thời gian sẽ tự nó tạo ra các phép lạ”, như nhà tiến hóa hàng đầu George Wald đã nói!

PVHg 05/02/2018
[1] Francis Crick, trích bởi John Horgan, “In the Beginning”, Scientific American, Tháng 02/1991.




Phần nhận xét hiển thị trên trang