BÁ TÂN (nhà báo)
Viết sách, làm báo khó tránh được sơ suất, sai sót, lỗi này lỗi nọ. Sách báo vẫn thỉnh thoảng để lại sự khó chịu cho bạn đọc bởi những… hạt sạn, cục sạn.
Sẽ là quá đáng, thậm chí cực đoan, nếu khư khư cho rằng những người làm nghề cầm bút (viết cũng như biên tập) tuyệt đối không được sai sót. Vấn đề không phải có sạn hay không, mà là sạn như thế nào, sạn to hay nhỏ.
Có những sạn, không khó nhận ra, được bạn đọc thông cảm và tha thứ bởi sai sót vụn vặt, không làm đảo lộn nội dung vấn đề.
Tuy không nhiều, thậm chí là cá biệt, trong sách và trên mặt báo có loại sạn không thể chấp nhận, sai phạm đến mức biến đổi hoàn toàn nội dung vấn đề. Đó là sạn, nhưng về tính chất sai phạm, cục sạn chứ không phải hạt sạn, to bằng… quả núi.
Báo Người Hà Nội, thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, số ra ngày 9.12.2016, đập vào mắt bạn đọc 2 ccục sạn thuộc loại quả núi.
Ở trang thơ dự thi, trang 9, đăng 2 bài thơ dự thi của tác giả Đinh Hiền Lương. BàiBạn ốm và bài Khóc mẹ miền Trung. Cả 2 bài thơ này, khi báo phát hành đến tay bạn đọc, có những sai sót nghiêm trọng, không thể chấp nhận. Sai phạm này làm cho bạn đọc (kể cả những người thầy của thầy về chữ nghĩa) không hiểu nổi nội dung. Còn tác giả thì quặn đau và xấu hổ bởi đứa con tinh thần đã bị người khác biến thành dị dạng.
Trong bài Bạn ốm, nguyên bản tác giả có câu: Chút hương đời. Trên mặt báo được in thành: Chú thương đời.
Bài Khóc mẹ miền Trung, ở khổ thơ thứ 4, tác giả viết: cà nhút nổi nênh. Khi đến tay bạn đọc, câu thơ ấy được bản báo in thành: càn hút nổi nênh.
Càn hút là gì? Thế nào là càn hút? Các nhà ngôn ngữ học, các bậc thầy nghiên cứu thơ ca gặp câu thơ quái dị ấy chắc cũng bó tay.com.
Cũng trong số ra hôm đó, báo Người Hà Nội còn có sai phạm khủng khiếp. Sai phạm này, nếu gọi là sạn, đó là sạn to bằng quả núi khổng lồ.
Trang 14, mục văn học nước ngoài, ở chân trang có “chèn” vào quảng cáo nhà thuốc gia truyền lương y Hải Chừng. Ở dòng 14, ghi địa chỉ của nhà thuốc gia truyền như sau: Nguyễn Hải Chừng, số nhà 417 phố Ga, thị trấn Thường Tín, tỉnh Hà Nội.
Hà Nội, đường đường là thủ đô của cả nước, bị hạ cấp, xuống hạng đến mức trở thành tỉnh. Người dân bình thường, kể cả những người mưu sinh ở đầu đường xó chợ chẳng có ai gọi tỉnh Hà Nội.
Phải chăng đây là dự báo. Báo Người Hà Nội, thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, dự báo Hà Nội đang đà xuống cấp mọi mặt, và sẽ đến lúc “đuổi kịp” cấp tỉnh, trở thành tỉnh Hà Nội. Hãy chờ xem, nếu đúng như vậy, báo Người Hà Nộichứng tỏ khả năng chiêm tinh học vào cỡ đứng đầu thế giới của mọi thời đại.
Là dân tỉnh lẻ cư trú tại Hà Nội; không có (thực ra chẳng cần) nhãn mác Hà Nội gốc, nhưng tôi cầu mong dự báo của báo Người Hà Nội đừng bao giờ trở thành hiện thực.
Bá Tân
Viết sách, làm báo khó tránh được sơ suất, sai sót, lỗi này lỗi nọ. Sách báo vẫn thỉnh thoảng để lại sự khó chịu cho bạn đọc bởi những… hạt sạn, cục sạn.
Sẽ là quá đáng, thậm chí cực đoan, nếu khư khư cho rằng những người làm nghề cầm bút (viết cũng như biên tập) tuyệt đối không được sai sót. Vấn đề không phải có sạn hay không, mà là sạn như thế nào, sạn to hay nhỏ.
Có những sạn, không khó nhận ra, được bạn đọc thông cảm và tha thứ bởi sai sót vụn vặt, không làm đảo lộn nội dung vấn đề.
Tuy không nhiều, thậm chí là cá biệt, trong sách và trên mặt báo có loại sạn không thể chấp nhận, sai phạm đến mức biến đổi hoàn toàn nội dung vấn đề. Đó là sạn, nhưng về tính chất sai phạm, cục sạn chứ không phải hạt sạn, to bằng… quả núi.
Báo Người Hà Nội, thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, số ra ngày 9.12.2016, đập vào mắt bạn đọc 2 ccục sạn thuộc loại quả núi.
Ở trang thơ dự thi, trang 9, đăng 2 bài thơ dự thi của tác giả Đinh Hiền Lương. BàiBạn ốm và bài Khóc mẹ miền Trung. Cả 2 bài thơ này, khi báo phát hành đến tay bạn đọc, có những sai sót nghiêm trọng, không thể chấp nhận. Sai phạm này làm cho bạn đọc (kể cả những người thầy của thầy về chữ nghĩa) không hiểu nổi nội dung. Còn tác giả thì quặn đau và xấu hổ bởi đứa con tinh thần đã bị người khác biến thành dị dạng.
Trong bài Bạn ốm, nguyên bản tác giả có câu: Chút hương đời. Trên mặt báo được in thành: Chú thương đời.
Bài Khóc mẹ miền Trung, ở khổ thơ thứ 4, tác giả viết: cà nhút nổi nênh. Khi đến tay bạn đọc, câu thơ ấy được bản báo in thành: càn hút nổi nênh.
Càn hút là gì? Thế nào là càn hút? Các nhà ngôn ngữ học, các bậc thầy nghiên cứu thơ ca gặp câu thơ quái dị ấy chắc cũng bó tay.com.
Cũng trong số ra hôm đó, báo Người Hà Nội còn có sai phạm khủng khiếp. Sai phạm này, nếu gọi là sạn, đó là sạn to bằng quả núi khổng lồ.
Trang 14, mục văn học nước ngoài, ở chân trang có “chèn” vào quảng cáo nhà thuốc gia truyền lương y Hải Chừng. Ở dòng 14, ghi địa chỉ của nhà thuốc gia truyền như sau: Nguyễn Hải Chừng, số nhà 417 phố Ga, thị trấn Thường Tín, tỉnh Hà Nội.
Hà Nội, đường đường là thủ đô của cả nước, bị hạ cấp, xuống hạng đến mức trở thành tỉnh. Người dân bình thường, kể cả những người mưu sinh ở đầu đường xó chợ chẳng có ai gọi tỉnh Hà Nội.
Phải chăng đây là dự báo. Báo Người Hà Nội, thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, dự báo Hà Nội đang đà xuống cấp mọi mặt, và sẽ đến lúc “đuổi kịp” cấp tỉnh, trở thành tỉnh Hà Nội. Hãy chờ xem, nếu đúng như vậy, báo Người Hà Nộichứng tỏ khả năng chiêm tinh học vào cỡ đứng đầu thế giới của mọi thời đại.
Là dân tỉnh lẻ cư trú tại Hà Nội; không có (thực ra chẳng cần) nhãn mác Hà Nội gốc, nhưng tôi cầu mong dự báo của báo Người Hà Nội đừng bao giờ trở thành hiện thực.
Bá Tân
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét